Xu Hướng 3/2023 # Cách Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Là Đúng Cách? # Top 11 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Là Đúng Cách? # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Cách Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Là Đúng Cách? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng của người Việt Nam trước khi Tết Nguyên Đán chính thức bắt đầu. Hôm nay, đưa ra gợi ý về cách thức cúng giao thừa sao cho trịnh trọng.

Trong thời khắc giao thừa thì trên mâm cúng ngoài trời, các gia đình bày các đồ ăn nguội bao gồm như xôi, bánh trái, gà luộc để tỏ lòng thành kính tiễn thần cũ một năm qua đã cai quản gia đình mình và chào đón thần của năm mới xuống. Các thần không thể vào nhà ung dung mâm bát mà chỉ đi qua ăn nhanh chóng hoặc có thể mang theo, thậm chí, chỉ kịp chứng kiến sự thành kính của gia chủ vì việc bàn giao công việc diễn ra rất khẩn cấp.

Nghi lễ cúng giao thừa tại nhà

Cứ đến nagfy 30 tháng Chạp, các nhà thường sửa soạn mâm lễ để cúng giao thừa ở giữa sân. Nếu không có sân thì cúng giữa nhà, hoặc có thể làm lễ trên sân thượng.

Hướng đặt mâm lễ chỉ nên đặt hướng Bắc, hoặc hướng Đông tuỳ theo từng gia đình (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua).

Nếu có điều kiện, nên chuẩn bị một chiếc lọng màu vàng có diềm đỏ để che nắng che mưa; Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải vàng sang trọng ngay ngắn; Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để tiễn và rước các vị cựu niên và đương niên Hành khiển;

Một mâm lễ gồm gà trống đỏ, xôi đỏ, bánh chưng xanh, cùng các loại sơn hào hải vị; 9 chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng (màu đỏ để lấy vận khí tốt, màu trắng để lấy tài lộc, màu vàng để lấy sự bình yên, may mắn); 5 chén trà 5 loại hương vị trà khác nhau (trà sen, trà nhài, trà bưởi…); Một mâm hoa quả “ngũ quả” đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền; Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá mỗi loại 99 nén; Thắp 9 ngọn nến hoặc 9 cây đèn dầu.

nếu các gia đình chưa có điều kiện cũng có thể thành tâm chuẩn bị mâm lễ gồm trầu, rượu, hoa quả, xôi gà…; và đặc biệt không nên đốt tiền âm phủ trong lễ đón giao thừa để tránh các vong âm lai vãng.

Sau khi đã chuẩn bị xong mâm lễ trước 12 giờ đêm, vào đúng thời khắc giao thừa thì người lớn nhất trong gia đình ăn mặc chỉnh, tề súc miệng rượu thơm bắt đầu hành lễ.

Để tỏ lòng thành kính với vị thần cai quản nhà mình thì các gia chủ sau khi làm lễ cúng giao thừa sẽ làm lễ cúng Thổ công và mâm cúng cho lễ cúng Thổ Công cũng tựa như lễ cúng Giao Thừa.

Các tục lệ diễn ra trong đêm Trừ tịch:

Theo truyền thống bao đời nay của người Việt thì sau khi tổ chức lễ cúng giao thừa thì ở khắp các vùng miền, dân tộc, các gia đình còn có một số tục lệ sau:

– Đi lễ chùa (đình, đền): Sau khi làm lễ cúng giao thừa tại gia, họ cùng nhau đi lễ tại các đình, miếu, chùa để cầu may, xin các Thần, Phật sẽ phù hộ cho bản thân và cả gia đình một năm mới dồi dào sức khỏe, làm ăn tấn tới. Cũng nhân dịp này thì người ta thường rút quẻ đầu năm.

– Chọn hướng xuất hành: Trước khi ra khỏi nhà, họ sẽ chọn giờ cũng như hướng xuất hành. Bởi đi vào giờ đep và đúng hướng sẽ mang lại sự may mắn.

