Xu Hướng 9/2023 # Cách Lạy Trong Thờ Cúng # Top 17 Xem Nhiều | Apim.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Lạy Trong Thờ Cúng # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Lạy Trong Thờ Cúng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách lạy trong thờ cúng

Cách lạy Phật, Cha Mẹ, Người Quá Cố, Tổ Tiên như thế nào ? Liệu bạn đã tuân thủ đúng quy tắc này khi đi chùa , đi lễ ?

http://giakimthuat.com/hinh/tin/to/1418892765.jpg

Cách lạy, cách lạy phật, lạy người quá cố, lạy ông bà cha mẹ,Cach lay cach lay phat lay nguoi qua co lay ong ba cha me

Cách lạy trong thờ cúng

Cách lạy Phật, Cha Mẹ, Người Quá Cố, Tổ Tiên như thế nào ? Liệu bạn đã tuân thủ đúng quy tắc này khi đi chùa , đi lễ ?

Lạy Phật :

Khi đi lễ Phật ta lạy ba lạy. Ba lạy tượng-trưng cho Phật, Pháp, và Tăng. Phật ở đây là giác, tức là giác-ngộ, sáng-suốt, và thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chánh-đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong-sạch, thanh-tịnh, không bợn-nhơ. Đây là nói về nguyên-tắc phải theo. Tuy-nhiên, tùy theo chùa mà người ta có thể có quy định số lượng và kiểu cách khác nhau !. Nhưng phần chung, hoặc nếu chúng ta chưa rõ phong tục tập quán ở địa điểm đó thì nên theo luật chung (3 LẠY).

Lạy Cha Mẹ, Người Quá Cố vai dưới, lạy đám tang :

Hai lạy dùng để áp-dụng cho người sống như trong trường-hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng-điếu(lúc người chết chưa hạ huyệt) người vai dưới như em, con cháu, và những người vào hàng con em, v.v., ta nên lạy 2 lạy.. Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường đứng vái ba vái(*khác với lạy đọc ở cuối bài để phân biệt). Ý-nghĩa của ba vái này là lời chào kính-cẩn, chứ không có ý-nghĩa nào khác. Nhưng trong trường- hợp người quá-cố còn để trong quan-tài tại nhà quàn, các người đến phúng- điếu, nếu là vai trên của người quá-cố như các bậc cao-niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì, v. v., của người quá-cố, thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Khi quan-tài đã được hạ-huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái . Theo nguyên lý âm-dương, khi chưa chôn, người quá-cố được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng-trưng cho âm dương nhị khí hòa-hợp trên dương-thế, tức là sự sống. Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải lạy 4 lạy.

Lạy Người Quá Cố, Thần Thánh, thăm mộ :

Bốn lạy để cúng người quá-cố như ông bà, cha mẹ, và thánh-thần. Bốn lạy tượng-trưng cho tứ-thân phụ-mẫu, bốn phương (đông: thuộc dương, tây: thuộc âm, nam: thuộc dương, và bắc: thuộc âm), và tứ-tượng (Thái Dương,Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm). Nói chung, bốn lạy bao-gồm cả cõi âm lẫn cõi dương mà hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú-ngụ.  Bốn vái dùng để cúng người quá-cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp-dụng thế lạy.

Lạy tổ tiên :

Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy. Năm lạy tượng-trưng cho ngũ-hành (kim, mộc, thuỷ, hỏa, và thổ), vua tượng-trưng cho trung-cung tức là hành-thổ màu vàng đứng ở giữa. Còn có ý-kiến cho rằng 5 lạy tượng-trưng cho bốn phương (đông, tây, nam, bắc) và trung-ương(giữa, trọng tâm), nơi nhà vua ngự. Ngày nay, trong lễ giỗ Tổ Hùng-Vương, quí-vị trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy vì Tổ Hùng-Vương là vị vua khai-sáng giống nòi Việt.  Năm vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp-dụng thế lạy vì quá đông người và không có đủ thì-giờ để mỗi người lạy 5 lạy.

PHÂN BIỆT LẠY VÀ VÁI :

+LẠY : Lạy là hành-động bày tỏ lòng tôn-kính chân-thành với tất-cả tâm-hồn và thể-xác đối với người trên hay người quá-cố vào bậc trên của mình Đối với đàn ông : là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ- phục. Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy. Đối với đàn bà con gái : Thế lạy của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng-thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy . Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy. Cũng có một số bà lại áp dụng thế lạy theo cách quì hai đầu gối xuống chiếu, để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục lạy theo cách đã trình bày trên. Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và đầu gối mà còn không mấy đẹp mắt.

+VÁI : Vái thường được áp-dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên

Hướng Dẫn Cách Lạy Trong Thờ Cúng Để Không Phạm Bất Kính

Thứ Tư, 18/09/2023 13:35 (GMT+07)

(Lichngaytot.com) Chắp tay đứng trước ban thờ hay đi lễ, đi chùa, đi đám tang… người ta đều cần thực hiện hành động vái lạy để thể hiện lòng tôn kính. Nhưng liệu có phải ai cũng biết cách lạy trong thờ cúng đúng theo quy tắc hay không?

