Bạn đang xem bài viết Cách Thức Thờ Phật &Amp; Thờ Gia Tiên được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
HỎI: Gia đình tôi lập bàn thờ cha mẹ đã lâu rồi từ khi cha mẹ mất đi. Nhưng vừa rồi căn nhà đó đã bán và bàn thờ ấy dời về nhà em tôi, nay tôi đã mua được nhà mới và muốn thờ cha mẹ tại nhà riêng của mình thì có phải xem ngày giờ để lập bàn thờ hay lúc nào thuận tiện thì để hình lên bàn thờ? Cách thức thế nào, mong quý báo chỉ dẫn. Bàn thờ cha mẹ tôi đặt phía dưới bàn thờ Phật (cùng nhìn về một hướng) có được không?
Chúng tôi chưa có điều kiện thờ tượng Phật, vậy có thể thỉnh tranh Phật Bà Quan Âm về thờ để hàng ngày tụng kinh niệm Phật được không? Có thể lập bàn thờ Phật cạnh bàn thờ gia tiên? Và có phải mời thầy về làm lễ an vị Phật thì sự thờ tự mới linh nghiệm?
(MỸ KHÁNH, mykhanh@sapharco.com; THÀNH LỄ, thanhle_vunga@yahoo.com)
ĐÁP:
Bạn Mỹ Khánh và Thành Lễ thân mến!
Bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên là không gian tâm linh không thể thiếu trong mỗi gia đình Phật tử Việt. Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi nhà mà chúng ta có thể thiết trí bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên cho thích hợp. “Tiền Phật hậu linh” là bàn thờ Phật đặt phía trước cao hơn và bàn thờ gia tiên đặt kế sau, thấp hơn bàn thờ Phật. Những gia đình có phòng thờ lớn, rộng rãi thường chọn cách thờ tự này. “Thượng Phật hạ linh” là bàn thờ Phật ở phía trên (dạng kệ gắn sát tường), bàn thờ gia tiên ở phía dưới. Cách thờ này dành cho các phòng thờ nhỏ, bàn thờ giản đơn. Ngoài ra, còn có một số cách thờ tự khác nữa nhưng nói chung, bàn thờ Phật bao giờ cũng phải cao hơn bàn thờ gia tiên để thể hiện lòng tôn kính Tam bảo.
Một trong những biến cách của “Thượng Phật , hạ linh”
Về cách thức thờ Phật, thờ tượng Phật (chất liệu gỗ, gốm, thạch cao, đá…) hay tranh ảnh Phật (in, chụp, vẽ, thêu…) với hình thức tượng đứng hay ngồi đều được. Quan trọng là hình ảnh Phật phải đẹp đẽ và đầy đủ các hảo tướng. Thờ vị Phật hay Bồ tát nào là do nhân duyên của mỗi người, có thể thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ-tát Quán Thế Âm… Bàn thờ Phật phải đủ rộng để có thể tôn trí tượng Phật, bài trí lư hương, chén nước, bình hoa, dĩa quả và luôn sạch sẽ, trang nghiêm.
Bàn thờ gia tiên có thể bài trí di ảnh của những người mất (hay linh vị cửu huyền thất tổ nói chung) cùng lư hương, chén nước, hoa quả và đủ rộng để dọn một mâm cơm cúng ông bà cha mẹ khi kỵ giỗ. Lúc dọn về nhà mới thì nhanh chóng bài trí bàn thờ để hương khói phụng thờ tổ tiên mà không cần phải xem ngày giờ. Riêng bàn thờ Phật, sau khi chúng ta thỉnh Phật về tôn trí tại tư gia, nếu hội đủ duyên lành nên thỉnh ít nhất một vị thầy về nhà làm lễ an vị đồng thời cầu an cho gia đạo. Tuy vậy, khi chưa thỉnh được thầy về an vị Phật cho gia đình thì quý vị Phật tử vẫn có thể lễ bái, tụng niệm trước bàn thờ Phật bình thường.
Nguồn: giacngo.vn
Cách Thức Thờ Phật, Lạy Phật, Cúng Phật
Lạy 3 lạy là đúng nhất. Đó là lễ lạy Tam bảo tức Phật bảo, Pháp bảo, và Tăng bảo. Nhưng thật ra, vì lòng thành kính đối với Phật, ta có thể lạy bao nhiêu cũng được để tỏ lòng tôn kính và xả bỏ tâm cống cao ngã mạn. Nhưng với người bệnh hoạn, hoặc già yếu không lạy được đúng phép thì cũng không có tội, miễn sao giữ tâm thành kính hướng về Phật là tốt.
