Xu Hướng 6/2023 # Cách Nấu Mâm Cỗ Chay Đơn Giản Tại Nhà # Top 9 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Nấu Mâm Cỗ Chay Đơn Giản Tại Nhà # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Mâm Cỗ Chay Đơn Giản Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cúng cỗ chay thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà tổ tiên, cầu mong gia đình được bình an. Ăn chay cũng vừa thanh đạm lại tốt cho sức khỏe, tránh được nhiều bệnh đang phát triển tràn lan trong xã hội công nghiệp. Điều đặc biệt, đó là nấu mâm cỗ chay đơn giản tránh phải thực hiện sát sinh.

Ngoài ra, theo quan niệm xưa nay vào những ngày này do tác động mạnh của từ trường trong vũ trụ. Nó chi phối nên khiến tâm lý con người bị nhiều xáo trộn, khó tự chủ, dễ gây tội lỗi. Ăn chay và tu tập để tự nhắc mình chánh niệm và tỉnh giác hơn. Giúp làm chủ bản thân nhằm hạn chế tối đa các lầm lỗi đáng tiếc.

Thực đơn Nấu cỗ chay đơn giản nhưng vẫn đầy đủ

Rau xào chay tuy đơn giản nhưng sẽ giúp tô điểm thêm cho mâm cỗ chay của gia đình bạn. Bạn có thể lựa chọn xào thập cẩm rau củ quả như: Súp lơ, cà rốt, khoai tây, su hào,.. cho món xào thêm nhiều màu sắc.

Sơ chế rau củ quả sạch sẽ. Sau đó chần qua nước sôi khoảng 1 phút. Vớt ra thả vào nước đá để rau được xanh và giòn. Tiếp đó, bạn cho dầu mè vào chảo, đợi dầu sôi thì cho rau củ vào đảo thật nhanh, nêm nếm gia vị. Rải thêm một chút hành ngò là bạn đã hoàn thành xong một món trong mâm cỗ chay đơn giản rồi.

Miến dong ngâm nước ít nhất 1h để đảm bảo miến thật mềm. Cách nhanh hơn để miến nở nhanh là bạn cho miến ngâm vào nước nóng. Nấm bào ngư thì bạn nên chiên vàng, sau đó trút hết dầu ăn ra, cho nấm vào chảo xào với một chút nước tương.

Các bạn lưu ý xào lửa hơi lớn và nhanh tay chừng 2p – 3p là được. Chờ nấm nguội thì xé nấm thành sợi nhưng không cần quá nhỏ. Cho miến vào xào, nêm hạt nêm vừa ăn.

Cho mộc nhĩ, giá đỗ vào xào cùng. Nếu thấy miến khô có thể nêm một ít nước nhưng nhớ cho vừa nếu không miến sẽ bị nát hoặc dính cục vào nhau. Xào khoảng 5p là được. Cho tiếp nấm vào đảo cùng. Rắc thêm hạt tiêu và vài cọng hành ngò.

Mâm cỗ chay đơn giản sẽ không thể thiếu món canh chay. Món canh nấm củ quả luôn được nhiều người nấu vì nó mang lại dinh dưỡng cao. Bạn cho nguyên liệu gồm củ cải, cà rốt, hành tây (nấu chay thì không cho hành tây) vào nấu cho nước ngọt. Sau đó cho nấm vào đun tiếp 10 phút, tiếp đến các loại nhanh chín sau cùng.

Nếu làm cỗ chay đơn giản thì không thể thiếu món xôi. Xôi đậu xanh dùng nguyên liệu rất đơn giản, chỉ cần: Gạo nếp, đỗ xanh, muối hột, đường và dầu ăn.

Gạo nếp vo sạch cho bớt bụi bẩn, ngâm gạo ít nhất 1 tiếng hoặc để qua đêm cho gạo nở mềm. Sau đó vớt gạo nếp ra rổ để ráo nước rồi xóc với 1 ít muối. Đậu xanh ngâm với nước khoảng 4 giờ cho đậu xanh nở hết.

Sau khi gạo và đậu xanh đã ngâm nở, trộn lại với nhau và rửa lại vài lần với nước sạch, để ráo. Hấp cách thủy gạo nếp trononj đậu xanh đã chuẩn bị trong khoảng 20 – 40p (thời gian thì tùy loại và lượng gạo nếp).

Xôi đậu xanh đã chín mềm, cho 2 thìa đường và 1 thìa dầu ăn rưới đều lên xôi, trộn cho xôi thấm đường và dầu ăn để hạt xôi bóng đẹp. Đun tiếp đến khi xôi chín dẻo thì tắt bếp.