1. Tập tục lạy trong văn hóa thờ cúng của người Việt

Cách lạy trong thờ cúng của người Việt như thế nào mới đúng?

Lạy vốn là hành động để bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn chân thành với tất cả tâm hôn và thể xác đối với các đấng thần linh, các bậc tiên hiền có công khai phá giang sơ, bảo vệ sơn hà xã tắc, tổ tiên dòng họ và cả người quá cố.

Tập tục quỳ lạy bắt nguồn từ đâu, từ khi nào, chẳng ai có thể trả lời rõ ràng. Chỉ biết rằng sau theo trước, không có lễ giáo chính thống, cũng không có mấy sách vở đề cập đến, mà chủ yếu chỉ là truyền miệng, đời sau học tập theo đời trước.

Cứ thế lâu dần đa số người ta chỉ làm cho có lệ, ít người còn hiểu được chính xác ý nghĩa và cách quỳ lạy trong thờ cúng như thế nào mới đúng.

Dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa Trung Hoa, nên việc lễ lạy từ hình thức đến nội dung, từ lễ tổ tiên ông bà đến lễ lạy trời đất, Thần Phật, Thánh ở đình, chùa, lăng, miếu cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

2. Phân biệt lạy và vái – Tập tục lạy:

Quỳ lạy là hành động nhằm tỏ lòng tôn kính với người trên hoặc người quá cố vào bậc trên của mình.

Có hai thế lạy là: thế lạy của đàn ông và thế lạy của phụ nữ.

+ Đối với đàn ông:

Thế lạy của đàn ông là ở tư thế đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp 2 tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán.

Sau đó, cúi mình xuống, đưa 2 bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe 2 bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quỳ gối bên trái rồi sang gối bên phải xuống đất, đầu cúi rạp xuống gần 2 bàn tay theo thế phủ – phục sát đất.

Chân phải đang quỳ cũng theo đà đứng lên cùng chân trái, hai chân đứng ở thế nghiêm như ban đầu. Tiếp tục tiến hành lạy như vậy cho tới khi đủ số lạy.

Lưu ý: Khi quỳ, có thể quỳ bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo chân thuận mà tiến hành. Nhưng cần nhớ là khi quỳ chân nào xuống trước thì lúc chuẩn bị đứng dậy phải đưa chân đó về trước nửa bước và tì 2 bàn tay đã chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên.

Thế lạy theo kiểu này rất khoa học và vững vàng. Sở dĩ phải quỳ chân trái xuống trước thì vường chân phải vững hơn nên được dùng để giữ thế thăng bằng cho khỏi ngã.

Khi chuẩn bị đứng lên cũng vậy, co chân trái là để chân phải có thể làm điểm tựa để tư thế lạy được vững hơn.

+ Đối với phụ nữ:

Thế lạy của phụ nữ có một chút khác biệt với thế lạy của đàn ông ở chỗ, cách ngồi trệt xuống đất để 2 cẳng chân vắt chéo về bên trái, bàn chân phải ngửa lên để ở dưới đùi chân trái.

Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn trước mặt và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt.

Sau đó, chắp 2 bàn tay lại để trước ngực rồi đưa cao dần lên ngang tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm đất thì tách hai bàn tay đang chắp đó đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên 2 bàn tay.

Giữ ở tư thế đó một hai giây rồi dùng 2 bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng dậy, đồng thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như ban đầu.

Cứ thế làm tiếp cho đến khi lạy đủ số lần lạy. Lạy xong thì đứng lên vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất xong thế lạy.

Khi đầu gần chạm mặt đất hay mặt chiếu thì xòe 2 bàn tay ra úp xuống chiếu, để đầu lên 2 bàn tay. Cứ tiếp tục lạy cho đến khi đủ số lạy. Nhưng thế lạy này có thể làm đau ngón chân và đầu gối, đồng thời không đẹp mắt bằng thế lạy bên trên.

Như vậy, thế lạy của đàn ông có vẻ hùng dũng, mạnh mẽ, tượng trưng cho dương. Thế lạy của các bà, các cô có sự uyển chuyển, thướt tha, tượng trưng cho âm.

Tuy nhiên, thế lạy của đàn ông gây bất tiện nếu mặc âu phục cho nên hiện nay chỉ có những người cao tuổi vẫn áp dụng thế lạy trên của đàn ông, nhất là trong các dịp lễ Tổ.

Còn phần đông người ta có thói quen chỉ đứng vái mà thôi, song nếu có lòng thành, tập dượt nhiều rồi cũng thành.

– Tập tục vái:

Vái là hành động chắp 2 bàn tay để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống sau đó ngẩng lên, đưa 2 bàn tay lên xuống theo nhịp lúc cúi đầu khi ngẩng đầu lên.

