Bạn đang xem bài viết Cách Gõ Chuông Khi Thắp Hương Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách gõ chuông khi thắp hương đúng cách là điều khiến nhiều người tò mò. Đó là bởi chuông, mõ là hai pháp khí quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong Phật Giáo. Thông thường, chuông và mõ sẽ được sử dụng để gõ trong việc cúng bái hàng ngày. Vậy gõ chuông ra sao cho đúng? Cùng tìm hiểu với Hằng Phát Candle trong bài viết này nhé!
Chuông là gì?
Chuông là một loại pháp khí có từ lâu trong đạo Phật. Trong kinh A Hàm đã nhắc đến pháp khí này. Nó thường được đánh trong những nghi lễ đặc biệt của Phật Giáo. Từ đó mang lại không khí trang nghiêm cũng như những ý nghĩa đặc biệt của buổi lễ này.
Các loại chuông được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Có rất nhiều loại chuông được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng của Phật Giáo. Dưới đây là 3 loại phổ biến nhất mà bạn nên tìm hiểu.
Hồng chung
Tên gọi khác của loại chuông này là hoa chung, phạn chung hay đại chung, cự chung. Đây chính là là loại chuông thường được sử dụng trong các nghi lễ, thời khóa khác nhau. Ý nghĩa của nó là mang tới sự linh thiêng, trang nghiêm cho buổi lễ.
Chuông bảo chúng
Đây cũng chính là loại chuông tiểu chung, hán chung. Nó được dùng để thông báo với đại chúng trong các trường hợp như thức chúng, chỉ tịnh, họp chúng, nghe pháp… Từ đó, giúp mọi người nắm được thông báo trong những nghi lễ chung.
Chuông gia trì
Nếu bạn đang băn khoăn cách gõ chuông khi thắp hương, cần chú ý đến chuông gia trì. Bởi đây chính là loại chuông thường đặt song song với mõ trước bàn thờ Phật để dùng trong tụng kinh, gõ mõ hàng ngày. Người đánh chuông trong nghi lễ chung hoặc nghi lễ tại gia được gọi là Duy na.
Cách gõ chuông khi thắp hương ra sao?
Cách gõ chuông nghe đơn giản nhưng lại có những quy luật cụ thể. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin liên quan nhé.
Người thực hiện việc gõ chuông là ai
Trong buổi lễ dù có đại chúng hay tại gia, người gõ chuông có vai trò đặc biệt. Đây chính là người điều hành buổi lễ, thường được gọi là Duy Na. Nếu tiếng mõ giúp duy trì sự nhịp nhàng đều đặn của việc đọc kinh thì tiếng chuông mang tới sự chú tâm, linh thiêng. Người thực hiện công việc này cần có những kinh nghiệm cụ thể.
Cách gõ chuông khi thắp hương
Khi thắp hương, gõ chuông như thế nào cũng là điều cần chú ý. Dưới đây chính là những thông tin hướng dẫn đơn giản nhất dành cho bạn. Cùng xem nhé!
Khai chuông
Sau khi thực hiện lễ Phật, người làm lễ cần ngồi xuống, hướng về phía bàn thờ tại gia hoặc Tam bảo ở chùa. Lúc này, Duy Na sẽ tiến hành chuẩn bị việc khai chuông, khai mõ cho buổi tụng niệm.
Ở đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách gõ chuông, mõ cùng lúc. Cụ thể như sau:
Đầu tiên, cần thỉnh 3 tiếng chuông liên tiếp.
Sau khi 3 tiếng chuông vang lên, bạn thực hiện gõ 7 tiếng mõ. Việc gõ mõ sẽ chia làm 3 nhịp: 4 tiếng đầu rời, 2 tiếng sau dính liền, 1 tiếng cuối cùng rời.