1. Ý nghĩa thờ Phật là gì?
– Chúng ta thờ Phật để tỏ lòng biết ơn và đền ơn Ngài đã dấn thân đóng góp không biết mệt mỏi nhàm chán, để từng bước dìu dắt mọi người tiến quả giác ngộ giải thoát hoàn toàn.
– Thờ Phật để được học hỏi tấm gương sáng của Ngài qua các đức tính từ bi hỷ xả, trí tuệ thông suốt nhờ tâm thanh tịnh sáng suốt. Từ đó nhắc nhở chúng ta làm các việc thiện ích, và không làm các việc sai trái xấu ác.
2. Ý nghĩa lạy Phật là gì?
Ngày xưa khi đức Phật còn sống, các đệ tử thường cúi xuống hôn chân Phật và đặt trán mình lên đó để tỏ lòng tôn kính và biết ơn. Ngày nay chúng ta thờ hình tượng đức Phật, lễ lạy bằng cách năm vóc toàn thân đầu mình tay chân chạm sát đất để tỏ lòng tôn kính.
3. Ý nghĩa cúng Phật là gì?
Ngày xưa, các thí chủ cúng dường đức Phật và tăng đoàn để tỏ lòng tôn kính biết ơn và duy trì nếp sống thiền môn. Ngày nay chúng ta vẫn cúng dường như thế để duy trì ngôi Tam bảo mà có nơi nương tựa để tu học.
4. Chúng ta phải thờ vị Phật nào?
Trước tiên là phải thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì Ngài là người đã khai sáng ra đạo Phật có lịch sử rõ ràng. Song bên cạnh đó chúng ta có thể thờ thêm hai bên các vị Bồ Tát như Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí. Tuy nhiên tùy sở thích của mỗi người mà chúng ta có thể thờ một vị Phật khác như Phật Dược Sư, Phật A Di Đà .v.v… Nhưng chính yếu vẫn là thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì Ngài đã xuất hiện nơi thế gian bằng xương bằng thịt, còn các vị Phật khác Ngài nói lại trong các bản Kinh.
5. Lạy Phật mấy lạy là đúng? Tại sao?
Lạy 3 lạy là đúng nhất. Đó là lễ lạy Tam bảo tức Phật bảo, Pháp bảo, và Tăng bảo. Nhưng thật ra, vì lòng thành kính đối với Phật, ta có thể lạy bao nhiêu cũng được để tỏ lòng tôn kính và xả bỏ tâm cống cao ngã mạn. Nhưng với người bệnh hoạn, hoặc già yếu không lạy được đúng phép thì cũng không có tội, miễn sao giữ tâm thành kính hướng về Phật là tốt.
6. Chúng ta nên cúng Phật món gì?
– Đúng phép là cúng Phật năm món: Hoa, đèn, hương, trái cây, nước trong.
– Nhưng với lòng tôn kính và biết ơn, chúng ta có thể cúng những món mà ta nấu nướng thanh tịnh, như: Cháo, chè, bánh, cơm chay v.v…
7. Gia đình nghèo không đủ tiền mua hoa và trái cây thì sao?
Đã nói là cúng dường với tấm lòng thành của mình, nếu có cũng tốt không có cũng không sao cả. Tấm lòng tôn kính và biết ơn mà cố gắng học hỏi và tu sửa mới thật là quý giá.
Thích Đạt Ma Phổ Giác
Nghi Thức Thỉnh Phật, Thờ Phật, Cúng Phật
Nghi thức Thỉnh Phật, Thờ Phật, Cúng Phật đã có từ xa xưa. Từ thuở khai thiên lập địa, những bậc có công ơn lớn đối với Quốc gia, xã hội đều được tôn sùng, ngưỡng mộ. Sự tôn sùng ngưỡng mộ này do nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân chính là lòng tri ân và sự mong muốn được noi theo tấm gương sáng của thế hệ đi trước. Lòng tri ân là một đức tính quý báu, mà những người có chút công bằng không thể thiếu được.
