Xu Hướng 12/2023 # Cách Lập Bàn Thờ Và Cách Cúng Tổ Nghề # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Lập Bàn Thờ Và Cách Cúng Tổ Nghề được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tổ nghề (hay còn gọi là Đức Thánh Tổ, Tổ sư) là người có công lao trong việc sáng lập và truyền bá một nghề nào đó. Nhằm tôn trọng và tưởng nhớ đến những việc mà họ đã làm, những người làm nghề thế hệ sau đã suy tôn họ gọi là tổ nghề. Tổ nghề thông thường là những người có thật và được con cháu đời đời làm nghề thờ cúng để tỏ lòng kính trọng và mong muốn phát triển hơn nữa trong ngành nghề mình đã lựa chọn. Việc thờ cúng Tổ nghề tưởng chừng như đơn giản tuy nhiên có thật sự như vậy không thì mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Cách lập bàn thờ tổ nghề

Bàn thờ thần linh, gia tiên nói chung và bàn thờ tổ nghề nói riêng đều có những nguyên tắc chung khi lập. Dưới đây là một số những lưu ý mà các bạn cần cẩn trọng khi lập bàn thờ.

Không kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa: Bạn nên tránh kê bàn thờ trực diện với cửa ra vào hoặc dưới cửa sổ. Theo quan niệm phong thủy, việc sắp đặt này sẽ làm thoát khí tốt, không đem lại may mắn. Trong trường hợp không thể sắp đặt bàn thờ ở hướng nào khác, thì bạn cần thiết kế một tấm rèm che xung quanh bàn thờ để tránh bàn thờ nhìn thẳng ra cửa.

Không đặt bàn thờ ở lối đi lại: Bàn thờ là nơi tôn nghiêm rất cần không gian yên tĩnh, thanh tịnh. Bàn thờ đặt ở gần lối đi sẽ có âm thanh ồn ào, nhiễu nhương ảnh hưởng đến may mắn và tài lộc của gia chủ. Cũng vì lý do này các bạn không nên đặt phòng thờ bên cạnh hoặc bên dưới phòng trẻ em, sân chơi của trẻ. Sự hiếu động của trẻ sẽ làm mất đi sự tĩnh tại, trang nghiêm cần thiết cho không gian thờ cúng.

Không kê bàn thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm: Bàn thờ là nơi linh thiêng cần tránh những nơi ô uế, bẩn thỉu. Khi đặt bàn thờ các bạn cần tuyệt đối tránh để bàn thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm hay gần cống thải… Sở dĩ điều này là tối kỵ vì việc đặt bàn thờ tại nơi ô nhiễm như vậy sẽ gây tội bất kính với thần linh, với vị tổ mình thờ cúng. Trước khi thờ cúng bạn cũng nên dọn lại không gian xung quanh khu vực thờ cho sạch sẽ, gọn gàng.

Không đặt bàn thờ quá lộ liễu: các bạn nên tránh bố trí bàn thờ tại nơi mà người ngoài vừa bước vào đã có thể nhìn thấy ngay được, việc sắp đặt này sẽ làm giảm sự trang nghiêm, thanh tịnh cần có tại không gian này. Nếu nhà có nhiều tầng, bạn nên sắp xếp bàn thờ tại tầng trên cùng sao cho ban thờ không bị các phòng ốc khác đè lên. Nếu nhà bạn là chung cư hoặc tập thể một tầng thì nên bố trí bàn thờ ở nơi cao, tránh góc nhìn trực diện với cửa ra vào.

Bạn nên sắp xếp sao cho phía trước bàn thờ là các không gian trang trọng, phía sau là các không gian phụ khác như cầu thang hoặc các không gian như sân phơi, kho. Trường hợp không đặt bàn thờ tại tầng thượng bạn nên tránh phía dưới bàn thờ là gian bếp; phía trên là nhà tắm, nhà vệ sinh, giường ngủ hoặc vị trí của các vật nặng nề đè lên.

Bàn thờ phải luôn được giữ gìn sạch sẽ, thông thoáng và thường xuyên thắp nhang. Không gian thờ tự phải thông thoáng. Bàn thờ không nên bố trí quá cao hoặc quá thấp tránh ảnh hưởng đến việc thờ cúng.

Bạn cũng có thể tăng thêm sinh khí cho nơi thờ tự bằng cây xanh. Bạn có thể lựa chọn cây kim tiền, phát lộc hoặc một số loài cây sống trường, dễ sống, tránh những loài cây có gai và khó chăm sóc, dễ chết. Việc đặt các loài cây mang ý nghĩa tốt gần bàn thờ sẽ giúp tăng thêm phúc lộc cho gia chủ. Nếu có điều kiện hơn thì bạn có thể tạo một không gian sơn thủy và cây cối cạnh khu vực thờ tự vì theo quan niệm dân gian, nơi sơn thủy hữu tình là nơi có nhiều sinh khí, tạo phước lành cho mọi người.

Bày trí trên bàn thờ tổ nghề

Tùy theo kích thước ngôi nhà, điều kiện kinh tế, sinh hoạt… mà việc bày trí bàn thờ tổ nghiệp có thể khác nhau. Thông thường, tranh tượng thờ sẽ được bố trí tại nơi cao nhất trong bàn thờ và không bị khuất bởi bất cứ vật gì. Bàn thờ sẽ có từ 1 đến 3 bát hương. Phía trước bát hương bạn có thể bày đài nhỏ và ba chén đựng nước sạch. Hai bên bàn thờ sẽ là là hai đĩa bày hoa quả tươi và trầu cau, hoặc tiền vàng mã. Phía sau bát hương bạn sẽ bày bình cắm hoa, hương và nến.

Thông thường hoành phi sẽ được sơn son thiếc vàng, hay cuốn thư. Nếu muốn treo hoành phi bạn cần dành một phần trang trọng nhất trong gian thờ để treo lên. Hai bên bàn thờ có thể bố trí hai câu đối ghi lại những lời răn dạy hoặc những lời chúc phúc, cầu mong an khang, thịnh vượng.

Khi đặt bàn thờ, bạn cũng cần xem xét các yếu tố phong thuỷ để đảm bảo may mắn và tài lộc. Bạn có thể căn cứ vào mệnh của gia chủ để chọn hướng đặt bàn thờ cho tốt: Người mệnh Đông tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng Khảm (Bắc), Tốn (Đông Nam), Chấn (Đông), Ly (Nam). Người mệnh Tây tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng Đoài (Tây), Càn (Tây Bắc), Cấn (Đông Bắc), Khôn (Tây Nam).