Tập tục vái được thực hiện sau khi người ta đã khấn trong các dịp lễ Tết hay đi lễ chùa. Sau khi bày hoa quả, đồ lễ và thắp nhang, người làm lễ sẽ bắt đầu đọc những lời khấn rầm rầm trong miệng liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình và cuối cùng là những lời cầu xin và hứa hẹn.

3. Cách lạy trong thờ cúng sao cho chuẩn? – Lạy Phật:

+ Phật ở đây là giác, tức giác ngộ, sáng suốt, thông hiểu mọi lý lẽ.

+ Pháp là chính, tức điều chính đáng, đứng đắn, trái với tà ngụy.

+ Tăng là tịnh, tức trong sạch, thanh tịnh, không nhơ bẩn.

Cách lạy trong thờ cúng này là nguyên tắc chung phải theo. Tuy nhiên, tùy từng ngôi chùa mà người ta có thể có quy định và kiểu cách lạy khác nhau.

– Lạy cha mẹ, lạy trong đám tang, lạy vai dưới của người quá cố:

2 lạy được áp dụng trong trường hợp lạy người sống như khi cô dâu chú rể lạy cha mẹ.

Khi đi phúng điếu (lúc người chết chưa hạ huyệt), ta lạy 2 lạy với người vai dưới như em, con, cháu và những người vào hàng con em… của người quá cố.

Sau khi đã lạy, người ta cũng tiến hành vái 3 vái. Ý nghĩa của 3 vái này là lời chào kính cẩn, chứ không mang ý nghĩa nào khác.

Nhưng trong trường hợp người quá cố vẫn được để quan tài tại nhà quàn, người đến phúng điếu, nếu là người vai trên của người quá cố như các bậc cao niên hay vào hàng cha chú, anh chị, chú bác, cô dì… thì chỉ đứng để vái 2 vái mà thôi.

Khi quan tài đã được hạ huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.

Theo nguyên lý âm dương, khi chưa chôn, người quá cố vẫn được coi là còn sống nên ta chỉ lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng trưng cho âm tương nhị khí hòa hợp trên dương thế, tức là sự sống. Còn sau khi người quá cố được chôn rồi thì phải lạy 4 lạy.

– Lạy người quá cố, lạy Thần Thánh, lạy khi đi thăm mộ:

Người ta dùng 4 lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và các Thánh Thần trong chùa miếu.

4 lạy tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, tứ phương (Đông thuộc dương, Tây thuộc âm, Nam thuộc dương và Bắc thuộc âm), tứ tượng (Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm).

Nếu không thể áp dụng thế lạy, người ta thay thế 4 lạy bằng 4 vái để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và Thánh Thần.

– Lạy tổ tiên, lạy những bậc tiên hiền có công:

Ngày xưa, người ta lạy vua 5 lạy. Năm lạy này tượng trưng cho ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Trong đó, vua tượng trưng cho trung cung tức hành Thổ (màu vàng) ở giữa.

Cũng có ý kiến cho rằng, 5 lạy tượng trưng cho tứ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và ở giữa (trung ương, trọng tâm) tức nơi nhà nha ngự.

Ngày nay, trong dịp giỗ Tổ Hùng Vương, những người trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy để tỏ lòng biết ơn, tôn kính tới vua Tổ Hùng Vương đã có công khai sáng giống nòi Việt Nam.

Ngoài ra, 5 vái cũng được dùng để cúng Tổ khi không thể áp dụng thế lạy như trong trường hợp quá đông người và không có đủ thời gian để mỗi người lạy đủ 5 lạy.

Phong tục sinh ra là do thói quen từ lâu đời và đã được mọi người chấp nhận noi theo từ đời này qua đời khác, nhiều khi không giải thích rõ được lý do tại sao lại làm thế mà con cháu đời sau chỉ biết làm theo cho đúng.

Trong đó, tập tục thờ cúng là cách người Việt Nam ta biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì.

Và điều quan trọng là cần nắm được cách lạy trong thờ cúng sao cho chuẩn xác để không phạm phải bất kính với các bậc bề trên.

Cách Thờ Tượng Phật Trong Nhà Đem Lại Bình An Gia Đạo

Thờ tượng Phật trong nhà rất phổ biến ở Việt Nam và các nước theo đạo Phật. Tuy nhiên nhiều người bày tượng Phật không hiểu rõ dễ dẫn đến việc thờ sai, làm phạm trượng đến các vị, thậm chí còn rước phải nhiều sự phiền hà, bất an cho gia đình.

