Bạn đang xem bài viết Cách Làm Lễ Nhập Trạch Mang Lại Nhiều May Mắn Cho Gia Chủ – Phú Mỹ Express được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lễ nhập trạch là nghi lễ cổ truyền của Việt Nam, được thực hiện khi dọn vào nhà mới, chiếm vai trò quan trọng bên cạnh Lễ động thổ, cất nóc. Theo duy tâm, làm Lể nhập trạch được xem như là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa tại ngôi nhà mới. Do đó, khi gia chủ chuẩn bị lễ lạt trước hết phải thành tâm, sau là lễ vật chu đáo.
Điều cần thiết trước khi làm lễ nhập trạch, chủ nhà phải hoàn thiện bếp núc, bàn thờ với đầy đủ các đồ bày trí như bát hương (thường tự bốc bát hương 1-2 tiếng trước khi làm lễ), lễ vật gồm hoa tươi, quả tươi, nước, không cần cầu kỳ. Gạo, nước phải lấy ngay tại nhà mới. Đồ dùng tượng trưng như bàn, ghế, chổi, chiếu…
Trước khi bước vào nhà mới, mỗi thành viên trong gia đình nên cầm một đồ vật bất kỳ trên tay, không nên đi tay không. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không phải kiêng kỵ.
Theo lời khuyên của ông Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô Thị, vị trí đặt bàn thờ, bếp nên đặt ở nơi sơn tinh đang vượng, tùy theo tọa hướng nhà thực tế.
Tuy nhiên, ông Linh lưu ý hướng bàn thờ quan tâm là “nhất vị nhị hướng”, tức là vị trí bàn thờ đặt ở đâu theo bảng hướng dẫn trên, chứ không phải hướng ra đâu. Chỉ lưu ý hướng bàn thờ không quay thẳng ra cửa, cũng như những nơi mất vệ sinh như nhà kho, wc là được.
Sau khi chuẩn bị xong, vào đúng giờ đã chọn, gia chủ đun nước để kích hoạt trường khí tốt tại khu bếp. Thắp hương và cắm vào các bát hương, ưu tiên bát thần linh ở giữa cắm trước. Tiến hành lễ thì đọc bài khấn chung cho thần linh và gia tiên, như:
Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật. Con kính lạy thần linh thổ địa cai quản ở trong khu vực này.
Hôm nay ngày………. tháng………. năm ……….. Con là: ……… ngụ tại……………
Thành tâm sửa biện hương hoa, dâng lên trước án, kính cẩn tâu trình. Nay gia đình hoàn tất công trình, chọn ngày lành dọn về, cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại…………… và cho phép rước vong linh gia tiên về nơi ở mới này để gia đình thờ phụng.
Xin chư vị minh thần độ cho gia quyến chúng con khỏe mạnh, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào, vạn điều tốt lành. Cả nhà đều bình an, sức khỏe dồi dào, thịnh vượng an khang. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, mong được phù hộ độ trì.
Với lễ nhập trạch chuẩn bị chu đáo, gia chủ thành tâm, không cần mâm cao cỗ đầy, ngôi nhà mới sẽ mang lại may mắn, gia đình ấm êm, hạnh phúc, con cái, đặc biệt là con nhỏ sẽ ăn ngon ngủ yên.
Bài viết được tham khảo từ Báo Mới
Cách Thờ Cúng Thần Tài Ông Địa Mang Lại Nhiều May Mắn Cho Gia Chủ
Theo quan niệm dân gian thì Thần Tài và Ông Địa luôn mang đến sự may mắn và tài lộc cho gia đình chúng ta và đặc biệt là trong việc làm ăn. Nhưng không phải ai cũng biết cách cúng Thần Tài sao cho đúng và đầy đủ nhất.
cúng khai trương
Vì Thần Tài và Ông Địa luôn gần gũi, thân thiết với con người, đặc biệt là ông Địa rất thương trẻ con, khuôn mặt lúc nào cũng vui vẻ tươi cười. Chính vì vậy mà khi gặp những điều khó khăn trong cuộc sống thì con người lại đến cầu nguyện trước ban thờ Thần Tài- Thổ Địa thì mọi chuyện lại được như ý.
Theo phong tục, hàng tháng vào ngày mồng 10 (âm lịch) là ngày vía Thần Tài đây là ngày mà nhà nhà, người người đều chuẩn bị lễ vật để cúng Thần Tài, nhất là các công ty, cửa hàng… Đặc biệt là vào ngày mồng 10 Tết, tất cả các gia đình rất chu đáo cho việc khấn Thần Tài để cầu một năm mới phát tài, phát lộc, suôn sẻ trong việc kinh doanh, buôn bán.
