Bạn đang xem bài viết Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Đúng, Chuẩn Nhất được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thông thường, thời gian và địa điểm cúng sẽ do các gia đình lựa chọn, theo đó, các gia đình có thể chọn việc cúng rằm tháng Giêng tại nhà hoặc tại chùa, tuy nhiên, các bạn đều cần phải biết được cách cúng rằm tháng giêng đúng, chuẩn nhất để giúp cho không khí cúng lễ của gia đình trở nên linh thiêng, đồng thời giúp cho thần linh có thể đón nhận và thực hiện được tâm nguyện của bạn. Ngoài bài cúng rằm tháng giêng, thì các mâm cỗ cũng cần chuẩn bị kỹ càng, như cúng gia tiên sẽ có sự khác biệt so với mâm cỗ cúng Phật và thần linh, bạn cần phải phân biệt được để có được sự chuẩn bị đúng theo tâm linh văn hóa chung của người Việt.
Vậy lễ cúng rằm tháng giêng gồm những gi? Theo cách cúng rằm tháng giêng đúng, chuẩn nhất, lễ cúng rằm tháng giêng cho Phật sẽ phải là lễ cúng chay và cúng gia tiên sẽ phải là lễ cúng mặn, cụ thể, bạn cần chuẩn bị mâm cỗ với các đồ lễ sau:
– Mâm cỗ cúng phật bao gồm:+ Hoa quả tươi được bày vào đĩa+ Chè xôi+ Các món đậu+ Canh xào chay+ Bánh trôi nước
Cỗ chay tùy loại sẽ có 10 đến 25 món khác nhau, trong đó, các món ăn phải có màu sắc phong phú, đẹp mắt tượng trưng cho ngũ hành.
– Mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm:+ 4 bát ninh măng, bát miến, bát mọc.+ Đĩa thịt lợn hoặc thịt gà, đĩa giò hoặc chả, đĩa nem thính hoặc đĩa xào, đĩa dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.+ Hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu trắng, thuốc lá,…
http://thuthuat.taimienphi.vn/cach-cung-ram-thang-gieng-21942n.aspx Sau khi chuẩn bị các đồ cúng xong, bạn thắp hương và đọc bài khấn mà mình đã chuẩn bị thể hiện được ước nguyện của mình. Trong bài văn khấn, các bạn cần nói rõ tên các vị thần linh, nếu cúng tổ tiên thì phải nói rõ tên của dòng họ, cầu xin tổ tiên phù hộ cho con cháu có được những may mắn trong dịp năm mới.
Để có được , việc đầu tiên là bạn phải chuẩn bị được một mâm cúng với các lễ vật theo tâm linh, bên cạnh đó, bạn hãy sử dụng sự thành tâm của mình để thần linh, tổ tiên có thể hiểu được mong muốn, nguyện vọng và giúp bạn có thể thực hiện.
Cách Sắp Xếp Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng Giêng Đúng Và Chuẩn Nhất
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng nên được chuẩn bị đầy đủ tất cả các món để mang lại ý nghĩa biểu trưng đúng nhất, đạt được mong ước thờ cúng.
Ngày 15 tháng 1 Âm lịch hàng năm (ngày Rằm tháng Giêng) hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu (lễ Thượng Nguồn) có nguồn gốc từ thời Tây Hán ở Trung Quốc với lễ hội rước đèn lồng long trọng.
Ngày này cũng là một ngày lễ rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt nhưng thay vì rước đèn, người Việt thường đi lễ chùa, dâng Phật cầu an. Bên cạnh đó, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng lễ để cúng Rằm tháng Giêng với mong muốn cầu bình an, may mắn, tài lộc, sức khỏe và thịnh vượng trong năm mới.
Tùy thuộc vào từng địa phương và từng gia đình khác nhau sẽ có những cách chuẩn bị mâm cỗ cúng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên) dựa vào câu nói từ dân gian xưa:“Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng. Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.
Cách chuẩn bị và sắp xếp mâm cỗ cúng chay (cho bàn thờ Phật)
Với sự phát triển như hiện nay, nhiều người đã bỏ nhưng nhiều gia đình vẫn một mực tuân thủ quan niệm từ xa xưa đó là tránh sát sinh, ăn chay trong ngày lễ cúng Rằm tháng Giêng để một lòng thờ Phật.
Món bánh trôi xuất hiện trong mâm cỗ cúng chay thể hiện cầu mong năm mới hạnh phúc tròn đầy (Ảnh: Internet)
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.