Sự thờ cúng trong các tôn giáo cũng không ra ngoài những lý do đã kể trên. Nhưng ở các tôn giáo, sự thờ cúng có tính cách thường trực và thiết tha hơn, và Ðức Phật là Vị được nhiều tín đồ sùng mộ nhất. Sự sùng mộ ở đây biểu hiện trong sự thỉnh, thờ (lạy) và cúng Phật.
Đức Phật là người đã dày công tu luyện đắc thành Đạo. Ngài đã dùng phước đức và trí tuệ của mình dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi bể khổ nhân gian. Ngài là một người siêu phàm xuất chúng, tấm lòng từ bi vô lượng, luôn có những lời dạy quý báu, những hành động sáng suốt. Chính vì vậy, Đức Phật luôn là bậc đáng tôn thờ.
Thờ Đức Phật là bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với bậc đã hy sinh tất cả hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng sinh. Là để chúng ta luôn hướng đến chân, thiện, mỹ của Ngài và noi theo.
Thờ Đức Phật là bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với bậc đã hy sinh tất cả hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng sinh.
Chưa lập bàn thờ Phật, có được tụng kinh, trì chú không?
Nghi thức Thỉnh PhậtThờ Phật là để luôn một tâm hướng về thiện lành, luôn làm theo những lời Phật dạy. Thờ Phật để luôn được ngọn đèn trí tuệ của Ngài soi sáng tâm thức, lòng phát sáng lòng từ bi, hướng thiện, giúp người. Chứ không phải thờ Phật để mưu cầu ban phước, trừ họa, mua may bán đắt. Không được có ý nghĩ thờ Phật để dựa vào sức mạnh của Ngài chở che để làm việc bất chính.
Trong nhà tín đồ, nếu muốn thờ tượng Phật, thì nhiều nhất là ba Vị. Và nên nhớ rằng, trong khi thờ Tam Thế Phật, phải sắp đặc chung một bàn. Nếu tượng lồng kính thì nên treo ngay thẳng. Không được cái cao, cái thấp, cũng không được cái to, cái bé. Còn như tượng gỗ, tượng đồng tượng sành, thì để ngang hàng đồng bậc. Không nên để trùng trên, cấp dưới.
Bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ ông bà ở phía dưới hoặc sau đúng câu: “Tiền Phật hậu Linh, hay Thượng Phật hạ Linh”. Nếu nhà lầu thì thờ Phật ở tầng trên. Tại bàn thờ Phật không nên để tạp vật nào khác, ngoài bình hoa, lư hương, chân đèn và đĩa quả. Những vật này mỗi ngày đều chăm sóc lau quét sạch sẽ.
Trong nhà tín đồ, nếu muốn thờ tượng Phật, thì nhiều nhất là ba Vị.
Những điều cần lưu ý khi thờ Phật tại nhà
Lần đầu tiên thỉnh Tượng Phật tín đồ phải làm lễ thượng tượng, cũng gọi là lễ an vị Phật. Lễ này không bắt buộc phải tổ chức linh đình. Chỉ nên làm một cách đơn giản. Nhưng không kém vẻ trang nghiêm và tinh khiết. Muốn được hai đặc điểm ấy, chủ nhà phải dọn mình sạch sẽ. Ăn chay, giữ giới và mời thêm thiện hữu trí thức đến hộ niệm một thời kinh.
Nếu như trong nhà thờ tượng Phật lâu năm mà bị hư hỏng thì mua tượng mới về thay. Và khi mua tượng mới phải làm lễ nhập Phật cho bức tượng. Nhưng tượng cũ phải đưa vào chùa chờ dịp nhập tháp.
Nghi thức Lạy PhậtLạy Phật là biểu hiện tấm lòng thành kính, sự ngưỡng mộ, tôn thờ một bậc tối thượng. Cử chỉ cúi lạy Đức Phật là hoàn toàn tin cậy đối với Ngài. Luôn một lòng hướng thiện, từ bi, làm theo những lời dạy quý báu của Ngài.
Phải lạy Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa. Ðể cho đúng với ý nghĩa trên, khi lạy Phật phải quỳ xuống, ngửa hai bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật. Cúi lưng xuống đặt trán mình trên hai lòng bàn tay. Trước khi lạy Phật, phải dọn mình cho sạch sẽ. Rửa mặt, súc miệng, lau tay chân, thay y phục và mặc áo tràng. Xong xuôi, mới đốt hương ra trước bàn Phật, đứng ngay thẳng, tay chắp để trước ngực. Mắt nhìn tượng Phật, tâm tưởng đến các tướng tốt và những đức hạnh cao cả của Ngài. Tỏ bày nguyện vọng chân chánh của mình, xá rồi cắm hương vào lư, đánh tiêng chuông và lạy Phật ba lạy.
