Xu Hướng 12/2023 # Cách Thỉnh Chuông Cúng Gia Tiên “Dứt Trừ Mọi Phiền Não” # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Thỉnh Chuông Cúng Gia Tiên “Dứt Trừ Mọi Phiền Não” được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chuông là một loại pháp khí có từ lâu trong đạo Phật. Trong kinh A Hàm đã nhắc đến pháp khí này và thường được đánh trong những nghi lễ đặc biệt của Phật Giáo. Từ đó mang lại không khí trang nghiêm cũng như những ý nghĩa đặc biệt của buổi lễ này. Ngày nay, chuông được sử dụng nhiều trong các nghi lễ thờ cúng tại gia. Vì vậy, có nhiều người băn khoăn về cách thỉnh chuông gia tiên thế nào cho đúng và mang lại bình an, may mắn cho gia đình.

Ý nghĩa của việc thỉnh chuông

Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới

Thiết vi u ám tất giai văn

Văn trần thanh tịnh chứng viên thông

Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác.

Nguyện tiếng chuông này khắp pháp giới

Thiết vi u ám cùng nghe được

Căn cảnh thanh tịnh chứng viên thông,

Hết thảy chúng sanh thành chánh giác.

(Bản dịch của Hòa Thượng Trí Quang, LUẬT SA-DI, SA-DI-NI, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, 1989).

Cách thỉnh chuông cúng gia tiên Người thực hiện việc gõ chuông là ai

Trong buổi lễ dù có đại chúng hay tại gia, người gõ chuông có vai trò đặc biệt. Đây chính là người điều hành buổi lễ. Nếu tiếng mõ giúp duy trì sự nhịp nhàng đều đặn của việc đọc kinh thì tiếng chuông mang tới sự chú tâm, linh thiêng. Người thực hiện công việc này cần có những kinh nghiệm cụ thể.

Cách gõ chuông khi thắp hương

Sau khi thực hiện lễ Phật, người làm lễ cần ngồi xuống, hướng về phía bàn thờ tại gia hoặc Tam bảo ở chùa. Lúc này, người chủ trì buổi lễ sẽ tiến hành chuẩn bị việc khai chuông, khai mõ cho buổi tụng niệm.

Ở đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách thỉnh chuông cúng gia tiên và kết hợp với mõ cùng lúc. Cụ thể như sau:

Đầu tiên, cần thỉnh 3 tiếng chuông liên tiếp.

Sau khi 3 tiếng chuông vang lên, bạn thực hiện gõ 7 tiếng mõ. Việc gõ mõ sẽ chia làm 3 nhịp: 4 tiếng đầu rời, 2 tiếng sau dính liền, 1 tiếng cuối cùng rời.

Sau đó, thỉnh chuông và mõ đan xen nhau. Cụ thể là cứ chuông trước, mõ sau cho đủ 3 lần thì ngừng chuông. Kế tiếp gõ tiếng mõ thứ 4, 5, 6 dính liền với nhau. Tiếng mõ thứ 7 rời.

Cuối cùng, kết thúc việc khai chuông mõ bằng tiếng giập chuông.

Thực hiện tụng niệm

Khi đã khai chuông mõ xong, bạn sẽ tiến hành tụng niệm. Theo lệ thường, cứ một chữ là một tiếng mõ. Cần chú ý là khi tiếng kinh đầu tiên cất lên bạn chưa vội gõ mõ. Việc này chỉ thực hiện từ tiếng kinh thứ hai trở đi mà thôi.

Tiếng thứ 3 trong thời kinh không gõ mõ. Đến tiếng thứ 4, thứ 5 và về sau thì thực hiện nhịp mõ đều đặn. Nếu tụng kinh bộ thì việc gõ mõ nên theo nhịp nhanh dần đều. Nếu tụng thần chú thì nhanh còn kinh sám hối thì tụng với tốc độ vừa hoặc chậm.

Khi chấm dứt bài kinh, muốn dừng lại thì bạn nên đọc chậm lại. Những tiếng mõ gần cuối cùng thực hiện chậm dần. 2 tiếng mõ áp cuối, áp chót dính liền với nhau và tiếng cuối cùng thì gõ rời ra. Cuối cùng thỉnh một tiếng chuông để kết thúc bài kệ, thời khóa lễ.

Địa chỉ mua chuông mõ tụng kinh uy tín, chất lượng nhất toàn quốc

Ngoài biết cách thỉnh chuông cúng gia tiên, thì gia chủ cũng nên biết địa chỉ mua chuông mõ uy tín để việc thờ phụng được trọn vẹn viên mãn. Một trong những uy tín hàng đầu, được nhiều gia chủ lựa chọn là Đồ Đồng Quang Hà – cơ sở gắn liền với làng nghề đúc đồng Ý Yên, Nam Định. Đây là cái nôi đúc đồng lớn nhất, hội tụ những người nghệ nhân làng nghề và dày dặn kinh nghiệm.

