Bạn đang xem bài viết Cách Bài Trí, Sắp Xếp Trên Bàn Thờ Gia Tiên được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách trang trí bàn thờ gia tiên không chỉ thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn tới tổ tiên của mình mà còn là nơi gửi gắm những ước nguyện của người còn sống, giáo dục truyền thống cho con cháu noi theo. Dothocungviet sẽ chia sẻ kinh nghiệm cách bài trí bàn thờ gia tiên qua bài viết này.
Thói quen và phong tục của nhiều gia đình Việt thì việc lập bàn thờ gia tiên sẽ được sắp xếp trong nhà. Và cho rằng vị trí đặt bàn thờ gia tiên thuận lợi nhất là tại đại sảnh đối diện trực tiếp với cửa chính sao cho mỗi khi bước vào nhà đều nhìn thấy bàn thờ. Tuy nhiên, để phù hợp với phong thủy, bàn thờ gia tiên nên đặt ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà hoặc của căn phòng. Bởi vì, đây là hướng tượng trưng cho trời.
Bàn thờ gia tiên phải luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương. Điều này có tác dụng tốt hơn treo đèn chùm trong đại sảnh.
Cách bài trí, sắp xếp trên bàn thờ gia tiên
1. Trong nhà ở dân gian, bàn thờ cố định tại Trung Cung (khu vực trung tâm của nhà). Bước vào cửa chính có thể gặp bàn thờ gia tiên và bộ bàn ghế tiếp khách, là một xếp đặt quen thuộc, hài hòa với cấu trúc không gian nhà ở truyền thống vốn có hàng hiên và sân vườn bao bọc chung quanh. Còn nhà ở hiện đại với diện tích và cấu trúc không gian khác xưa, điều kiện sống và quan niệm trong sinh hoạt cũng có nhiều thay đổi, cách bố trí bàn thờ Ông bà trở nên đa dạng hơn, và cũng có nhiều vấn đề ưu tư hơn.
Nhà phố hiện nay phổ biến cách đặt phòng thờ gia tiên trên tầng thượng, vừa thoáng khí vừa có khoảng rộng sân thượng để tập trung nhiều người vào các dịp giỗ tết, giảm các va chạm trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng cũng có một số gia đình không muốn đưa bàn thờ lên tầng cao với lý do: khó khăn cho người lớn tuổi khi chăm lo hương khói, quét dọn bàn thờ, và đặt lên cao quá sẽ có cảm giác xa cách. Thực ra mỗi ngày một vài lần đi lên phòng thờ thì cũng như tập thể dục vậy thôi, đồng thời nên giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức hướng về tổ tiên, cả gia đình có thể thay phiên nhau hương khói chẳng hề nặng nhọc chút nào.
2. Trường hợp nhà neo người, quá khó khăn hoặc nhà trệt, căn hộ chung cư… thì có thể gắn bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật liền với không gian phòng khách nhưng phải có giải pháp thoát khói và chống ố vàng trên trần (như dùng tủ thờ có nóc, dùng tấm kính ngăn phía trên, bàn thờ kề cận cửa thông gió). Đối với bàn thờ Thần Tài và Ông Địa nên đặt ngay tại lối vào chính và ở dưới đất vì việc thắp nhang, nhất là nhang thơm, có tác dụng xua đuổi không khí ẩm ướt, côn trùng vào những buổi sáng sớm hoặc chiều tối (là khoảng thời gian chuyển tiếp Âm Dương, ánh sáng nhá nhem, vi khuẩn nhiều và độ ẩm tăng) đồng thời theo tín ngưỡng dân gian thì như vậy sẽ “nghinh tiếp Thần Tài” được trực tiếp hơn.