Cách cúng tổ nghiệp

Thông thường đồ lễ cúng tổ nghề sẽ bao gồm những món đồ đặc trưng đại diện cho ngành nghề đó. Ngoài ra, để tỏ lòng thành, tôn kính những người nghệ nhân thế hệ sau còn cúng những món đồ mà tổ nghề của họ ưa thích như một món ăn hay loại hoa cụ thể nào đò. Nói chung, tuỳ ngành nghề, tuỳ tổ nghề khác nhau mà các bạn lựa chọn lễ vật và bày trí thờ cúng cho phù hợp. Tuy nhiên, cách cúng hầu hết sẽ là như nhau bao gồm 4 việc:

Cúng là khi bạn bày hoa, quả, nước, rượu, cỗ, chén bát, đũa… lên bàn thờ rồi thắp hương, thắp đèn, đốt nến, khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu kính đối với tổ nghề. Khấn là lời cẩu khẩn, mong mỏi muốn gửi đến Tổ nghề. Thường mọi người sẽ lầm rầm lời khấn trong miệng và sẽ kêu cầu Tổ nghề lắng nghe mình. Lời khấn sẽ bao gồm ngày tháng năm, nơi làm lễ, lý do cúng lễ, và lời cầu xin hay lời hứa sẽ thực hiện trước bàn thờ tổ nghề.

Vái được xem như là lời chào kính cẩn gửi đến vị tổ nghề. Các bạn sẽ vái ngay sau khi khấn, đó cũng là lí do tại sao có cụm từ “khấn vái”. Vái thường được áp dụng khi đứng, khi cúng lễ ngoài trời. Vái dùng thay thế cho lạy trong nhiều trường hợp. Bạn cần chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tuỳ từng phong tục mà bạn sẽ vái 2, 3, 4 hay 5 cái.

Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính hết mực chân thành đối với vị tổ nghề của mình. Lạy thường được áp dụng tại gia hoặc ở các lễ lớn có bố trí vị trí quỳ lạy thích hợp. Cũng như vái, lạy thể hiện sự kính cẩn, nghiêng mình trước vị tổ nghề tôn quý nhưng ở mức độ cao hơn.

Các ngày giỗ tổ nghề

Việc cúng Tổ làng nghề hiện nay đã bị mai một khá nhiều. Một số làng nghề, việc cúng tổ nghề gần như bị lãng quên. Tuy nhiên đi đôi với việc khôi phục các làng nghề ở nước ta, các lễ giỗ Tổ nghề cũng đang được phục hồi dần. Rất nhiều lễ cúng Tổ được tổ chức với quy mô lớn, hoành tráng, thu hút đông đảo người tham dự. Bên cạnh việc cúng bái các lễ giỗ Tổ nghề còn tổ chức vui chơi, giải trí như: hát tuồng, đấu vật, cờ tướng, đá gà…chẳng khác gì ngày hội. Có thể kể đến như:

Hội làng Thị Tứ thuộc thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định mở vào ngày 12 tháng 2 âm lịch để tưởng nhớ công ơn ông Đào Giã Tượng, là Tổ nghề rèn, đã có công truyền nghề cho dân làng. Sau lễ có các sinh hoạt vui chơi, ca hát, múa lân.

Hội làng La Xuyên ở xã Yên Ninh, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định mở vào ngày 11 tháng 3 âm lịch để giỗ Lão La, ông Tổ nghề chạm gỗ truyền thống nổi tiếng ở Sơn Nam Hạ. Lão La từng theo giúp vua Lê Đại Hành và hy sinh ở trận mạc.

Hội làng Bưởi ở xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh mở vào 3 ngày trong năm, là ngày mùng 6 tháng 2, 16 tháng 8 và 29 tháng 9 âm lịch để giỗ ông Tổ nghề gò đồng là ông Nguyễn Công Truyền, sống vào khoảng thế kỷ X – XI, là một võ quan triều Lý, khi về hưu chế ra nghề gò đồng rồi truyền dạy dân làng.

Hội lễ đồng thời là ngày giỗ tổ nghề kim hoàn được tổ chức hàng năm tại quận 5, TP. Hồ Chí Minh vào mùng 7 đến mùng 9 tháng 2 âm lịch. Đây là giỗ tổ nghề kim hoàn dành riêng ở khu vực Nam Bộ. Ngoài lễ còn tổ chức biểu diễn văn nghệ. Đông đảo thợ kim hoàn các nơi về đây dâng hương lễ Tổ và trao đổi kinh nghiêm trong nghề.

Hàng năm cứ đến dịp 12/8 (âm lịch), giới nghệ sĩ có nhiều hoạt động để tưởng nhớ những bậc tiền bối trong nghề còn gọi là Giỗ tổ nghề sân khấu. Họ sẽ mang lễ vật đến các sân khấu lớn dâng lên tổ nghề với mong muốn có một năm làm việc thuận buồm xuôi gió.

Ngoài ra còn có các ngày tổ nghề khác như tổ nghề may, tổ nghề du lịch, tổ nghề buôn bán, tổ nghề xây dựng, tổ nghề tài xế…

Lễ vật cho từng tổ nghề

Tuỳ từng ngành nghề mà các bạn chuẩn bị lễ vật khác nhau. Thông thường lễ vật sẽ là các đồ vật đặc trưng của ngành nghề đó. Bạn cũng có thể chuẩn bị lễ vật là những món đồ mà vị tổ đó ưa thích như các món ăn, các món đồ thường dùng của vị tổ đó…lễ vật cũng có thể chỉ là những món đồ giản dị bình thường như các món quà quê…miễn là nó được dâng lên với tấm lòng thành kính nhất hướng tới vị tổ nghề của mình. Các bạn nên nhớ tấm lòng là quan trọng hơn cả nên tuỳ theo điều kiện kinh tế cá nhân các bạn hãy lựa chọn những món quà phù hợp, tránh xa hoa lãng phí.

Giỗ Tổ nghề thực chất là hoạt động thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo” đối với các bậc tiền nhân có công sáng lập và truyền dạy nghề nghiệp. Đây cũng là dịp các nghệ nhân cùng chung một lĩnh vực khắp nơi tề tựu đông đủ giúp khuyến khích giữ gìn nghề và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc làm ăn. Giỗ Tổ các nghề hiện nay chính là một nét văn hóa truyền thống đặc biệt cần được giữ gìn và phát huy mãi về sau.