Đồ Đồng Quang Hà đã thực hiện nhiều công trình lớn cho các chùa trên nhiều tỉnh thành trên quốc. Đồng thời, chế tác (chuông gia trì) cỡ nhỏ với màu sắc tuyệt đẹp, âm thanh ngân vang.

Tiếng chuông vang lên như làm thanh mát thân tâm, tẩy trừ phiền não và giúp gia chủ được nhiếp tâm hơn. Chuông được đúc từ 100% đồng nguyên chất sẽ có độ bền lâu năm và mang lại sự thiêng liêng cao quý.

Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:

Cách Sử Dụng Chuông Mõ Tại Nhà

Chuông gia trì và mõ là hai pháp khí quan trọng để hàng Phật tử tụng kinh, niệm Phật tại tư gia. Chuông gia trì được đúc bằng chất liệu đồng, kích thước vừa và nhỏ, thường đặt phía bên tay phải người chủ lễ, khi thỉnh chuông tiếng ngân vang thanh thoát mà trầm hùng.

Cách sử dụng chuông mõ tại nhà

Chuông gia trì chủ yếu sử dụng trong khi làm lễ, tụng niệm. Tiếng chuông gia trì là những hiệu lệnh cần thiết để buổi lễ diễn ra nhịp nhàng đúng với trình tự của khoa nghi, giúp mọi người tham dự lễ hòa hợp, thanh tịnh và hướng đến nhất tâm.

Người thỉnh chuông gia trì gọi là duy-na. Trong buổi lễ, duy-na là người điều hành buổi lễ theo đúng với ý hướng của vị chủ lễ. Vì vậy, người thỉnh chuông gia trì phải am tường khoa nghi và chú tâm cao độ mới có thể làm tốt phận sự của mình. Ngoài chuông gia trì, mõ cũng là một pháp khí rất quan trọng. Mõ được làm bằng gỗ, hình bầu dục, được đặt phía bên tay trái người chủ lễ, khi gõ mõ phát ra tiếng trầm hùng mà thanh thoát. Trong khi tụng niệm, tiếng mõ có tác dụng duy trì sự nhịp nhàng đều đặn, không lộn xộn đồng thời tạo ra cảm giác hân hoan, phấn chấn, và nhờ đó, người tụng niệm khỏi bị rối trí loạn tâm, chuyên nhất vào tiếng kệ lời kinh. Ngoài ra, tiếng mõ nhằm cảnh tỉnh tâm trí những người tham gia tụng niệm khỏi bị buồn ngủ, dã dượi, và cũng chính vì ý này mà quai mõ, thân mõ thường chạm trổ hình cá, loài không bao giờ nhắm mắt ngủ để biểu thị cho sự luôn luôn tỉnh thức. Người gõ mõ trong buổi lễ gọi là duyệt chúng, nghĩa là làm cho đại chúng đẹp lòng, tụng niệm một cách hòa hợp, hân hoan. Vì thế, gõ mõ làm cho vui lòng đại chúng trong khi tụng niệm nhằm giúp họ hướng đến nhất tâm là cả một nghệ thuật, phải học tập và rèn luyện thật nhiều mới có thể làm tròn phận sự. Về cách thức sử dụng chuông mõ tại tư gia, trước khi làm lễ cần đốt hương đèn, kế đó chủ lễ mặc áo tràng trang nghiêm bước vào vị trí trước bàn kinh chuẩn bị quỳ niêm hương, thỉnh ba tiếng chuông (trước khi thỉnh chuông cần thức chuông, giập nhẹ dùi vào vành chuông). Trong trường hợp không có người giúp chuông mõ hay tụng niệm một mình thì vị chủ lễ phải kiêm hết cả chuông lẫn mõ.