3. Bàn thờ Thiên thì hầu như là lộ thiên hoàn toàn, có thể từ đơn giản là một bệ đá, đến cầu kỳ hơn là một trang thờ có mái. Sân thượng hoặc ban công trước là nơi phù hợp đặt bàn Thiên, cũng là một điểm thắp nhang để xua đuổi âm khí, tạo thêm một nét ấm áp cho sinh hoạt trong ngôi nhà Việt. Bàn thờ nên có độ cao tỷ lệ với người trong gia đình, tránh làm quá cao (phải leo trèo thiếu an toàn) hoặc quá thấp (dễ bị va chạm và thiếu tôn nghiêm). Trường hợp có nhiều tầng thờ thì xếp đặt theo thứ tự từ cao xuống thấp theo ngôi thứ.
4. Kích thước bàn thờ gia tiên theo kích thước Lỗ Ban, thước có chiều dài 390mm.
5. Tủ thờ thường có phần dưới và bên hông là tủ chứa đồ (gia phả, lịch giỗ kỵ, vàng mã hương đèn…). Nếu bệ thờ làm theo kiểu tấm đan bê tông thì cũng nên kê một tủ nhỏ hay bàn vào khoảng trống bên dưới để thuận tiện sắp xếp vật dụng vào dịp có giỗ tết. Phòng thờ có thể kết hợp với thư phòng, tiếp khách hay là nơi trà đàm, sinh hoạt gia đình trang trọng. Tránh bố trí chỗ ngủ hoặc nơi giải trí ồn ào chung với phòng thờ vì thiếu trang nghiêm và không phù hợp với tính chất trường khí của phòng thờ vốn thuộc Âm. Như vậy tùy theo hoàn cảnh gia đình mà cách bài trí phòng thờ, bàn thờ có thể linh hoạt phù hợp trên tinh thần trang nghiêm, ít bị ảnh hưởng bởi các sinh hoạt khác.
6. Trong ngôi nhà hiện đại – nhất là căn hộ chung cư – còn cần thêm sự giản dị và mỹ thuật, tránh làm bàn thờ theo lối trang trí lòe loẹt cầu kỳ. Bài trí bàn thờ gia tiên phải nghiêm trang nhưng không u tịch, bởi vì nhà ở gia đình (tính chất Dương) không bao giờ là một ngôi chùa hay đền – miếu – phủ – am (thiên về tính Âm, là “vãng sinh đường” cho khách thập phương). Không gian thờ cúng, không gian mang tính tâm linh trong nhà ở luôn cần đặt yếu tố gần gũi và giáo dục truyền thống lên hàng đầu để kết nối các thế hệ và giữ vững gia phong nề nếp gia đình.
7. Bố trí bàn thờ gia tiên theo thuật phong thuỷ. Căn cứ vào mệnh quái chủ nhà để bố trí đặt hướng bàn thờ Người mệnh Đông tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng Khảm (Bắc), Tốn (Đông Nam), Chấn (Đông), Ly (Nam). Người mệnh Tây tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng Đoài (Tây), Càn (Tây Bắc), Cấn (Đông Bắc), Khôn (Tây Nam). Vì không phải nhà nào cũng có không gian thờ cúng rộng để bạn dễ bố trí nên để phù hợp với không gian và hợp hướng cho Bàn Thờ, bạn có thể chọn các loại bàn thờ sau cho phù hợp không gian, hướng phong thủy: Bàn thờ, bàn thờ tầng, tủ thờ, bàn thờ treo tường hoặc bàn thờ hiện đại (có đôn).
8. Khi bàn thờ gia tiên được đặt trong nhà, hãy lưu ý một số hướng dẫn cơ bản sau đây:
Tượng thần thánh hoặc các vật thể linh thiêng (tranh ảnh hoặc tượng) không được đặt cùng chung tường với phòng vệ sinh.’
Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng không được nằm bên dưới (tầng trệt) phòng vệ sinh (tầng lầu).
Tượng thần thánh không được đặt đốì diện trực tiếp vối cửa phòng toilet.
Tượng thần thánh không đặt trực tiếp bên dưới xà nhà.
Tượng thần thánh không đặt đối diện trực tiếp với cầu thang.