Nếu quý khách có nhu cầu thỉnh tranh để thờ cúng tổ nghề, tổ nghiệp của mình xin vui lòng liên hệ cơ sở sản xuất tranh tượng Phật Mandala để đặt hàng.

Ngoài ra còn có tranh bát mã truy phong, tranh cửu huyền thất tổ để quý khách tham khảo thêm.

Facebook : https://www.facebook.com/XuongTranhTuongPhatCom/

Cách Lập Bàn Thờ Cửu Huyền Thất Tổ Và Cách Thờ Cúng

Trong nhà thờ họ hoặc con trưởng thường thấy các bài vị Cửu Huyền Thất Tổ. Tuy nhiên cửu huyền thất tổ là gì? Ý nghĩa và cách thờ cúng cửu huyền thất tổ hợp phong thủy nhất ra sao? Hãy xem toàn bộ bài viết để có được thông tin tổng quát nhất về Cửu huyền thất tổ.

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Cửu huyền thất tổ là ai? Thực tế có rất nhiều câu hỏi xoay quanh bàn thờ cửu huyền. Để hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ Cửu Huyền Thất Tổ chúng tôi đi giải thích theo nghĩa Hán tự như sau:

Cửu: nghĩa là chín, thứ chín

Huyền: nghĩa là thế hệ

Thất: nghĩa là bảy, thứ bảy

Tổ: nghĩa là Tổ Tông hay là ông Tổ

Như vậy Cửu Huyền là chín đời tính từ mình là đời thứ 5 trở lên 4 đời và xuống 4 đời. Thất tổ là bảy ông tổ tính từ mình lên trên 6 đời. Ví dụ từ mình ngược lên đời bố là 1 đời, lên tới ông là 2 đời… Rồi mình xuống con mình là 1, xuống cháu nội mình là 2… Chính vì vậy Cửu huyền có phần rộng lớn hơn Thất tổ.

Cửu huyền thất tổ có nhiều loại như chất liệu làm bằng gỗ, đồng… Chữ viết Hán, thư pháp, thêu hoặc đúc chữ. Có thể là bài vị cửu huyền thất tổ, tranh thờ cửu huyền thất tổ, liễn thờ cửu huyền thất tổ.

Cách thờ cúng Cửu huyền thất tổ

Cửu Huyền Thất Tổ là nơi gia chủ thờ cúng 9 đời tổ tiên trong gia đình, dòng họ của mình. Vì vậy không nhất thiết trong mỗi gia đình Việt Nam đều hiện hữu bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Thay vào đó có thể là nhà con trưởng, nhà thờ họ…

Để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ được đặt nơi trang trọng nhất. Bàn thờ cửu huyền thất tổ hay bàn thờ gia tiên là một. Có hay chăng thì bài vị cửu huyền thất tổ được đặt ở chính giữa, trên cùng bàn thờ gia tiên tỏ lòng cung phụng tổ tiên.

Truyền thống thờ cúng tổ tiên được người dân ta gìn giữ, lưu truyền. Cho đến tận bây giờ nó đã trở thành một nén văn hóa đẹp của dân tộc Việt Nam.

Cách lập bàn thờ cửu huyền thất tổ

Cách lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ cũng chính là lập bàn thờ gia tiên. Quá trình thực hiện có nhiều bước. Khi lập bàn thờ gia chủ cần đảm bảo sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn.

Bước 1: Gia chủ chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết để đặt lên bàn thờ như vật phẩm, bác hương, nhang, đèn, mâm cúng, bài vị,……

Bước 2: Tẩy uế đồ thờ cúng bằng rượu trắng pha với gừng. Dùng khăn sạch thấm vào hỗn hợp rượu gừng và lau cẩn thận. Kế đó bạn dùng khăn khô lau lại lần nữa.

Bước 3: Lau bàn thờ cửu huyền thất tổ bằng khăn sạch và tẩy uế với rượu trắng pha gừng. Sau khi lau để cho mặt bàn thật khô ráo.

Bước 4: Công đoạn kế tiếp gia chủ tiến hành đặt bài vị lên bàn thờ. Khi đặt bài vị tổ tiên gia chủ cần lưu ý các điểm sau.

Bạn không được đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ vào lồng kín hoặc hộp kín. Đồng Thời không để vật nặng lên trên hay chèn ép đến bài vị.

Khi trong nhà bạn vừa thờ Phật vừa thờ gia tiên thì chắc chắn phải đặt bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thấp hơn so với bàn thờ Phật đảm bảo vai vế thờ cúng.

Bước 5: Bạn tiếp tục bài trí các vật phẩm thờ cúng khác như đặt bình hoa, bát hương, mâm, đèn,….

Bước 6: Gia chủ cúng lễ, đọc bài cúng cửu huyền thất tổ và thắp nhang để an vị bàn thờ

Bước 7: Nhang tàn bạn hạ đồ lễ xuống và chia vật phẩm cho người thân trong gia đình.

Đồ cúng lễ trên bàn thờ Cửu Huyền Thất tổ phải chọn đồ tươi không nên cúng các loại trái cây cũ, hỏng. Đặc biệt không để các đồ tươi này trên bàn thờ quá lâu. Đồng thời gia chủ nên thường xuyên thay nước và rượu trên bàn thờ.

Bài khấn cửu huyền thất tổ

Một số nơi gọi bài khấn cửu huyền thất tổ hay bài cúng cửu huyền thất tổ dùng trong những dịp đặc biệt. Còn kinh sám hối cửu huyền, bài nguyện trước bàn thờ cửu huyền thì có thể đọc hằng ngày, hằng tuần. Cụ thể bài cúng cửu huyền thất tổ như sau:

Hôm nay là ngày…….tháng……….năm ………. (Chúng) con tên là ……………., ………..tuổi, ở tại địa chỉ……………… Được ngày lành tháng tốt, (chúng) con thành tâm kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ, nội ngoại tông thân, đồng lai lâm tọa vị, chứng minh lòng thành của con cháu. Kính mong Cửu huyền thất tổ anh linh, phù hộ độ trì cho (chúng) con và gia đình được bình an mạnh khỏe, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được thuận lợi may mắn. (Chúng) con thành tâm kính thỉnh và hết sức biết ơn cao cả của Cửu huyền thất tổ và Nội ngoại tông thân.