Người thỉnh chuông gia trì gọi là duy-na. Trong buổi lễ, duy-na là người điều hành buổi lễ theo đúng với ý hướng của vị chủ lễ. Vì vậy, người thỉnh chuông gia trì phải am tường khoa nghi và chú tâm cao độ mới có thể làm tốt phận sự của mình.Ngoài chuông gia trì, mõ cũng là một pháp khí rất quan trọng. Mõ được làm bằng gỗ, hình bầu dục, được đặt phía bên tay trái người chủ lễ, khi gõ mõ phát ra tiếng trầm hùng mà thanh thoát.Trong khi tụng niệm, tiếng mõ có tác dụng duy trì sự nhịp nhàng đều đặn, không lộn xộn đồng thời tạo ra cảm giác hân hoan, phấn chấn, và nhờ đó, người tụng niệm khỏi bị rối trí loạn tâm, chuyên nhất vào tiếng kệ lời kinh. Ngoài ra, tiếng mõ nhằm cảnh tỉnh tâm trí những người tham gia tụng niệm khỏi bị buồn ngủ, dã dượi, và cũng chính vì ý này mà quai mõ, thân mõ thường chạm trổ hình cá, loài không bao giờ nhắm mắt ngủ để biểu thị cho sự luôn luôn tỉnh thức.Người gõ mõ trong buổi lễ gọi là duyệt chúng, nghĩa là làm cho đại chúng đẹp lòng, tụng niệm một cách hòa hợp, hân hoan. Vì thế, gõ mõ làm cho vui lòng đại chúng trong khi tụng niệm nhằm giúp họ hướng đến nhất tâm là cả một nghệ thuật, phải học tập và rèn luyện thật nhiều mới có thể làm tròn phận sự.Về cách thức sử dụng chuông mõ tại tư gia, trước khi làm lễ cần đốt hương đèn, kế đó chủ lễ mặc áo tràng trang nghiêm bước vào vị trí trước bàn kinh chuẩn bị quỳ niêm hương, thỉnh ba tiếng chuông (trước khi thỉnh chuông cần thức chuông, giập nhẹ dùi vào vành chuông). Trong trường hợp không có người giúp chuông mõ hay tụng niệm một mình thì vị chủ lễ phải kiêm hết cả chuông lẫn mõ.

Kế đến vị chủ lễ xướng bài Quán tưởng, cuối bài xá Phật một xá, thỉnh một tiếng chuông. Rồi đến đảnh lễ Tam bảo, trước mỗi lạy thỉnh một tiếng chuông (khi vị chủ lễ lạy trán chạm đất thì giập chuông – dùng dùi chuông gõ vào vành chuông nhưng giữ lại, không cho âm thanh ngân lên).

Sau khi lễ Phật xong, mọi người ngồi xuống hướng về Tam bảo, chuẩn bị khai chuông mõ để tụng niệm. Ở đây, để tiện diễn đạt, tạm quy ước tiếng chuông là (c) và tiếng mõ là (m). Trước, thỉnh ba tiếng chuông rời nhau – (c), (c), (c). Sau ba tiếng chuông, gõ bảy tiếng mõ theo cách: bốn tiếng đầu rời, hai tiếng sau dính liền, một tiếng sau cùng rời – (m), (m), (m), (m), (m)(m), (m). Tiếp theo là thỉnh chuông và mõ đan xen nhau theo cách: chuông trước mõ sau, ba lần như vậy thì ngừng chuông, kế mõ gõ tiếng thứ tư, tiếng mõ thứ năm và sáu dính liền nhau, tiếng mõ thứ bảy rời – (c), (m), (c), (m), (c), (m), (m), (m)(m), (m) – chấm dứt bằng tiếng giập chuông.

Khai chuông mõ xong thì bắt đầu tụng niệm, lệ thường mỗi chữ một tiếng mõ. Cần chú ý là khi tiếng kinh (kệ) đầu tiên cất lên, chưa gõ mõ, tiếng thứ hai mới đệm một tiếng mõ, tiếng thứ ba không gõ mõ, tiếng thứ tư, thứ năm về sau nhịp mõ đều đặn. Nếu tụng thần chú thì nhanh, tụng kinh sám thì chậm hoặc vừa; tụng kinh bộ thì nên gõ mõ theo lối “nhanh dần đều”. Đến khi chấm dứt bài kinh (kệ), muốn dừng lại, thì những tiếng mõ gần cuối gõ chậm lại, hai tiếng mõ áp chót dính liền và tiếng mõ cuối cùng gõ rời ra – (m), (m)(m), (m).

Khai chuông mõ xong thì bắt đầu tụng niệm, lệ thường mỗi chữ một tiếng mõ. Cần chú ý là khi tiếng kinh (kệ) đầu tiên cất lên, chưa gõ mõ, tiếng thứ hai mới đệm một tiếng mõ, tiếng thứ ba không gõ mõ, tiếng thứ tư, thứ năm về sau nhịp mõ đều đặn. Nếu tụng thần chú thì nhanh, tụng kinh sám thì chậm hoặc vừa; tụng kinh bộ thì nên gõ mõ theo lối “nhanh dần đều”. Đến khi chấm dứt bài kinh (kệ), muốn dừng lại, thì những tiếng mõ gần cuối gõ chậm lại, hai tiếng mõ áp chót dính liền và tiếng mõ cuối cùng gõ rời ra – (m), (m)(m), (m).