Tượng thần thánh không đặt bên dưới cầu thang. Vì đặt tượng ở những nơi này có nghĩa là người trong nhà thường xuyên bưốc qua thần thánh.
Tượng thần thánh không được đặt trong phòng ngủ đặc biệt là phòng của vợ chồng.
Tượng thần thánh luôn đặt bên trong nhà hoặc có mái che.
Như vậy, dù có sự khác nhau đôi chút về hình thức, nhưng ở đâu, bàn thờ cũng đều được đặt ở vị trí trung tâm, nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình. Và tuy theo điều kiện hoàn cảnh mỗi gia đình mà bàn thờ gia tiên có thể là một giá gỗ được gắn ở bức tường trung tâm hay ở một số gia đình là chiếc tủ thờ bằng gỗ được chế tác công phu tinh xảo thì bàn thờ gia tiên vẫn là nơi đẹp nhất trong nhà, thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo của người đang sống với tổ tiên. Sưu tầm
Tags: ban tho gia tien, cách bài trí bàn thờ gia tiên, cách bày bàn thờ gia tiên, cách sắp xếp bàn thờ gia tiên, cách bố trí bàn thờ gia tiên, bài trí bàn thờ gia tiên, cách đặt bàn thờ gia tiên, cách trang trí bàn thờ gia tiên, bố trí bàn thờ gia tiên, cách bày trí bàn thờ gia tiên, sắp xếp bàn thờ gia tiên, bày trí bàn thờ gia tiên, ban tho cung gia tien, bày bàn thờ gia tiên, cach dat ban tho gia tien, cách sắp xếp trên bàn thờ gia tiên, cách bài trí trên bàn thờ gia tiên
Cách Sắp Xếp Ảnh Trên Bàn Thờ Gia Tiên
Cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên như thế nào cho đúng? Sắp xếp ảnh thờ sao cho hợp thuần phong mỹ tục theo truyền thống Việt Nam? Đây là câu hỏi được rất nhiều gia đình trẻ chưa có kinh nghiệm qua tâm. Vì vậy bài viết hôm nay chúng tôi quyết định chia sẻ những thông tin kiến thức về cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên. Để giúp các bạn có được cách thờ cúng phù hợp và hiệu quả nhất. Gốm Sứ HCM sẽ hướng dẫn cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên một cách hợp lý nhất.
Truyền thống sắp xếp ảnh thờ theo thứ tự “Nam Tả – Nữ Hữu”
Có rất nhiều gia đình chưa biết cách đặt ảnh thờ gia tiên đúng và hợp phong thủy.
Việc đặt ảnh thờ tưởng chừng đơn giản. Nhưng gia chủ cũng nên lưu ý đặt ảnh thờ tổ tiên đúng theo quy định thì mới phải lệ và việc thờ cúng cũng trở nên suôn sẻ hơn.
Câu nói “Nam Tả – Nữ Hữu” được xuất phát từ một truyền thuyết của Trung Quốc, theo cuốn sách “Ngũ vận lịch niên ký” ghi chép lại rằng:
Khi xưa vị thần Bàn Cổ Thạch của văn hóa Trung Quốc hóa thân thành mặt trời, thì phần bên trái của ngài hóa thành mặt trời. Và phần bên phải hóa thành mặt trăng. Mặt trời là tượng trưng cho nam giới, còn mặt trăng đại diện cho nữ giới.
Từ đó xuất hiện câu “Nam Tả – Nữ Hữu”.
Không chỉ về góc độ truyền thuyết hay tâm linh, mà câu nói này cũng được đánh giá là vô cùng hợp lý và có căn cứ theo khoa học.
Âm – dương cũng được xem là khỏi đầu cho mọi sự sống và phát triển, tiến hóa trong cuộc sống. Trong âm có dương, trong dương có âm, âm dương cân bằng thì mọi vật sinh tồn.
Chính vì vậy nên câu “Nam tả – Nữ hữu” đã xuất hiện rất lâu và đi theo rất nhiều thế hệ, góp phần làm nên truyền thống văn hóa của dân tộc.