Nem rán chay là một trong những món ăn trong mâm cỗ chay đơn giản thường thấy của mỗi gia đình. Cách chế biến món này cũng khác đơn giản. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch đem bào thành sợi. Miến ngâm nở, cắt khúc khoảng 3cm. Nấm hương, mộc nhĩ, hành hóa, rau ngò thái nhỏ.

Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào bát to trộn cùng với gia vị chay. Trải bánh đa nem (hoặc bánh tráng) ra bàn, đặt nhân vào giữa và gói lại. Sau đó đem chiên vàng là được.

Tags:

6 Mẫu Thực Đơn Đám Giỗ Đơn Giản Tự Nấu Tại Nhà

Ngày Giỗ nét đẹp trong phong tục truyền thống người Việt Nam

Giỗ là một buổi lễ, nghi thức theo phong tục tập quán của người Việt nhằm tưởng nhớ đến những người đã qua đời. Ngày Giỗ được tổ chức vào đúng ngày mất theo lịch Âm của người được thờ cúng.

Nó có ý nghĩa là sự tri ân, tưởng nhớ đến công đức sinh thành của người đã mất, nó gắn kết tình cảm của các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ và đôi khi trong cùng ngành nghề thậm chí là cả một dân tộc.

Việc Giỗ không theo một khuôn mẫu nhất định. Với những gia đình có điều kiện thì có thể tổ chức giỗ linh đình, với sơn hào, hải vị và nhiều lễ vật khác nhau. Với những gia đình còn khó khăn thì việc giỗ có thể đơn giản chỉ là bát cơm, quả trứng, nén nhang, bát nước cơi trầu với có thể là mâm cơm cỗ đơn giản.

Ngày Giỗ là ngày con cháu tập trung tri ân tưởng nhớ người đã khuất nên không cần mời mọc, việc nhớ ngày giỗ, đến giỗ là nghĩa vụ của con cháu.

Đôi nét khác biệt về phong tục đám giỗ của từng vùng miền

Trước khi xây dựng thực đơn đám giỗ đơn giản bạn cần nắm bắt mâm cơm cúng giỗ gồm những gì và cúng những ngày giỗ nào (giỗ đầu, giỗ hết, giỗ thường). Chung quy lại những món ăn sau được chọn cúng giỗ: thịt gà, nem, chả giò, rau xào, thịt heo quay và bát canh.

Ngoài ra không thể thiếu xôi, bánh tét bánh chưng hoặc chè, cơm. Tùy thuộc vào mỗi vùng miền khác nhau, mâm cơm cúng giỗ có những món ăn phù hợp, bạn có thể tham khảo như sau:

Thông thường, mâm cỗ cúng giỗ của người dân Nam Bộ không quá cầu kỳ, phức tạp. Tùy vào hoàn cảnh mà mỗi gia đình sẽ chuẩn bị sao cho đầy đủ bốn món gồm: món hầm, thịt luộc, món xào và món kho.

Miền Trung nổi tiếng thật thà chân chất cùng sự ảnh hưởng của cung đình, do đó mâm cúng giỗ có phần cầu kỳ. Các món cúng được thiết kế theo 4 nhóm canh, xào, món luộc và món chiên, nướng. Bạn có thể điểm qua chi tiết các món thường thấy như sau:

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc theo truyền thống được người dân thực hiện khá đơn giản và tiết kiệm. Tuy nhiên, sự đơn giản và tiết kiệm này vẫn luôn đảm bảo sự thành tâm của con cháu dâng lên người đã khuất. Theo đó, mâm cơm cúng giỗ của người miền Bắc đầy đủ sẽ bao gồm những món sau đây:

Gà luộc (có thể thay thế bằng thịt lợn luộc);

Xôi gấc (hoặc có thể sử dụng xôi đỗ lạc, đỗ xanh);

Cơm trắng và trứng gà luộc;

Chân giò hầm với măng khô, mộc nhĩ;

Ngoài ra gia chủ còn có thể chuẩn bị thêm nem rán, tôm tẩm bột chiên giòn;

Thịt đông cùng với dưa chua;

Một số món xào như: giá đỗ xào, miến xào lòng gà;

Các món rau củ quả dễ ăn như: rau luộc hay nộm.

