Bạn đang xem bài viết Cách Chế Biến Một Số Món Chay Đơn Giản Cúng Rằm Tháng Giêng Đinh Dậu 2022 được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mâm cỗ cúng Phật Rằm tháng giêng đủ ngũ hành
Nhiều gia đình vẫn quan niệm rằm tháng Giêng là ngày tránh sát sinh, nên ăn chay để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm.
Lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu. Ngày nay, nhiều người dân cúng rằm tháng Giêng có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
1. Canh Nấm
– 50g nấm hương, 50g nấm tuyết
– 1 củ su hào, 1 củ cà rốt, vài nhánh rau mùi
– hạt nêm chay, muối trắng, tiêu xay
– Nấm hương, nấm tuyết ngâm nước ấm cho nở rồi cắt gốc, rửa lại bằng nước lạnh.
– Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái quân cờ hoặc tỉa hoa tuỳ thích.
– Cho nấm hương, cà rốt, su hào vào nấu cùng lúc, nêm muối và hạt nêm chay. Khi rau củ gần chín thì cho nấm tuyết vào đun thêm 3-5 phút, nấm tuyết chín tới thì tắt bếp, cho mì chính vào khuấy đều. Múc canh ra bát, rắc rau mùi và hạt tiêu.
2. Miến trộn
– 250g miến
– 5 tai nấm mèo
– 50g đậu phụ trắng
– 1 củ cà rốt
– 1 thìa canh lạc rang giã nhỏ
– Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở rồi cắt gốc, rửa lại bằng nước lạnh sau đó thái chỉ.
– Vo sạch miến trong nước lạnh. Bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi tắt lửa, cho miến vào ngâm khoảng 3-5 phút. Tuỳ từng loại miến mà thời gian ngâm khác nhau, khi miến nở vừa tới (chín nhưng không quá mềm) thì đổ miến ra rổ, rửa qua nước lọc rồi dùng đũa xóc đến khi ráo nước miến sẽ tơi ngon. Dùng kéo cắt miến thành đoạn 10cm.
– Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, bào sợi.
– Đậu phụ cắt lát mỏng, rán vàng rồi dùng kéo cắt chỉ.
– Bắc chảo lên bếp, cho cà rốt, nấm mèo vào xào, thêm tí nước lạnh để không cháy chảo, nêm muối, đường vừa ăn. Nấm và cà rốt vừa chín tới thì tắt bếp, cho mì chính vào đảo đều rồi cho miến vào dùng đũa xóc đều.
– Gắp miến trộn ra đĩa, rải đậu phụ bên trên, sau cùng là lạc rang và rau thơm.
* Với cách làm này đĩa miến trộn của bạn sẽ tơi ngon, không bị dính, gia vị được nêm vào rau xào sẽ ngấm qua cho miến có độ mặn vừa phải, người có khẩu vị mặn có chan thêm nước chấm chay chua ngọt hoặc xì dầu.
3. Xôi ngũ sắc
Theo quan niệm, ăn xôi ngũ sắc vào các ngày lễ Tết sẽ đem lại sự may mắn, tốt lành cho cả năm. Hơn nữa, xôi ngũ sắc là cách thể hiện sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữa Tây Bắc.
– 2 kg gạo nếp mới, thơm ngon
– Các nguyên liệu nguồn gốc tự nhiên để tạo màu: Màu đỏ và màu tím: dùng lá cẩm đỏ và cẩm tím, mỗi loại 200g để riêng. Nên chọn lá cẩm già để có màu xôi được đẹp nhất. Màu xanh: dùng 500g lá nếp. Màu vàng: nghệ tươi hoặc bột nghệ
– 1 ít sữa đặc và đường trắng
– Khuôn làm xôi hình hoa Lá cẩm dùng làm xôi ngũ sắc
Bước 1: Sơ chế
Trước tiên làm màu đỏ: rửa sạch lá cẩm đỏ rồi cắt khúc cho để vừa nồi (bạn có thể dùng cả lá và cây), đổ thêm 2 lít nước rồi đun sôi. Khi bếp sôi vặn nhỏ lửa để khoảng 10 rồi vớt lá ra, lấy phần nước đã được để nguội. Tiếp theo đổ nước lá cẩm đỏ ra 1 cái chậu nhỏ rồi cho lá cẩm đỏ vào nồi làm tương tự với lá cẩm tím.