Vị trí “Nam Tả – Nữ Hữu” được vận hành từ tự nhiên và bên trong con người
Theo dân gian thì có rất nhiều cách để lý giải về nam tả – nữ hữu. Theo thực tế thì người xưa đã quan sát sự vận chuyển của tự nhiên bên ngoài và các hoạt động bên trong của con người để định ra.
Cụ thể như sau:
Nếu đứng quay mặt về phương Nam thì mặt trời lên ở bên tay trái (Tả). Mặt trời lặn ở bên tay phải (Hữu).
Nam xung do huyết. Buổi sáng khoảng từ 3h – 5h sáng: Can khí vượng, huyết xung…
Nữ trầm bởi thận. Buổi chiều từ khoảng 4h – 6h chiều: thận khí khỏe,…
Chính từ những điều này nên sinh ra các thuyết: Nam Tả – Nữ Hữu; Nam Huyết – Nữ Khí; Nam Dương – Nữ Âm; Nam Can – Nữ Thận;…
Ứng dụng thực tế của vị trí “Nam Tả – Nữ Hữu” trong cuộc sống
Xét theo ứng dụng thực tế của cuộc sống chúng ta có thể thấy không chỉ vị trí Nam tả – nữ hữu được ứng dụng trong lĩnh vực tâm linh như: đặt di ảnh thờ, đặt bài vị, đặt mộ phần,… Mà trong cả các nghi lễ cũng đều được quy định như vậy:
Trong các nghi lễ quốc gia: Nước chủ nhà, quốc kỳ, nguyên thủ quốc gia, thủ tướng, đều tại ở vị trí bên trái. Còn nước ngoài đều ở vị trí bên phải.
Các nghi lễ ký kết hợp đồng, hợp tác cấp quốc gia, văn kiện, thông cáo chung,… Các vị quan chức cao cấp chúng ta cũng thường thấy vị trí như quy định này.
Nghi lễ trong các lễ hội, lễ cầu cúng, lễ tang, lễ giỗ cũng được sắp đặt theo Nam Tả – Nữ Hữu.
Trong cuộc sống thường ngày: Khi chụp ảnh gia đình, khi vợ chồng nằm ngủ trên giường, … Tất cả đa số nam nằm bên trái của nữ, nữ nằm bên phải của nam. Đây cũng là điều phù hợp với quy luật âm dương, sinh lý và giới tính.
Vị trí đặt ảnh thờ và kích thước ảnh thờ gia tiên
Theo văn hóa của người Việt Nam thì việc thờ cúng, tâm linh là điều hết sức quan trọng. Vậy nên ảnh thờ và các đồ vật thờ cúng cũng được rất quan tâm về việc bài trí cân đối, và đảm bảo được sự trang nghiêm.
Ảnh thờ thường được đặt ở vị trí giữa bàn thờ. Bát hương thì thường được đặt ở giữa bàn thờ và ngay trước ảnh thờ. Các đồ thờ khác như nến, đèn, mâm bồng, lọ hoa, … đều cần được sắp xếp thật gọn gàng và đúng thứ tự của chúng.
Khi thờ cúng tổ tiên thì di ảnh ông nên đặt ở phía bên tay trái và di ảnh bà nên đặt phía bên tay phải. Theo hướng từ trong bàn thờ nhìn ra. Còn nếu đặt theo hướng gia chủ lễ vào thì đặt ngược lại ảnh thờ Nam đặt bên phải và ảnh thờ nữ đặt bên trái.
Kích thước ảnh thờ bạn nên đặt khung ảnh sao cho phù hợp với không gian thờ cúng cũng như kích thước bàn thờ, tủ thờ. Kích thước bàn thờ, tủ thờ thường được làm theo kích thước chuẩn của thước Lỗ Ban.