Tuy nhiên, tùy vào điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi gia đình mà có thể chế biến thêm một số món ăn khác hoặc giảm bớt một số món ăn sao cho phù hợp. Dù vậy, vẫn luôn cần phải đảm bảo yếu tố sạch sẽ, tươm tất cho mâm cơm cúng để thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính dành cho người đã khuất.

Gợi ý một số mẫu thực đơn đám Giỗ

Cách bày mâm cúng giỗ như thế nào đẹp mắt?

Đối với mỗi gia đình khác nhau, thực đơn đám giỗ đơn giản có phần khác nhau. Theo đó, cách bày mâm cúng giỗ cũng tùy thuộc vào từng gia đình và vào tính thẩm mỹ của người thực hiện.

Dù ai thực hiện bày mâm cúng giỗ cũng cần đáp ứng được sự chu đáo. Đồng thời, mâm cúng cần đáp ứng được các tiêu chí sau đây:

Đối với bàn thờ gia tiên, khi thực hiện lễ mặn bạn cần chú ý để bát cơm vào trong mâm cỗ, tuyệt đối không để dưới đất.

Mâm cỗ phải bày biện đầy đủ các món như xào, canh, luộc, rán, chiên.

Trong mâm cần có thêm hoa quả, bánh trái, trà.

Khi bày mâm cúng cần có một bát cơm úp ngược, trứng đã bóc vỏ, một đôi đũa, một thìa muối, gừng cắt 7 hoặc 9 lát.

Tất cả các món dùng để cúng tuyệt đối không động đũa, nếm thử trước khi sử dụng.

Tránh chọn các món kiêng kỵ hoặc người đã mất khi còn sống không thích.

Không bày biện những món gỏi hay đồ sống lên bàn thờ cúng gia tiên.

Mâm cơm cúng giỗ được đặt riêng, kết hợp cùng bát đĩa, đĩa riêng khi cúng và tuyệt đối không dùng chung với người sống.

Đối với những gia đình có 3 mâm ở 3 bàn thờ khác nhau thức ăn và bày biện trên mỗi bàn thờ phải giống nhau.

Nguồn: chúng tôi

Tải Sách hướng dẫn nấu ăn: thực đơn đám giỗ

Thực Đơn Mâm Chay Đơn Giản

1. Món đậu hũ nhồi nấm

Nguyên liệu:

– 5 bìa đậu phụ

– 3 củ năng, 1 quả ớt sừng

– 10 tai nấm hương

– 1 khúc baoro

– hạt nêm chay, muối, nước tương

– Nấm hương ngâm nở, rửa sạch, củ năng gọt bỏ vỏ, ớt bỏ hột, boaro rửa sạch, thái nhỏ các nguyên liệu trên.

– Cho chút dầu ăn vào chảo, dầu nóng cho 1/2 boaro vào phi thơm, cho củ năng, nấm, nêm 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng hạt nêm chay, chút bột ngọt, đảo khoảng 2 p, cho ớt và phần boaro còn lại vào, đảo đều, tắt bếp.

– Đậu hũ cắt khoảng 3x5cm. Chiên vàng đều miếng đậu. Khi đậu hũ đã vàng đều, gắp từng miếng ra ngâm vào tô nước đá lạnh. Đợi đậu nguội, vớt đậu ra, rạch bên hông miếng đậu, dùng muỗng nhỏ lấy bớt ruột của miếng đậu ra (lấy nhiều ở phần giữa của miếng đậu để lát ta cột nơ cho dễ) lần lượt làm tất cả những miếng đậu ta có.

– Phần ruột đậu đã lấy ra, bỏ bớt đi 1/4. Phần còn lại ướp 1 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa nước tương, nghiền cho phần ruột đậu nhuyễn ra. Trộn đều phần ruột đậu đã nghiền và phần nấm đã xào

– Bông hẹ trụng qua nước sôi cho mềm để dễ cột.

– Cho những miếng đậu đã được tạo hình vào lại chảo dầu chiên cho phần vỏ đậu giòn trở lại. – Đậu đã được chiên giòn, dọn cùng chén nước tương có vài lát ớt

2. Gỏi chay nấm tuyết

Nguyên liệu:

– Đậu hũ tươi: 1 miếng

– Nấm tuyết: 250gam

– Chanh, ớt, một ít cần tây

– Lạc rang: 2 muỗng canh (đem dã giập)

– Gia vị chay: Muối, đường, dấm, tiêu, hạt nêm

– Sơ chế nguyên liệu: Cà rốt cắt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành sợi mỏng. Rau cần tây thái nhỏ để riêng. Nấm tuyết ngâm cho nở, xé sợi, trần qua nước sôi, để ráo. Đậu hũ cắt lát mỏng chiên vàng màu mơ.