Tượng Phật rất linh thiêng nên các gia đình muốn thờ Phật phải lưu ý đến những điều kiêng kị để tránh phạm trượng gây hại cho gia đình. Việc thờ phụng phải thành kính trang nghiêm, hàng ngày nhìn thấy tượng phải coi đó là tấm gương sáng để noi theo về công đức độ hạnh của các Ngài mà trở nên con người mới tốt hơn. Trong gia đình nếu không thờ Phật thì thôi còn nếu đã thờ phải thành tâm và thờ cho đúng pháp mới có thể đem lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống. Để đạt được điều đó cần lưu ý ở một vài điểm sau:

Phòng thờ tượng Phật tại gia

Tượng Phật không phải là việc ngẫu hứng thích là mua được là nó phải xuất phát từ sự thành tâm của gia chủ muốn mang tượng Phật về nhà để thờ. Thờ Phật với tâm hướng luôn luôn mong mỏi lĩnh hội được ngọn đèn trí tuệ của các Ngài để biết điều đúng sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời chú không phải để cầu ban phước trừ họa, che dấu để làm điều bất lương. Tốt nhất nếu có dịp nên đến các chùa để được các Thầy hướng dẫn các chọn tượng cho phù hợp với mục đích thờ của gia chủ. Có thể mua tượng Phật bằng đồng, bằng gốm sứ, hoặc bằng gỗ … đều được. Trường hợp nhà chật có thể thờ bằng tranh ảnh Phật linh nghiệm cũng như nhau.

Tượng Phật Thích Ca được nhiều người thờ ở nhà

Đối với những nhà rộng, có diện tích thì nên dành riêng một gian để thờ Phật riêng. Những ngôi nhà có thiết kế hiện đại còn xây riêng một tần thượng để thờ Phật. Trường hợp không có gian riêng cũng vẫn có thể thờ tượng Phật ở gian chính ở trên các kệ cao được thiết kế một cách trang trọng. Bàn thợ Phật phải luôn được giữ sạch sẽ, lau chùi thường xuyên.

Mặt tượng Phật nên quay về hướng Đông vì đây là hướng mặt trời mọc mà các Đức Phật quay ra để thiền định giác ngộ. Hướng bàn thờ nên đặt theo hướng Tây Bắc vì đây là hướng tượng trưng cho trời: Tây thiên cực lạc. Tuyệt đối nên tránh đặt bàn thờ ở hướng Đông Bắc nhìn về Tây Nam và ngược lại vì đây là hai hướng ngũ qủy có rất nhiều xung khí.

Tượng Phật Bà Quan Âm cũng được nhiều người thờ tại nhà

+ Đặt tượng Phật hướng ra cửa chính.

+ Nếu thờ tam thế Phật phải đặt chung một bàn đồng bậc đồng cấp.

+ Tốt nhất nên thờ tượng Phật ở gian riêng, trên lầu cao nhất của ngôi nhà hay ở những vị trí tôn kính mà không quá ồn ào hay nhiều người qua lại.

+ Tượng trên bàn thờ nên đặt trên miếng giấy lót đỏ.

+ Bàn thờ và tượng nên lau chùi thường xuyên, khăn chậu phải đảm bảo còn mới. Có thể dùng nước sạch, rượu, nước hoa, nước bưởi để lau chùi.

+ Hàng ngày nên thắp hương sáng tối và phải đảm bảo hương còn mới, đồ cúng phải đảm bảo tươi ngon. Nên để đèn bàn thờ luôn luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương.

+ Tượng bị cũ, mờ nên tô vẽ lại. Nếu tượng Phật bị hư hỏng quá mức thì dùng giấy vàng gói lại để ngày 1, 3, 5, 7, 9 đốt dưới nắng tiễn tượng Phật quy vị. Không nên bạ đâu bỏ đó mà mang tội.

Tượng Phật A Di Đà sử dụng thờ tai gia

+ Khi thờ tam thế Phật trên cùng một bàn thờ phải để đồng bậc đồng cấp, không được cái trên cái dưới, tượng lớn tượng nhỏ.

+ Không được dùng gỗ hay vật liệu đã sử dụng qua làm bàn thờ Phật vì như vậy là bất kính.

+ Trên bàn thờ không được để các dị vật khác.

+ Tượng Phật rất linh thiêng nên không được cất trong các hộp, tủ hay két sắt vì như vậy giống như bạn đang cố nhốt Phật vậy. Hành động này vừa không giúp phù hộ cho gia đình mà còn làm cho các thành viên dễ bị bệnh đau ốm thường xuyên.

+ Tuyệt đối không được để tượng Phật lung tung trong nhà, kị nhất là những nơi không sạch sẽ ẩm thấp.

+ Dù cho nên đặt bàn thờ ở những hướng tốt nhưng không vì thể mà đặt bàn thờ ở những vị trí ồn ào, nhiều người qua lại sẽ làm mất đi sự thanh tịnh nơi thờ cúng.

+ Không đặt tượng Phật ở những nơi riêng tư như phòng ăn, phòng ngủ hoặc hướng mặt về những nơi thiếu trang nghiêm như phòng tắm, bếp hay nhà vệ sinh…

+ Không đặt bàn thờ tượng Phật ở những vị trí nhạy cảm như dưới xà nhà hay gầm cầu thang vì hằng ngày nhiều người đi qua đi lại phía trên.