Trước khi lạy Phật, người phải sạch sẽ, y phục trang nghiêm.
Cách lập bàn thờ Phật và gia tiên tại gia
Nghi thức Cúng PhậtSự cúng dường này làm cho chúng ta gần với Phật. Cảm tưởng như bao giờ cũng ở bên cạnh Phật. Cũng như sự thờ phụng, lễ bái cúng dường này mà chúng ta được kết duyên lành với Phật. Hình dung rõ rệt cuộc đời của Ngài để quyết noi theo bước chân của Ngài.
Cúng dường Phật bảo: chúng ta nên cúng dường Phật để hình dung như Ngài còn tại thế. Nhưng nếu chúng ta, mỗi khi cúng Phật, lại bày biện đủ thức ăn uống. Nào yến tiệc cỗ bàn linh đình thì thật là phí của, phí công mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa sâu xa của sự cúng Phật. Vậy muốn cúng Phật đúng ý nghĩa thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong và đôi khi thêm cơm trắng là đủ.
Cúng dường Pháp bảo: Pháp bảo là các Pháp của Phật đã giảng dạy. Để cho chúng sinh y theo đó mà tu hành. Muốn cúng dường Pháp bảo, trước hết chúng ta phải học Kinh, Luật, Luận và nghiên cứu giáo lý để nhận định thế nào là Pháp bảo, là chánh giáo.
Cúng dường Tăng bảo: Nếu chúng ta đã thành tâm thờ cúng Phật. Tất nhiên chúng ta phải kính trọng Tăng. Chư Tăng đã thay Phật mà truyền giáo lý của Ngài lại cho chúng ta. Lẽ nào chúng ta lại làm ngơ không biết đến? Chúng ta không nên phân biệt Tăng ở xứ nào, chùa nào hay phái nào. Vị Tăng nào có đủ giới đức chúng ta cũng sẵn sàng cung phụng cả, như thế gọi là cúng dường Tăng bảo.
Các Nghi Thức Thỉnh Phật, Thờ Phật Và Cúng Phật
Nghi thức Thỉnh Phật, Thờ Phật, Cúng Phật đã có từ xa xưa. Từ thuở khai thiên lập địa, những bậc có công ơn lớn đối với Quốc gia, xã hội đều được tôn sùng, ngưỡng mộ.
Nguyên nhân chính là lòng tri ân và sự mong muốn được noi theo tấm gương sáng của thế hệ đi trước. Lòng tri ân là một đức tính quý báu, mà những người có chút công bằng không thể thiếu được.
Sự thờ cúng trong các tôn giáo cũng không ra ngoài những lý do đã kể trên. Nhưng ở các tôn giáo, sự thờ cúng có tính cách thường trực và thiết tha hơn, và Ðức Phật là Vị được nhiều tín đồ sùng mộ nhất. Sự sùng mộ ở đây biểu hiện trong sự thỉnh, thờ (lạy) và cúng Phật.
Đức Phật là người đã dày công tu luyện đắc thành Đạo. Ngài đã dùng phước đức và trí tuệ của mình dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi bể khổ nhân gian. Ngài là một người siêu phàm xuất chúng, tấm lòng từ bi vô lượng, luôn có những lời dạy quý báu, những hành động sáng suốt. Chính vì vậy, Đức Phật luôn là bậc đáng tôn thờ.
Thờ Đức Phật là bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với bậc đã hy sinh tất cả hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng sinh. Là để chúng ta luôn hướng đến chân, thiện, mỹ của Ngài và noi theo.
Nghi thức Thỉnh PhậtThờ Phật là để luôn một tâm hướng về thiện lành, luôn làm theo những lời Phật dạy. Thờ Phật để luôn được ngọn đèn trí tuệ của Ngài soi sáng tâm thức, lòng phát sáng lòng từ bi, hướng thiện, giúp người. Chứ không phải thờ Phật để mưu cầu ban phước, trừ họa, mua may bán đắt. Không được có ý nghĩ thờ Phật để dựa vào sức mạnh của Ngài chở che để làm việc bất chính.