Chuẩn bị 1 tô lớn cho 2 muỗng canh dấm, 1,5 muỗng đường, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng canh nước cốt chanh, vài hạt muối, ½ chén nước lọc, khuấy cho tan. Sau đó, cho cà rốt, nấm tuyết vào ngâm khoảng 10 phút cho thấm.

Rau củ sau khi ngâm dấm đường, vớt ra, vắt ráo rồi cho vào tô trộn với nước trộn gỏi, nước sốt đun cho sánh rồi đổ ra bát

– Làm nước sốt trộn gỏi: Cho lần lượt các gia vị: 2 muỗng canh đường + 1 muỗng canh nước tương + 1/2 chén nước lạnh + 1/2 muỗng cà phê hạt nêm trộn đều tất cả. Cho lên bếp đun lửa nhỏ cho đến khi thấy sanh sánh như mật ong thì cho ra, để nguội.

Cho nấm tuyết, cà rốt, đậu hũ chiên, ớt đỏ, một ít rau cần tây thái nhỏ vào một tô lớn, cho nước sốt trộn gỏi vào trộn đều.

– Trình bày gỏi ra dĩa, rắc lạc rang và rau cần tây lên.

3. Món rau cải chip xào nấm đông cô – Màu Xanh

Một đĩa rau cải chip xào nấm đông cô không chỉ mang đến màu sắc xanh tươi mát mắt cho mâm cỗ chay của bạn, cũng như giúp mâm cỗ cân bằng, hài hòa hơn về hương vị mà sắc xanh của đĩa rau cải xào nấm này còn tượng trưng cho sự tươi tốt trong năm mới, mang ý nghĩa cầu chúc cho gia đình bạn một năm mới luôn dồi dào lộc lá.

– Nguyên liệu: Rau cải chíp, nấm đông cô, dầu mè, gia vị chay

– Cách làm món rau cải chíp xào nấm: Sơ chế rau cải chíp, nấm đông cô sơ chế, rửa sạch, để ráo nước. Cho rau cải chíp vào trần qua nước sôi rồi ngâm vào nước đá cho rau giòn và xanh. Sau đó, cho rau cải vào xào nhanh với dầu mè rồi cho nấm đông cô vào xào cùng, nêm gia vị chay rồi cho ra đĩa.

4. Món nem rán – Màu vàng Nâu

Nếu như món rau cải chip xào có màu xanh tượng trưng cho hành Mộc thì món nem rán với màu vàng nâu đặc trưng chính là món chay tượng trưng cho hành Thổ. Sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu rau củ quả làm nem chay cùng với nước chấm nem chua ngọt ngụ ý mong cầu cho một năm nhiều màu sắc, sôi động, rực rỡ sẽ đến với gia đình bạn.

– 1 khay nấm các loại (nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm mỡ…)

– Giá đỗ: 100gr

Bước 1: Các loại nấm bỏ chân, rửa sạch.

Bước 2: Nấm đùi gà xắt sợi nhỏ.

Bước 4: Đặt nồi nước sôi, thêm chút muối và trần qua nấm kim châm, nấm đùi gà xắt sợi. Sau đó vắt cho ráo nước.

Bước 5: Trộn chung các loại nấm, giá và 1 thìa muối với nhau.

Bước 6: Cuốn to hay nhỏ tùy sở thích.

Bước 7: Cho dầu ăn vào chảo, để nóng già rồi cho nem vào rán.

Bước 8: Pha nước chấm nem: 2 thìa canh nước lọc, 1 thìa mắm chay, 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt . Nên ăn lúc nem còn nóng.

5. Canh chay nấm đậu phụ – Màu trắng

Nguyên liệu:

– 250g đậu phụ non

– Gừng và riềng mỗi thứ một mẩu khoảng 2cm

– 1 củ hành tây nhỏ, 1 củ cà rốt cỡ vừa, 1 củ sả

– 2 lá chanh, 2 – 3 quả ớt khô nhỏ

– 1 nắm lá húng quế, 1 nắm rau mùi

– Dầu ăn, tương đậu nành (soy sauce)

– 1 – 2 lá gừng (tùy thích)

– Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu, nước tương, dầu ăn thực vật

– Sơ chế nguyên liệu: Gừng riềng cạo vỏ, cho vào cối giã nát. Nếu riềng già bạn có thể xay nhuyễn

Hành tây nhặt sạch, bổ làm 6. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Sả bỏ phần cọng dưới, phần phía trên xẻ làm đôi theo chiều dọc. Nấm rửa sạch, để ráo, cắt miếng vừa ăn. Cho cà rốt, hành tây, nấm vào nồi. Thêm gừng, riềng, ớt, lá chanh cùng chút muối.