Thỉnh chuông cũng vậy, thường thì cuối bài kệ hay cuối đoạn kinh điểm một tiếng chuông. Lúc niệm Phật, muốn chuyển qua danh hiệu khác, thỉnh một tiếng chuông. Khi muốn chấm dứt thì tiếng thứ năm (hoặc thứ ba) gần cuối bài kinh (kệ) thỉnh một tiếng chuông, tiếng cuối cùng thỉnh thêm một tiếng chuông nữa.

Về cách thức tụng niệm, bạn hãy thỉnh một cuốn kinh Nhật tụng bằng tiếng Việt (tránh dùng kinh Nhật tụng phiên âm Hán-Việt, vì phần nhiều không hiểu nghĩa). Trong kinh, mỗi phần đều có hướng dẫn tụng niệm rất rõ ràng. Phối hợp với cách sử dụng chuông mõ như đã nêu, bạn có thể tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật hàng ngày rất dễ dàng.

Hoàng Quân

Cách Cúng Gia Tiên Và Văn Khấn Cúng Gia Tiên

Cách cúng gia tiên và văn khấn cúng gia tiên. Theo phong tục, nhân dân ta đều cúng tổ tiên vào ngày giỗ, rằm và mồng một hàng tháng. Đây là tục không nhà nào là không cúng. Vậy văn khấn tổ…

Cách cúng gia tiên và văn khấn cúng gia tiên. Theo phong tục, nhân dân ta đều cúng tổ tiên vào ngày giỗ, rằm và mồng một hàng tháng. Đây là tục không nhà nào là không cúng. Vậy văn khấn tổ tiên như thế nào cho đúng?

Cách cúng gia tiên và văn khấn cúng gia tiên

Ngày rằm và mồng 1

Ngày mồng một gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mồng một là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc.

Ngày Rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.

Người xưa cho rằng, ngày này, mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau; soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch; đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.

Nhờ sự thông suốt của mặt trăng mặt trời, nên thần thánh và Tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người. Lòng thành cầu nguyện, sẽ đạt tới sự cảm ứng giữa quỷ thần và con người trong tiểu vũ trụ “thiên địa nhân”, nên luôn được an lành.

Cách cúng gia tiên và văn khấn cúng gia tiên

Chính vì vây, người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “cát tường”, là ngày tốt nhất trong tháng.

Cúng vào mồng một và ngày rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.

Lễ vật cúng hai ngày này đơn giản, chỉ cần hương hoa, trầu rượu, nước và hoa quả.

Trước khi cúng gia tiên, phải cúng ông Công trước.

Sắm lễ cúng tổ tiên ngày mùng một và rằm:

Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

Văn khấn tổ tiên ngày mùng một và rằm:

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật. – Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần. – Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này. – Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ – Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại. Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm ………….. Tín chủ con là ………………………………………….. …. Ngụ tại ………………………………………….. ……. cùng toàn gia quyến. Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: – Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. – Hương hồn Gia tiên nội, ngoại Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật Phù trì tín chủ chúng con: Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông Người người được chữ bình an, Tám tiết vinh khang thịnh vượng, Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Cẩn cáo!

Cúng gia tiên ngày giỗ

Văn khấn giỗ gia tiên thường ngày là như thế nào? Trong quan niệm người Phương đông và người Việt Nam nói riêng thì việc cúng giỗ gia tiên luôn thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc cho người đã khuất,cho nên việc ngày cúng giỗ gia tiên là một ngày không thể quên trong mỗi gia đình. Tùy từng gia đình mà tổ chức việc cúng gia tiên mà khác nhau.

Cách cúng gia tiên và văn khấn cúng gia tiên. Trong quan niệm người Phương đông và người Việt Nam nói riêng thì việc cúng giỗ gia tiên luôn thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc cho người đã khuất

Có gia đình thì mời anh em họ hàng gần xa tổ chức bữa cơm tưởng nhớ người đã khuất, gia đình không có điều kiện thì cúng một mâm cơm dâng lên gia tiên vào ngày đó. Việc cúng gia tiên theo nhiều hình thức khác nhau nhưng đều chung một tấm lòng tưởng nhớ và thành kính với người đã khuất.

Trong phong tục thờ cúng giỗ gia tiên thì lễ cúng vong linh người đã khuất là cực kỳ quan trọng: ông, bà, bố, mẹ, chồng, vợ – đã khuất.

Theo phong tục xưa thì:

+ Nếu cụ bà đã chết thì việc khấn phải là: Tằng Tổ Tỷ.