Vì thế, mâm cỗ cúng chay Phật thường bao gồm: Hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu và chè trôi nước.
Món chè trôi nước xuất hiện trong mâm cỗ cúng của người Việt thể hiện cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy…
Cách chuẩn bị và sắp xếp mâm cỗ mặn cúng gia tiên
Bên cạnh đó, một số gia đình người Việt không thờ Phật trong nhà nên mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của họ sẽ là mâm cỗ mặn.
Mỗi món ăn trong mâm cỗ cúng mặn đều mang một ý nghĩa đặc biệt (Ảnh: Internet)
Mâm cỗ mặn thường bao gồm 10 món (gia đình khá giả hơn có thể nhiều hơn) được xếp xung quanh nhau tạo thành vòng tròn:
– 4 bát gồm bát ninh măng, bát canh bóng, bát miến, bát mọc.
– 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi gấc (hoặc bánh chưng) và nước chấm.
Đồ lễ khác gồm: Hương, hoa tươi, hoa quả, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, thuốc lá…
Những món ăn trong mâm cỗ cúng cũng thể hiện những ước mong riêng của người Việt.
Bánh chưng: Món ăn đầu tiên góp mặt trong mâm cúng Tết Nguyên tiêu – Rằm đầu tiên của năm mới là bánh chưng. Bánh chưng tượng trưng cho trời, như một lời cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới.
Xôi gấc: Xôi gấc không chỉ là món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ ngày Tết mà còn được sử dụng nhiều vào ngày Rằm. Xôi gấc khi ăn có vị dẻo của gạo nếp, vị ngọt của đường và vị béo của nước cốt dừa. Xôi gấc không chỉ có màu đỏ giúp mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của bạn thêm đẹp mắt mà còn tượng trưng cho sự may mắn, tròn đầy của gia chủ.
Gà luộc: Gà không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày mà trong các ngày lễ Tết, đây cũng là món ăn không thể thiếu.
Thịt lợn: Thịt lợn đã chế biến thuộc về âm, dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương hài hòa tượng trưng cho sự phát triển.
Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đầy đủ để sinh sôi nảy nở.
Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.
Mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.
Theo Vũ Nga (Tổng hợp) (Khám phá)
Rằm Tháng Giêng Nên Cúng Chay Hay Mặn? Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Chuẩn Nhất
Rằm tháng Giêng là một ngày lễ lớn của người Việt Nam. Trong ngày này, mọi nhà đều thực hiện mâm cỗ để dâng lên tổ tiên cầu bình an cho gia đình. Nhưng không phải ai cũng biết cách cúng sao cho đúng nhất. Hôm nay chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về: Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay mặn? Cách cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất!
Rằm tháng Giêng nhà nào theo đạo Phật cúng chay và ăn chay. Ngày nay nhiều người dân cúng Tết Nguyên tiêu có món bánh trôi nước, với ý nghĩa cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy…
Cúng rằm tháng giêng chủ yếu là cầu an, giải hạn
Trong dân gian, Rằm tháng Giêng hiểu một cách đơn giản là ngày Rằm lớn. Ngày này có 3 lễ cúng: Một là lễ cúng khởi năm đón lộc cầu may. Hai là Tết ăn lại (Tết bù) cho nhà nào dịp Tết Nguyên đán có người đau yếu, tang ma không kịp ăn Tết, nay khỏe mạnh trở lại, mọi người thư thả thì ăn bù, đi chúc Tết lại nhau một cách cởi mở, không phải kiêng khem gì. Trước đây Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn, để những nhà khá giả tiếp tục ăn Tết, thưởng mai – đào nở muộn. Lễ thứ 3 là cúng sao giải hạn.
Nhưng theo Phật giáo thì Rằm tháng Giêng không phải là lễ quan trọng so với Rằm tháng Tư (Phật đản) và Rằm tháng Bảy (Vu lan), nhưng là ngày rằm đầu tiên của năm mới thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm nên đông đảo người dân đi lễ.
Cúng rằm tháng giêng: cúng chay hay cúng mặn?
Theo Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Rằm tháng Giêng các gia đình sắm 2 lễ: Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên. Lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến. Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.
Theo ông Trịnh Yên, tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có nhà lễ bái chư Phật, có nhà cúng thổ công, thần tài… nhưng luôn có cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả. Rằm tháng Giêng nhà nào theo đạo Phật cúng chay và ăn chay. Lễ vật dâng cúng thường dùng rau quả, trầu cau, chè xôi, các món đậu, canh xào… chay, tránh chế biến thức ăn chay hình dạng tôm kho, thịt nướng… vì cho rằng thế là cái tâm vẫn còn hướng về mặn. Nhà không theo đạo Phật thì Rằm tháng Giêng cúng chè xôi và cúng mặn (không thịnh soạn như Tết Nguyên đán).