+ Không nên đặt giường ngủ phía sau bàn thờ Phật vì ngủ sẽ không an giấc và còn hay gặp mộng mị

+ Tranh ảnh Phật không nên cuộn tròn hay để lung tung mà phải cất gọn để xử ly sau này.

Bộ tượng tam thế phật thờ trong nhà

+ Trước hết, tượng Phật bằng đồng có tính bền vững thiên niên vạn đại, để đời đời sau này. Giá trị pho tượng Phật bằng đồng càng tăng lên theo thời gian năm tháng. Nếu làm bằng gỗ dễ xảy ra hiện tượng co ngót, cong vênh, nứt lẻ, mối mọt,…. Còn nếu bằng gốm sứ dễ bị va đập, sứt mẻ.

+ Bức tượng Phật bằng đồng sẽ được làm đẹp hơn, có thần thái và có hồn hơn. Do khi đúc tượng đồng phải trải qua nhiều công đoạn và quy trình. Quan trọng nhất là công đoạn tạo mẫu tượng bằng đất sét, có thể chỉnh sửa theo ý mong muốn đẹp nhất.

+ Trong phong thuỷ, tượng phật bằng đồng mang hành kim. Thông thường bàn thờ được làm bằng gỗ, tượng Phật được làm bằng đồng sẽ có tính hài hoà hơn khi kết hợp cùng với một số vật phẩm khác để tạo thành: Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ.

+ Khi đúc tượng bằng đồng có thể thả thêm vàng vào trong để góp phần làm pho tượng thêm phần linhh thiêng hơn.

+ Ngoài ra, trên pho tượng Phật bằng đồng còn có thể dát vàng lá 9999 toàn bộ trên bề mặt rất đẹp và linh thiêng.

Bộ tượng tam thế phật thờ tại nhà

Khi thờ cúng Phật tại gia nên thu dọn bát hương sạch sẽ và gọn gàng để tránh gây cháy rất nguy hiểm. Có thể thấy các bát hương cúng Phật trong chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm đều được các nhà sư, người làm công quả thu dọn sạch sẽ như lúc ban đầu.

Trong một nhà nếu có người tin Phật, có người lại muốn thờ Thần thì có thể thờ các vị này chung với nhau không? Thần và Phật có thể thờ chung để bổ trợ cho nhau phù hộ cho gia đình. Tuy nhiên, nên thờ Phật ở chính giữa, khi cúng thì cúng Phật ở 2 bên và cúng Thần ở bên ngoài, đạo Phật gọi là Thần bảo vệ Tam bảo. Nếu đạt được thoả thuận của cả nhà, sau khi đổi ý có thể mang tượng Phật vào chùa gửi hoặc nếu là Thần thì mang tượng Thần vào chùa làm lễ khấn rồi cất tượng đi.

Sau khi thỉnh tượng Phật về thờ, các vật bày cúng trên bàn thờ Phật nên là hoa, quả, nước trà. Vật phẩm cúng Phật nên thay đổi hàng ngày để tránh hư hỏng. Nếu thức ăn còn ăn được thì mang xuống ăn, nếu hư hỏng thì vứt đi như vứt rác không có kiêng kị.

Như trên đã nói, không nên đặt tượng Phật trong phòng ngủ, nơi riêng tư để tránh mạo phạm Phật. Vậy nếu nhà chỉ có một phòng hoặc ở phòng trọ nhưng gia chủ lại muốn thờ tượng Phật để tụng niệm thì nên làm thế nào? Nếu nhà ở chỉ có một phòng hoặc ở phòng trọ vẫn có thể thờ tượng Phật, tuy nhiên nên dùng vải khăn sạch che phủ tượng Phật. Sau khi sắp xếp giường chiếu chỉnh tề, sạch sẽ rồi thì mở khăn ra để tụng niệm.

Tượng Phật Thích Ca cao 1m4 đươc đúc bằng đồng đỏ.

Một số mẫu tượng Phật thờ trong nhà phổ biến nhất hiện nay, được nhiều người lựa chọn như: Tượng Phật Thích Ca, Tượng Phật A Di Đà, Tượng Phật Bà Quan Âm, Tượng Tam Thế Phật,…..

Cách Thức Thờ Phật, Lạy Phật, Cúng Phật

Lạy 3 lạy là đúng nhất. Đó là lễ lạy Tam bảo tức Phật bảo, Pháp bảo, và Tăng bảo. Nhưng thật ra, vì lòng thành kính đối với Phật, ta có thể lạy bao nhiêu cũng được để tỏ lòng tôn kính và xả bỏ tâm cống cao ngã mạn. Nhưng với người bệnh hoạn, hoặc già yếu không lạy được đúng phép thì cũng không có tội, miễn sao giữ tâm thành kính hướng về Phật là tốt.

1. Ý nghĩa thờ Phật là gì?