– Đổ nước xâm xấp, đun sôi với lửa vừa. Khi nồi canh sôi bạn bớt xuống lửa nhỏ, đậy vung đun thêm 10 phút nữa để các loại rau củ chín mềm. Sau đó thêm đậu vào cùng nước tương và chút hạt tiêu, nêm nếm cho vừa miệng rồi đun thêm 2 – 3 phút để đậu thấm gia vị. Cuối cùng thêm rau mùi và húng quế xắt nhỏ, đảo đều, đun sôi bùng rồi tắt bếp, múc canh ra bát dùng nóng.

6. Món xôi gấc – Màu đỏ

Theo quan niệm của người Việt, màu Đỏ – màu sắc chủ đạo của hành Hỏa theo quan niệm ngũ hành trong phong thủy tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, cũng như sự hạnh phúc, viên mãn. Chính vì vậy, một đĩa xôi gấc đỏ trong mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng sẽ là món ăn mang đến cho gia đình bạn sự may mắn trong những ngày đầu năm.

– Nguyên liệu nấu xôi gấc: Gạo nếp ngon, gấc chín, muối, rượu trắng

– Cách nấu xôi gấc: Gạo nếp vo sạch, ngâm từ 6 – 8 tiếng, rồi để ráo. Gấc chín bổ đôi lấy ruột gấc bóp với rượu trắng rồi trộn với gạo, xóc gạo với 1 thìa cà phê muối rồi cho vào chõ đồ chín. Sau khi xôi chín, để xôi nguội bớt một chút rồi đơm ra đĩa.

7. Chè trôi nước khoai lang tím

Trong mâm cỗ chay của người Việt ngày rằm tháng Giêng không thể thiếu được bát chè trôi nước. Bởi vì theo quan niệm của người Việt, việc cúng và ăn chè trôi nước ngày rằm đầu tiên của năm sẽ giúp mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy…

– 2 – 3 củ khoai lang tím; 200g bột gạo nếp; 1/4 bát nhỏ đường nâu; 1 nhánh gừng; vừng rang thơm; Đỗ xanh: 200g

– Khoai lang tím rửa sạch, hấp hoặc luộc chín, tán nhuyễn. Sau đó trộn khoai lang và bột gạo nếp vào với nhau, vì khoai lang đã ngọt bạn không cần thêm đường, từ từ đổ nước ấm tầm 60 độ C vào. Vừa đổ nước vừa dùng tay nhồi đến khi khoai mịn dẻo, đậy kín ủ khoảng 30 phút để bột nở, tùy theo độ hút nước khác nhau của mỗi loại bột mà bạn điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.

– Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho sạch, hấp chín đỗ, dùng muôi cán mịn hay dùng máy xay, xay đỗ thật mịn với đường cát trắng tùy theo độ ngọt bạn thích.

– Chia bột nếp thành từng phần bằng nhau và viên tròn.

– Đỗ xanh cũng viên tròn nhưng viên nhỏ bằng ½ viên bột nếp.

– Ấn dẹt phần bột ra lòng bàn tay, đặt nhân đỗ xanh vào giữa viên tròn lại. Lần lượt làm như vậy cho đến hết phần nguyên liệu.

– Đun 1 nồi nước sôi, khi nước sôi thả từng viên chè trôi vào đun sôi đến khi viên chè trôi nổi lên, vớt ra bát.

– Ở 1 nồi khác bạn pha khoảng 2-3 bát con nước cùng đường nâu và vài lát gừng cắt mỏng đun sôi rồi thả chè trôi vào đun khoảng 3-4 phút cho phần nước ngấm vào từng viên chè.

– Tắt bếp chút chè ra bát thêm ít vừng rang thơm lên trên.

Nấu Cỗ Chay Tại Nam Định Thực Đơn Phong Phú, An Toàn, Bổ Dưỡng Cho Mọi Nhà

Nấu cỗ chay tại Nam Định trước kia một mâm cỗ chỉ đơn thuần vài món nhưng ngày nay, cỗ chay đã được bổ sung rất nhiều món ăn mới lạ, bổ dưỡng từ thực vật, với biến tấu đa dạng, màu sắc hài hòa đẹp mắt. Ăn chay chính là hình thức ăn uống có lợi cho sức khỏe, tinh thần thanh tịnh, được nhà nhà chọn lựa.