– Hái lộc: Vào ngày đầu năm mới thì ai cũng mong muốn có được nhiều lộc nên ở khắp nơi họ có tục hái một cành cây (cành lộc) để mang về cắm trên bàn thờ cho đến khi cành khô. Tục lệ đó có ngụ ý rằng đây là lộc của đất trời, Thần Phật ban xuống.

– Hương lộc: Vì ngọn lửa là biểu tượng của sự phát đạt nên có những người thay vì hái lộc sẽ xin lộc ở các đình, đền bằng việc đốt một nắm hương sau đó đứng khấn trước bàn thờ và mang hương đó cắm vào bình hương nhà mình như được các Thánh, Phật luôn độ trì trong năm mới.

– Xông đất, xông nhà: Với mong muốn trong năm mới mọi điều tốt đẹp đến với gia đình thì các gia chủ sẽ kén chọn một người xông đất. Người này phải tốt vía và hợp tuổi với chủ nhà và đến vào sớm mồng một như mang theo sự may mắn, dễ dãi cho gia chủ.

Cách Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Là Đúng Để Hưởng Một Năm An Lạc

Cúng giao thừa là gì?

Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch có tên tiếng Anh là “New year’s eve” là nghi lễ được tổ chức hàng năm báo hiệu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một năm có bắt đầu phải có kết thúc chính là lúc cúng đêm giao thừa, ý nghĩa lễ trừ tịch của người Việt Nam cũng không khác gì của người Trung Hoa là lễ diệt trừ ma quỷ, xua tan điều xấu năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến, phong tục Trung Hoa ngày xưa vào ngày trừ tịch tức là ngày 30 tết có dùng 120 trẻ em trạc 9-10 tuổi mặc áo khâm đội mũ đỏ cầm trống vừa đi đường vừa đánh để trừ khử ma quỷ do đó có danh từ trừ tịch, lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang tên là lễ giao thừa.

Cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì?

Lễ vật cúng giao thừa tùy vào vùng miền mâm cỗ chuẩn bị cúng giao thừa có khác nhau, nhưng thông thường bao gồm mâm trái cây ngũ quả, nhang đèn, trà nước, 1 bình hoa, 1 con gà, 1 bánh chưng hoặc dĩa xôi, 1 dĩa bánh ngọt, 1 dĩa gạo muối,… cụ thể từng vùng miền như sau:

Miền Trung: Trên mâm thường có cá chiên, chả ram, bánh tét, chả lụa Huế, gà bóp rau răm, canh hầm chân giò với củ cà rốt, bánh mứt, …

Miền Nam: tùy vào từng hoàn cảnh gia đình, có nhà cúng to có nhà cúng đơn giản, thông thường nấu cháo gà cúng, trái dừa, bánh mứt, bánh tét, canh hầm xương với ngũ quả, bún xào thịt,…

Cúng giao thừa trong hay ngoài trời trước?

Ở các gia đình người Việt Nam xưa nay thường lập bàn thờ giữa sân hoặc trước cửa nhà, trường hợp những người ở thành phố hoặc chung cư không có sân cũng chưng dọn một chiếc hương án hoặc một chiếc bàn kê ra kê ra nơi phòng khách với mâm lễ vật có đủ hương đăng hoa quả, bánh mứt ngày tết tiễn đưa năm cũ qua đi đón chào năm mới đến. Sau đó làm lễ rước ông bà tổ tiên trong nhà.

Bài vái cúng giao thừa khấn như thế nào?

Văn khấn cúng đêm giao thừa ngoài trời

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển.

Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần. Nay là phút giao thừa chúng con là: …, sinh năm: …, hành canh: … tuổi, cư ngụ tại số nhà:…, ấp/khu phố:…, xã/phường …, quận/huyện/ thành phố …, tỉnh/thành phố …

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dường Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngày Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần).

Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật – Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật – Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.

Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh Nay phút giao thừa Chúng con tên là :…sinh năm: …, hành canh: …tuổi ( ví dụ: 75 tuổi ), ngụ tại số nhà …, ấp/khu phố …, xã/phường…, quận/huyện/thành phố …, tỉnh/thành phố …

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giao thừa đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu viện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dường Phật, Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Mâm cúng giao thừa cần chuẩn bị tươm tất, tùy vào phong tục từng vùng miền mâm cỗ sẽ khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo những lễ vật cơ bản sau bắt buộc phải có như 1 bình hoa, 1 bó hương, 1 cây đèn, 1 ly trà, 1 ly nước, 1 dĩa muối gạo, 1 dĩa ngũ quả hoặc 1 dĩa bánh ngọt.

Đêm giao thừa phải có đầy đủ con cháu cùng rước ông bà về ăn tết thể hiện niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn của gia đình.

Vào đêm cúng giao thừa con cháu phải vui vẻ hòa thuận, không được cãi vã hay to tiếng hoặc đồ đạc rơi vỡ.

Không soi gương vào đêm giao thừa tránh gặp ma quỷ khiến cả năm không may mắn.

Thời khắc giao thừa là thời khắc thiêng liêng cả nước đánh dấu kết thúc năm cũ, chào đón năm mới với những niềm vui, may mắn và thành công mới. Vì vậy, cúng giao thừa như thế nào đúng cần phải được chuẩn bị chu đáo từ mâm cỗ, bài văn khấn vái và những điều cần tránh để đêm giao thừa mang đến những điều tốt đẹp nhất cho một năm may mắn nhất.

Cách Cúng Giao Thừa Như Thế Nào? Chuẩn Bị Mâm Lễ Vật Cúng Giao Thừa

Ý nghĩa mâm cúng trong đêm giao thừa của người Việt

Cúng giao thừa từ xưa đến nay là 1 nghi thức mang ý nghĩa rất đặc biệt, có tính chất thiêng liêng đối với cuộc sống của người Việt trước khi bắt đầu chào đón Tết Nguyên Đán sắp sang.

Người xưa còn gọi Tết Nguyên Đán là lễ trừ tịch bởi buổi lễ này được diễn ra với mong muốn là “trừ khử ma quỷ”, loại bỏ những điều xấu xa, kém may mắn của năm cũ sắp qua để đón nhận những điều mới mẻ sắp đến. Bên cạnh đó cũng là cầu mong những điều tốt lành, an khang phúc lộc cho một năm mới thịnh vượng nhiều vận may.

Người xưa luôn tin rằng, hằng năm sẽ có một vị thần Hành Khiển với nhiệm vụ trông coi mọi công việc trên nhân gian. Trong thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, vị thần này sẽ bàn giao công việc lại cho vị thần cai trị năm mới.

Trong khoảng thời gian chuyển giao, các vị thần sẽ đem theo rất nhiều quân lính tinh nhuệ nên đây chính là thời điểm để trừ tà, đuổi quỷ hiệu quả và hợp lý nhất trong năm.

Không chỉ như vậy, lễ cúng trong đêm giao thừa còn là cách để con cháu bày tỏ tình cảm của mình và xin được rước ông bà gia tiên về nhà chơi lễ Tết, sum vầy cũng như đoàn viên cùng con cháu trong gia đình.

Cách cúng giao thừa như thế nào tốt nhất?

Cúng giao thừa cần những gì?

Đối với lễ cúng trong nhà

Mâm lễ cúng trong nhà, cụ thể là trên bàn thờ chính thì gia chủ cần phải chuẩn bị thật chu đáo và có phần cầu kỳ hơn mâm cỗ cúng ngoài trời. 

Lễ vật trên bàn thờ cơ bản thường bao gồm: Các loại trái cây tươi (thường là 5 loại quả), hoa tươi, các món ăn ngọt như bánh kẹo, nước ngọt và các món mặn tùy ý. Bên cạnh đó là những lễ vật đi kèm không thể thiếu khác như: Hương hoa, nến, trầu cau , rượu và thuốc lá.