Hầu hết các vị thần đều dùng lễ mặn duy chỉ có Thần Tài và Thổ Địa vừa dùng chay và mặn. Nửa đầu năm từ tháng 1 đến tháng 6 là lễ mặn, nửa cuối năm còn lại là lễ chay. Chính vì vậy, các gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ thật chu đáo và cẩn thận để có kết quả như ý.
Sự tích về Thần tài:
Trong tín ngưỡng của một số nước phương Đông và trong đó có Việt Nam thì Thần Tài là vị thần và chính là Triệu Công Minh sống trong đời nhà Tần. Sau khi đi tu ở núi Chung Nam, ông được phong chức Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái để cứu bệnh trừ tà đuổi dịch. Ngoài ra, có nhiều người gặp oan ức hay cầu may đều đến gặp ông nhờ giúp đỡ.
Trong dân gian còn gọi ông với một cái tên khác đó là Tài Bạch Tinh Quân (hoặc Triệu Công Nguyên) và họ vẽ ông với hình dạng râu rậm, da đen cưỡi trên lưng con cọp đen tay cầm roi. Để thờ cúng ống, họ còn vẽ hình ông lên một cái đĩa chất liệu kim loại đặt trên bàn thờ.
Ở đỉnh bàn thờ cần lắp hai ngọn đèn để thắp sáng thi làm lễ.Trên bàn thờ, ông Thần Tài được đặt phía bên trái, ông Địa đặt bên phải (từ ngoài nhìn vào). Một hũ gạo, một hũ nước đầy (không quá đầy), một hũ muối được đặt giữa hai ông. Hết năm mới được thay ba hũ này. Đặt chính giữa bàn thờ là bát nhang (khi bốc bát nhang cần một số thủ tục) và tránh làm xê dịch bát nhang người ta thường dùng keo hoặc băng dính dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Bởi theo quan niệm, nếu làm động bát nhang mọi chuyện không tốt sẽ đến.
Mâm lễ mặn (tháng 1 đến tháng 6 âm lịch) cần chuẩn bị:
– 1 bình bông thọ, 5 cây nhang, hoa quả (5 loại quả trong đó phải có dừa), 2 đèn cầy, gạo, 2 điếu thuốc, muối hạt, 2 miếng vàng bạc đại, và 5 chum rượu đế.
– Bộ tam sên: một miếng thịt ba chỉ, 1 con tôm (hoặc cua), 1 trứng vị (tất cả đều được luộc chín)
Mâm lễ chay (tháng 7 đến tháng 12 âm lịch) cần chuẩn bị:
– 1 bình bông thọ, 5 cây nhang, hoa quả (5 loại quả trong đó phải có dừa), 2 đèn cầy, gạo, 2 điếu thuốc, muối hạt, 2 miếng vàng bạc đại, và 5 chum rượu đế.
– Một số loại bánh chay: bánh tét, bánh ít,…
Trên bàn thờ cần bày nải chuối chín vàng, cần thay nước uống và nước trong bình hoa khi đốt nhang. Không để các con vật nuôi như mèo, cho quậy phá vì như vậy sẽ làm ô uế bàn thờ. Vào ngày 14 âm lịch hàng tháng cần tắm cho Thần tài bằng nước lá bưởi hoặc pha nước rượu, lau bàn thờ thường xuyên cho sạch sẽ. Và khăn dùng tắm với lau cho Thần Tài phải là khăn riêng, tránh sử dụng chung với các việc khác.
Một số lưu ý:
– Các loại vàng mã cần đốt bên ngoài.
– Sau khi làm lễ cúng thì gạo với muối không rãi ra ngoài mà để lại dùng để được lộc và may mắn.
– Bánh trái và bộ tam sên chỉ chia cho người trong nhà chứ không cho người ngoài vì như vậy dễ mất lộc.
– Để đưa lộc vào nhà thì khi tưới nước hoặc rượu cần tưới từ ngoài cửa vào.
Cách Tính Giờ Đẹp Để Làm Lễ Cúng Thôi Nôi Mang Lại Nhiều May Mắn Cho Bé
1. Cách tính ngày tốt nhất để thực hiện lễ cúng thôi nôi
Các câu hỏi mà nhiều bà mẹ hay thắc mắc đó là “Liệu cúng thôi nôi thì sẽ tính theo lịch âm hay lịch dương?”, “Ngày sinh liệu có phải là ngày cúng thôi nôi thích hợp nhất?”
