Bạn đang xem bài viết Cách Làm Lễ Cúng Đầy Tháng Cho Con Để Trình Báo Với Mọi Người Một Thành Viên Mới Chính Thức Gia Nhập Cộng Đồng được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo phong tục của người Việt Nam, khi em bé sinh ra được tròn một tháng thì cha mẹ cần làm một cái lễ gọi là lễ cúng đầy tháng cho con hay còn gọi là lễ cúng Bà Mụ nhằm tạo ơn Bà Mụ và Đức ông đã đem đứa trẻ đến nhà, giúp mẹ tròn con vuông và cũng là cái lễ để trình báo với mọi người rằng một thành viên mới sẽ gia nhập vào cộng đồng dân cư đó, mong mọi người sẽ cưu mang, che chở cho đứa trẻ. Chính vì thế, làm lễ cúng đầy tháng cho con là việc làm quan trọng. chúng tôi sẽ giúp các cha mẹ làm một lễ cúng đầy tháng cho con hợp lý và đầy đủ nhất.
Tại sao lại có lễ cúng đầy tháng cho con
Ông bà ta xưa quan niệm rằng đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng là do tay các Bà Mụ nặn ra.
Đứa trẻ vừa mới chào đời hãy còn xa lạ với thế giới xung quanh.Trẻ phải luôn được mẹ ôm ấp, để nghe nhịp đập con tim, hơi thở của mẹ như hồi nằm trong bụng mẹ để dần tiếp xúc, quen dần và thích nghi với mọi thứ từ thế giới bên. Cho nên khi trẻ vượt qua 30 ngày đầu và khỏe mạnh thì cha, mẹ phải thực hiện nghi lễ cúng ăn mừng còn gọi là lễ cúng đầy tháng.
Làm lễ đầy tháng cho bé trai, bé gái như thế nào
Mụ bà Trần Tứ Nương, coi việc sanh đẻ (chú sinh)
Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chuyển sinh)
Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai)
Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé
Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (chuyển sinh)
Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử)
Mụ bà Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ
Chuẩn bị lễ vật cúng lễ đầy tháng cho con
Cúng Bà Mụ
Cúng Đức ông
3 chén cháo
1 con vịt chéo cánh luộc chín
Hàng mã (giấy tiền vàng bạc)
1 tô cháo
Ngoài ra, có thể sử dụng thêm những vật cúng khác như:
12 đôi hài xanh
12 nén vàng màu xanh
12 bộ váy áo xanh
12 miếng trầu cánh phượng
12 bộ đồ chơi
12 con cua
12 con ốc
12 con tôm
Bánh kẹo, hoa quả,… chia thành 12 phần bằng nhau.
Văn cúng trong lễ đầy tháng cho con
Sau khi bày lễ vật, một trưởng tộc hoặc người biết thực hành nghi lễ, thắp ba nén hương khấn nguyện: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âl), ngày cháu (nội hay cháu ngoại…) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.
Sau nghi thức cúng kính là nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng”. Đứa bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thắp hương xin phép bắt miếng. Xong, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:
Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…
Tiếp sau là lời chúc mừng và tặng quà hoặc tiền lì xì của khách mời, của dòng họ bà con cho cháu bé và gia đình nhân ngày cháu tròn một tháng tuổi.
Mâm Cơm Cúng Về Nhà Mới Với Cách Làm Đơn Giản Đầy Đủ, Thành Tâm
Ý nghĩa đặc biệt của mâm cơm cúng về nhà mới
Mâm cơm cúng về nhà mới theo phong tục từ xưa đến nay của người Việt có ý nghĩa để báo cáo với tổ tiên, các vị thần linh cai quản khu đất về việc ngôi nhà mà gia đình xây dựng đã được hoàn thành. Đồng thời mâm cơm cúng này cũng nói lên được sự thành tâm và kính cẩn của gia chủ với mong muốn cầu cho gia đình luôn được khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn và hạnh phúc.
Tại sao gia chủ phải làm mâm cơm cúng khi về nhà mới?
Người xưa đã có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì vậy, chuẩn bị một mâm cơm cúng khi dọn về nhà mới xây là việc vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, mâm cơm cúng này còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt như sau:
Thông báo cho các vị Thổ thần, thổ địa về việc gia đình sẽ chuyển đến ở ngôi nhà mới này và mong các vị thần sẽ che chở, bảo vệ cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Cúng để tiễn đưa các vong hồn, cô hồn đang còn lang thang trên mảnh đất mới mà gia chủ chuẩn bị chuyển đến sinh sống.