Sau đó, thỉnh chuông và mõ đan xen nhau. Cụ thể là cứ chuông trước, mõ sau cho đủ 3 lần thì ngừng chuông. KẾ gõ tiếng mõ thứ 4, 5, 6 dính liền với nhau. Tiếng mõ thứ 7 rời.
Cuối cùng, kết thúc việc khai chuông mõ bằng tiếng giập chuông.
Thực hiện tụng niệm
Khi đã khai chuông mõ xong, bạn sẽ tiến hành tụng niệm. Theo lệ thường, cứ một chữ là một tiếng mõ. Cần chú ý là khi tiếng kinh đầu tiên cất lên bạn chưa vội gõ mõ. Việc này chỉ thực hiện từ tiếng kinh thứ hai trở đi mà thôi.
Tiếng thứ 3 trong thời kinh không gõ mõ. Đến tiếng thứ 4, thứ 5 và về sau thì thực hiện nhịp mõ đều đặn. Nếu tụng kinh bộ thì việc gõ mõ nên theo nhịp nhanh dần đều. Nếu tụng thần chú thì nhanh còn kinh sám hối thì tụng với tốc độ vừa hoặc chậm.
Khi chấm dứt bài kinh, muốn dừng lại thì bạn nên đọc chậm lại. Những tiếng mõ gần cuối cũng thực hiện chậm dần. 2 tiếng mõ áp cuối, áp chót dính liền với nhau và tiếng cuối cùng thì gõ rời ra. Cuối cùng thỉnh một tiếng chuông để kết thúc bài kệ, thời khóa lễ.
Điều cần chú ý khi thực hiện thời khóa lễ
Thông thường, một thời khóa lễ có thể bao gồm nhiều bài kinh khác nhau. Lúc bạn muốn chuyển qua danh hiệu khác, hãy tiến hành thỉnh một tiếng chuông chuyển tiếp. Trong các bài kinh khác nhau hầu hết đều có hướng dẫn cách thỉnh chuông cụ thể, chính xác.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách gõ chuông khi thắp hương. Bạn có thể áp dụng cách này với khóa lễ tại nhà hay khóa lễ chung. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ ngay với Hằng Phát Candle để có được thông tin tư vấn nhé.
Thông tin liên hệ:
Nến thơm cao cấp Hằng Phát;
Địa chỉ: 169A Kênh Tân Hóa – phường Hòa Thạnh – quận Tân Phú – thành phố Hồ Chí Minh;
Số điện thoại liên hệ: 0913 697 262;
Thắp Hương Thần Tài Vào Mùng 1 Như Thế Nào Thì Đúng?
Thắp hương Thần Tài vào ngày nào trong tháng thì thiêng nhất?
Về cơ bản, việc thắp hương Thần Tài có thể thực hiện hàng ngày nhưng thắp hương vào mùng 1 cần chú trọng nhất. Thắp hương Thần Tài vào mùng 1 là một trong những văn hóa thờ cúng quan trọng của người Việt Nam. Vì vậy, gia chủ nên biết được cách thắp hương sao cho đúng để mang lại may mắn, tài lộc.
Có thể bạn không biết, sáng và tối là hai thời điểm tốt nhất trong ngày để thắp hương Thần Tài. Nếu không có thời gian thắp nhang trong khung giờ này thì gia chủ vẫn có thể tùy tâm cầu khấn với một lòng thành tâm, hướng thiện để các vị thần có thể phù hộ, độ trì.
Vào ngày mùng một, ngày rằm, nhất là mùng 10 âm lịch hàng tháng là ngày cúng Thần Tài thì gia chủ nên thực hiện cúng nhiều thứ. Bên cạnh đó, bạn nên thắp hương với số lượng là 5 nén và xếp theo hình chữ thập. Đồng thời, bạn nên chọn loại nhang cuốn giữ được tàn. Sau một thời gian sẽ thu được bát nhang rất đẹp, tụ khí tốt.
Nên thắp hương thần tài vào lúc mấy giờ là tốt nhất?