Trong nhà tín đồ, nếu muốn thờ tượng Phật, thì nhiều nhất là ba Vị. Và nên nhớ rằng, trong khi thờ Tam Thế Phật, phải sắp đặc chung một bàn. Nếu tượng lồng kính thì nên treo ngay thẳng. Không được cái cao, cái thấp, cũng không được cái to, cái bé. Còn như tượng gỗ, tượng đồng tượng sành, thì để ngang hàng đồng bậc. Không nên để trùng trên, cấp dưới.
Bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ ông bà ở phía dưới hoặc sau đúng câu: “Tiền Phật hậu Linh, hay Thượng Phật hạ Linh”. Nếu nhà lầu thì thờ Phật ở tầng trên. Tại bàn thờ Phật không nên để tạp vật nào khác, ngoài bình hoa, lư hương, chân đèn và đĩa quả. Những vật này mỗi ngày đều chăm sóc lau quét sạch sẽ.
Lần đầu tiên thỉnh Tượng Phật tín đồ phải làm lễ thượng tượng, cũng gọi là lễ an vị Phật. Lễ này không bắt buộc phải tổ chức linh đình. Chỉ nên làm một cách đơn giản. Nhưng không kém vẻ trang nghiêm và tinh khiết. Muốn được hai đặc điểm ấy, chủ nhà phải dọn mình sạch sẽ. Ăn chay, giữ giới và mời thêm thiện hữu trí thức đến hộ niệm một thời kinh.
Nếu như trong nhà thờ tượng Phật lâu năm mà bị hư hỏng thì mua tượng mới về thay. Và khi mua tượng mới phải làm lễ nhập Phật cho bức tượng. Nhưng tượng cũ phải đưa vào chùa chờ dịp nhập tháp.
Nghi thức Lạy PhậtLạy Phật là biểu hiện tấm lòng thành kính, sự ngưỡng mộ, tôn thờ một bậc tối thượng. Cử chỉ cúi lạy Đức Phật là hoàn toàn tin cậy đối với Ngài. Luôn một lòng hướng thiện, từ bi, làm theo những lời dạy quý báu của Ngài.
Phải lạy Phật như thế nào mới đúng ý nghĩa. Ðể cho đúng với ý nghĩa trên, khi lạy Phật phải quỳ xuống, ngửa hai bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật. Cúi lưng xuống đặt trán mình trên hai lòng bàn tay. Trước khi lạy Phật, phải dọn mình cho sạch sẽ. Rửa mặt, súc miệng, lau tay chân, thay y phục và mặc áo tràng. Xong xuôi, mới đốt hương ra trước bàn Phật, đứng ngay thẳng, tay chắp để trước ngực. Mắt nhìn tượng Phật, tâm tưởng đến các tướng tốt và những đức hạnh cao cả của Ngài. Tỏ bày nguyện vọng chân chánh của mình, xá rồi cắm hương vào lư, đánh tiếng chuông và lạy Phật ba lạy.
Nghi thức Cúng PhậtSự cúng dường này làm cho chúng ta gần với Phật. Cảm tưởng như bao giờ cũng ở bên cạnh Phật. Cũng như sự thờ phụng, lễ bái cúng dường này mà chúng ta được kết duyên lành với Phật. Hình dung rõ rệt cuộc đời của Ngài để quyết noi theo bước chân của Ngài.
Cúng dường Phật bảo: chúng ta nên cúng dường Phật để hình dung như Ngài còn tại thế. Nhưng nếu chúng ta, mỗi khi cúng Phật, lại bày biện đủ thức ăn uống. Nào yến tiệc cỗ bàn linh đình thì thật là phí của, phí công mà lại còn làm sai lạc ý nghĩa sâu xa của sự cúng Phật. Vậy muốn cúng Phật đúng ý nghĩa thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong và đôi khi thêm cơm trắng là đủ.
Cúng dường Pháp bảo: Pháp bảo là các Pháp của Phật đã giảng dạy. Để cho chúng sinh y theo đó mà tu hành. Muốn cúng dường Pháp bảo, trước hết chúng ta phải học Kinh, Luật, Luận và nghiên cứu giáo lý để nhận định thế nào là Pháp bảo, là chánh giáo.