Thứ 3 chúng ta sẽ làm màu xanh: Rửa sạch lá nếp, cho thêm 2lít nước rồi xay bằng máy xay sinh tố hoặc không có máy thì phải vò thật kĩ để ra màu xanh đậm, lọc để lấy nguyên phần nước. (màu xanh hơi khó lên màu nên bạn phải sử dụng nhiều lá nếp và xay, vò kĩ).
Thứ 4 là màu vàng: Giã nhỏ củ nghệ tươi hòa với nước rồi lọc bỏ cặn, chỉ lấy nguyên phần nước (giống như khi nấu cá vậy).
Bước 2: Đồ xôi
– Sau khi ngâm gạo được khoảng 1 tiếng thì bạn vớt gạo ra 5 bát khác nhau, mỗi bát bạn thêm thêm một chút nước cốt dừa 1 thìa đường trắng 1/2 thìa cà phê muối, sau đó trộn đều cho gạo khi nấu được đậm vị hơn.
– Cuối cùng bạn cho nước vào nồi hấp rồi cho từng phần gạo vào hấp. Hấp xôi đến khi nào xôi chín, hạt xôi mềm dẻo đạt yêu cầu là được, tắt bếp.
Bước 3: Tạo khuôn
Vì xôi ngũ sắc có nhiều màu bắt mắt nên cũng có nhiều cách để trang trí khác nhau. Làm đĩa xôi ngũ sắc thành nhiều tầng mỗi tầng 1 màu, với cách làm khuôn xôi nhiều tầng bạn nhớ cho lượng xôi đều nhau, ép chặt khuôn để các màu có độ kết dính.
Bạn đang đọc bài viết Cách chế biến một số món chay đơn giản cúng rằm tháng Giêng Đinh Dậu 2017 tại chuyên mục Khám phá của Tạp chí Bất động sản Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư batdongsantapchi@gmail.com
3 Món Canh Chay Ngon, Dễ Chế Biến Cho Ngày Rằm Tháng 7
Nguyên liệu:
– 1 quả bí ngòi
– 3 miếng đậu hũ trắng
– Muối, hạt nêm chay, hành boa-rô (tỏi tây)
– 1 muỗng canh nước tương, 6 chén nước
Đậu hũ cắt miếng vuông. Bí ngòi rửa sạch, gọt vỏ hoặc giữ nguyên nếu muốn, cắt khoanh mỏng, cắt đôi.
Cho 1 muỗng canh dầu đậu nành vào nồi, phi thơm hành boa-rô, nêm nước tương vào đảo đều cho ớt chín.
Cho nước vào nấu sôi. Thêm đậu hũ vào nấu trong 10 phút. Sau đó thêm bí ngòi vào nấu trong 3-5 phút nữa, nêm ít muối, hạt nêm chay vừa ăn. Tắt bếp, múc canh bí ngòi đậu hũ ra tô.
Canh chay rau củ ngon ngọt mát Nguyên liệu:
– Đậu phụ : 1 bìa to (hoặc 2 bìa nhỏ).
– Củ đậu: 50gr.
– Cà rốt: 50gr.
– Su hào: 50gr.
– Nấm hương: 10 cái.
– Hạt sen khô: 20gr.
– Đậu Hà Lan hạt: 20gr.
– Ngô ngọt: 20gr.
– Rau mùi, mì chính, muối..
Hạt sen khô ngâm qua đêm cho nở mềm, rửa sạch. Nấm hương cũng ngâm nước ấm cho nở mềm.
Ngô ngọt, đậu Hà Lan hạt rửa sạch, để ráo nước.
Su hào, cà rốt, củ đậu gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái miếng (hoặc dùng dụng cụ cắt tỉa để cắt thành những hình đẹp mắt).