+ Nếu cụ ông đã mất thì phải khấn là: Tằng Tổ Khảo.

+Nếu ông đã mất thì phải khấn là: Tổ khảo

+Nếu bà đã mất thì phải khấn là : Tổ tỷ.

+Nếu mẹ đã mất thì phải khấn là Hiển tỷ

+Nếu cha đã mất thì phải khấn là Hiển khảo.

+Nếu chị em đã mất thì phải khấn là Thể tỵ,Thể muội.

+Nếu cô dì đã mất thì phải khấn là : Thể Tỵ,thể muội

Vì vậy việc khấn cũng cần phải có văn khấn cúng lễ giỗ gia tiên thường ngày.

Văn khấn gia tiên là một dạng bài văn khấn gia tiên mẫu dành cho những gia chủ chưa biết hay thuộc dạng mẫu để cúng thường ngày để việc khấn được thành kính,trôi trảy,không vấp phải lỗi gì.

Bài văn khấn cúng giỗ gia tiên thường ngày

+ Con lạy chín phương Trời;mười Phương Chư Phật,Chư Phật Mười Phương;

+Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị tôn thần,

+Con kính lạy ngài Đồng Trù Tư Mệnh Táo phủ thần Quân.

+Con kính lạy ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này,

+Con kính lạy tổ tiên nội ngoại họ……………………..

Tín chủ con là……”…. Tuổi,,………. Cư Ngụ tại…………………………… Hôm nay, là ngày …..tháng,,,,,,,,….năm,,……(âm lịch) Chính ngày giỗ của………… Thiết nghĩ,,,,,,,…………. Vắng xa trần thế , không thấy âm dung,

Năm qua tháng lại ngày hủy Lâm, ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên, Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ, Ngày mai Cát Kị, hôm nay chúng con toàn gia con cháu, nhất tâm sắm lễ sính vật kính dâng và đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành,

Tâm thành kính mời……………… Mất ngày…….. tháng……. Năm……… Mộ phần táng tại………….

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng và chứng giám cho lòng thành chúng con, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an bình khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng thịnh,

Con kính lạy mời ngài Thần Linh, thổ địa – thổ công – táo quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng. Tín chủ – con…. Lại mời vong linh các vị tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con thành tâm lễ bạc cúi xin được phù hộ độ trì

Phục duy cẩn cáo!

Infographic: Văn Khấn Tạ Mộ Cuối Năm, Thỉnh Gia Tiên Về Ăn Tết

Vào những ngày cuối năm, từ khoảng 23 đến 30 tháng Chạp âm lịch, các gia đình thường sắm sửa lễ vật tiến hành lễ tạ mộ cuối năm , ra mộ tổ tiên và người thân đã khuất để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, lau dọn, sửa sang mộ phần, cầu cúng rước vong linh gia tiên về đón năm mới.

1. Ý nghĩa cúng tạ mộ phần dịp cuối năm

Đối phong tục tập quán người Việt, việc tiến hành lễ tạ mộ phần vào dịp cuối năm là điều rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, người thân đã khuất.

Nhiều gia đình thường kết hợp lễ tại mộ cuối năm cùng lễ mời ông bà tổ tiên về ăn Tết, phù hộ độ trì cho con cháu một năm mới an lành, mạnh khỏe.

2. Sắm lễ cúng tạ mộ cuối năm

Phần sắm lễ tạ mộ tùy theo điều kiện, lòng thành của gia chủ. Song thông thường có những vật cúng cơ bản:

-Hoa tươi ( hoa hồng đỏ) 10 bông

-Trầu 3 lá, Cau 3 quả cành dài đẹp

-Xôi trắng 1 mâm bên trên bày gà luộc nguyên con

(Thường chọn giò hoặc là trống thiến)

-Rượu trắng 0,5 lít + Chén đựng rượu 5 cái

-10 lon bia + 2 bao thuốc lá + 2 gói chè ( 1 lạng/gói)

-2 nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ

-5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia ( loại to) cùng với đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi.

-Mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (một lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại..)

-Có 4 đĩa để tiền vàng riêng như sau :

1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền

1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền

1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền

Đối với vong linh tùy theo là nam, phụ, lão, ấu, mà có áo quần tương ứng dâng tiến cho phù hợp. Ngoài ra có tiền âm phủ các loại kèm theo, tiền xu, vàng lá….mỗi thứ ít nhiều.