Cúng báo ông Táo và bà Táo để cầu mong cho gia đình luôn đầy đủ cơm áo, gạo, tiền khi chuyển đến nhà mới này.
Loại bỏ tà khí còn sót lại trong ngôi nhà mới mà gia chủ chuẩn bị sinh sống.
Cầu mong cho gia đình luôn vui vẻ, thuận hòa, cuộc sống yên bình, hạnh phúc và tài lộc vẹn toàn.
Cách làm mâm cơm cúng nhà mới đầy đủ, tươm tất và đơn giản nhất
Làm mâm cơm cúng về nhà mới như thế nào để vừa đơn giản vừa đảm bảo sự đầy đủ và thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với thần Phật, gia tiên? Đây chắc hẳn là băn khoăn của rất nhiều gia chủ hiện nay. Vì vậy, để thắc mắc này được giải đáp, các bạn có thể tham khảo gợi ý về mâm cơm cúng trong ngày về nhà mới như sau:
Lưu ý: Các loại trái cây này gia chủ có thể chọn mua theo tùy tâm của mình. Tuy nhiên, gia chủ luôn luôn phải đảm bảo mua đủ ít nhất 5 loại trái cây hoặc nhiều hơn nhưng với số lượng lẻ. Cùng với đó, phải chọn những loại hoa quả đồng đều nhau, tươi ngon, đẹp mắt, không bị sâu thối hay bầm dập.
Bên cạnh mâm cơm mặn cúng trong lễ về nhà mới này, gia chủ có thể lựa chọn mâm cơm cúng chay. Tuy nhiên, gia chủ tuyệt đối không sử dụng đồ giả để thay thế cho các món ăn, các loại hoa quả trong mâm cơm cúng. Ngoài ra, gia chủ có thể tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình mình hoặc phong tục truyền thống riêng của từng vùng miền mà cân đối các món đồ cúng sao cho hợp lý và đầy đủ.
Những điều gia chủ cần biết khi thực hiện mâm cơm cúng về nhà mới
Để lễ cúng về nhà mới được trọn vẹn và thể hiện sự thành tâm của mình, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:
Nên chọn ngày tốt, giờ tốt, phù hợp với phong thủy, cung mệnh của gia chủ để gia đình chuyển về nhà mới.
Đích thân gia chủ nên cầm bài vị làm lễ và sau khi lễ đã làm xong, các thành viên trong gia đình đi sau sẽ mang theo vật dụng, tài sản đã được chuẩn bị sẵn.
Gia chủ nên chọn ngày đẹp và ngủ lại nhà mới một đêm nếu chưa chính thức dọn đến ở.
Thành viên tham gia làm lễ dọn nhà không nên chọn những người tuổi dần và phụ nữ đang mang thai. Nếu thực sự cần thiết, gia chủ nên sắm một cây chổi mới để người phụ nữ quét dọn nhà mới một lượt sau đó mới tiếp tục công việc khác.
Luôn giữ tinh thần vui tươi, thoải mái và phấn khởi, tránh to tiếng cãi vã nhau trong khi thực hiện lễ cúng.
Gia chủ nên lưu ý không hướng hay đặt bàn thờ ra giữa cửa đi lại, những nơi không đảm bảo sự sạch sẽ, vệ sinh trong gia đình.
Tuyệt đối không làm lễ cúng về nhà mới vào ban đêm.
Nghi Thức Làm Lễ Cầu An Đầu Năm 2022 Mọi Người Cần Biết
Cầu an đầu năm là một nét đẹp văn hóa của người Việt, vì ai cũng mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mình trong một năm mới.
Đến chùa cầu an đầu năm là một nét đẹp văn hóa của người Việt, vì ai cũng mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mình trong một năm mới. Mỗi người khi tới chùa đều cầu nguyện những điều may mắn, an lành như cầu được sức khỏe, tài lộc, thăng quan tiến chức, thậm chí có những nam thanh nữ tú đến chùa để cầu “tình duyên”. Thế nhưng, là người con Phật, chúng ta phải có nhận thức đúng đắn. Đức Phật dạy: Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Không ai có thể ban phước giáng họa, chính ta làm cho ta hạnh phúc hay đau khổ, họa hay phúc đều do ta mà ra. Cầu an đầu năm là dịp mọi người đến chùa nghe pháp, tụng kinh, chiêm ngưỡng và cúng dường Tam bảo để tăng trưởng thiện tâm và vơi đi ác nghiệp. Đây cũng là dịp để mọi người quán chiếu lại bản thân nhằm tu tập tốt hơn, làm những điều lành, tránh những việc ác, đem lại lợi ích cho mình và người.