Đậu phụ rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
Đun sôi 1 nồi nước, cho muối vào khuấy cho tan muối. Thả hạt sen vào ninh cho đến khi hạt sen chín mềm. Tiếp theo cho đến đậu Hà Lan và ngô ngọt vào, đun sôi trong khoảng 5 phút. Tiếp đến cho cà rốt, su hào và củ đậu vào đun cho đến khi cà rốt, su hào chín giòn.
Cho nấm hương và đậu phụ vào, đun sôi thêm khoảng 1 phút nữa thì thả rau mùi thái nhỏ, nêm mì chính cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Canh ngũ sắc chayNguyên liệu:
– 1 hộp đậu cô ve (khoảng 100g đậu cô ve hạt)
– 1 hộp ngô (khoảng 100 ngô ngọt )
– 2 củ khoai tây
– 1 củ cà rốt
– 30g nấm hương
– Rau mùi thơm
– Dầu đậu nành, bột nêm, mì chính
Rửa sạch nấm hương sau đó đem ngâm với nước lạnh cho nấm nở vừa đủ và để cho có độ giòn khi nấu. Phần nước nấm bạn giữ lại để nấu canh.
Tiếp tục cho ngô và đậu cove ra bát để cho ráo nước. Khoai tây thái miếng nhỏ, cà rốt đem tỉa hoa rồi ngâm mắm muối khoảng 10 phút và đem xào. Khi thấy khoai tây và cà rốt chín tái thì cho nấm hương vào xào cùng cho ngấm gia vị. Sau đó, bạn thêm 2 bát nước và nấu trong vòng 10 phút
Cuối cùng bạn đem cho và hạt đậu. Nêm gia vị cho vừa khẩu vị. Cho mì chính và trang trí thêm vài nhánh mùi lên canh ngũ sắc.
An Yên (t/h)
Thực Đơn Mâm Chay Đơn Giản – Dễ Làm Cúng Ngày Rằm Tháng Giêng
THỰC ĐƠN MÂM CHAY ĐƠN GIẢN – DỄ LÀM CÚNG NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG
1. Món đậu hũ nhồi nấm
Nguyên liệu:
– 5 bìa đậu phụ
– 3 củ năng, 1 quả ớt sừng
– 10 tai nấm hương
– 1 khúc baoro
– hạt nêm chay, muối, nước tương
Cách làm:
– Nấm hương ngâm nở, rửa sạch, củ năng gọt bỏ vỏ, ớt bỏ hột, boaro rửa sạch, thái nhỏ các nguyên liệu trên.
– Cho chút dầu ăn vào chảo, dầu nóng cho 1/2 boaro vào phi thơm, cho củ năng, nấm, nêm 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng hạt nêm chay, chút bột ngọt, đảo khoảng 2 p, cho ớt và phần boaro còn lại vào, đảo đều, tắt bếp.
– Đậu hũ cắt khoảng 3x5cm. Chiên vàng đều miếng đậu. Khi đậu hũ đã vàng đều, gắp từng miếng ra ngâm vào tô nước đá lạnh. Đợi đậu nguội, vớt đậu ra, rạch bên hông miếng đậu, dùng muỗng nhỏ lấy bớt ruột của miếng đậu ra (lấy nhiều ở phần giữa của miếng đậu để lát ta cột nơ cho dễ) lần lượt làm tất cả những miếng đậu ta có.
– Phần ruột đậu đã lấy ra, bỏ bớt đi 1/4. Phần còn lại ướp 1 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa nước tương, nghiền cho phần ruột đậu nhuyễn ra. Trộn đều phần ruột đậu đã nghiền và phần nấm đã xào
– Bông hẹ trụng qua nước sôi cho mềm để dễ cột.