Qua bài viết trên đây chúng tôi vừa giải thích cho bạn hiểu Cửu Huyền Thất Tổ là gì. Cách thờ cúng, cách lập bàn thờ cửu huyền thất tổ ra sao. Với các bước hướng dẫn cụ thể chúng tôi tin bạn có thể tự tay lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ tươm tất, trang nghiêm.

Cách Lập Bàn Thờ Cửu Huyền Thất Tổ Và Thờ Cúng Hằng Ngày

Trong nhà thờ họ hoặc con trưởng thường thấy các bài vị . Tuy nhiên cửu huyền thất tổ là gì? Ý nghĩa và cách thờ cúng cửu huyền thất tổ hợp phong thủy nhất ra sao? Hãy xem toàn bộ bài viết để có được thông tin tổng quát nhất về Cửu huyền thất tổ.

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Cửu huyền thất tổ là ai? Thực tế có rất nhiều câu hỏi xoay quanh bàn thờ cửu huyền. Để hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ Cửu Huyền Thất Tổ chúng tôi đi giải thích theo nghĩa như sau:

Cửu: nghĩa là chín, thứ chín

Huyền: nghĩa là thế hệ

Thất: nghĩa là bảy, thứ bảy

Tổ: nghĩa là Tổ Tông hay là ông Tổ

Như vậy Cửu Huyền là chín đời tính từ mình là đời thứ 5 trở lên 4 đời và xuống 4 đời. Thất tổ là bảy ông tổ tính từ mình lên trên 6 đời. Ví dụ từ mình ngược lên đời bố là 1 đời, lên tới ông là 2 đời… Rồi mình xuống con mình là 1, xuống cháu nội mình là 2… Chính vì vậy Cửu huyền có phần rộng lớn hơn Thất tổ.

Cửu huyền thất tổ có nhiều loại như chất liệu làm bằng gỗ, đồng… Chữ viết Hán, thư pháp, thêu hoặc đúc chữ. Có thể là bài vị cửu huyền thất tổ, tranh thờ cửu huyền thất tổ, liễn thờ cửu huyền thất tổ.

Cách thờ cúng Cửu huyền thất tổ

Cửu Huyền Thất Tổ là nơi gia chủ thờ cúng 9 đời tổ tiên trong gia đình, dòng họ của mình. Vì vậy không nhất thiết trong mỗi gia đình Việt Nam đều hiện hữu Cửu Huyền Thất Tổ. Thay vào đó có thể là nhà con trưởng, nhà thờ họ…

Để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ được đặt nơi trang trọng nhất. Bàn thờ cửu huyền thất tổ hay bàn thờ gia tiên là một. Có hay chăng thì bài vị cửu huyền thất tổ được đặt ở chính giữa, trên cùng bàn thờ gia tiên tỏ lòng cung phụng tổ tiên.

Cách lập bàn thờ cửu huyền thất tổ

Cách lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ cũng chính là lập bàn thờ gia tiên. Quá trình thực hiện có nhiều bước. Khi lập bàn thờ gia chủ cần đảm bảo sự cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn.

Bước 1: Gia chủ chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết để đặt lên bàn thờ như vật phẩm, bác hương, nhang, đèn, mâm cúng, bài vị,……

Bước 2: Tẩy uế đồ thờ cúng bằng rượu trắng pha với gừng. Dùng khăn sạch thấm vào hỗn hợp rượu gừng và lau cẩn thận. Kế đó bạn dùng khăn khô lau lại lần nữa.

Bước 3: Lau bàn thờ cửu huyền thất tổ bằng khăn sạch và tẩy uế với rượu trắng pha gừng. Sau khi lau để cho mặt bàn thật khô ráo.

Bước 4: Công đoạn kế tiếp gia chủ tiến hành đặt bài vị lên bàn thờ. Khi đặt bài vị tổ tiên gia chủ cần lưu ý các điểm sau.

Bạn không được đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ vào lồng kín hoặc hộp kín. Đồng Thời không để vật nặng lên trên hay chèn ép đến bài vị.

Khi trong nhà bạn vừa thờ Phật vừa thờ gia tiên thì chắc chắn phải đặt bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thấp hơn so với bàn thờ Phật đảm bảo vai vế thờ cúng.

Bước 5: Bạn tiếp tục bài trí các vật phẩm thờ cúng khác như đặt bình hoa, bát hương, mâm, đèn,….

Bước 6: Gia chủ cúng lễ, đọc bài cúng cửu huyền thất tổ và thắp nhang để an vị bàn thờ

Bước 7: Nhang tàn bạn hạ đồ lễ xuống và chia vật phẩm cho người thân trong gia đình.

Đồ cúng lễ trên bàn thờ Cửu Huyền Thất tổ phải chọn đồ tươi không nên cúng các loại trái cây cũ, hỏng. Đặc biệt không để các đồ tươi này trên bàn thờ quá lâu. Đồng thời gia chủ nên thường xuyên thay nước và rượu trên bàn thờ.

Bài khấn cửu huyền thất tổ

Một số nơi gọi bài khấn cửu huyền thất tổ hay bài cúng cửu huyền thất tổ dùng trong những dịp đặc biệt. Còn kinh sám hối cửu huyền, bài nguyện trước bàn thờ cửu huyền thì có thể đọc hằng ngày, hằng tuần. Cụ thể bài cúng cửu huyền thất tổ như sau:

Cách Lập Bàn Thờ Cửu Huyền Thất Tổ

1.Ý nghĩa của “Cửu huyền thất tổ”

Cửu huyền thất tổ thật ra chẳng xa lạ gì với những người con đất Việt nhưng vì kiểu chữ viết bằng tiếng Hán mà ít người có thể nhận ra nó. Rất nhiều trong gia đình thờ phụng gia tiên luôn có tấm bảng với dòng chữ màu đỏ bằng chữ nho đặt chính giữa ngôi nhà đó chính là “Cửu huyền thất tổ”. Vậy cửu huyền thất tổ là con cháu mong muốn thờ những ai với nguyện vọng gì?. Theo nhà phật thì “Cửu huyền” chỉ chín thế hệ của một gia tộc, kiếp chúng sanh của con người cần trải qua luân hồi kể từ khi có thân thể đến mất đi và trở về cát bụi. “Thất tổ” chỉ bảy đời của dòng họ của gia đình mình. Như vậy cửu huyền lớn hơn thất tổ rất nhiều, bao quát cả thất tổ trong đó, bao quát cả thế hệ trước lẫn thế hệ sau.