– Chúng ta thờ Phật để tỏ lòng biết ơn và đền ơn Ngài đã dấn thân đóng góp không biết mệt mỏi nhàm chán, để từng bước dìu dắt mọi người tiến quả giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

– Thờ Phật để được học hỏi tấm gương sáng của Ngài qua các đức tính từ bi hỷ xả, trí tuệ thông suốt nhờ tâm thanh tịnh sáng suốt. Từ đó nhắc nhở chúng ta làm các việc thiện ích, và không làm các việc sai trái xấu ác.

2. Ý nghĩa lạy Phật là gì?

Ngày xưa khi đức Phật còn sống, các đệ tử thường cúi xuống hôn chân Phật và đặt trán mình lên đó để tỏ lòng tôn kính và biết ơn. Ngày nay chúng ta thờ hình tượng đức Phật, lễ lạy bằng cách năm vóc toàn thân đầu mình tay chân chạm sát đất để tỏ lòng tôn kính.

3. Ý nghĩa cúng Phật là gì?

Ngày xưa, các thí chủ cúng dường đức Phật và tăng đoàn để tỏ lòng tôn kính biết ơn và duy trì nếp sống thiền môn. Ngày nay chúng ta vẫn cúng dường như thế để duy trì ngôi Tam bảo mà có nơi nương tựa để tu học.

4. Chúng ta phải thờ vị Phật nào?

Trước tiên là phải thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì Ngài là người đã khai sáng ra đạo Phật có lịch sử rõ ràng. Song bên cạnh đó chúng ta có thể thờ thêm hai bên các vị Bồ Tát như Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí. Tuy nhiên tùy sở thích của mỗi người mà chúng ta có thể thờ một vị Phật khác như Phật Dược Sư, Phật A Di Đà .v.v… Nhưng chính yếu vẫn là thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì Ngài đã xuất hiện nơi thế gian bằng xương bằng thịt, còn các vị Phật khác Ngài nói lại trong các bản Kinh.

5. Lạy Phật mấy lạy là đúng? Tại sao?

Lạy 3 lạy là đúng nhất. Đó là lễ lạy Tam bảo tức Phật bảo, Pháp bảo, và Tăng bảo. Nhưng thật ra, vì lòng thành kính đối với Phật, ta có thể lạy bao nhiêu cũng được để tỏ lòng tôn kính và xả bỏ tâm cống cao ngã mạn. Nhưng với người bệnh hoạn, hoặc già yếu không lạy được đúng phép thì cũng không có tội, miễn sao giữ tâm thành kính hướng về Phật là tốt.

6. Chúng ta nên cúng Phật món gì?

– Đúng phép là cúng Phật năm món: Hoa, đèn, hương, trái cây, nước trong.

– Nhưng với lòng tôn kính và biết ơn, chúng ta có thể cúng những món mà ta nấu nướng thanh tịnh, như: Cháo, chè, bánh, cơm chay v.v…

7. Gia đình nghèo không đủ tiền mua hoa và trái cây thì sao?

Đã nói là cúng dường với tấm lòng thành của mình, nếu có cũng tốt không có cũng không sao cả. Tấm lòng tôn kính và biết ơn mà cố gắng học hỏi và tu sửa mới thật là quý giá.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Tìm Hiểu Cách Thờ Đức Phật, Lạy Phật, Cúng Phật

Đức Phật là người đã dày công tu luyện đắc thành Đạo. Ngài đã dùng phước đức và trí tuệ của mình dẫn dắt chúng sanh thoát khỏi bể khổ nhân gian. Ngài là một người siêu phàm xuất chúng, tấm lòng từ bi vô lượng, luôn có những lời dạy quý báu, những hành động sáng suốt. Chính vì vậy, Đức Phật luôn là bậc đáng tôn thờ.

Thờ Đức Phật là bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với bậc đã hy sinh tất cả hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng sinh. Là để chúng ta luôn hướng đến chân, thiện, mỹ của Ngài và noi theo.

Thờ Phật như thế nào mới đúng?

Thờ Phật là để luôn một tâm hướng về thiện lành, luôn làm theo những lời Phật dạy. Thờ Phật để luôn được ngọn đèn trí tuệ của Ngài soi sáng tâm thức, lòng phát sáng lòng từ bi, hướng thiện, giúp người. Chứ không phải thờ Phật để mưu cầu ban phước, trừ họa, mua may bán đắt. Không được có ý nghĩ thờ Phật để dựa vào sức mạnh của Ngài chở che để làm việc bất chính.

Nên thờ Đức Phật nào?

Trong Phật Giáo, tùy vào từng thời kỳ giáo hóa của mỗi Đức Phật và pháp môn tu hành mà thờ cho hợp lý. Hiện nay, đang ở thời kỳ giáo hóa của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nên chúng ta thờ Ngài. Nếu bạn theo tín đồ “Tịnh Độ Tông” thì phải thờ Đức Phật A Di Đà. Hay bạn muốn thờ “Tam Thế Phật” thì nên thờ Đức Phật Thích Ca, Đức A Di Đà và Đức Di Lặc.