– Cho những miếng đậu đã được tạo hình vào lại chảo dầu chiên cho phần vỏ đậu giòn trở lại.– Đậu đã được chiên giòn, dọn cùng chén nước tương có vài lát ớt
2. Gỏi chay nấm tuyết
Nguyên liệu:
– Đậu hũ tươi: 1 miếng
– Nấm tuyết: 250gam
– Cà rốt: 1 củ
– Chanh, ớt, một ít cần tây
– Lạc rang: 2 muỗng canh (đem dã giập)
– Gia vị chay: Muối, đường, dấm, tiêu, hạt nêm
Cách làm
– Sơ chế nguyên liệu: Cà rốt cắt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành sợi mỏng. Rau cần tây thái nhỏ để riêng. Nấm tuyết ngâm cho nở, xé sợi, trần qua nước sôi, để ráo. Đậu hũ cắt lát mỏng chiên vàng màu mơ.
Chuẩn bị 1 tô lớn cho 2 muỗng canh dấm, 1,5 muỗng đường, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng canh nước cốt chanh, vài hạt muối, ½ chén nước lọc, khuấy cho tan. Sau đó, cho cà rốt, nấm tuyết vào ngâm khoảng 10 phút cho thấm.
Rau củ sau khi ngâm dấm đường, vớt ra, vắt ráo rồi cho vào tô trộn với nước trộn gỏi, nước sốt đun cho sánh rồi đổ ra bát
– Làm nước sốt trộn gỏi: Cho lần lượt các gia vị: 2 muỗng canh đường + 1 muỗng canh nước tương + 1/2 chén nước lạnh + 1/2 muỗng cà phê hạt nêm trộn đều tất cả. Cho lên bếp đun lửa nhỏ cho đến khi thấy sanh sánh như mật ong thì cho ra, để nguội.
Cho nấm tuyết, cà rốt, đậu hũ chiên, ớt đỏ, một ít rau cần tây thái nhỏ vào một tô lớn, cho nước sốt trộn gỏi vào trộn đều.
– Trình bày gỏi ra dĩa, rắc lạc rang và rau cần tây lên.
3. Món rau cải chip xào nấm đông cô – Màu Xanh
Một đĩa rau cải chip xào nấm đông cô không chỉ mang đến màu sắc xanh tươi mát mắt cho mâm cỗ chay của bạn, cũng như giúp mâm cỗ cân bằng, hài hòa hơn về hương vị mà sắc xanh của đĩa rau cải xào nấm này còn tượng trưng cho sự tươi tốt trong năm mới, mang ý nghĩa cầu chúc cho gia đình bạn một năm mới luôn dồi dào lộc lá.
– Nguyên liệu: Rau cải chíp, nấm đông cô, dầu mè, gia vị chay
– Cách làm món rau cải chíp xào nấm: Sơ chế rau cải chíp, nấm đông cô sơ chế, rửa sạch, để ráo nước. Cho rau cải chíp vào trần qua nước sôi rồi ngâm vào nước đá cho rau giòn và xanh. Sau đó, cho rau cải vào xào nhanh với dầu mè rồi cho nấm đông cô vào xào cùng, nêm gia vị chay rồi cho ra đĩa.
4. Món nem rán – Màu vàng Nâu
Nếu như món rau cải chip xào có màu xanh tượng trưng cho hành Mộc thì món nem rán với màu vàng nâu đặc trưng chính là món chay tượng trưng cho hành Thổ. Sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu rau củ quả làm nem chay cùng với nước chấm nem chua ngọt ngụ ý mong cầu cho một năm nhiều màu sắc, sôi động, rực rỡ sẽ đến với gia đình bạn.
Nguyên liệu:
– 1 khay nấm các loại (nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm mỡ…)
– Giá đỗ: 100gr
- Nấm hương khô: 50gr
– Bánh đa nem
– Muối, gia vị, chanh, mắm chay, dầu ăn…
Cách làm:
Bước 1: Các loại nấm bỏ chân, rửa sạch.
Bước 2: Nấm đùi gà xắt sợi nhỏ.
Bước 3: Nấm hương xắt nhuyễn.
Bước 4: Đặt nồi nước sôi, thêm chút muối và trần qua nấm kim châm, nấm đùi gà xắt sợi. Sau đó vắt cho ráo nước.
Bước 5: Trộn chung các loại nấm, giá và 1 thìa muối với nhau.
Bước 6: Cuốn to hay nhỏ tùy sở thích.