Cúng dường Tăng bảo: Nếu chúng ta đã thành tâm thờ cúng Phật. Tất nhiên chúng ta phải kính trọng Tăng. Chư Tăng đã thay Phật mà truyền giáo lý của Ngài lại cho chúng ta. Lẽ nào chúng ta lại làm ngơ không biết đến? Chúng ta không nên phân biệt Tăng ở xứ nào, chùa nào hay phái nào. Vị Tăng nào có đủ giới đức chúng ta cũng sẵn sàng cung phụng cả, như thế gọi là cúng dường Tăng bảo.
Chuyên Gia Phong Thủy Tư Vấn Cách Thức Thờ Cúng Tượng Phật Quan Âm
Đối với nhiều phật tử chân chính có mong muốn thỉnh tượng phật quan âm về thờ tuy nhiên vì một số lý do mà họ không thể mua được tượng phật mà phải thờ bằng trang anh. Tuy nhiên dù thờ tượng phật bằng chất liệu gì đi chăng nữa thì cách đặt và bày trí bàn thờ Phật luôn được xem trọng. Vậy muốn mang lại vận may và sự an lành cho mình thì cách sắp xếp như nào là thích hợp nhất?
Về cách thức thờ Phật, thờ tượng Phật với các chất liệu gỗ, gốm, thạch cao, đá… hay tranh ảnh Phật (những hình in, chụp, vẽ, thêu…) với hình thức tượng đứng hoặc ngồi đều như nhau. Quan trọng là hình ảnh Phật phải đẹp đẽ và đầy đủ những hảo tướng. Thờ vị Phật hay Bồ tát nào là do nhân duyên của từng người, có thể thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, hay Bồ – tát Quan Thế Âm… Bàn thờ Phật cần phải đủ rộng để có thể tôn trí tượng Phật, bài trí lư hương, chén nước, bình hoa, đĩa quả và luôn sạch sẽ và thật trang nghiêm. Riêng bàn thờ Phật tại gia, sau khi gia chủ thỉnh Phật về tôn trí tại tư gia, nếu hội đủ duyên lành cần thỉnh ít nhất 1 vị thầy về nhà làm lễ an vị đồng thời cầu an cho cả gia đạo. Tuy nhiên, khi chưa thỉnh được thầy về an vị Phật cho gia đình thì các vị Phật tử vẫn có thể lễ bái, tụng niệm trước bàn thờ Phật một cách bình thường.
Cách bày trí bàn thờ Phật bà Quan Âm tại gia
Sở dĩ như vậy, bởi nếu trong nhà hàng, cửa hàng ăn uống thờ Quan Âm sẽ không thích hợp bởi vì Quan Âm vốn thanh tịnh, tinh khiết và họ ăn chay. Khi dâng đồ cúng Quan Âm thường chỉ cần hoa tươi và đĩa hoa quả, không được cúng đồ ăn mặn. Đối với hướng đặt tượng Quan Âm thì gia chủ phải tránh tuyệt đối không được quay tượng Quan Âm vào những hướng, đó là các hướng như: nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ, bàn ăn, bởi vì những hướng này thường không được thanh tịnh.
Trong khi gia chủ thờ Tam thế Phật, phải sắp đặt chung 1 bàn. Nếu tượng lồng kính thì cần phải đặt ngay thẳng, không được cái cao, cái thấp, cũng không được phép cái to, cái bé; còn với tượng gỗ, tượng đồng, tượng sành, khi đó để ngang hàng đồng bậc, không nên để tầng trên và cấp dưới.
Sau khi mua tượng Phật, gia chủ tuyệt đối không được khóa trong két bạc hay cất trong tủ kín giống các đồ quý khác ví dụ như vàng, bạc, đá quý… Hành động đó được coi là bất kính nhất đối với tượng Phật. Nếu gia chủ để tượng trong két bạc còn khiến cho nhà xảy ra rất nhiều chuyện khôn may và nhất là trẻ em hay bị ốm.
Hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin trước khi thỉnh tượng phật quan âm về thờ để mang lại may mắn và tài lộc.
9. Nghi Thức An Vị Phật
TỊNH PHÁP-GIỚI CHƠN-NGÔN:
Án lam xóa ha. (3 lần)
TỊNH TAM-NGHIỆP CHƠN-NGÔN:
Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)
(Chủ lễ thắp ba cây hương quỳ ngay thẳng cầm hương ngang trán niệm bài cúng hương).