Trên bàn thờ Thần Tài có hai vị thần bao gồm Thần Tài và Thổ Địa. Nếu nhà bạn buôn bán, kinh doanh cửa hàng thì nên thắp hương cho hai vị thần này vào buổi sáng sớm. Và nên lưu ý, khi thắp hương phải thật thành tâm, thể hiện lòng thành kính để các vị thần có thể chứng giám và phù hộ.
Theo phong thủy, bạn nên thắp hương Thần Tài vào buổi sáng từ 7 giờ đến 9 giờ là tốt nhất để mang lại may mắn, tài lộc cho công việc kinh doanh của mình.
Những điều cần cấm kỵ khi thắp nhang thần tài vào mùng 1
Để tránh mạo phạm đến thánh thần thì trong quá trình thắp nhang, bạn nên lưu ý những điều như sau:
Mặc quần áo kín đáo, không được hở hang, rách rưới, luộm thuộm
Trong khi thắp nhang phải thật thành tâm, không được vừa giỡn, vừa nói chuyện vừa thắp.
Trước khi thắp hương, gia chủ không được văng tục hoặc nói những lời khiếm nhã.
Lộc cúng chỉ dành cho người nhà mà không được mang cho người bên ngoài.
Lưu ý khi thắp hương Thần Tài, bạn tuyệt đối đừng sử dụng đèn nháy, bóng điện vì sẽ sinh ra luồng khí xấu.
Không được tự ý thay đổi vị trí của những đồ vật đặt trên bàn thờ thần tài.
Hàng tháng, gia chủ nên lau chùi và vệ sinh tượng thần tài thật sạch sẽ/
Khi thỉnh thần tài về nhà phải thắp hương.
Tuyệt đối không được thỉnh thổ địa, thần tài vào bát hương.
Những đồ vật gia chủ nên chuẩn bị khi thắp hương Thần Tài vào mùng 1
Để thể hiện sự thành tâm của mình đến với các vị thần thì bạn nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng mọi đồ dùng trước khi thắp hương. Cụ thể là:
Hương chính là vật dùng cực kỳ quan trọng, là nơi gửi gắm lời cầu nguyện của gia chủ đến với các vị thần linh thiêng. Bạn nên chọn mua những loại nhang có hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu và thắp vào những buổi mà mình đã lưu ý ở phía trên.
Trước khi thắp hương, gia chủ nên chuẩn bị một chén nước thật sạch. Lưu ý, không được để nước đầy quá, cách miệng cốc khoảng 1 cm là được. Nhớ là phải dùng nước sạch, không được dùng nước bẩn, ô uế vì sẽ mạo phạm đến thánh thần đấy!
Trên bàn thờ ông địa, thần tài, bạn có thể đặt một bình hoa tươi để bài trí, cầu may mắn. Gia chủ có thể chọn những loại bình sứ có miệng cao để cắm hoa. Hoa thì nên sử dụng các loại hoa tươi, có hương thơm nhẹ nhàng như hoa cúc, hoa huệ trắng để mang lại sự thanh lịch cho không gian thờ cúng. Tuyệt đối không được sử dụng hoa giả để trang trí bàn thờ.!
Việc lựa chọn quả đặt trên cũng rất quan trọng mà gia chủ nên lưu ý. Bạn nên chọn những loại quả tươi như cam, chuối, lê, táo,… để thờ cúng ông Địa, ông Thần Tài. Lưu ý là không được dùng quả giả để đặt lên bàn thờ.
Trên bàn thờ thần Tài, bạn có thể đặt nến và đèn dầu để mang lại không gian ấm cúng và không khí tốt. Tuyệt đối không được dùng bóng đèn điện vì đây là vật mang lại ánh sáng mạnh, mang đến luồng khí xấu cho bàn thờ.
Gạo và muối sau khi đặt lên bàn thờ nên cất lại để giữ lộc. Theo quan niệm của ông bà ta, nếu rải muối và gạo ra ngoài thì lộc sẽ bay đi.