Khi thờ cúng gia tiên thì chủ nhà chỉ cần thực hiện đúng thủ tục, quy tắc và sắp xếp các vật phẩm thờ cúng đúng vị trí. Cùng với sự thành tâm của mình thì gia chủ sẽ có được sự an toàn, an tâm về không gian tâm linh của gia đình mình.
Những điều cần kiêng kỵ trong việc thờ cúng gia chủ cần chú ý
Để tránh phạm những sai lầm không đáng có trong việc thờ cúng thì gia chủ nên làm theo các truyền thống người xưa để lại. Dù sao thì vẫn nên sử dụng câu: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Khi thờ cúng gia tiên thì chủ nhà cần chú ý những điểm như sau:
Luôn giữ cho bàn thờ sạch sẽ, không gian thờ cúng phải luôn sạch sẽ, thoáng đãng và yên tĩnh.
Gia chủ nên lưu ý hạn chế xê dịch bát hương khi lau chùi bàn thờ.
Nên sử dụng hoa quả tươi để thờ cúng trên bàn thờ. Không dùng đồ giả và những loại hoa quả có gai sắc nhọn mang sát khí.
Lưu ý không nên cắm hương chồng chéo lên nhau.
Một số cuốn sách nói về phong thủy sẽ tốt cho việc thờ cúng của bạn
Các cuốn do Gốm Sứ HCM để sưu tầm để giúp việc truyền đạt thông tin trở nên chất lương. Chúng tôi cũng mong muốn chia sẻ những cuốn sách đến với độc giả. Với nhiều nội dung nói về cách sắp xếp phong thủy . Chọn ngày tốt theo kinh nghiệm dân gian được truyền nhiều thế hệ.
Cuốn Sách Chọn Ngày Tốt Trong Dân Gian:
Phương pháp chọn ngày tốt trong dân gian là một phương pháp rất lâu đời. Được nhiều thế hệ truyền lại với nhiều kinh nghiệm hay. Giúp tìm chọn được ngày tốt đúng cho công việc sắp tới được suôn sẻ. Cuốn sách Chọn ngày tốt trong dân gian là tập hợp các loại sách hay
Hướng dẫn tải sách chọn ngày tốt trong dân gian miễn phí : Tại Đây
Cuốn Sách Phong Thủy Và Tài Lộc Miễn Phí
Sách Phong thủy và Tài Lộc là cuốn sách nói về cách để có tài lộc trong cuộc sống. Sở nhiều phương pháp phong thủy để có được tiền Tài Cho Bạn. Với các nhiều phương pháp được đúc rút nhiều năm. Cuốn sách sẽ giúp bạn tự làm phong thủy tại nhà có nhiều tài lộc.
Hướng dẫn để tải sách miễn phí Phong thủy và Tài Lộc: Tại đây.
Một số mẫu các bộ đồ thờ bằng gốm sứ đẹp
Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm mua bộ đồ thờ bằng gốm sứ thì nên chọn các bộ bàn thờ gốm Bát Tràng. Đây là một trong số ít các làng nghề làm gốm thủ công 100% còn lại tại Việt Nam. Các sản phẩm thờ cúng từ gốm sứ Bát Tràng đều rất uy tín về chất lượng, độ bền chắc cao, nước men sáng, mịn.
Gốm sứ Bát Tràng có rất đa dạng các mẫu sản phẩm đồ thờ đẹp bạn có thể tham khảo tại chúng tôi để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Chính vì vậy, việc trang trí, sửa soạn bàn thờ gia tiên sao cho thật đầy đủ, ngăn nắp, gọn gàng là điều cực kỳ cần thiết, nhất là vào mỗi dịp Tết đến xuân về.
Bát Hương Bát Tràng Men Rạn
Bát hương là cả một biểu tượng văn hóa. Bát hương được sử dụng để thắp hương mỗi dịp lễ Tết, ngày giỗ gửi tấm lòng thành và ước nguyện tới người đã khuất. Người ta tin rằng mỗi khi thắp hương tấm lòng thành sẽ được gửi theo khói hương đến cõi vô hình.