Về mâm cỗ cúng đồ ăn mặn, tùy thuộc vào từng vùng miền cũng như văn hóa mà mâm cúng trên bàn thờ sẽ có những điểm khác biệt.

Mâm cúng ở miền Bắc: Thường sẽ có những món ăn vô cùng quen thuộc gắn liền với bữa cơm hàng ngày như: Gà trống luộc điểm xuyết 1 chút lá chanh, giò chả, bát canh, món xào và đặc biệt không thể thiếu bánh chưng. Những món được bày lên bàn thờ không cần quá sặc sỡ nhưng phải đảm bảo sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. 

Mâm cúng ở miền Trung: Gồm có cả bánh chưng và bánh tét, các loại dưa món, chả lụa, thịt nấu đông, thịt lợn luộc, gà bóp với rau răm, bát canh ninh xương cùng măng khô, chả ram, cá chiên…Dễ dàng nhận thấy rằng mâm cúng của người miền Trung sẽ có đầy đủ món ăn hàng ngày của người xứ này.

Mâm cúng ở miền Nam: Cũng giống như tính cách phóng khoáng, không câu nệ của con người nơi, mâm cúng giao thừa của nhiều gia đình miền Nam khá giản dị. Chỉ có hoa tươi, đèn đuốc, bánh mứt, trà, các loại trái cây tươi, nhang hương.

Đối với lễ cúng ngoài trời

Khác với lễ cúng trong nhà, lễ cúng ngoài trời trong đêm giao thừa không cần quá cầu kỳ và rườm rà, gia chủ chỉ cần chuẩn bị đơn giản nhưng đầy đủ những lễ vật bao gồm:

 1 con gà trống đã luộc (phải buộc chéo cánh lại với nhau)

 1 chiếc đầu lợn quay hoặc luộc đều được

 1 cặp bánh chưng luộc

 Một ít trái cây tươi, hoa, trầu cau

 Tiền giấy, vàng mã

 Các loại bánh kẹo hoặc mứt sấy

 Trà, rượu

 Lư hương, nến đỏ, đèn dầu và một đĩa gạo muối.

Lưu ý: Về nhang thắp hương, bạn có thể lựa chọn loại nhang nhỏ hoặc lớn tùy vào sở thích. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc thắp nhang lớn có thể đốt được lâu hơn, thơm hơn và tốt hơn so với khi dùng loại nhang nhỏ.

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Như đã giải thích ở trên, mỗi năm qua đi sẽ có các vị thần khác nhau đến hạ giới để làm nhiệm vụ cai quản. Hết năm thì các vị thần đó sẽ bàn giao công việc cũ cho những vị thần mới tới. Bởi vậy, để “tống cựu nghênh tân” (tiễn cũ, đón mới) thì các gia đình thường chuẩn bị tới 2 mâm cỗ: Một mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời cúng các vị thần và một mâm cỗ trong nhà cúng tổ tiên.

Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, các gia đình nên thực hiện làm cỗ cúng ngoài trời trước rồi mới tới cỗ cúng trong nhà.

Mâm cỗ cúng Giao thừa là lễ nghi truyền thống từ xưa đến nay. Ai cũng quan niệm rằng khi thời khắc năm cũ đi qua và năm mới sắp đến là thời khắc hết sức thiêng liêng và quan trọng nên người người nhà nhà đều cầu mong sự bình an cho tất cả các thành viên trong gia đình. Cỗ cúng trong nhà cũng là mâm cỗ để cúng tổ tiên, ông bà còn mâm cỗ bên ngoài trời là cúng trời, cúng Phật.

Bao giờ cũng phải tiến hành khấn ngoài trời, khấn Phật và các quan trước, xin trời Phật phù hộ, cầu cho dân an quốc thái, cầu cho sức khỏe gia đình sau đó mới đến lễ trong nhà. Nếu bạn làm lễ trong nhà trước là quan niệm không được đúng cho lắm vì cao nhất là trời Phật rồi mới tới ông bà, tổ tiên nhà mình.

Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào?

Theo quan niệm dân gian thì vào ngày giao thừa các vị thần còn phải tiến hành bàn giao cũng như tiếp nhận công việc rất nhanh và vô cùng khẩn chương chính vì thế sẽ vội vàng đi qua mâm cúng để chứng kiến tấm lòng của các gia chủ. Do đó, vào ngày này mâm cỗ cúng ngoài trời phải được đặt ở giữa sân, nếu gia đình nào không có sân trước thì có thể đặt ở cửa chính hoặc trên tầng thượng, đảm bảo thoáng đãng và sạch sẽ.

Mâm lễ cúng sẽ được đặt theo hướng Bắc hoặc hướng Đông tùy vào vị trí cư ngụ của từng gia đình. Theo quan niệm thì hướng Bắc là hướng của Thượng Đế còn hướng đông là để cúng Thiên Tử. Chính vì thế các gia chủ có thể đặt mâm cỗ cúng theo hướng phù hợp nhất với vị trí của gia đình mình là được.

Cúng giao thừa lúc mấy giờ?

“Cúng giao thừa vào mấy giờ, cúng giao thừa ngoài trời vào thời điểm nào là chính xác nhất” là thắc mắc của rất nhiều người. Theo những nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy, lễ cúng giao thừa thường được cử hành vào giờ Tý (11 giờ đêm cho đến 1 giờ sáng).

Khoảng thời gian này có ý nghĩa là bao hàm một giờ cuối cùng của năm cũ và một giờ của năm mới. Vào thời điểm này, mọi gia đình sẽ bày cỗ cúng tổ tiên ở trong nhà và cỗ cúng bên ngoài trời để cúng các quan thần linh.

Cúng giao thừa trước 12h được không?

Theo đúng nghi lễ và quan niệm dân gian thì chúng ta hoàn toàn có thể cúng giao thừa trước 12h đêm nhưng tốt nhất là từ 11 giờ đêm mới được cúng.

Gà cúng giao thừa quay đầu ra hay vào?

Khi gia chủ chuẩn bị mâm cỗ để cúng giao thừa thì cần phải tháo dây buộc trên thân con gà (nếu có) rồi đặt gà cúng lên cái đĩa to và bày thật ngay ngắn, tiết và lòng để dưới bụng gà, mỏ gà cho ngậm 1 bông hoa hồng đỏ. Và điều cực kỳ quan trọng bạn phải nhớ là cần đặt đầu gà hướng ra ngoài.

Theo quan niệm truyền thống thì mỗi năm Thiên đình sẽ lại thay toàn bộ quan trông nom công việc dưới hạ giới. Cúng giao thừa mang ý nghĩa tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón chào quan quân cai quản năm mới. Do vậy, khác với gà cúng gia tiên trong nhà. Với mâm cúng đêm giao thừa ngoài trời bạn nên đặt đầu gà quay ra phía đường để có thể đón quan Tân niên Hành khiển cai quản hạ giới năm mới đi qua. Hơn nữa, cách đặt như vậy còn có ý nghĩa là gọi mặt trời chiếu ánh sáng vào nhà mình.

Còn với gà cúng trong nhà thì bạn nên đặt gà quay đầu vào trong phía bát hương (gà phải há miệng, quỳ chân, duỗi 2 cánh). Theo các chuyên gia về văn hóa thì đây là kiểu gà “đang chầu”, còn nếu đầu gà quay ra ngoài thì mang nghĩa gà không chịu chầu, không nên đặt gà theo cách này.

Cúng giao thừa có muối gạo không?