Theo quan niệm xưa, mặt trăng chính là tiêu chuẩn để ta ước lượng thời gian chính xác và hợp lý nhất. Chính vì vậy, từ ngàn đời xưa lịch âm luôn được chọn để tính các mốc thời gian trong năm và dân tộc ta thường chọn ngày theo lịch âm để cúng các dịp lễ tết, sinh nhật, thôi nôi, đầy tháng, đám giỗ hoặc bất cứ các nghi lễ văn khấn cúng nào.
Vì vậy, ta sẽ dựa vào lịch âm để tính mốc thời gian làm lễ thôi nôi cho bé. Tuy nhiên tùy thuộc vào giới tính mà ta sẽ chọn được ngày làm lễ khác nhau, vì vậy bạn nên tính ngày cẩn thận tránh trường hợp 2 đứa trẻ khác giới tính sinh cùng ngày nhưng lại làm lễ chung một ngày. Cụ thể:
-Nếu bé nhà bạn là con trai thì tính bắt đầu từ khi sinh đến 1 năm sau, nghi lễ sẽ lùi vào 1 ngày sau.
-Nếu bé nhà bạn là con gái thì tính bắt đầu từ khi sinh đến 1 năm sau, nghi lễ sẽ lùi vào 2 ngày sau.
Cách tính trên thực hiện theo nguyên tắc “gái lùi hai, trai lùi một”, ví dụ: bé sinh vào ngày 09/9 âm lịch nếu là con trai thì ngày cúng thôi nôi là ngày 08/9 âm lịch năm sau, là ngày 07/9 âm lịch năm sau nếu bé là con gái.
Sau khi chọn được ngày phù hợp với bé, bạn nên chọn cả giờ làm lễ tốt nhất nữa bởi nó sẽ cho sự chính xác cao hơn, mang lại may mắn nhiều hơn. Thông thường, mọi người sẽ làm lễ vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối trong ngày là thích hợp nhất.
Giờ tốt được hiểu là các cung giờ không phạm phải xung khắc, từ các cung giờ ta sẽ xét tính hung cát của nó và chọn giờ sao cho thích hợp công việc ta cần làm. Để chọn được giờ tốt làm lễ thôi nôi cho bé trai và bé gái ta sẽ căn cứ vào các cung giờ hoàng đạo, vì đây được coi là các giờ tốt theo phong tục dân gian ta.
Các giờ tốt theo cung hoàng đạo được ghi rất cụ thể trên các tờ lịch, thông thường trên đó đã chỉ rõ ra 6 giờ hoàng đạo cho mỗi ngày, bạn sẽ căn cứ vào tính cát của từng giờ mà lựa chọn sao cho phù hợp.
Ngoài ra, nếu bạn muốn có thời gian chính xác và cần xin thêm lời khuyên kỹ hơn bạn có thể đến chùa hoặc tìm một cư sĩ có đạo đức để xin ngày giờ đẹp hơn.
-Tùy theo từng vùng miền mà các bạn chuẩn bị các lễ vật cần thiết, thông thường bạn cần chuẩn bị 4 mâm cúng gồm:
Mâm cúng Thần tài – Thổ địa
Mâm cúng Ông Táo
Mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông
Mâm cúng Đức Phật, Tổ Tiên
-Những lưu ý để chuẩn bị cho buổi lễ thôi nôi diễn ra tốt đẹp:
Chọn một không gian thuận tiện để tổ chức lễ cúng
Cần lên dannh sách khách mời từ trước để sắp xếp và chuẩn bị mọi thứ sao cho phù hợp.
Có thể trang trí không gian buổi lễ bằng những tấm hình dễ thương của bé.
Để cho buổi lễ thêm phần sang trọng và hoàng tráng hơn, bạn có thể làm tấm màn căng sân khấu tùy theo sở thích của mình.
Chọn một mẫu bánh kem xinh xắn phù hợp, mang nét riêng cho bé.
Có thể tăng thêm sự hấp dẫn và vui nhộn cho buổi lễ bạn có thể kèm theo các trò chơi.
Đặc biệt không thể quên tân trang cho bé yêu của chúng ta trở nên nổi bật và lung linh nhất.