Đối với nghĩa trang có nơi thờ thần linh Thổ địa riêng thì phải bày lễ hai nơi. Trong đó lưu ý phần mã (chữ bôi đen) là trình bày ở nơi thờ thần linh Thổ địa. Có nơi dâng cây đại thiếc (thay vàng hoa đỏ)

Ngoài ra tùy theo phong tục tập quán ở mỗi nơi mà có sự gia giảm điều chỉnh thích ứng.

3. Bài văn khấn tạ mộ cuối năm đúng chuẩn Văn khấn cổ truyền

Download bài Văn khấn tạ mộ cuối nămTẠI ĐÂY

Lichngaytot

Cách Thỉnh Tượng Phật Di Lặc Về Thờ Tại Gia

Tượng Phật Di Lặc vốn đại diện cho sự tươi vui và hạnh phúc viên mãn nên được nhiều tín đồ Phật pháp lựa chọn để thỉnh tượng về thờ tại gia. Phật Di Lặc được khắc họa dựa theo hình tượng của vị hòa thượng Bố Đại – một thiền sư đặc biệt vào thế kỷ thứ 10 của người Trung Hoa. Ngày nay việc thỉnh tượng Phật về thờ tại gia được nhiều người lựa chọn với mục đích hướng thiện cũng như cầu mong sự bình an, may mắn và giải tỏa phiền muộn trong cuộc sống.

Tìm hiểu đôi nét về tượng Phật Di Lặc

Tượng Phật Di Lặc xuất hiện với vẻ ngoài mập mạp, khỏe mạnh, áo mặc hở bụng căng tròn phô cả rốn, đi chân không. Tính tình của Ngài cũng được mô tả kỳ lạ như nói năng vô định, thích đâu ngủ đấy, trên người thường cầm trên tay cây gậy, đem theo túi vải.

Theo quan niệm về phong thủy, Phật Di Lặc đại diện cho sự may mắn, hạnh phúc, giải tỏa muộn phiền thành sự vui vẻ. Điều đặc biệt nhất của tượng đó chính là nụ cười hoan hỉ bất diệt, là tấm lòng bao dung độ lượng không bờ bến.

Nhìn vào nụ cười của Phật Di Lặc, con người sẽ có cảm giác thanh thản từ tâm, nhẹ nhàng và an nhiên. Tượng có lỗ tai dài biểu hiện sự bao dung độ lượng, từ bi bác ái, lỗ tai biết lắng nghe, ai khen cũng cười, ai chê cũng chỉ cười, chẳng làm phật lòng ai.

Bụng của tượng to tròn thể hiện lòng từ bi rộng lớn chứa đựng hết mọi chuyện trên thế gian. Chính vì thế mà dân gian còn truyền tai nhau rằng xoa bụng tượng Phật Di Lặc chắc chắn sẽ gặp may mắn. Chiếc túi đơn sơ được Ngài đem theo được dùng để đựng diệu pháp bố thí cho chúng sinh. Phật có thể nghe được tiếng lòng than thở ở mỗi người mà hóa giải chúng thành niềm vui, nụ cười bất tận đến thế gian.

Với những khách hàng thờ phật tại gia nhiều người đưa ra lời khuyên đó là cần đến chùa nhờ các sư thầy làm lễ khai quang, chọn ngày giờ tốt hoặc gửi tượng vào chùa sau đó thỉnh về thờ tại nhà. Tuy nhiên, theo Pháp sư Tịnh Không: “Khi thỉnh tượng Phật về nhà không nhất thiết phải khai quang hay nhờ ai đó khai quang bởi theo quan điểm Phật có mặt ở khắp mọi nơi, không nơi nào không ứng nghiệm”.

Cách thức thỉnh tượng Phật Di Lặc về thờ tại gia

Do đó, việc thỉnh Phật Di Lặc về thờ tại gia chủ yếu dựa vào cái tâm của gia chủ và gia đình khi thờ Phật. Chỉ cần chọn được những vị trí tôn quý, lòng thành kính với sự hướng thiện là đã có thể thỉnh Phật về thờ tại gia được.

Một số lưu ý thêm khi thờ tượng Phật Di Lặc bằng đá đó là nên được thờ ở phía Đông của ngôi nhà hay phòng khách để hóa giải những rắc rối, mâu thuẫn trong gia đình, tạo bầu không khí gần gũi. Hoặc bạn cũng có thể đặt tượng theo hướng Đông Nam để đem lại tiền tài và may mắn cho gia chủ.

Với các chủ doanh nghiệp hay người làm chính trị, đặt tượng đá ở hướng Đông Nam giúp giải bớt thù hận, vạn sự hanh thông. Nhìn vào hình ảnh tượng Phật cười sảng khoái ta sẽ thấy tâm trí minh mẫn hơn và giải tỏa bớt căng thẳng trong công việc.