Câu trả lời chắc chắn sẽ là có rồi. Một mâm lễ cúng ngoài trời trong đêm giao thừa chắc chắn sẽ không được thiếu 2 thứ là gạo và muối. Theo phong tục, ở nhiều vùng miền sẽ chuẩn bị muối và rượu để sau khi thực hiện cúng giao thừa xong thì sẽ lấy muối này để rắc xung quanh nhà và rót rượu để trừ tịch, tức là để trừ tà ma, sẵn sàng đón một năm mới may mắn, bình an.

Cúng giao thừa xong có hoá vàng luôn không?

Thường thì sau 3 ngày Tết mới thực hiện hoá vàng. Tùy vào điều kiện mà các gia đình Việt sẽ làm mâm cơm cúng, thắp hương gia tiên để kết thúc. Việc hóa vàng vào những ngày này cũng được coi là một hình thức để tiễn gia tiên về trời. Có thể thấy, ngày cúng hóa vàng thường không cố định mà tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cũng như quan niệm của mỗi gia đình.

Thông thường, các gia đình sẽ thực hiện lễ cúng vào ngày mùng 3 Tết. Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình hóa vàng muộn hơn nhưng sẽ chỉ rơi vào ngày mùng 4 cho đến mùng 10.

Với những thông tin mà Thợ sửa xe vừa chia sẻ chắc hẳn các bạn đọc đã có thể nắm chắc được cách cúng giao thừa như thế nào và cần những thứ gì rồi đúng không? Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn có một cái Tết thật trọn vẹn và đón năm mới may mắn, an lành bên cạnh người thân trong gia đình.

Cách Chuẩn Bị Mâm Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Là Đúng Trong Đêm 30 Tết? ~ Ẩm Thực Thông Thái

Cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa như thế nào là đúng trong đêm 30 Tết?

Vào ngày cuối năm, thường là 30 Tết nhà nhà đều chuẩn bị mâm cúng vào thời khắc giao thừa chuyển từ năm cũ sang năm mới. Đây là phong tục và tín ngưỡng quan trọng từ xa xưa của ông bà ta được lưu truyền qua các thế hệ và đến ngày nay vẫn còn lưu giữ.

Lễ cúng giao thừa luôn là lễ cúng quan trong nhất trong năm, vậy nên chúng ta cần phải chuẩn bị kĩ và đúng để tỏ lòng thành kính của mình lên các vị thần.

Ý nghĩa của đêm cúng giao thừa trong tâm linh của người Việt Nam

Cúng giao thừa thường thực hiện vào đúng thời khắc chuyển từ năm cũ sang năm mới trong đêm 30 Tết. Cúng giao thừa còn có tên gọi là lễ trừ tịch, có tên gọi này là vì theo quan niệm và niềm tin của người xưa rằng hàng năm đều có một vị thần Hành Khiển trông coi việc nhân gian sẽ bàn giao công việc lại cho vị thần mới cho nên chúng ta làm lễ tiễn người cũ, đón người mới.

Ngoài ra, trong quá trình chuyển giao công việc các vị thần có mang theo quân lính của mình nên đây cũng chính là lúc trừ tà đuổi quỷ hiệu quả nhất. Vì vậy, cúng giao thừa còn được coi là lễ đuổi ma quỷ.

Không chỉ vậy, cúng giao thừa còn là để rước ông bà tổ tiên của chúng ta về chơi lễ Tết, nhìn con cháu sum vầy vui vẻ bên gia đình.

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa như thế nào là đúng?

Thông thường, cúng giao thừa sẽ có một mâm cúng ngoài trời và cúng trong nhà.

Mâm cúng giao thừa ngoài sân

Lễ vật vàng mã cần có là gì?

Đối với lễ cúng giao thừa, chúng ta cần chuẩn bị giấy cúng giao thừa. Giấy này bạn chỉ cần ra những tiệm có bán đồ vàng mã và hỏi người ta sẽ chỉ cho bạn.