Nghi thức làm lễ cầu an đầu năm
Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo Pháp mây hương
Ngát tỏa khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ đề kiên cố
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ Giác.
Tư thời đệ tử chúng đẳng, nhất tâm quy hướng Phật tiền, chân thành thiết lễ Cúng Hội Cầu An Đầu Năm, phủ phục thành tâm đảnh lễ cúng dường Thập phương Chư Phật, vô lượng Bồ Tát Thánh Hiền, Thiên Long Bát Bộ, Hộ Pháp Tôn Thần, Già Lam Thánh Chúng, thùy từ lân mẫn, chứng minh gia hộ:
Pháp âm phổ chiếu, Phật pháp thân truyền, thiền môn nghiêm tịnh, hải Chúng an hòa, bách gia hộ Đạo, trăm họ quy y, phước duyên tăng trưởng, hạnh nguyện viên dung.
Ngưỡng nguyện, thượng chúc: Phật nhựt tăng huy, Pháp luân thường chuyển, phong điều vũ thuận, Quốc thái Dân an.
Chư Thiện nam Tín nữ Phật tử, bá gia bá tánh, thân tâm thường lạc, tứ đại điều hòa, gia đình hưng thạnh, bửu quyến đoàn viên, sao xấu sao khắc tiêu trừ, đại hạn tiểu hạn tiêu vong, Bồ Đề tâm tăng trưởng, Đạo nghiệp viên thành.
Âm siêu dương thới, pháp giới chúng sinh, tình dữ vô tình, giai cộng thành Phật Đạo.
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.
Đấng Pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời người
Cha lành chung bốn loài
Quy y tròn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận.
Phật, chúng sinh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví Đạo tràng
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin đảnh lễ quy y.
Chí tâm đảnh lễ : Nam mô Tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai Thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ : Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ : Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)
Lư hương vừa nhóm Chiên đàn
Khắp xông pháp giới muôn ngàn cõi xa
Lòng con kính ngưỡng thiết tha
Ngưỡng mong Chư Phật thương mà chứng minh.
Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần)
Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni.
Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ đề Tát đỏa bà da. Ma ha Tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá na ma bà dà. Ma phạt dạt đậu. Đát điệt tha. Án a bà lô hê. Lô ca đế. Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha Bồ đề Tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra. Ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế. Ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất Phật ra da. Dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê y hê. Thất na thất na. A ra sâm Phật ra xá rị. Phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra. Hô lô hô lô hê rị. Sa ra sa ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ Bồ đề dạ. Bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế rị dạ. Na ra cẩn trì. Địa rị sắc ni na. Ba dạ ma na. Sa bà ha. Tất đà dạ. Sa bà ha. Ma ha tất đà dạ. Sa bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ. Sa bà ha. Na ra cẩn trì. Sa bà ha. Ma ra na ra. Sa bà ha. Tất ra tăng a mục khư da. Sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ. Sa bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ. Sa bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ. Sa bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ. Sa bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ. Sa bà ha.
Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da.
Nam mô a rị da. Bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ. Sa bà ha.
Án tất điện đô. Mạn đà ra. Bạt đà da. Sa bà ha. (3 lần)
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)
Đại Từ Đại Bi thương chúng sinh
Đại Hỷ Đại Xả cứu muôn loài
Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm
Đệ tử chí tâm quy mạng lễ.