CÚNG HƯƠNG
Nguyện thử diệu hương vân,
Biến mãn thập phương giới,
Cúng dường nhứt-thế Phật,
Tôn pháp chư Bồ tát,
Vô biên Thanh-Văn chúng,
Cập nhứt thế Thánh-Hiền,
Duyên khởi quang minh đài,
Xứng tánh tác Phật-sự,
Phổ huân chư chúng-sanh,
Giai phát Bồ-đề tâm,
Viễn-ly chư vọng-nghiệp,
Viên-thành vô-thượng đạo.
KỲ NGUYỆN
Huỳnh kim mãn nguyệt tướng
Tam-giới độc xưng tôn
Hàng phục chúng ma quân
Chư thiên giai cung thủ.
Tứ bát đoan-nghiêm vi-diệu tướng
Tam kỳ quả mãn kiếp tu lai
Diện như mãn nguyệt mục như liên
Thiên thượng nhơn gian hàm cung kính.
Như-lai đức tướng, nan tận tán dương, kim hữu Phật-tử (1)… cầu (2)… cung đối Phật-tiền, hào tướng quang trung, phủ thùy minh chứng.
(Ðứng dậy cắm hương, rồi chắp tay đứng thẳng niệm bài tán dương Phật bảo như sau. Nếu đông người thì cả chúng đều đọc). TÁN-DƯƠNG PHẬT-BẢO
Pháp vương vô-thượng tôn
Tam-giới vô luân thất
Thiên nhơn chi Ðạo-sư
Tứ-sanh chi từ-phụ
Ư nhứt niệm quy-y
Năng diệt tam-kỳ nghiệp
Xưng dương nhược tán-thán
Ức kiếp mạc năng tận.
Cảm ứng đạo-giao nan tư nghì,
Ngã thử đạo tràng như Ðế-châu,
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,
Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ.
– Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tận hư-không, biến pháp-giới, quá, hiện, vị-lai thập-phương chư Phật, Tôn-Pháp, Hiền-Thánh Tăng, Thường-trú Tam-Bảo. (1 lạy)
– Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Ta-bà Giáo-chủ Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Ðương-lai hạ sanh Di-Lặc Tôn Phật, Ðại-trí Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát, Ðại-hạnh Phổ-Hiền Bồ-tát, Hộ-Pháp Chư-tôn Bồ-tát, Linh-sơn hội thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy)
– Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới Ðại-từ Ðại-bi A-Di-Ðà Phật, Ðại bi Quán-Thế-AÂm Bồ-tát, Ðại-Thế-Chí Bồ-tát, Ðại-nguyện Ðịa-Tạng-Vương Bồ-tát, Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát. (1 lạy)
(Ðứng ngay, vô chuông mõ và tụng kinh): TÁN DƯƠNG CHI
Dương-chi tịnh thủy,
Biến sái tam-thiên,
Tánh không bát-đức lợi nhơn thiên,
Pháp-giới quảng tăng diên…
Diệt tội tiêu khiên,
Hỏa diệm hóa Hồng-liên.
Nam-mô Thanh-Lương-Ðịa Bồ-Tát Ma-ha-tát. (3 lần)
BÀI TỰA CHÚ LĂNG-NGHIÊM Nam-mô Lăng-Nghiêm Hội-thượng Phật Bồ-tát.
Diệu trạm tổng trì bất động tôn
Thủ-Lăng-Nghiêm-Vương thế hi hữu
Tiêu ngã ức kiếp điên-đảo tưởng
Bất lịch tăng-kỳ hoạch pháp thân
Nguyện kim đắc quả thành bảo-vương
Hườn độ như thị hằng sa chúng
Tương thử thâm tâm phụng trần-sát
Thị tắc danh vị báo Phật ân
Ngũ-trược ác-thế thệ tiên nhập
Như nhứt chúng-sanh vị thành Phật
Chung bất ư thử thủ nê-hoàn.
Ðại-hùng đại-lực đại-từ-bi
Hi cánh thẩm trừ vi-tế hoặc
Linh ngã tảo đăng vô-thượng giác
Ư thập phương giới tọa đạo tràng
Thuấn nhã đa tánh khả tiêu vong
Thước-ca-ra tâm vô động chuyển.