Cách thức thờ Đức Phật

Nếu bạn thờ “Tam Thế Phật” thì phải sắp xếp chung trên một bàn. Phải đặt bằng nhau không được cái cao, cái thấp, cũng không được cái to, cái bé. Bàn thờ Phật phải đặt ở vị trí chính giữa nhà, bàn thờ gia tiên ở phía dưới hoặc sau. Tại bàn thờ Phật ngoài bình bông, lư hương, chân đèn, dĩa quả thì không được đặt tạp vật nào khác. Phải luôn lau quét sạch sẽ bàn thờ Phật.

Nếu như trong nhà thờ tượng Phật lâu năm mà bị hư hỏng thì mua tượng mới về thay. Và khi mua tượng mới phải làm lễ nhập Phật cho bức tượng. Nhưng tượng cũ phải đưa vào chùa chờ dịp nhập tháp.

LẠY PHẬT Ý nghĩa của việc lạy Phật

Lạy Phật là biểu hiện tấm lòng thành kính, sự ngưỡng mộ, tôn thờ một bậc tối thượng. Cử chỉ cúi lạy Đức Phật là hoàn toàn tin cậy đối với Ngài. Luôn một lòng hướng thiện, từ bi, làm theo những lời dạy quý báu của Ngài.

Lạy Phật như thế nào cho đúng cách?

Khi lạy Đức Phật phải quỳ xuống, ngửa hai lòng bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật. Và cúi lưng xuống, đặt trán trên hai lòng bàn tay. Trước khi lạy Phật, người phải sạch sẽ, y phục trang nghiêm. Sau đó đốt hương ra trước bàn thờ Phật, đứng ngay thẳng, tay chắp để trước ngực, mắt hướng về Đức Phật, tâm tưởng đến điều tốt và tỏ bày nguyện vọng chân chính. Xá rồi cắm hương vào lư trên bàn thờ, đánh tiếng chuông và lạy Phật ba lạy.

CÚNG PHẬT Ý nghĩa về cúng Phật

Cúng dường Tam Bảo, giúp chúng ta gần với Đức Phật, luôn có ý nghĩ Phật vẫn còn tại thế, luôn bên cạch soi sáng tâm thức chúng sanh. Sự cúng Phật này, giúp chúng ta được kết duyên lành với Phật, hiểu rõ hơn về cuộc đời của Ngài và quyết noi theo những gì Ngài đã dạy bảo.

Lễ vật cúng Phật là những gì?

Cúng Phật đúng nghĩa là cúng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, quả tốt, nước trong và cơm trắng. Điều quan trọng nhất khi cúng Phật đó chính là tâm hướng thiện. Và không được sát sinh khi cúng Phật, điều này sẽ gây nên ác nghiệp.

Cúng Giao Thừa Đúng Cách Mang Lại Nhiều May Mắn Trong Năm Mới

Vào đêm 30 Tết hàng năm thì một trong những nghi thức không thể thiếu đó là cúng giao thừa. Chính vì vậy, các gia đình luôn chuẩn bị thật cẩn thận và kỹ càng cho nghi thức cúng giao thừa để chia tay năm cũ và đón một năm mới sắp đến.

bài cúng tất niên Lễ Trừ Tịch (còn gọi là lễ giao thừa)

Theo phong tục của người Việt thì vào giờ phút chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới thì mọi gia đình sẽ làm lễ trừ tịch (để “khu trừ ma quỷ” nên có từ “trừ tịch”). Chính vì lễ trừ tịch được tổ chức vào khoảnh khắc giao thoa của đất trời nên còn có tên là lễ giao thừa. Với mong muốn xua đuổi những điều không tốt của năm cũ và mang lại nhiều may mắn trong năm mới gần tới nên nhà nhà đều làm lễ cúng giao thừa.

Lễ giao thừa để cúng ai?

Quan niệm dân gian truyền lại rằng, cứ hết một năm thì các thần coi việc nhân gian sẽ bàn giao lại công việc cho nhau, nên lễ giao thừa còn có ý nghĩa tiễn thần cũ và đón thần mới. Ngoài ra, các cụ truyền lại rằng trong lúc bàn giao công việc thì có quân đến và quân đi rất vội vã nên có một số quan quân chưa kịp ăn (người trần mắt thịt ta không thể nhìn thấy) đó chính là lý do mà lễ giao thừa cúng ngoài trời.

Trong thời khắc giao thừa thì trên mâm cúng ngoài trời, các gia đình bày các đồ ăn nguội bao gồm như xôi, bánh trái, gà luộc để tỏ lòng thành kính tiễn thần cũ một năm qua đã cai quản gia đình mình và chào đón thần của năm mới xuống. Các thần không thể vào nhà ung dung mâm bát mà chỉ đi qua ăn nhanh chóng hoặc có thể mang theo, thậm chí, chỉ kịp chứng kiến sự thành kính của gia chủ vì việc bàn giao công việc diễn ra rất khẩn cấp.

Lễ cúng giao thừa cần sắm sửa gì?

Vào đêm giao thừa, người ta có thể cúng tại nhiều địa điểm khác nhau như: tư gia, các miếu, đình hay các văn chỉ trong thôn, xóm.