Bước 7: Cho dầu ăn vào chảo, để nóng già rồi cho nem vào rán.
Bước 8: Pha nước chấm nem: 2 thìa canh nước lọc, 1 thìa mắm chay, 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh. Nên ăn lúc nem còn nóng.
5. Canh chay nấm đậu phụ – Màu trắng
Nguyên liệu:
– 250g đậu phụ non
– 125g nấm sò
– Gừng và riềng mỗi thứ một mẩu khoảng 2cm
– 1 củ hành tây nhỏ, 1 củ cà rốt cỡ vừa, 1 củ sả
– 2 lá chanh, 2 – 3 quả ớt khô nhỏ
– 1 nắm lá húng quế, 1 nắm rau mùi
– Dầu ăn, tương đậu nành (soy sauce)
– 1 – 2 lá gừng (tùy thích)
– Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu, nước tương, dầu ăn thực vật
Cách làm:
– Sơ chế nguyên liệu: Gừng riềng cạo vỏ, cho vào cối giã nát. Nếu riềng già bạn có thể xay nhuyễn
Hành tây nhặt sạch, bổ làm 6. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Sả bỏ phần cọng dưới, phần phía trên xẻ làm đôi theo chiều dọc. Nấm rửa sạch, để ráo, cắt miếng vừa ăn. Cho cà rốt, hành tây, nấm vào nồi. Thêm gừng, riềng, ớt, lá chanh cùng chút muối.
– Đổ nước xâm xấp, đun sôi với lửa vừa. Khi nồi canh sôi bạn bớt xuống lửa nhỏ, đậy vung đun thêm 10 phút nữa để các loại rau củ chín mềm. Sau đó thêm đậu vào cùng nước tương và chút hạt tiêu, nêm nếm cho vừa miệng rồi đun thêm 2 – 3 phút để đậu thấm gia vị. Cuối cùng thêm rau mùi và húng quế xắt nhỏ, đảo đều, đun sôi bùng rồi tắt bếp, múc canh ra bát dùng nóng.
6. Món xôi gấc – Màu đỏ
Theo quan niệm của người Việt, màu Đỏ – màu sắc chủ đạo của hành Hỏa theo quan niệm ngũ hành trong phong thủy tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, cũng như sự hạnh phúc, viên mãn. Chính vì vậy, một đĩa xôi gấc đỏ trong mâm cỗ chay cúng Rằm tháng Giêng sẽ là món ăn mang đến cho gia đình bạn sự may mắn trong những ngày đầu năm.
– Nguyên liệu nấu xôi gấc: Gạo nếp ngon, gấc chín, muối, rượu trắng
– Cách nấu xôi gấc: Gạo nếp vo sạch, ngâm từ 6 – 8 tiếng, rồi để ráo. Gấc chín bổ đôi lấy ruột gấc bóp với rượu trắng rồi trộn với gạo, xóc gạo với 1 thìa cà phê muối rồi cho vào chõ đồ chín. Sau khi xôi chín, để xôi nguội bớt một chút rồi đơm ra đĩa.
7. Chè trôi nước khoai lang tím
Trong mâm cỗ chay của người Việt ngày rằm tháng Giêng không thể thiếu được bát chè trôi nước. Bởi vì theo quan niệm của người Việt, việc cúng và ăn chè trôi nước ngày rằm đầu tiên của năm sẽ giúp mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy…
Nguyên liệu:
– 2 – 3 củ khoai lang tím; 200g bột gạo nếp; 1/4 bát nhỏ đường nâu; 1 nhánh gừng; vừng rang thơm; Đỗ xanh: 200g
Cách làm:
– Khoai lang tím rửa sạch, hấp hoặc luộc chín, tán nhuyễn. Sau đó trộn khoai lang và bột gạo nếp vào với nhau, vì khoai lang đã ngọt bạn không cần thêm đường, từ từ đổ nước ấm tầm 60 độ C vào. Vừa đổ nước vừa dùng tay nhồi đến khi khoai mịn dẻo, đậy kín ủ khoảng 30 phút để bột nở, tùy theo độ hút nước khác nhau của mỗi loại bột mà bạn điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
– Đỗ xanh đãi qua nhiều lần nước cho sạch, hấp chín đỗ, dùng muôi cán mịn hay dùng máy xay, xay đỗ thật mịn với đường cát trắng tùy theo độ ngọt bạn thích.