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo (3 lần)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật (3 lần)
Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật (3 lần)
Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (3 lần)
Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát (3 lần)
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần)
Nam Mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát (3 lần)
Nam Mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)
Đầu năm Cúng Hội Cầu An
Nguyện cho Quốc thái Dân an mọi nhà
Nhân sinh yên ổn hoan ca
Xã hội tốt đẹp kết hoa tình người
Đi đâu cũng thấy vui tươi
Đến đâu cũng thấy nụ cười hỷ hoan
Hòa trong năm mới điểm son
Hoa khoe sắc thắm lá non đơm chồi
Làm lành phước đức lên ngôi
Lánh dữ nghiệp ác xa rời trần lao
Tu tập hướng thượng vươn cao
Sống đời phụng sự biết bao thanh nhàn
Nguyện cầu năm mới bình an
Mười phương Chư Phật ban ân độ trì
Nhiệm mầu giáo pháp từ bi
Đạo Vàng tỏa rạng đường đi nẻo về
Khơi nguồn mạng mạch Tào Khê
Chảy vào nhân thế đề huề muôn nơi
Dong thuyền Bát Nhã ra khơi
Cứu nhân độ thế chơi vơi đọa đày
Biết cầm đuốc tuệ trên tay
Soi đường chỉ lối đêm ngày mà đi
Đèn tâm tuyệt diệu vô nghì
Đâu còn lặn hụp sầu bi khổ nàn
Tâm an thế giới được an
Tâm bình nhân thế reo vang Đạo Mầu
Xiển dương Pháp Phật thẩm sâu
Rộng ra bốn biển năm châu hành trì
Thấm nhuần đạo lý huyền vi
Mang tâm nguyện lực từ bi cứu đời
Trần sa phiền trược buông trôi
Khổ đau hệ lụy hết rồi thở than
Người người thân thiện bình an
Nhà nhà vui sống nhẹ nhàng thảnh thơi
Trẻ em khôn lớn vui chơi
Người già bớt khổ tuổi đời thêm cao
Không còn ưu não trăng sao
Năm xấu tháng hạn đi vào chỗ không
Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông
Mùa nào cũng tốt đẹp trong bốn mùa
Ưu Đàm bát ngát thơm hoa
Tặng cho pháp giới Bửu Tòa Diệu Liên
Hồi hướng khắp chốn mọi miền
Tân Xuân Vạn Hạnh an nhiên thời thời
Cam lồ thắm gội nơi nơi
Đạo Thiêng vĩnh trụ muôn đời Lạc Bang.
MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Quán tự tại Bồ Tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử ! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề Tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.
Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha. (3 lần)
TIÊU TAI KIẾT TƯỜNG THẦN CHÚ
Nam mô tam mãn đa mẫu đà nẫm, a bát ra để hạ đa xá, ta nẵng nẫm, đát điệt tha, án khư khư, khư hê khư hê, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắt sá để sắt sá, sắt trí rị, sắt trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến để ca, thất dị duệ, ta phạ ha. (3 lần)
Nguyện ngày an lành đêm an lành
Đêm ngày sáu thời đều an lành
Tất cả các thời đều an lành
Xin nguyện Từ Bi thường gia hộ
Nguyện ngày an lành đêm an lành
Đêm ngày sáu thời đều an lành
Tất cả các thời đều an lành
Xin nguyện Tam Bảo thường gia hộ
Nguyện ngày an lành đêm an lành
Đêm ngày sáu thời đều an lành
Tất cả các thời đều an lành
Nam Mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ Tát. (3 lần)
Cúng Hội Cầu An công đức thù thắng hạnh
Vô biên thắng phước giai hồi hướng
Phổ nguyện Pháp giới chư chúng sinh
Tốc vãng vô lượng quang Phật sát
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ
Thế thế thường hành Bồ Tát đạo
Nguyện sinh Tây phương Tịnh độ trung
Cửu phẩm Liên hoa vi Phụ Mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sinh
Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ
Nguyện dĩ thử công đức
Phổ cập ư nhứt thiết
Ngã đẳng dữ chúng sinh
Giai cộng thành Phật Đạo.
Đầu năm mới đến, nghinh tiếp Tân Xuân, đệ tử chúng con một dạ chí thành, thiết lễ Cúng Hội Cầu An Năm Mới. Ngưỡng nguyện mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát Thánh Hiền, minh chứng độ trì:
Cửa thiền thường nghiêm tịnh, tứ Chúng mãi thuận hòa, Phật huệ chiếu sáng ngời, mưa Pháp nhuần thắm gội, Phật tử lòng tin sâu, ruộng phước càng tăng trưởng. Chúng sinh sống an lạc, vui hưởng cảnh thái bình, phước huệ trang nghiêm, phúc thọ tăng long, sở nguyện tùy tâm, kiết tường như ý.