Sau khi thắp hương xong, bạn nên tưới nước cúng và rượu ở trước cửa nhà để cầu tài lộc và may mắn. Hoa quả, bánh, kẹo sau khi cúng xong nên cất lại và để dành cho người trong gia đình. Hạn chế việc chia cho nhiều người để tránh hao lộc.
Thắp hương thần tài không chỉ được xem là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh mà đây còn là hành động thể hiện lòng thành kính của mọi người với các đấng linh thiêng. Ông cha ta từng nói: “có thờ có kiêng, có kiêng có lành”, khi chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo về mặt tâm linh thì chúng ta sẽ được phù hộ, độ trì, gặp được nhiều điều tốt trong cuộc sống. Vì vậy, bàn thờ chính là nơi linh thiêng nhất để mỗi chúng ta thắp lên những nén nhang bày tỏ lòng thành của mình.
Website: https://banthogodep.com/
Thắp Hương Hàng Ngày Thế Nào Cho Đúng?
Nhiều bạn khách trẻ mới lập gia đình, ra riêng, mới có con nhỏ kể với tôi: “Trước ở chung với ba mẹ, thấy ba mẹ thắp hương nhang sáng, tối nhưng em sợ mùi nhang lắm, vừa thơm hắc vừa cay mắt, sợ con bị ảnh hưởng sức khỏe vì nghe bảo làm nhang cũng có hóa chất độc hại. Vậy nên từ khi ra riêng, cũng có bàn thờ ông Táo và Thần Tài – Thổ Địa nhưng lười và ngại thắp. Có khi mỗi tháng thắp đúng một cây ngày Rằm. Mà nhớ thì thắp, quên thì thôi nên mua bó nhang xài hoài không hết…”.
Bạn khác lập gia đình đã lâu, ở riêng đã lâu, cúng bái trong nhà chủ yếu là chồng làm nhưng chồng đi làm xa, vậy là ở nhà quay vòng với công việc và con cái, không nhang khói gì luôn. Nghe tôi chia sẻ rằng nên thắp ít nhất ngày một lần để nhà cửa ấm cúng, cô ngạc nhiên: “Ủa, phải thắp hàng ngày hả chị?”.
Chuyện nhang khói thắp mấy lần, theo tôi, đương nhiên không áp đặt, bởi điều đó tùy tâm hướng niệm của mỗi người. Tuy nhiên, theo quan niệm xưa nay, chúng ta nên thắp hương hàng ngày vì thắp hương là một tập tục có từ lâu đời của người Việt. Nén nhang thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên và các vị thần linh, giữ được sợi dây liên kết, tấm lòng của người cõi trần với những người đã khuất.
Khi đã hướng niệm như vậy, các bạn trẻ mới ra riêng càng nên biết những điều sau:
THẮP HƯƠNG Ở NHỮNG NƠI NÀO TRONG NHÀ? Mỗi ngày nên thắp ở bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên, bếp, bàn thờ Thần Tài. Khi thắp chỉ cần 1 nén là đủ, hương phải cắm hương thẳng và thành tâm khấn bái.
Nếu nhà có cổng thì nên thắp 2 bên cổng với mỗi bên 1 cây.
Trước nhà cây xanh thì cũng nên thắp ở gốc cây lớn nhất phía trước nhà với 1 cây hương.
NÊN THẮP HƯƠNG LÚC NÀO? Thời gian thắp hương là buổi sáng bắt đầu ngày mới và buổi tối khi khép lại một ngày. Thắp hương hàng ngày chỉ nên thắp 1 nén bởi vì sự thành tâm, thành kính, chánh niệm (tập trung) là quan trọng nhất chứ không phải số lượng nén hương.
Khi thắp, nén hương cần dùng hai tay cắm cho ngay thẳng, tượng trưng cho tấm lòng ngay thẳng. Với ý nghĩa mặc cho bão táp phong ba không hề thay đổi, vẫn nguyên phong cách của người quân tử, để lưu lại tiếng thơm với đời tỏa khắp nơi.