Chuẩn bị đồ thế: trong nhà có bao nhiêu người sẽ chuẩn bị bao nhiêu bộ đồ thế. Những bộ đồ này thực chất là giấy mã có in hình người trên đó, có cả nam và nữ. Mỗi một người sẽ chuẩn bị 12 bộ đồ và ghi tên lên đó. Khi bày mâm cúng thì để sắp hết các bộ đồ thế lên trên mâm.

Trên bàn cúng cần những gì?

Bạn cần có một dĩa trái cây gồm 5 loại quả, đây là mâm ngũ quả cúng đầu năm đấy. Sắp xếp các loại quả này với nhau thật phù hợp, trầu cau.

Bàn cúng cần có lư hương, đèn cầy hoặc đèn dầu, một dĩa gạo muối, 5 chung trà, bánh mứt các loại tùy vào gia đình, 1 bình hoa cúng và 1 trái dừa nước.

Nhang thắp bạn có thể dùng nhang nhỏ hoặc nhang lớn đều được. Nhưng có nhiều quan niệm cho rằng thắp nhang lớn sẽ để được lâu hơn, thơm hơn và tốt hơn.

Cũng tùy theo từng vùng miền mà có các loại đồ cúng khác nhau:

Miền Bắc: mâm cỗ thường tính theo bát, dĩa gồm 4 bát, 4 dĩa, nếu cổ lớn thì 6 bát, 6 dĩa hoặc 8 bát, 8 dĩa. Các bát này thường có móng giò hầm măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến lòng gà, mọc. Dĩa thường là xôi, bánh chưng, thịt luộc, thịt đông, giò lụa, giò xào, nộm và dưa hành muối. Có nhà cũng cúng gà, gà thường là thịt gà trống thiến.

Miền Trung: trên mâm cúng của người miền Trung có bánh chưng, bánh tét, dưa món, chả lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, giá nua, bát ninh măng khô, miến Huế, cá chiên hay chả ram mâm cỗ người miền Trung có đầy đủ các món ăn.

Miền Nam: ở đây mâm cúng thường đơn giản hơn chỉ có hương thắp, hoa, đèn, bánh mứt, trái cây, trà,… Nhưng nếu là mâm mặn đầy đủ sẽ có thịt heo luộc, gà luộc, xôi, bánh chưng, chè…

Cách sắp đồ cúng

Bạn cần chuẩn bị một chiếc bàn lớn, đặt lư hương phía trước bàn, phía sau là 5 chung trà, hai bên là bình hoa, dĩa gạo muối, đèn cầy (đèn dầu).

Bánh mứt, trái cây sắp xếp nằm ngay giữa bàn. Bộ đồ thế của các thành viên trong gia đình để xung quanh bàn cúng.

Mâm cúng giao thừa trong nhà: Trong nhà thường chưng cúng bánh mứt, trái cây, hoa, đèn, hương trên bàn thờ gia đình và các vị thần.

Thời gian cúng giao thừa là lúc nào?

Với lễ cúng giao thừa ngoài sân, sau khi đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, chúng ta sẽ tiến hành nghi thức cúng giao thừa vào lúc kết thúc năm cũ tức là khi giờ hợi kết thúc (12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp âm lịch). Lúc này, gia chủ sẽ ra thắp nhang và tiến hành khấn xin các vị thần. Người khấn vái có thể khấn cho tất cả các thành viên trong gia đình hoặc từng thành viên ra khấn vài thành khẩn. Sau khi, cúng xong đợi nhang gần tàn thì đốt giấy vàng mã. Thường bàn cúng giao thừa ngoài trời sẽ không dọn dẹp ngay mà thường để luôn đến sáng.

Còn với lễ cúng giao thừa trong nhà, chúng ta cần cúng trước lúc cúng giao thừa ngoài sân. Khi tiến hành khấn vái, chúng ta cần khấn xin vị thần trông coi nhà cửa là thần Thổ Công cho ông bà tổ tiên vào nhà chơi Tết cùng con cháu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Cúng Giao Thừa Như Thế Nào Là Đúng Cách? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!