Liên hệ: 0947 836 567
Lục Bình Bát Tràng Men Rạn
Sản phẩm lọ lộc bình vẽ phúc lộc thọ kết hợp tất cả những điều trên mang lại phúc lành cho gia chủ. Men rạn cổ phù hợp với những ngôi nhà cổ, được đặt trang trọng trong phòng thờ, 2 bên tủ thờ bằng gỗ. Hoặc cũng có thể bày ở phòng khách làm vật trưng bày, dùng làm quà biếu, quà tặng bạn bè, cấp trên.
Liên hệ: 0947 836 567
Bình Hoa Tài Lộc Đắp Nổi Men Rạn
Câu chuyện về ý chí nghị lực của cá chép được bắt nguồn từ truyền thuyết câu chuyện cá chép vượt vũ môn hóa rồng vì thế cá chép được ví như rồng – linh vật thiêng liêng và quyền uy nhất. Để được như vậy cá chép đã phải lặn lội vất cả vượt qua kì thi ” thi rồng”
Liên hệ: 0947 836 567
Bộ Chân Nến Men Rạn Bát Tràng
Dân gian quan niệm, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi nên cần có hai chân nến ở hai bên góc ngoài bàn thờ. Từ trong nhìn ra, bên trái tượng trưng cho mặt trời, còn bên phải tượng trưng cho mặt trăng.
Liên hệ: 0947 836 567
Cặp Hạc Thờ Men Rạn Bát Tràng
Sản phẩm hạc đứng trên lưng rùa thành một cặp là sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm dương, thanh cao và trường tồn, giúp gia tiên ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Liên hệ: 0947 836 567
Đỉnh Thờ Men Rạn Bát Tràng
Đỉnh thờ thường được dùng để đốt trầm hương, là vật để con cháu thể hiện lòng thành kính của mình với nguồn cội, đồng thời cầu mong gia tiên phù hộ độ trì sự may mắn, sự thăng tiến, bình an trong cuộc sống. Đỉnh bằng đồng mang khí dương – là tượng trưng cho trời, nên thích hợp trong thờ cúng Phật, Thánh, được sử dụng trên bàn thờ gia tiên, từ đường, đình, chùa,..
Liên hệ: 0947 836 567
Bộ Đèn Dầu Men Rạn Bát
Đèn dầu là nét đẹp tín ngưỡng, vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa mang ý nghĩa phong thủy. Do đó đèn dầu luôn được đặt ở vị trí ưu tiên trên bàn thờ ở các gia đình hoặc đình chùa để “giữ lửa” và để lấy lửa thắp hương trong các kì cúng lễ hay giỗ chạp.
Liên hệ: 0947 836 567
Ống Hương Men Rạn Bát Tràng
Đôi ống đựng hương được đặt ở 2 bên ngoài đựng hương hoặc cắm đũa trên bàn thờ gia tiên, thể hiện sự ngắn nắp, quy củ và lòng thành kính nhất.
Liên hệ: 0947 836 567
Chúng tôi hy vong những kiến thức đó sẽ giúp độc giả hiểu hơn về phong thủy. Hay các thủ tục Cách sắp xếp ảnh trên bàn thờ gia tiên đúng chuẩn.
Cách Sắp Xếp Bàn Thờ Gia Tiên
Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên chuẩn nhất
Để có được cách sắp xếp bàn thờ gia tiên chuẩn bạn cần chuẩn bị bàn thờ gia tiên có kích thước phù hợp. Và chuẩn bị đầy đủ các vật thờ cúng như: Ngai thờ; Ảnh thờ; Bát hương; Đèn thờ; Mâm bồng; Lọ hoa;…
Vị trí trí đặt khám thờ – ngai thờ
Mỗi gia đình sẽ có một bàn thờ gia tiên với kích thước và kiểu dáng phù hợp khác nhau.