Nén hương thắp lên tỏa ra mùi thơm thuần khiết, thanh tịnh như sợi dây máu thịt nối liền giữa người trần với vong linh những người đã khuất.
Việc thắp hương hàng ngày là một điều rất tốt mà cha mẹ, ông bà nào cũng muốn con cháu noi theo để gia đạo lúc nào cùng an yên và được bề trên phù hộ.
(Bài viết có tham khảo thông tin từ chúng tôi Ảnh: Dân Trí)
Cách Bốc Bát Hương Về Nhà Mới Như Thế Nào Cho Đúng
Xây nhà là một trong những việc lớn cần làm của đời người. Và bốc bát hương chính là việc quan trọng nhất sau khi xây xong nhà và trước khi gia chủ dọn về ở chính thức bởi trong quan niệm tâm linh của người Việt việc bốc bát hương có ảnh hưởng trực tiếp tới khí tài, may mắn, cuộc sống gia chủ. Vậy cách bốc bát hương khi về nhà mới như thế nào cho đúng đảm bảo bát hương linh, người được thờ sẽ về khi thắp hương?
Ý nghĩa của bát hương trong văn hóa tâm linh người Việt
Điều đầu tiên cần khẳng định, bát hương chính là đại diện, là biểu tượng cho văn hóa thờ cúng, tâm linh của người Việt. Dù là trên bàn thờ đơn sơ của những gia đình nghèo hay trên bàn thờ của những gia đình giàu có với vô vàn các đồ thờ cúng khác nhau thì bát hương cũng vẫn là món đồ duy nhất luôn có, được ví như linh hồn của bàn thờ.
Một ý nghĩa nữa của bát hương trong văn hóa tâm linh người Việt đó là sự lưu giữ truyền thống dân tộc. Bát hương là nơi những người cõi dương gửi lòng thành kính tới thánh thần, tổ tiên. Mỗi nén hương được thắp lên chính là sợi dây gắn kết những con người nơi trần thế với những người cõi âm. Người Việt xưa có quan niệm giữ “hương hỏa” chính là giữ để bát hương của gia đình, dòng họ được đời đời nghi ngút hương khói.
Không những thế, việc thắp hương trên bàn thờ, bài trí bàn thờ gia tiên còn có ý nghĩa hướng con người tới cái thiện. Bởi khi thắp hương là khi lòng người thanh thản, thật thà nhất. Sự lan tỏa của mùi hương mang đến sự thanh tịnh giúp chúng ta được an nhiên trong tinh thần.
Cách bốc bát hương về nhà mới như thế nào cho đúng?
Trong bát hương về nhà mới gia chủ cần đặt tờ hiệu và bộ thất bảo. Trong đó, tờ hiệu viết tên gia chủ và tên người được thờ. Tờ hiệu được bán kèm theo bát hương in giấy vàng, chữ viết màu đỏ. Bộ thất bảo là 7 thứ quý người xưa coi trọng gồm vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu. Ngày nay, bộ thất bảo cũng được bán kèm bát hương và không có giá trị về mặt vật chất.
Ai bốc bát hương về nhà mới
Người bốc bát hương cần có tâm thành và thánh thiện. Việc bốc bát hương có thể được thực hiện bơi gia chủ hoặc thầy chùa. Dân ta thường nhờ thầy chùa bố bát hương khi về nhà mới để đảm bảo bát hương bốc được linh ngay.
Cách bốc bát hương về nhà mới
1. Khấn: Con (họ tên) xin bốc bát hương cho thần linh/gia tiên/ông mãnh/bà cô…
2. Bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào bát hương. Khi bốc đếm theo số sinh như Sinh – Lão – Bệnh – Tử, nắm cuối cùng nên dừng ở chữ Sinh. Lưu ý, khi bốc đầy chỉ lắc không nên ấn hoặc nèn chặt; đồng thời cần để riêng từng bát hương tránh nhầm lẫn.
3. Đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát hương. Khi an vị cần đặt bát hương ngay ngắn, lưỡng nghi nằm trên trục vuông góc với bàn thờ.
Sau khi bốc bát hương cho nhà mới thì gia chủ cần thực hiện thắp nhang trong bao nhiêu ngày? 50 ngày, 100 ngày hay nhiều ngày hơn nữa là câu hỏi của nhiều người, nhất là những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong thờ cúng.
Theo các chuyên gia trong phong thủy, khi về nhà mới cần thắp hương liên tục trong 100 ngày để tụ khí cho bát hương. Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến cho rằng việc thắp hương liên tục giúp tăng sự linh thiêng, may mắn cho những thành viên trong gia đình.
Trong 100 ngày thắp nhang đó, gia chủ chỉ cần mỗi sáng thay nước, thắp 1 nén nhang thành tâm dâng lên gia tiên. Khi cần cầu xin điều gì đó cho con cháu trong nhà thì thắp 3 nén nhang cắm theo hàng ngày. Đối với ngày rằm, mồng một, ngày lễ, Tết thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập. Để gia đình ấm cúng, thì việc thắp nhang liên tục trong 100 ngày là rất quan trọng cần được thực hiện thành tâm.
Địa chỉ mua bát hương chất lượng, giá tốt
Quan niệm của người Việt thường chọn mua bát hương gốm sứ vì màu men của đồ gốm sứ có tính vĩnh cứu và có tính hội tụ linh khí. Trên thị trường hiện nay, đồ thờ cúng Bát Tràng nhất là bát hương gốm sứ Bát Tràng là loại bát hương được chọn mua nhiều nhất.
Bộ đồ thờ cúng men rạn Bát Tràng được trưng bày ở cửa hàngDòng sản phẩm bát hương Bát Tràng được yêu thích vì đồ gốm sứ Bát Tràng vốn đã gắn liền với văn hóa thờ cúng của người Việt từ xa xưa. Bên cạnh đó, so với các sản phẩm gốm sứ khác, bát hương Bát Tràng có mức giá tốt hơn, chất lượng sản phẩm đảm bảo và tính thẩm mỹ cao.
Gốm sứ Bát Tràng 360 là nhà cung cấp hàng gốm sứ Bát Tràng hàng chuẩn, giá chuẩn uy tín số 1 hiện nay trên thị trường. Địa chỉ cửa hàng Gốm sứ Bát Tràng 360 ở số 66 Nguyễn Đức Thuận, Thạch Bàn, Long Biên. Tại cửa hàng trưng bày của Gốm sứ Bát Tràng 360 có rất nhiều các sản phẩm đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng khác nhau, các mẫu bát hương với nhiều kích thước, được làm từ các chất men khác nhau và được trang trí đẹp.
Ngoài các sản phẩm có sẵn, quý khách hàng còn được hỗ trợ làm sản phẩm theo yêu cầu, đặt hàng riêng. Gốm sứ Bát Tràng 360 có cơ sở sản xuất trực tiếp ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Với những thợ gốm giỏi, chúng tôi cam kết sẽ giúp khách hàng thiết kế mẫu bát hương gốm sứ Bát Tràng đẹp nhất. Gốm sứ Bát Tràng 360 hỗ trợ bán hàng online và nhận giao hàng trên toàn quốc.
Bộ đồ thờ men lam vẽ rồng Bộ đồ thờ men lam cho bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thổ Công Bộ đồ thờ men rạn cao cấp cho bàn thờ treo tường dành cho nhà chung cư, căn hộ. Bộ đồ thờ Phật men lam vẽ tay cao cấp Bộ đồ thờ men rạn vẽ tay Bát Tràng cao cấpCập nhật thông tin chi tiết về Cách Gõ Chuông Khi Thắp Hương Như Thế Nào? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!