Cách Cúng Khai Trương Quán Ăn Nhậu Đúng Chuẩn Mang Lại May Mắn Cho Gia Chủ
Khá nhiều người lo lắng chuẩn bị cho lễ cúng khai trương quán ăn, cửa hàng nhưng đến cuối cùng vẫn có thiếu sót. Điều này làm sự kiện bớt phần suôn sẻ, thậm chí có quan niệm còn cho rằng các vị Thổ thần sẽ không tiếp nhận lòng thành từ phía người chủ và tập thể công ty. Từ đó họ quấy nhiễu khiến việc làm ăn không được suôn sẻ. Do đó, bạn cần lưu ý các điều sau khi chuẩn bị lễ khai trương:
+ Thứ nhất, lên danh sách các lễ vật cúng khai trương cần thiết để tránh thiếu sót.
+ Thứ hai, tâm lý chuẩn bị lễ cúng không nên lo lắng, mất bình tĩnh. Hãy cứ tâm niệm quan trọng nhất là lòng thành, bạn sẽ làm mọi việc trở nên vuông tròn.
+ Thứ ba, đặt mâm cúng rất quan trọng, tốt nhất bạn nên mời một người hiểu biết về lĩnh vực này chỉ điểm, hướng dẫn. Như vậy sẽ tránh được những sai sót không đáng có.
+ Thứ tư, lời khấn vái khi cúng khai trương chính là cách để giao tiếp, bày tỏ lòng thành với các vị bề trên. Vì thế cần thật thành tâm, tiến hành đúng thủ tục quy trình, rõ ràng để mang lại hiệu quả cao nhất.
Cách chuẩn bị mâm lễ vật cúng khai trương quán ăn nhậu
Để Lễ khấn cúng khai trương công ty mới thành lập, cửa hàng, cửa tiệm, văn phòng, quán ăn được diễn ra suôn sẻ tốt đẹp mọi người thường chuẩn bị lễ vật rất đầy đủ và thành kính làm lễ. Vậy mâm lễ vật cúng khai trương bao gồm những gì? Để chuẩn bị sắm lễ cúng khai trương không bị thiếu sót gì, các bạn nên tham khảo mua những lễ vật cúng được liệt kê chi tiết dưới đây.
Lễ vật khấn cúng khai trương công ty, cửa hàng, cửa tiệm, văn phòng quán ăn gồm những gì? Nhìn chung, lễ vật trong ngày lễ cứng khai trương công ty cũng bao gồm Lễ ngọt và lễ mặn như thông thường. Việc chọn lễ vật khấn cúng cốt sao thể hiện tấm lòng thành của tín chủ đến các vị Thổ Công, Thổ Địa, Thần Linh cai quản. Tùy vào phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế, quy mô kinh doanh của mỗi người, mỗi vùng mà có những mâm lễ vật cúng khác nhau. Dưới đây là các vật phẩm tiêu biểu nhất mời các bạn tham khảo qua:
Tùy theo quy mô của cơ sở mà bạn chuẩn bị mâm lễ cúng phù hợp với khả năng tài chính của mình. Nhưng nhất thiết tối thiểu phải có một số thứ cần thiết sau:
+ Lọ hoa (có thể nhiều loại hoa, tốt nhất là các loại hoa dòng hoa Cúc hoặc hoa Đồng Tiền).
+ Đĩa trái cây (tốt nhất là “ngũ quả” – có 5 loại quả) hoặc mâm trái cây lớn (nếu bạn có điều kiện).
+ 3 đĩa xôi, 3 chén chè, 3 chén nước, 2 cây đèn cầy, cau trầu và bộ lễ vàng mã khai trương (bạn có thể mua ở một số cửa hàng tạp hóa họ sẽ soạn sẵn cho bạn).
+ Gà luộc, đầu heo hoặc hoặc heo quay tùy điều kiện hoặc quy mô cơ sở của bạn.
Hoặc các bạn có thể cúng khai trương một cách đầy đủ nhất thì cần chuẩn bị những thứ sau:
+ 1 lọ hoa đồng tiền
+ 5 loại trái cây (có quả dừa
+ 3 đĩa xuôi cao đầy
+ 3 chén chè
+ 3 chén nước
+ 2 cây đèn cầy
+ 2 miếng vàng bạc đại
+ 3 nén hương cùng tràu cau
+ Tiền xâu chuỗi (1 xấp)
+ Bánh ngọt + muối gạo
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Lễ Nhập Trạch Mang Lại Nhiều May Mắn Cho Gia Chủ – Phú Mỹ Express trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!