Khám thờ là để đặt bài vị bên trong, có thể lập bài vị ghi rõ tên của người cao nhất được thờ phụng trong bàn thờ gia tiên. Hoặc có thể không lập bài vị, thì sẽ tự hiệu là đang có một vị cao nhất ngự ở trên đó.
Bát hương là vật quan trọng nhất trên bàn thờ được đặt ở vị trí trung tâm, tâm điểm. Và vị trí đặt bát hương cũng tùy thuộc vào phong tục của mỗi vùng miền. Theo quan niệm của người Việt thì bát hương chính là “ngôi nhà” để các cụ về.
Người xưa cho rằng vị trí đặt bát hương phải có điểm tựa. Thường thì bát hương được đặt ở chính giữa bàn thờ và hơi lui về phía sau một chút, để phía trước đặt các đồ cúng khác.
Trong bát hương có thể đặt rỳ hiệu (nghĩa là ghi tên của những người được thờ).
Khi chọn màu sắc bát hương nên tránh màu vàng. Vì màu vàng là màu thường được sử dụng để thờ phụng cho vua chúa ngày xưa.
Trong bát hương nên sử dụng tro bếp sạch hoặc cát trắng phơi sạch.
Vào các ngày cúng giỗ và các ngày 23 tháng chạp thì nên tháo dỡ các chân hương đem đốt bỏ, sau đó dọn dẹp lại bàn thờ và tủ thờ để đón rước ông bà về nhà.
Sắp xếp di ảnh thờ trên bàn thờ gia tiên
Ảnh thờ được đặt theo nguyên tắc “Nam tả – nữ hữu” nghĩa là:
Đặt di ảnh của các cụ ông bên trái bàn thờ
Đặt di ảnh của các cụ bà bên phải bàn thờ.
Đặt ảnh thờ theo hướng chủ tọa nhìn từ trong ra ngoài và đúng cách sẽ giúp gia chủ được tổ tiên phù hộ và gặp được nhiều tài lộc, phú quý.
Cách đặt di ảnh đúng nhất là đặt ở giữa bàn thờ dựa vào tường và ngay sau bát hương.
Đặt đèn thái cực và đèn lưỡng nghi
Đèn thái cực được sắp xếp ở chính giữa bàn thờ và được đặt ngay dưới chân khám thờ. Ngọn đèn thái cực ở đây cần luôn được chiếu sáng. Nên lựa chọn đèn thái cực bằng điện, đèn led để sử dụng. Các bóng đèn led còn giúp cho ánh sáng dễ chịu, tiết kiệm điện và độ bền tốt.
Về đèn lưỡng nghi thì thường sử dụng đôi chân nến tượng trưng cho âm dương:
Chân nến lưỡng nghi bên trái nhìn theo hướng từ trong bàn thờ ra thì tượng trưng cho mặt trời.
Và chân nến lưỡng nghi bên trái tượng trưng cho mặt trăng.
Với đèn lưỡng nghi thì chỉ nên thắp khi cúng, lúc cúng xong thì tắt đèn lưỡng nghi. Nên chọn giá nến bằng đồng hoặc bằng gỗ.
Sắp xếp mâm bồng và lọ hoa
Lọ hoa và mâm bồng nên sắp xếp theo vị trí “Đông bình – Tây quả”. Nghĩa là đặt đĩa hoa quả bên phải và đặt lọ hoa ở bên trái.
Trên đĩa trái cây nên có 5 loại quả hay còn gọi là ngũ quả – ngũ sắc.
Lọ hoa thì nên trưng cúng các loại hoa tươi, không cúng hoa giả.
Lưu ý: Sử dụng nước cắm hoa là nước sạch, kỵ không dùng nước ao, hồ để cắm hoa.
Cây vàng khối thường được đặt ở hai bên bát hương. Gia chủ nên lưu ý cây đặt bên trái tính theo hướng bàn thờ nên đặt cao hơn cây bên phải. Vì theo nguyên tắc Tả Thanh Long – Hữu Bạch Hổ người xưa có câu: Thà để Long cao ngàn trượng chứ không để Hổ ngẩng cao đầu. Như vậy sẽ giúp gia chủ có được may may mắn và phú quý.