Ngày nay nhiều người dân cúng Rằm tháng Giêng có món bánh trôi nước, với ý nghĩa cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy… Nếu là phật tử khi cúng lễ sẽ ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không phải là phật tử có thể dâng hương và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật.
Phần lớn đàn ông trong nhà làm chủ lễ. Nhưng nhiều ông chủ trẻ bây giờ không thuộc bài cúng, đã tìm trên mạng lấy các bài khấn lễ và cầm điện thoại, Ipad đọc với ý nghĩ không phải tìm mua sách, sớ khấn, hay học thuộc lòng nữa. Có người còn đọc và dùng điện thoại ghi âm trước, đến lúc làm lễ thì chỉ bật đoạn ghi âm lên rồi chắp tay vái.
Theo ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, các bài khấn trên mạng giúp mọi người dễ tiếp cận, nhưng không nên nặng về bài khấn quá. Cái tâm của mình thế nào thì thờ cúng như thế, việc tìm và cầm điện thoại đọc bài khấn khi cúng bái là không cần thiết. Phật ở trong tâm, thờ cúng tổ tiên cần thành tâm là chính. Bài văn khấn chỉ là hình thức, cái tâm mới quan trọng.
Lễ cúng Rằm tháng Giêng nhằm tinh thần lễ Phật, sám hối và phát nguyện vì không có “quả” nào là không do từ cái “nhân” mình gieo hôm nay. Tinh thần “nhân – quả” được khẳng định trong tinh thần của đạo Phật chứ không phải do cúng, cầu mà đạt được.
Văn Khấn Rằm Tháng Giêng Tại Công Ty Đúng Chuẩn Nhất
Rằm tháng giêng hay còn gọi là (Tết Nguyên Tiêu) là một ngày lễ cực kì quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Đây cũng là thời điểm, đông đảo người dân lên chùa cúng dâng sao giải hạn với mong muốn giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành cho một năm mới.
Sau một năm cũ khi bước sang một năm mới. Chắc hẳn ai ai cũng muốn mọi điều tốt đẹp sẽ đến với mình. Để năm mới thêm may mắn và sung túc hơn, nhiều người tin tưởng rằng việc cúng đầu năm sẽ giúp họ bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần linh. Từ đó các vị thần sẽ phù hộ cho họ được thịnh vượng, bình an, tài lộc cho cả năm. Đây cũng chính là lý do có ngày lễ cúng rằm tháng giêng hàng năm.
Ngay tại cơ quan công ty, doanh nghiệp cũng rất hay thực hiện cúng rằm tháng giêng hàng năm. Với mong cầu cả năm sẽ thu được nhiều thắng lợi, công ty phát triển hơn. Ký kết được nhiều hợp đồng lớn, thịnh vượng hơn, phát tài phát lộc hơn năm cũ. Cùng tham khảo qua mâm lễ cúng rằm và bài văn khấn cúng rằm tháng giêng tại công ty đúng chuẩn nhất hiện nay.
Lễ vật cúng Rằm tháng giêng tại công ty
Thông thường mâm cúng rằm tháng giêng tại công ty thường sẽ là mâm cúng chay với các lễ vật sau:
– Hoa tươi, quả tươi, nhang, đèn, thuốc lá,
– Bánh kẹo, chè thuốc
– Một đĩa bánh chưng, hoặc một đĩa xôi gấc
– Một đĩa bánh trôi nước vì theo quan niệm của người Việt. Việc cúng bánh trôi nước tượng trựng cho mong cầu mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy, thông suốt.
Tin khác: Văn khấn cúng đất đai thổ, công chuẩn nhất hiện nay
Bài văn khấn rằm tháng giêng tại công ty đúng chuẩn nhất
Sau khi sắp đầy đủ mâm cúng Rằm tháng Giêng. Người đại diện cho công ty sẽ đọc bài khấn Rằm tháng giêng tại công ty với nội dung như sau:
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Đang làm việc tại địa chỉ………………………………………. ……………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho công ty chúng con được vạn sự tốt lành, buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cầu gì được nấy, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Cúng Rằm Tháng Giêng Đúng, Chuẩn Nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!