2.Cách lập bàn thờ cửu huyền thất tổ

Theo quan niệm đạo phật, đời người là một mắt xích trong chuỗi luân hồi con người qua các kiếp nạn trải qua. Mỗi một đời người trải qua sẽ có một đời cha mẹ riêng, nên không chỉ có một ba mẹ, ông bà mà có vô số, đời này ta đến với cha mẹ có thể là để trả nợ, báo ân, cũng có thể đòi nợ nhưng rồi hết kiếp này đến kiếp khác cũng là nhân quả rồi sẽ trả lại thân ta. Luật nhân quả có vay có trả nên không ai nợ ai hay ăn không của ai bất kỳ điều gì. Có khi ông bà, cha mẹ đời trước lại là con cháu của chúng ta đời này nên luôn phải chăm sóc, dạy dỗ cẩn thận.

Việc lập bàn thờ cửu huyền thất tổ để báo ân, ghi nhớ công ơn của cha mẹ, ông bà qua các kiếp luân hồi hay kiếp này của chúng ta. Nên việc lập bàn thờ đúng vị trí là rất quan trọng. Cần tránh để bàn thờ cửu huyền trong không gian kín như hộp gỗ, hộp kính hoặc bất kỳ vật gì lên trên bàn thờ. Không được lắp bàn thờ cửu huyền ngay dưới bàn thờ phật mà có thể để dưới nhưng phải tránh lệch sang một bên, cũng không để ngay trên đầu bàn thờ phật. Hơn nữa, nhớ để vách ngăn giữa bàn thờ phật và cửu huyền.

> > > > Bộ sưu tập bàn thờ cho chung cư

Thờ cúng hợp lý và chính xác sẽ mang đến cho cuộc sống gia đình nhiều niềm vui và hạnh phúc. Lúc nào gia đình cũng được bình an, mang đến nhiều tài lộc. Còn ngược lại, chỉ cần lỗi sai nhỏ trong thờ cúng cũng dễ gây cho gia đình những rắc rối, hay gây lục đục trong gia đình.

3.Bàn thờ cửu huyền thất tổ

Công ty TNHH VIETNAMARCH

VP: Số 61 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội – Việt Nam

Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918248297 (24/7)

Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6 8h30 – 12h30 T7

Website: chúng tôi

Email: [email protected]

Cách Lập Bàn Thờ Tổ, Bàn Thờ Vọng, Bàn Thờ Cho Người Mới Mất

Tục thờ cúng Tổ Tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, trong thực tế lại có những khác biệt giữa bàn thờ Tổ, bàn thờ Vọng và bàn thờ Tổ Cô Ông Mãnh, bàn thờ Gia Tiên và bàn thờ cho người mới mất.

Trong bài viết này, Vietnamarch xin giới thiệu cách lập các loại bàn thờ trên để quý độc giả tham khảo.

Mỗi dòng họ đều có chung một nhà thờ vị Tủy tổ, còn gọi với cái tên là Nhà thờ họ, nhà Từ đường dòng họ. Trên bàn thờ thường đặt một ngai thờ vị Thủy tổ với bài vị được ghi bằng chữ Hán. Xưa kia, do điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều dòng họ không có nhà thờ riêng nên xây một đài lộ thiên dựng bia đá, trên đó khắc tên thụy, hiệu các tổ tiên để thờ cúng.

Hằng năm khi có giỗ Tổ, hoặc đến ngày tế tự của một chi họ, thì cả chi, họ tập trung tại nhà thờ họ để cúng tế nên ngày nay, dòng họ nào cũng xây dựng một nhà từ đường để làm nơi con cháu sum vầy, tụ họp trong ngày giỗ Tổ.

Trong nhà thờ họ thường bố trí đặt 3 ban thờ. Ban ở giữa đặt thờ vị Thủy tổ và các chi trong dòng họ, bàn thờ bên trái (theo hướng từ trong nhìn ra) là để thờ Mãnh Tổ, ban thờ phía bên phải là để thờ vị Cô Tổ.

Nhà thờ họ được giao cho chi trưởng nam trong dòng họ để đời đời trông giữ hương hỏa. Chỉ khi nào ngành trưởng không có con trai cúng bái thì trọng trách này sẽ được giao cho chi dưới cúng bái.

Phía trong cùng trên ban thờ, ở vị trí cao nhất và trang nghiêm nhất là ngai thờ Thủy tổ, trên Ngai thờ đặt tượng hoặc bài vị của Thủy tổ. Trưởng các ngành về sau cũng được thờ trên Ngai thờ với một bài vị hoặc là 1 ống quyển, hoặc có nơi dùng 1 hộp chữ nhật sơn son thếp vàng bên trong chứa đựng gia phả, và được phủ nhiễu điều bên ngoài. Đây chính là nơi linh thiêng nhất, là nơi mà linh hồn các vị tổ tiên về ngự.

Gia phả: Trong tất cả các dòng họ đều phải có cuốn sổ ghi chép thế thứ trước sau của tổ tiên, các thế hệ con cháu từ đời này sang đời khác. Cuốn sổ đó chính là Gia phả. Sổ gia phả đó, ngày xưa thường dùng loại giấy sắc, viết rõ rang, nắn nót để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, thường được đặt trong một khám thờ hoặc trong một lớp riêng để trên ban thờ. Đối với những dòng họ to, nhiều chi, phái, gia phả được in ra thành nhiều bản để mỗi chi phái giữ một bản cho con cháu hiểu rõ về tổ tông nhà mình.

Mỗi vị tổ tiên đều được ghi chép về tiểu sử, ngày tháng năm sinh, năm mất, tên họ, chức tước… Ghi cả nhưng thông tin con cháu của người đó, ngành trưởng, ngành thứ gồm những ai… Trong gia phả còn ghi chép đầy đủ những công trạng của tổ tiên, nơi sinh, nơi táng…

Ngày nay, gia phả được biên soạn bằng chữ quốc ngữ và in rất đẹp kèm tranh ảnh như một cuốn nhật ký của dòng họ. Ngoài bản gốc được cất giữ trong tủ thờ của dòng họ còn được in ra treo trong không gian nhà thờ họ để con cháu xa quê hương khi về có thể đọc và noi gương, tự hào về dòng họ, quê hương, bản quán của Tổ tiên mình.

2. Cách lập bàn thờ Tổ cô ông Mãnh

Trong nhà thờ họ, hai bàn thờ phía 2 bên bàn thờ Tổ chính là bàn thờ Tổ Cô Ông Mãnh. Bàn thờ phía bên trái (từ trong nhìn ra) chính là bàn thờ Mãnh Tổ, bàn thờ phía bên phải là bàn thờ Cô Tổ.