Cách sắp xếp cho lễ cúng cần lưu ý:

– Bàn thờ phải được đặt ở giữa trời.

– Hai ngọn đèn dầu (hoặc nến) và bình hương được đặt trên chiếc hương án.

Các lễ vật cần có: Thủ lợn (có thể thay bằng một con gà), Bánh chưng, trầu cau, vàng mã, mứt kẹo và rượu nước, ngoài ra một số gia đình có chuẩn bị thêm chiếc mũ cho Đại Vương hành khiển. Tuy nhiên, người Việt vốn có quan niệm gà trống biểu tượng cho ngũ đức bao gồm: “văn – võ – dũng – nhân – tín” nên nhiều gia chủ thường dùng gà trống làm lễ vật cúng và để tượng trưng cho mặt trời thì người ta có cài thêm bông hoa hồng đỏ vào miệng con gà.

Tại các ngôi chùa cũng làm lễ cúng giao thừa và lễ vật tất cả là đồ chay. Và ở một số tư gia họ giản tiện hơn chủ yếu là lòng thành nên thường đặt bàn thờ tại trước cửa nhà hoặc ngoài sân. Khi nghe thấy tiếng chuông hoặc trống vang lên là báo hiệu giờ phút trừ tịch đã đến, gia chủ ra khấu lễ sau đó là những người kế tiếp lễ theo và tâm cầu các tân vương sẽ phù hộ độ trì một năm mới bình an, sung túc.

Lý do cúng giao thừa ngoài trời?

Giây phút giao thừa là giây phút vô cùng thiêng liêng, đó là khoảnh khắc giao thoa của đất trời, vạn vật. Và các cụ quan niệm rằng: Mỗi một năm thì Thiên Đình lại thay đổi các quan tiếp quản việc trần gian cũng giống như giới hạ giới ta các vị lãnh đạo cũng làm theo nhiệm kỳ, hết nhiệm kỳ sẽ là người khác lên thay. Nếu như năm nào dưới nhân gian được ấm no, không gặp thiên tai, mùa màng tươi tốt thì đó là vị quan tài giỏi anh minh. Còn ngược lại, dân đói khổ thì đó là vị quan kém cỏi.

Như đã nói ở trên, việc các thần bàn giao công việc diễn ra hết sức nhanh chóng nên các thần không thể vào nhà ung dung mâm bát mà chỉ đi qua ăn nhanh chóng hoặc có thể mang theo, thậm chí, chỉ kịp chứng kiến sự thành kính của gia chủ vì việc bàn giao công việc diễn ra rất khẩn cấp.

Sau lễ cúng giao thừa là lễ cúng Thổ Công

Để tỏ lòng thành kính với vị thần cai quản nhà mình thì các gia chủ sau khi làm lễ cúng giao thừa sẽ làm lễ cúng Thổ công và mâm cúng cho lễ cúng Thổ Công cũng tựa như lễ cúng Giao Thừa.

Các tục lệ diễn ra trong đêm Trừ tịch:

Theo truyền thống bao đời nay của người Việt thì sau khi tổ chức lễ cúng giao thừa thì ở khắp các vùng miền, dân tộc, các gia đình còn có một số tục lệ sau:

– Đi lễ chùa (đình, đền): Sau khi làm lễ cúng giao thừa tại gia, họ cùng nhau đi lễ tại các đình, miếu, chùa để cầu may, xin các Thần, Phật sẽ phù hộ cho bản thân và cả gia đình một năm mới dồi dào sức khỏe, làm ăn tấn tới. Cũng nhân dịp này thì người ta thường rút quẻ đầu năm.

– Chọn hướng xuất hành: Trước khi ra khỏi nhà, họ sẽ chọn giờ cũng như hướng xuất hành. Bởi đi vào giờ đep và đúng hướng sẽ mang lại sự may mắn.

– Hái lộc: Vào ngày đầu năm mới thì ai cũng mong muốn có được nhiều lộc nên ở khắp nơi họ có tục hái một cành cây (cành lộc) để mang về cắm trên bàn thờ cho đến khi cành khô. Tục lệ đó có ngụ ý rằng đây là lộc của đất trời, Thần Phật ban xuống.

– Hương lộc: Vì ngọn lửa là biểu tượng của sự phát đạt nên có những người thay vì hái lộc sẽ xin lộc ở các đình, đền bằng việc đốt một nắm hương sau đó đứng khấn trước bàn thờ và mang hương đó cắm vào bình hương nhà mình như được các Thánh, Phật luôn độ trì trong năm mới.

– Xông đất, xông nhà: Với mong muốn trong năm mới mọi điều tốt đẹp đến với gia đình thì các gia chủ sẽ kén chọn một người xông đất. Người này phải tốt vía và hợp tuổi với chủ nhà và đến vào sớm mồng một như mang theo sự may mắn, dễ dãi cho gia chủ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Lạy Trong Thờ Cúng trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!