Ngoài ra, tượng Phật Di Lặc có thể đặt ở hướng Tây Bắc, đây là hướng có quý nhân phù trợ sẽ giúp gia chủ gia tăng tài vận, bình an & may mắn. Tuy nhiên, nếu hướng này chỉ về phía bếp hoặc nhà vệ sinh thì tránh đặt tượng bởi đây là những nơi không “sạch sẽ”.

https://ninhbinhstone.com.vn/nhung-luu-y-khi-chon-mua-tuong-phat-bang-da.html

Cách Viết Sớ Cúng Gia Tiên

Hướng dẫn viết sớ cúng gia tiên

Văn sớ cúng gia tiên

Cúng gia tiên thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đã khuất, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. VnDoc.com xin hướng dẫn các bạn cách viết sớ cúng gia tiên nhanh và chính xác nhất.

Lòng sớ Gia Tiên

Phục dĩ

Tiên tổ thị hoàng bá dẫn chi công phất thế hậu côn thiệu dực thừa chi bất vong thỏa kỳ sở

Tôn truy chi nhi tự

Viên hữu

Việt Nam Quốc:………………………………………………

Thượng phụng

Tổ tiên cúng dưỡng …. thiên tiến lễ gia tiên kỳ âm siêu dương khánh quân lợi nhạc sự kim thần

Hiếu chủ:………………………………………………………………..

Tiên giám phủ tuất thân tình ngôn niệm kiền thủy khôn sinh ngưỡng hà thai phong chi ấm thiên kinh địa nghĩa thường tồn thốn thảo

Chi tâm phụng thừa hoặc khuyết vu lễ nghi tu trị hoặc sơ vu phần mộ phủ kim tư tích hữu quý vu trung

Tư nhân tiến cúng gia tiên

Tu thiết hương hoa kim ngân lễ vật phỉ nghi cụ hữu sớ văn kiền thân phụng thượng

Cung duy

Gia tiên … tộc đường thượng lịch đại tổ tiên đẳng đẳng chư vị chân linh

Vị tiền

… tộc triều bà tổ cô chân linh

Vị tiền

… tộc ông mãnh tổ chân linh

Vị tiền cung vọng

Tiên linh

Phủ thùy hâm nạp giám truy tu chi chí khổn dĩ diễn dĩ thừa thi phủ hữu chi âm công năng bảo năng trợ

Kỳ tử tôn nhi hữu lợi thùy tộ dận vu vô cương tông tự trường lưu hương hỏa bất mẫn thực lại

Tổ đức âm phù chi lực dã

Thiên vận …… niên … nguyệt … nhật thần khấu thủ bách bái thượng sớ.

Ý nghĩa của sớ gia tiên

Cúng gia tiên là thể hiện sự hiếu thảo và tình thương yêu của con cháu đối với người quá cố. Cúng gia tiên trong ba ngày Tết bày tỏ lòng tri ân, thương nhớ của con cháu đối với tổ tiên nguồn cội. Việc cúng kính không chú trọng ở hình thức mâm cao cỗ đầy mà chú trọng ở nội dung, đó là tấm lòng thành kính tri ân thương nhớ và noi gương. Vua Hùng Vương thứ 6 không chọn cao lương mỹ vị để cúng gia tiên mà chọn bánh chưng bánh dầy là món đơn sơ giản dị nhưng hàm chứa nội dung ý nghĩa sâu sắc.

Xưa kia, ngoài những biến cô xảy ra trong gia đình, còn nhiều trường hợp con cháu cũng làm lễ cúng bái gia tiên, kêu cầu khấn vái như: trong làng trong xóm có đám cướp đang hoành hành đốt nhà, cướp của… gia chủ vội vàng khấn lễ tố tiên, cầu cho gia đình mình tai qua nạn khỏi, bọn cướp không đến quấy nhiễu nhà mình. Hoặc đất nước đang thanh bình bỗng có loạn binh đao, giặc trong, thù ngoài đang giày xéo quê hương đất nước,… khi đó con cháu cũng tạ lễ cầu xin tổ tiên phù hộ cho toàn gia tránh được tai ương, những lúc loạn lạc. Làng xóm đang yên lành, làm ăn khoẻ mạnh, bỗng nhiên nạn dịch ập đến, cướp đi sinh mạng con người, con cháu cũng xin với tổ tiên che chở để tránh khỏi căn bệnh hiếm nghèo…

Nhìn chung, trong tâm khảm người Việt Nam luôn luôn tin tương ở sự phù hộ của tố tiên, ông bà, cha mẹ và tin là có sự hiện diện của họ quanh mình, nên mọi việc tốt, xấu xảy ra liên quan đến cuộc sống gia đình, con cháu đều cáo gia tiên.