Nấu cỗ chay tại Nam Định: 5 tiêu chí “vàng” để chọn lựa địa chỉ tốt

Để có thể chọn lựa được địa chỉ nấu cỗ chay tại Nam Định ngon miệng, đẹp mắt, an toàn, chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ tận tâm, khách hàng nên chú ý đến những tiêu chí sau:

Không gian nhà hàng rộng rãi, thoáng đãng, sắp xếp vị trí bàn ăn hợp lý, khoa học, sạch sẽ, có nhiều cơ sở để được phục vụ tốt hơn, tránh tình trạng không đặt được cỗ hay phục vụ không được chu đáo vì quá đông khách tại 1 cơ sở.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng để đánh giá chất lượng nhà hàng cỗ chay tại Nam Định. Những nhà hàng có tên tuổi trên thị trường, cơ sở vật chất được đầu tư tốt sẽ rất đề cao, chú trọng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, để khách hàng có thể an tâm khi chọn lựa đồ chay.

Thực đơn món chay đa dạng, phong phú: Giúp thực khách có nhiều sự lựa chọn hơn, cho mâm cỗ chay thêm đầy đặn, bắt mắt, đặc biệt khi làm cỗ chay cho các sự kiện quan trọng.

Đội ngũ nhân viên tư vấn, phục vụ chu đáo, lịch sự, đúng chuẩn, mang đến những trải nghiệm hài lòng cho người mua.

Chi phí đặt cỗ hợp lý, đi đôi với chất lượng.

Tâm Chay – Địa chỉ đặt cỗ chay uy tín, chất lượng không thể bỏ qua tại Nam Định

Hiện nay, tại Nam Định có hàng trăm, hàng nghìn địa chỉ đặt mâm cỗ chay ngon, đẹp mắt, giá tốt những không phải nơi nào cũng làm khách hàng hài lòng. Bạn có thể tìm đến Tâm Chay – Thương hiệu uy tín đã được khẳng định qua nhiều năm, sẵn sàng phục vụ thực khách ở bất cứ đâu.

Cỗ chay Tâm Chay làm hài lòng tất cả khách hàng nhờ thực đơn phong phú và độc đáo như: nem hoa quả, dồi chay, sake lắc phô mai, nấm Hoàng Đế, bao sả áp chảo,… cùng nhiều mâm cỗ chay với sự lựa chọn cùng giá thành khác nhau, cho khách hàng thoải mái chọn lựa.

Tất cả nguyên liệu đầu vào đều được Tâm Chay kiểm tra nghiêm ngặt về nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Rau củ luôn giữ được độ tươi ngon, giòn ngọt tự nhiên, điều mà không phải địa chỉ nào cũng có được.

Với mong muốn hướng đến các món chay thuần, hạn chế món chay giả mặn, hạn chế nguyên liệu chay sẵn, các món trong mâm cỗ chay Tâm Chay sử dụng nhiều rau củ. Nhưng dĩ nhiên mâm cỗ ở quán vẫn rất đầy đủ các món cơ bản như canh, xôi, nem, miến, nộm được nấu cẩn thận và khá đầy đặn.

Đặc biệt, với ý nghĩa ăn chay xuất phát từ tâm yêu thương, ước nguyện của Tâm Chay là có thể mang đến cho nhiều người những bữa ăn thanh tịnh, một trải nghiệm mới về ẩm thực ăn chay vui vẻ, chắc chắn Tâm Chay sẽ không làm khách hàng thất vọng.

Liên hệ ngay với Tâm Chay để có những món ngon, bổ dưỡng cho sức khỏe!

TÂM CHAY – GIEO NHÂN TỐT GẶT QUẢ LÀNH – Cơ Sở 1: Nhà B3, Số 2 Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: 0979485003 – 0903403933 – Cơ Sở 2: Tầng 1 Tòa 102 Usilk City, Tố Hữu, La Khê, Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại: 0903464808 – 0971790499 – Cơ Sở 3: Số Nhà 5, Ngõ 29 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Điện Thoại: 0903464808 – 0962607758 – Cơ Sở 4: Số Nhà 71B, Đường 9, Tập Thể F361 An Dương, Hà Nội. Điện thoại: 0903403933 – 0979485003 Email: [email protected] Fanpage: Tâm Chay

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Mâm Cỗ Chay Đơn Giản Tại Nhà trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!