– Chia bột nếp thành từng phần bằng nhau và viên tròn.
– Đỗ xanh cũng viên tròn nhưng viên nhỏ bằng ½ viên bột nếp.
– Ấn dẹt phần bột ra lòng bàn tay, đặt nhân đỗ xanh vào giữa viên tròn lại. Lần lượt làm như vậy cho đến hết phần nguyên liệu.
– Đun 1 nồi nước sôi, khi nước sôi thả từng viên chè trôi vào đun sôi đến khi viên chè trôi nổi lên, vớt ra bát.
– Ở 1 nồi khác bạn pha khoảng 2-3 bát con nước cùng đường nâu và vài lát gừng cắt mỏng đun sôi rồi thả chè trôi vào đun khoảng 3-4 phút cho phần nước ngấm vào từng viên chè.
– Tắt bếp chút chè ra bát thêm ít vừng rang thơm lên trên.
Tham Khảo Một Số Bài Cúng Mùng 1 Tết Nguyên Đán Đinh Dậu Năm 2022
Theo tập tục ngày xưa của người Việt Nam thì sau giao thừa mọi người sẽ làm lễ cúng ngày mùng 1 tết để cúng Thổ công, Táo quân, cúng gia tiên. Cùng với nén hương thơm bên mâm ngũ quả và mâm cỗ ngày tết thì rất quan trọng, trước là để mời các vị thần linh và gia tiên về để cùng ăn tết với gia đình trong dịp năm mới, sau là là cầu may mắn bình an cho cả gia đình gia chủ trong năm mới.
(Chú ý: Nếu gia đình nào có bàn thờ chung cho cả thần linh và gia tiên thì khấn thần linh trước, gia tiên sau. Nếu thờ thần linh ở bàn thờ riêng thì tách riêng ra hoặc thắp hương trước, rồi khấn chung một lượt ở gian chính thờ gia tiên)
Cúng tết Nguyên Đán bao gồm cúng Tổ tiên và cúng Thần linh, cả 2 đều không thể thiếu
Tham khảo một số bài văn khấn cho mùng một tết
Bài 1: (Có 2 bài khấn mùng 1 là bài khấn thần linh ngự tại nhà và 1 bài khấn tổ tiên)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.
Con kính lạy chư vị Tôn Thần.
Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.
Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần.
Thiết nghĩ tôn thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, tôn đức cảm thông.
Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật
Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện.
Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức tôn thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.
Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vi tôn thần chứng giam phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn tổ tiên ngày mùng 1 Tết (theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng năm ……, chúng con là:…… hiện cư ngụ tại số nhà ……, ấp/ khu phố ….., xã/phường …………, quận/huyện ………, tỉnh/thành …………
Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới.Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn
đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.
Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.
Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.
Con kính lạy chư vị Tôn Thần.
Tín chủ chúng con là……. Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày mùng 1 tháng Giêng, năm…. nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.
Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên thần. Cúi xin Tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ đồ trị cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc họ…..
Tín chủ chúng con là…..
Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, đầu xuân năm mới, con cháu tưởng nhớ ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng.Hôm nay ngày mùng Một tháng Giêng năm 2017
Tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng lên trước án.
Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết được hưởng điềm lành.
Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ngụ trong đất này cùng về hâm hưởng, xin ban cho sức khỏe dồi dào, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….
Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngài Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện, tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
Hôm nay ngày….âm lịch năm 2017 và ngày … dương lịch năm 2017
Nay nhân ngày lễ Nguyên đán.
Gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của: các vị gia tiên dòng họ…. và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ… An táng tại :……………
Tổng hợp bởi: chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chế Biến Một Số Món Chay Đơn Giản Cúng Rằm Tháng Giêng Đinh Dậu 2022 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!