Cách cúng Gia tiên

Việc cúng bái tổ tiên bao giờ cũng do gia trưởng làm chủ lễ. Mỗi lần cúng lễ, dù ít dù nhiều bao giờ cũng có “lổ lễ. Thông thường đồ lễ gồm trầu, rượu, hoa quả (mùa nào thức nấy) vàng hương và nưỏc lạnh. Trong trường hợp khẩn cấp, đêm hôm khuya khoắt cần phải cáo lễ, dồ lễ có thế giảm đến mức tôi thiểu, chỉ cần một chén nước lạnh, một nén hương thắp trên bàn thờ là đủ. Cốt là ỏ lòng thành.

Tùy theo hoàn cảnh gia đình chủ giàu nghèo, và tùy tính chất quy mô của từng buổi lễ, mà đồ lễ có thổ gồm thiều thứ như: xôi chè, oản, chuôi hoặc cỗ mặn…, có khi thêm cả hàng mã…

Đồ lễ được sắm đầy đủ đã đặt sẵn lên bàn thờ, gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp nén hương cắm vào bál bình hương, rồi cung kính đứng trước bàn thờ khấn.

Trước bàn thờ tổ, gia trưởng kính cẩn phải mời hết các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, cùng với chú bác, cô dì, anh chị em nội ngoại, những người đã khuất.

Ngày xưa văn khấn các cụ thường dùng chữ nho, nhưng trong dân gian vẫn có người dùng chữ Nôm, nhất là đốì với những gia đình vị trưởng lão đã qua đời, các con nhỏ chưa biết khấn vái, việc khấn vái trong gia đình do người phụ nữ có tuổi phụ trách. Theo quan niệm của người xưa thì tất cả các nghi lễ đều cấm đàn bà tham gia cúng lễ, nhưng trong hoàn cảnh một sô’ gia đình như chồng đi làm ăn xa hay đã qua đời, thường thì người vợ sẽ đảm đương việc khấn cúng thay con cháu còn nhỏ.

Trước khi khấn phải vái ba vái. Sau khi khấn xong gia trưởng lễ bốn lễ thêm ba vái, ta gọi là bốn lễ . Cần nhố rằng trước khi cúng, bàn thờ đã có đèn thờ hoặc nến. Cũng có gia đình trên bàn thờ có đỉnh trầm, nên đốt đỉnh trầm làm cho buổi lễ thêm uy nghi. Hương thăp trên bàn thờ bao giờ cũng thắp sô nén hương theo số lẻ Do không biết chữ Hán, nên văn khấn dùng chữ Nôm để tránh nhầm lẫn ngữ nghĩa chữ nọ chữ kia, hoặc (loạn khấn trước đưa ra sau, làm mất ý nghĩa của văn khấn.

Đặc biệt từ sau khi thực dân Pháp sang đô hộ nước ta, chữ quốc ngữ được dùng rộng rãi thay thế chữ Hán và nhất là từ ngày Cách mạng Tháng 8 thành công 1945, hầu hết việc khấn vái dân ta đều dùng tiếng Việt t hay cho chữ Hán. Nói chung, văn khấn bao gồm một số nội dung bắt buộc như nói rõ ngày tháng làm lễ, lý de lễ tạ, ai là người đứng ra lễ tạ, ghi rõ họ tên tuổi, nơi sinh, trú quán, đồng thòi liệt kê lễ vật và cuối cùng là lòi đề dạt cầu xin cho toàn gia quyến.

Sau khi gia trưởng khấn lễ xong, con cháu trong gia đình (trừ trẻ nhỏ) cũng lần lượt theo thứ bậc tỏi lễ trước bàn thờ bốn lễ rưỡi. Nhưng thường ở những ngày giỗ chạp mọi người trong gia đình mới yêu cầu lễ đủ, ngoài ra chỉ cần gia chủ khấn lễ là được. Ngày nay tại các I hành thị, trong lễ bái có phần đơn giản hóa như người la lấy vái thay lễ. Trước khi khấn vái ba vái ngắn. Khấn xong, vái thêm 4 vái dài và ba vái ngắn thay cho hôn lễ rưỡi.

Tóm lại, trong việc cúng lễ tổ tiên, lòng thành kính phải để lên hàng đầu. Trong lòng mình nghĩ như thế nao quỷ thần đều biết rõ. Việc cúng bái mà xúc phạm đến tổ tiên là thiếu sự hiếu thảo.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Thỉnh Chuông Cúng Gia Tiên “Dứt Trừ Mọi Phiền Não” trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!