Phổ nguyện: gia đình hưng thạnh, quyến thuộc đoàn viên, hộ trì Tam Bảo cửu trụ vô biên, năm châu an định, bốn biển thanh bình, pháp giới nhơn thiên, tề thành Phật Đạo.
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh, thể theo Đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 lạy)
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 lạy)
Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 lạy)
Trong cuộc sống, ai cũng muốn mình có những điều tốt đẹp. Có những thứ đến với chúng ta nhờ phước báu ở quá khứ, cũng có những thứ đến với chúng ta do việc làm ở hiện tại. Tuy nhiên cũng do chính bản thân mình tạo ra từ quá khứ hay siêng năng tạo ra ở hiện tại. Ngược lại, nếu giải đãi, lười biếng thì hiện tại cũng như tương lai khó có thể có được an lạc và hạnh phúc.
Cúng Đầy Tháng Cho Con Trai Cần Những Lễ Vật Và Nghi Thức Nào?
Chúng ta trước hết đi tìm hiểu Ý nghĩa cúng đầy tháng cho con
VỚi mỗi bậc cha mẹ thì con cái luôn là những tài sản vô giá nhất, mang nặng 9 tháng 10 ngày rồi lúc chào đời các mẹ cũng đã hi sinh rất nhiều, khi các bé chào đời là niềm hạnh phúc vô bờ bến của mỗi bậc làm cha làm mẹ. Trải qua một tháng trên cuộc đời này các bé cũng đã có những sự cố gắng và chống chọi cũng như sức mạnh riêng của mình vô cùng khó khăn nên khi đầy 1 tháng bố mẹ cùng gia đình sẽ báo cáo tổ tiên, ra mắt họ hàng và quan trọng nhất là cảm ơn những người bề trên như bà chúa và 12 bà mụ đã nâng đỡ là hình thành ra các con.
Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 Bà Mụ) nặn ra ban cho.
Cách tính ngày cúng đầy tháng cho con trai
Theo cách tính truyền thống, thì ngày cúng đầy tháng của trẻ sơ sinh sẽ được căn cứ vào lịch âm và tùy thuộc vào giới tính của đứa bé. Theo đó,thì nếu là bé gái bạn tiến hanh sẽ lùi lại 2 ngày và nếu là bé trai sẽ lùi lại 1 ngày như cách ông bà xưa vẫn nói “gái lùi hai, trai lùi một”.
Lễ vật, cách sắp xếp mâm và nghi thức cúng đầy tháng cho con trai
1. Chuẩn bị lễ vật mâm cúng
2. Cách sắp bàn cúng đầy tháng
Cách bà đặt thì các bạn cần thực hiện theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật.
3. Bài cúng đầy tháng bé trai
Sau khi bày đầy đủ lễ vật thì Trưởng tộc, Ông hoặc Bố của bé sẽ tiến hành nghi lễ, thắp ba nén hương khấn nguyện:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …… Vợ chồng con là …………………………………………………………………………………………. sinh được con (trai, gái) đặt tên là ……………………………………………………………………….. Chúng con ngụ tại ………………………………………………………………………………………..
Nay nhân ngày đầy tháng chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ………………………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Sau nghi thức cúng đầy tháng là nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng”. Đứa bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thấp hương xin phép bắt miếng. Xong, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:
Mở miệng ra cho có bông, có hoa, Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ, Mở miệng ra cho có bạc, có tiền, Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến… Tiếp sau là lời chúc mừng và tặng quà hoặc tiền lì xì của khách mời, của dòng họ bà con cho cháu bé và gia đình nhân ngày cháu tròn một tháng tuổi.
4. Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai
Theo quan niệm của ông cha ta thì việc mẹ tròn con vuông và con được khỏe mạnh như thế này là do có Đức Ông và các bà mụ nâng đỡ bao bọc và gia đình cần cảm tạ công ơn đó. Khi người làm lễ khấn xong bài khấn sẽ cùng người nhà thực hiện nói câu thành tâm nhất: Xin Bề trên, Đức Ông, Các bà mụ và gia tiên tiếp tục phù hộ độ trì nâng đỡ và bảo vệ cho các bé được khỏe mạnh ngoan ngoãn hay ăn chóng lớn, cả nhà êm ấm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Lễ Cúng Đầy Tháng Cho Con Để Trình Báo Với Mọi Người Một Thành Viên Mới Chính Thức Gia Nhập Cộng Đồng trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!