Nam-mô thường-trụ thập phương Phật. O
Nam-mô thường-trụ thập phương Pháp. Nam-mô thường-trụ thập phương Tăng. Nam-mô Thích-Ca Mâu-Ni Phật. O Nam-mô Phật-đảnh Thủ-Lăng-Nghiêm. Nam-mô Quán-Thế-AÂm Bồ-tát. Nam-mô Kim-Cang-Tạng Bồ-tát. O
Án, a na lệ, tỳ xá đề, bệ ra bạt xà ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra bàn ni phấn. Hổ hồng, đô lô ung phấn, ta bà ha. (3 lần)
(Câu này tụng 3 lần)
Bồ-tát liểu đầu Cam-lồ thủy
Năng linh nhứt đích biến thập phương
Tinh chuyên cấu uế tịnh quyên trừ
Linh thử đạo-tràng tất thanh tịnh.
Nam-mô Ðại-Bi Hội-Thượng Phật Bồ-Tát. (3 lần)
Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.
Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần)
TÁN PHẬT
Phật thân thanh-tịnh tợ lưu ly,
Phật diện du như mãn nguyệt huy,
Phật tại thế-gian thường cứu khổ
Phật tâm vô xứ bất từ-bi.
Nam-mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.(đọc 30 lần)
Nam-mô Ðương-lai hạ sanh Di-Lặc Tôn Phật. (3 lần)
Nam-mô Cực-lạc thế-giới A-Di-Ðà Phật. (3 lần)
Nam-mô Ðại-bi Quán-Thế-AÂm Bồ-tát. (3 lần)
Nam-mô Ðạo-tràng hội-thượng Phật Bồ-tát.(3 lần)
(Toàn thể đều tụng Tâm-Kinh) MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA MẬT-ÐA TAÂM-KINH
Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Cố thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha. lần)
Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường
Trú dạ lục thời hằng kiết tường
Nhứt thiết thời trung kiết tường giả
Nguyện chư Thượng sư ai nhiếp thọ
Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường
Trú dạ lục thời hằng kiết tường
Nhứt thiết thời trung kiết tường giả
Nguyện chư Tam-Bảo ai nhiếp thọ
Nguyện trú kiết tường, dạ kiết tường
Trú dạ lục thời hằng kiết tường
Nhứt thiết thời trung kiết tường giả
Nam-mô Tiêu-tai giáng kiết tường Bồ-tát.(3 lần)
SÁM PHÁT NGUYỆN
Ngưỡng nguyện Bổn-Sư Vô-Lượng-Thọ,
Quán-AÂm, Thế-Chí, thánh hiền tăng,
Ðồng triển oai quan phổ chiếu lâm,
Cọng tứ minh gia hàm cứu bạt,
Vô thỉ kim sanh chư tội chướng.
Lục-căn tam-nghiệp chúng khiên vưu.
Ðẳng đồng pháp-giới hàm thanh tịnh.
HỒI HƯỚNG
An-vị công-đức thù thắng hạnh,
Vô biên thắng phước giai hồi-hướng,
Phổ nguyện pháp-giới chư chúng-sanh,
Tốc vãng vô-lượng-quang Phật sát.
Nguyện tiêu tam-chướng trừ phiền-não,
Nguyện đắc trí-huệ chơn minh liễu,
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ.
Thế thế thường hành Bồ-tát đạo.
Nguyện sanh Tây-phương Tịnh-độ trung,
Cửu phẩm Liên-hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ.
Nguyện dĩ thử công-đức,
Phổ cập ư nhứt thiết,
Ngã đẳng dữ chúng-sanh,
Giai cộng thành Phật-đạo.
PHỤC NGUYỆN
Nam-mô A-Di-Ðà Phật.
Hiện tiền chư Phật-tử…. đẳng, thân xu khương thới, mạng vị bình an, tứ thời vô tiêm tiểu chi tai, bát tiết hữu trùng lai chi khánh. Phổ nguyện: gia đình hưng thạnh, quyến thuộc tăng phước hoàn duyên, pháp-giới chúng-sanh, tề thành Phật-đạo.
Nam Mô A-Di-Ðà Phật. TAM QUY-Y
Tự quy-y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại-đạo, phát vô-thượng tâm. (1 lạy)
Tự quy-y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh-tạng, trí huệ như hải. (1 lạy)
Tự quy-y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống-lý đại-chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy)
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Thức Thờ Phật &Amp; Thờ Gia Tiên trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!