“Bà cô ông mãnh” chính là từ dùn để chỉ những người chết trẻ, chưa có gia đình. Quan niệm dân gian cho rằng, vì là chết trẻ nên những người này rất linh thiêng. Nếu “hợp” với người nào trong gia đình hoặc dòng họ thì sẽ phù hộ cho người đó rất nhiều. Vì thế, nếu việc thờ cúng bà cô ông mãnh không đến nơi đến chốn sẽ bị quở phạt.

Do quan niệm những người chết trẻ khi tuổi còn thấp nên không thể hưởng hương hoa cùng các cụ đời trước, giống như trên chốn dương gian, trẻ con hay được ngồi riêng 1 mâm nên bà cô ông mãnh được thờ riêng bàn thờ.

Bàn thờ bà cô ông mãnh phải thập hơn bàn thờ Tổ 1 bậc và được bài trí đơn giản gồm bài vị hoặc ảnh, bát nhang, chén nước, bình hoa, đôi đèn… và được làm lễ cúng vào ngày sóc vọng, ngày kỵ, giỗ tết giống thờ Tổ tiên.

Ngày nay, nhờ có điều kiện hơn trước nên tại các nhà thờ họ đều lập 2 bàn thờ riêng để thờ bà cô và ông mãnh. Trong đó, bàn thờ các Mãnh Tổ đặt ngai thờ, và bàn thờ Cô Tổ đặt khám thờ rất trang trọng.

Nếu khi cúng, người cúng ngang hàng với bà cô ông mãnh thì chỉ cần lâm râm khấn mà không cần vái, nếu người cúng thuộc hàng dưới thì phài khấn vái đầy đủ. Mỗi khi trong gia đình có người gặp vấn đề sức khỏe, vật chất… người ta thường làm lễ cúng bà cô ông mãnh để mong được phù hộ độ trì cho mọi sự được hanh thông.

Nhiều dòng họ lớn thường chia thành nhiều chi. Trong mỗi chi này lại đông con cháu nên ngoài những ngày giỗ tổ chung của toàn họ thì còn có ngày giỗ riêng của chi họ. Các chi cũng có nhà thờ riêng gọi là bản chi từ đường.

Bàn thờ trong nhà thờ Chi cũng được lập giống như trong nhà thờ Tổ.

Trên bức hoành phi tại từ đường của nhiều chi họ ở nông thôn vẫn đề rõ là từ đường của chi họ nào. Trên bàn thờ có đặt bài vị của ông Tổ và gọi là Thuần chủ bản chi. Thần chủ này cũng giống như thần chủ của Thủy Tổ họ và được thờ mãi mãi.

Đối với những người sống ở xa quê hương, ít có điều kiện để về nhà con trai trưởng trong các dịp giỗ tết thường lập bàn thờ vọng để thờ. Ngày xưa, do con cháu hầu hết đều sống ngay tại quê nhà và sinh cơ lập nghiệp ở đó nên bàn thờ vọng thường ít, chưa phải là phong tục chủ yếu. Chỉ một vài trường hợp đặc biệt ly quán, ly hương mới cần lập bàn thờ này.

Trong thời phong kiến ngày xưa, khi điều kiện đi lại còn khó khăn, khi nghe tin vua chúa băng hà mà chưa thể về dự đám tang, các quan ở nơi biên ải cũng lập hương án hướng về kinh đô để làm lễ. Những người làm quan trong triều khi có người thân mất cũng lập một hương án hướng về quê hương để làm lễ, sau đó sẽ cáo quan về cư tang 3 năm. Từ đó, bàn thờ vọng được hình thành và chỉ có những người sống xa quê mới lập bàn thờ vọng.

Theo tục lệ, mỗi dịp lễ tết, các người con đều phải tập trung vê nhà người con trai trưởng hoặc trưởng họ để làm lễ trong dịp giỗ tết. Do đó không có tục lệ lập bàn thờ vọng đối với đời thứ 3 ở quê. Nếu người con trưởng mất hoặc phải sống xa quê thì người con thứ kế tiếp sẽ được lập bàn thờ chính và bàn thờ tại nhà con trưởng là bàn thờ vọng.

Khi lập bàn thờ vọng, người chủ nhà phải về quê khấn báo với tổ tiên tại bàn thờ chính và xin phép chuyển một số lư hương phụ hoặc một vài nén nhang đang cháy dở sau đó mang lên thắp tiếp tại bàn thờ vọng.

5. Cách lập bàn thờ người mới mất

Đối với những người mới mất, do chưa được thờ chung với tổ tiên nên được lập một bàn thờ riêng tại gian thờ trong nhà. Bàn thờ này thường được bài trí sơ sài gồm một bát nhang, bài vị (hoặc ảnh), lọ hoa, chén nước, ngọn đèn… Trong vòng 100 ngày (hoặc có nơi chỉ cúng 49 ngày) tính từ ngày an táng xong, người nhà đều thắp hương cúng cơm canh trước các bữa ăn của người trong gia đình để mời người mới mất. Lý do là vì lúc này, khi mới mất thì người đó còn quyến luyến người thân nên hồn vía còn nặng nên chưa thể siêu thoát được vẫn còn quẩn quanh trong nhà.

Sau 100 ngày (hoặc 49 ngày), bát nhang của người mới mất sẽ được làm lễ rước lên thờ chung trên bàn thờ tổ tiên. Sau lễ trừ phục (hay còn gọi là đàm tế) sẽ loại bỏ bàn thờ và đồ thờ riêng của người mới mất, đưa di ảnh và bát nhang lên bàn thờ gia tiên và phải đặt ở hàng dưới. Trường hợp không có bàn thờ tổ tiên thì vẫn giữ lại bàn thờ cũ và chỉ cần yết cáo tổ tiên lên bàn thờ tổ.

6. Ở đâu bán tủ thờ, bàn thờ đứng, bàn thờ treo bằng gỗ gõ đỏ tại Hà Nội?

Liên hệ địa chỉ mua bàn thờ gỗ gõ đỏ tại 61 Nguyễn Xiển giá tốt nhất thị trường!