Bộ lư hương được dùng để đốt nhang cúng gia tiên trong các ngày giỗ, lễ, tết,…
Ngoài các vật thờ cúng quan trọng này thì chúng ta có các món đồ thờ khác có thể đặt lên bàn thờ gia tiên như:
Bộ 3 chén nước. Cần thay mỗi khi thắp hương.
Đài đựng rượu.
Ống đựng hương, nên chọn loại bằng gốm sứ.
Gia chủ nên chú ý chọn đồ thờ cúng bằng gốm sứ vì đây là vật phẩm được làm từ nguyên liệu quen thuộc từ xưa đến nay. Sẽ giúp việc thờ cúng trở nên linh thiêng hơn.
Qua bài viết này chúng tôi hy vọng đã giúp bạn có được những kiến thức bổ ích và chi tiết về cách bày bàn thờ gia tiên để đón tài lộc.
Nếu quý khách quan tâm đến bộ bàn thờ bằng gốm sứ. Thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp về cách sắp xếp bàn thờ gia tiên và cách chọn đồ thờ hợp phong thủy. Chúng tôi luôn có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẵn sàng tận tâm phục vụ, chăm sóc quý khách tận tâm nhất!
Cách Sắp Xếp Bàn Thờ Gia Tiên Và Bàn Thờ Phật
Cách sắp xếp bàn thờ Gia tiên và bàn thờ Phật Các loại bàn thờ trong nhà, thông thường trong nhà người ta có các bàn thờ, tủ thờ, bàn thờ Phật, bàn thờ Thần linh và gia tiên được bố trí trong nhà có một số đặc điểm riêng như sau:
Ban thờ Phật: Thường được lắp đặt nơi cao nhất trong phòng thờ của gia đình, trên bàn thờ có ảnh của vị Phật mà mình muốn thờ (Thông thường người thường chỉ thờ ảnh Phật, các Thày hay Sư mới thờ tượng). Chính giữa có bát nhang hay lư trầm . Bên cạnh có bình bông và đĩa trái cây, 3 chung nước, cặp đèn cầy hay đèn điện. Tuyệt đối không được đặt đồ lễ mặn và giấy tiền vàng bạc trên bàn thờ Phật. Khi cúng Phật, phải tuyệt đối dùng đồ chay . Bàn thờ Thần linh và gia tiên: Thường được đặt chung với bàn thờ Gia tiên. Bát nhang thờ Thần linh đặt chính giữa và cao hơn hai bát nhang còn lại. Đằng sau bát nhang có bài vị thờ Thần. Thường chỉ có một chữ Thần (神) hay chữ Thần Tiên Linh ứng (神 仙 灵 應). Thần linh ở đây bao gồm: Quan đương Niên hành Khiển hàng năm, Thành Tào Phán Quan, Ngũ phương Ngũ Thổ Long Thần, Tiền hậu Địa chủ Tài Thần, Thần hoàng bản xứ, Thần Hoàng Bản Cảnh, Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Ngài Phúc Đức chính Thần. Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long mạch tài Thần. Ngài Bản Gia Táo Quân. Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực …
Trước bát nhang người ta thường để 3 chén nước trên cùng một cái khay bằng sứ dài. Về cuối năm hay đầu năm, người ta thường cúng một bộ đồ quan Thần linh bao gồm mũ, áo, ủng, ngựa theo ngũ hành (Vàng, trắng, đen, xanh, đỏ) và 1000 vàng hoa theo màu bộ quan Thần linh. Thờ Thần có thể cúng mặn như xôi, gà…
Không đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.
– Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.
– Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ.
– Không đặt bàn thờ trên nóc tủ.
– Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.
– Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau.
– Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ hung. Tuy nhiên, bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà.
– Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.
– Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Bài Trí, Sắp Xếp Trên Bàn Thờ Gia Tiên trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!