Vietnamarch đã chính thức ra mắt và phân phối sản phẩm bàn thờ tại các showroom và cửa hàng thuộc các hệ thống trên toàn quốc với hàng ngàn các mẫu bàn thờ đẹp chất lượng cao cấp : bàn thờ đứng, bàn thờ treo, bàn thờ truyền thống, ban thờ hiện đại, tủ thờ cao cấp… để quý khách hàng thoải mái lựa chọn. Đừng quên gọi cho chúng tôi để được đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm tư vấn cho quý vị về màu sắc, kích thước phù hợp phong thủy với từng cung mệnh của gia chủ.

Địa chỉ showroom: 61 Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội Tel: 04.6681.2328 – Hotline: 0918.248.297 (24/7) Website: chúng tôi Email: [email protected]

#1 Bàn Thờ Ông Táo Và Cách Lập Bàn Thờ

Bàn thờ ông Táo quân là một trong những bàn thờ không thể thiếu ở các gia đình người Việt. Vậy bàn thờ này bày trí như thế nào? Trên bàn thờ có những gì, sắp xếp ra sao?

Chắc hẳn các bạn còn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy tham khảo về bài viết sau để biết những thông tin cần thiết về cách đặt bàn thờ ông Công ông Táo đúng với phong tục, lễ nghi của ông bà xưa.

Tục lệ đặt bàn thờ ông Táo

Táo quân thực tế là cách gọi chung cho 2 ông Táo và 1 bà Táo. Đây là các vị thần chuyên cai quản chuyện bếp núc.

Câu chuyện về Táo quân từ lâu đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian, kể về linh hồn của một bà vợ cùng với 2 người chồng. Chuyện tình cảm giữa 3 người rất cảm động, mang đậm tình người và ân nghĩa vợ chồng.

Sau khi 3 người mất đi, Ngọc Hoàng vì cảm động trước tình cảm ấy đã phong cho họ làm thần tiên chuyên cai quản việc bếp núc, nhà cửa, chợ búa ở dưới trần gian. Cũng chính vì thế, các gia đình thường đặt bàn thờ ông Táo ở trong gian bếp của mình.

Đặc biệt, ở Việt Nam ngày Tết ông Công, ông Táo được ấn định vào 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Cứ tới ngày này thì các gia đình Việt lại tất bật sắm lễ cúng về để cúng ông Công, ông Táo về trời. Một trong những lễ vật không thể thiếu trong ngày này đó chính là cá chép.

Người ta quan niệm vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công, ông Táo sẽ cùng nhau cưỡi cá chép để bay về trời, báo cáo với Ngọc Hoàng về tình hình dưới hạ giới trong một năm qua. Bên cạnh đó, các gia đình cũng sẽ lau dọn bàn thờ sạch sẽ và thắp nhang cúng tiễn ông Táo.

Cách lập bàn thờ ông Táo đúng chuẩn Chọn xem ngày đặt bàn thờ ông Táo

Việc báo trí bàn thờ Táo quân khác với đặt bàn thờ gia tiên hay bàn thờ Thổ công. Khi lập bàn thờ ông Táo không nhất định phải xem ngày chính xác, phức tạp quá. Nếu các bạn là người cẩn thận, tin vào thần phật, tâm linh thì có thể chọn giờ Hoàng đạo, ngày Hoàng đào để lập bàn thờ cho yên tâm.

Tuy nhiên, có một vài lưu ý sau đây:

Chuẩn bị mâm lễ cúng với đồ cúng đầy đủ, tươm tất để cúng tiễn ông Công ông Táo về trời

Bắt buộc phải làm lễ cúng ông Công ông Táo đúng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm

Thời gian cúng tiễn ông Công ông Táo về trời tốt nhất là vào khoảng giờ Mùi đến giờ Tuất, tức từ 13h chiều đến 21 giờ tối. Tuyệt đối không nên để sang giờ Hợi mới cúng

Bàn thờ ông Táo đặt ở đâu?

Vị trí, cách đặt bàn thờ ông Táo như thế nào cho đúng được rất nhiều người quan tâm. Theo như các chuyên gia phong thủy thì bàn thờ ông Công ông Táo có thể đặt trên tủ bếp hoặc là sử dụng một ngăn tủ bếp để đặt đều được. Trong trường hợp gia đình không lập bàn thờ Táo quân trong bếp thì có thể cúng tại bàn thờ gia tiên.

Thông thường, người ta thường đặt bàn thờ ông Táo theo hướng Nam vì trong phong thủy, ông Táo thuộc hành Hỏa mà hướng Nam lại là hướng thịnh của hành này. Chính vì thế, nếu đặt bàn thờ ông Công ông Táo theo hướng Nam được tin rằng sẽ mang đến nhiều may mắn, vượng khí và tài lộc cho gia đình.

Đối với những ngôi nhà có diện tích khu bếp nhỏ hẹp hoặc là có lắp đặt máy hút mùi thì tốt nhất nên đặt bàn thờ ông Công ông Táo ở bên trên cao nhưng không nên đặt cao quá vì có thể gây khó khăn khi thắp hương, cúng cáo.

Nếu bàn thờ đặt quá sát trần sẽ khiến trần dễ bị ám vàng của nhang hương hoặc thậm chí là gây cháy.

Cách đặt bàn thờ ông Táo theo tuổi Xác định hướng đặt bàn thờ ông Táo theo tuổi gia chủ

Có 2 cách để chọn hướng đặt bàn thờ ông Công ông Táo. Cách đầu tiên là chọn hướng đặt bàn thờ ông Táo theo tuổi. Mỗi người khi được sinh ra sẽ có tuổi, vận khí, mệnh và phong thủy khác nhau. Do đó, khi chọn hướng đặt bàn thờ cũng có có sự khác biệt.

Tuy nhiên, nhìn chung thì khi chọn hướng đặt bàn thờ ông Táo theo tuổi sẽ có 2 kết quả chính là:

Quẻ mệnh: Nếu xem phong thủy theo quẻ mệnh sẽ lấy năm sinh làm tiêu chuẩn. Như vậy có nghĩa là nam hoặc nữ sinh cùng năm với nhau sẽ có quẻ mệnh như nhau

Trong quẻ mệnh lại được chia làm 2 loại khác nhau, đó là Đông tứ mệnh (chỉ những người thuộc hành Thủy, Mộc, Hỏa) và Tây tứ mệnh (chỉ những người thuộc hành Thổ, Kim).

Nếu là người thuộc Đông tứ trạch thì nên chọn hướng Đông, Đông Nam, Nam hoặc Bắc để đặt bàn thờ ông Công ông Táo (người thuộc Đông tứ mệnh ở Đông tứ trạch).

Còn nếu là người thuộc Tây tứ mệnh thì nên chọn hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam để đặt bàn thờ ông Công ông Táo (người thuộc Tây tứ mệnh ở Tây tứ trạch).

Cách xem hướng tốt – xấu đặt bàn thờ

Ngoài việc dựa vào tuổi thì còn một cách để chọn hướng lập bàn thờ ông Táo nữa là xem hướng tốt – hướng xấu. Trong cách lập bàn thờ ông Táo này các gia chủ cần xác định được đâu là hướng tốt và đâu là hướng xấu.

Khi chọn hướng, cần phải chọn hướng tốt, tránh các hướng xấu để không mang đến những tai họa hay xui rủi cho gia đình. Cụ thể, thông tin về hướng đặt bàn thờ ông Táo như sau:

Có tất cả 4 loại khí tốt nên đặt hướng bàn thờ, đó là: Sinh khí ( tốt nhất), Thiên y, Diên niên và Phục vị.

Có 4 loại khí xấu mà không nên chọn để đặt bàn thờ, đó là: Tuyệt mệnh (xấu nhất), Ngũ quỷ, Lục sát và Họa hại

Dựa vào đây các gia chủ có thể xác định được đặt bàn thờ ông Táo như thế nào, hướng ra sao thì tốt nhất để mang đến nhiều tài lộc, vượng khí.

Bàn thờ ông Táo gồm những gì? Bàn thờ ông Táo

Khi đã chọn được hướng thì tiếp theo gia chủ cần biết trên bàn thờ ông Táo gồm những gì để có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo nhất. Về cơ bản, tùy theo từng gia đình mà các vật lễ trên bàn thờ ông Công ông Táo sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, về cơ bản thì bàn thờ Táo quân nào cũng cần phải có:

Ly nước

Bình hoa

Bát nhang

Bài vị ông Táo

Đĩa đựng trái cây

Kệ thờ (Có thể xây hoặc làm bằng kệ gỗ)

Lễ cúng ông Táo gồm những gì?

Rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ ngày nay thường không nắm được chính xác các lễ vật dùng để cúng ông Táo gồm có những gì. Nói chung, các lễ vật trên mâm cúng ông Táo tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình và văn hóa vùng miền.

Nhưng cơ bản thì một mâm cúng ông Táo sẽ có những lễ vật sau:

Cau trầu tươi.

Giấy tiền vàng mã

Hương, nến, rượu nếp hoặc trà.

Hài Táo Quân: 2 đôi hài nam, 1 đôi hài nữ

Quần áo giấy cho Táo: hai bộ cho nam, 1 bộ cho nữ

Trái cây tươi trái cây tươi (quả phật thủ, xoài, táo, cam, thanh long, nho,…)

Mũ ông Táo 3 chiếc: 2 chiếc dành cho Táo ông loại có cánh chuồn và 1 chiếc cho Táo bà thì không có phần cánh chuồn

Ngoài ra, trong ngày cúng Táo quân 23 tháng Chạp các gia đình còn chuẩn bị thêm cả: 02 mũ ông Táo và 01 mũ bà Táo. Trong đó, mũ của ông Táo thì hai bên có cánh chuồn, còn mũ bà Táo thì không có.

Tùy theo điều kiện gia cảnh mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm lễ cúng bao gồm mâm lễ mặn và mâm lễ ngọt hay mâm lễ chay. Trong phần nội dung bài viết này, Đồ Cúng Tâm Linh Việt sẽ chia sẻ cho các bạn cách chuẩn bị mâm cơm cúng mặn cúng ông Táo đầy đủ sẽ bao gồm các món:

1 đĩa giò lợn

1 cái bánh chưng

1 chén gạo và 1 chén muối.

1 đĩa rau xào thập cẩm, chả rán, thịt đông,…

1 tô canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)

1 đĩa xôi gấc (có thể thay bằng xôi lá cẩm, xôi đậu, xôi lá nếp)

Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm chè hoa cau hoặc chè trôi nước, chè kho, các loại bánh ngọt.

1 con gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)

Kích thước chuẩn của bàn thờ ông Táo

Kích thước bàn thờ ông Táo bao nhiêu, lớn hay nhỏ thì còn tùy thuộc vào không gian bếp của mỗi gia đình. Để bếp được đẹp, cân đối, gia chủ nên chọn kích thước của bàn thờ hài hòa, hợp lý.

Đối với kệ thờ ông Táo

Nếu gia đình sử dụng kệ làm bàn thờ ông Táo thì có thể cân nhắc lựa chọn các kệ thờ có kích thước sau:

Chiều dài x chiều rộng x chiều cao: 0.87 x 0.61 x 0.61m

Chiều dài x chiều rộng x chiều cao: 1.07 x 0.69 x 0.69m

Đối với bàn thờ treo tường

Các gia chủ có thể cân nhắc chọn kích thước bàn thờ ông Táo treo tường sau cho không gian bếp để mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng:

Chiều sâu x chiều rộng: 0.48 x 0.48m (Hỷ sự x Hỷ sự)

Chiều sâu x chiều rộng: 0.48 x 0.68m (Hỷ sự x Hưng Vượng)

Chiều sâu x chiều rộng: 0.48 x 0.88m (Hỷ sự x Tiến Bảo)

Những lưu ý cần biết khi thờ cúng ông Táo

Ngoài những việc trên thì có một số điều mà các gia chủ cần lưu ý khi đặt bàn thờ và thờ cúng ông Táo trong nhà là:

Bàn thờ không đặt trên bồn rửa bát.

thuộc hành Hỏa, Thủy – Hỏa khắc nhau.

Không đặt bàn thờ ở mặt trên nóc tủ bếp.

Bàn thờ Táo quân không được đặt đối diện với cửa toilet.

Nên chọn hướng Nam để đặt bàn thờ Táo quân vì cả hai đều thuộc hành Hỏa.

Nên chọn hướng đăt bàn thờ Táo quân cùng hướng với bếp và không cách quá xa bếp.

Không nên chọn hướng Bắc để đặt bàn thờ Táo quân vì hướng Bắc thuộc hành Thủy, trong khi đó, bàn thờ Táo quân

Tuyệt đối không nên phạm vào những điều kiêng kỵ trong đặt bàn thờ Táo quân để tránh làm ảnh hưởng tới vận mệnh của gia chủ và các thành viên.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Lập Bàn Thờ Và Cách Cúng Tổ Nghề trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!