Xu Hướng 3/2023 # Cách Bài Trí Bàn Thờ Gia Tiên – Tránh Kiêng Kỵ Rước Tài Lộc # Top 9 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Bài Trí Bàn Thờ Gia Tiên – Tránh Kiêng Kỵ Rước Tài Lộc # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Cách Bài Trí Bàn Thờ Gia Tiên – Tránh Kiêng Kỵ Rước Tài Lộc được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng chuẩn phong thủy

Nếu là người Việt Nam thì chắc chắn ai cũng đều biết đến truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên, tưởng nhớ người thân đã khuất để thể hiện lòng hiếu thảo, ghi nhớ ơn sinh thành dưỡng dục của các bậc tiền nhân và đem đến cuộc sống an lành.

1/ Cách bài trí bàn thờ gia tiên hợp phong thủy 

Cách bài trí bàn thờ gia tiên đẹp hay không thì phải xem xét yếu tố phong thủy bàn thờ tổ tiên bởi yếu tố phong thủy là vấn đề được đặt lên hàng đầu mỗi khi bài trí bàn thờ tổ tiên.

1.1/ Chọn hướng đặt bàn thờ gia tiên 

Đầu tiên là hướng đặt bàn thờ, cách bài trí bàn thờ tổ tiên ông bà hợp phong thủy là hướng bàn thờ cần phải đặt ở các hướng tốt, hợp phong thủy với gia chủ. Có thể chọn hướng bàn thờ gia tiên theo quẻ mệnh hoặc mệnh ngũ hành.

– Nếu chọn hướng đặt bàn thờ theo quẻ mệnh phong thủy thì gia chủ nên chọn như sau:

+ Người mệnh Đông tứ trạch hợp thì chọn hướng: Đông, Đông Nam, Bắc, Nam.

+ Người mệnh Tây tứ trạch thì đặt ở hướng: Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây.

– Nếu chọn hướng đặt bàn thờ gia tiên theo tuổi mệnh ngũ hành thì gia chủ nên chọn cách bày trí bàn thờ gia tiên như sau:

+ Người mệnh Kim, Thổ nên đặt bàn thờ gia tiên ở các hướng Tây, Tây Bắc sẽ có nhiều tài lộc, bình an.

+ Người mang các mệnh Thủy, Hỏa, Mộc thì nên đặt bàn thờ gia tiên ở các hướng Đông, Đông Nam, Nam.

Gia chủ nên xem xét thật kỹ lưỡng về sự hòa hợp giữa vận mệnh của mình và hướng bài trí bàn thờ gia tiên, để có cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy. Tuyệt đối tránh đặt ở các hướng xấu, hướng quỷ như hướng: Đông Bắc, Tây Nam, hướng Đông Bắc nhìn ra Tây Nam và ngược lại.

1.2/ Những điều cấm kỵ khi chọn hướng đặt bàn thờ gia tiên 

– Tránh đặt bàn thờ gia tiên ở gần nhà vệ sinh, phòng tắm, nhà bếp: vì nhà vệ sinh, phòng tắm là nơi chứa nhiều uế khí, còn nhà bếp dầu khói sẽ làm ô uế nơi thờ cúng linh thiêng. 

– Không đặt bàn thờ gia tiên ở gần lối đi lại hoặc phòng sinh hoạt chung thường tập trung đông người. Bởi những nơi này thường gây ồn ào đến gia tiên, làm mất đi vẻ trang nghiêm của không gian thờ cúng.

– Không đặt bàn thờ gia tiên đối diện hoặc dựa lưng vào cửa kính, cửa sổ.

Cách bài trí bàn thờ gia tiên tránh được những điều cấm kỵ là bày trí bàn thờ gia tiên ở những nơi yên tĩnh, trang trọng và sạch sẽ. Đặt bàn thờ sát vào vách tường để có được sự vững chãi, hưng thịnh.

2/ Sơ đồ bài trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy 

2.1/ Vị trí của Ngai thờ 

Cách bài trí bàn thờ gia tiên, vị trí trung tâm theo hướng từ trong ra ngoài là nơi đặt ngai thờ (hay khám thờ). Ngai thờ sẽ được đặt ở vị trí cao nhất của bàn thờ và sát về phía tường. Bên trong ngai thờ có bài vị tổ tiên. Ảnh thờ của ông bà tổ tiên sẽ được được bày trí ở hai bên ngai thờ theo nguyên tắc “nam tả – nữ hữu” tức người nam đặt bên trái và người nữ ở bên phải. 

2.2/ Vị trí của đèn Thái cực, đèn Lưỡng Nghi 

Đèn Thái Cực là ngọn đèn luôn luôn tỏa sáng trên bàn thờ và được đặt tại vị trí trung tâm của bàn thờ, dưới chân Ngai Thờ.

Cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng cách là đặt đèn Lưỡng Nghi (hoặc đôi chân nến) tượng trưng cho âm – dương ở hai bên bàn thờ. Đèn lưỡng nghi đặt bên trái là biểu tượng cho mặt trời, đèn lưỡng nghi bên phải là biểu tượng cho mặt trăng. Khác với đèn Thái Cực, đèn Lưỡng Nghi chỉ thắp khi thờ cúng và tắt sau khi hoàn tất. 

2.3/ Cách bài trí bát hương trên bàn thờ gia tiên chuẩn nhất 

Bát hương chính là tâm điểm của cả bàn hương nơi giáng trần của những hương linh, thần tiên và cầu nối thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với gia tiên. Vì thế cách bài trí bát hương trên bàn thờ gia tiên không đúng có thể gây ảnh hưởng tới hậu thế đời sau.

Cách bố trí bát hương bàn thờ gia tiên chuẩn nhất là đặt bát hương ở giữa hai cây đèn Lưỡng Nghi sau lễ vật cúng. Vị trí đặt bát sẽ là bát hương thờ thổ công thần linh ở giữa, bát hương thờ tổ cô – ông mãnh ở bên trái và bát hương thờ gia tiên bên phải.

Cách bày bàn thờ gia tiên tốt nhất đó là chọn số bát hương lẻ bởi theo phong thủy, số lẻ tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, với mong ước rằng hậu thế, con cháu đời sau thì càng phát triển, hưng thịnh, con đàn cháu đống. Nên sử dụng tro sạch, cát trắng sạch để thờ cúng gia tiên.

Khi đặt bát hương lên bàn thờ cần quay ra mặt nhật – nguyệt ra bên ngoài. Và đặc biệt tránh xê dịch bát hương. Vì bát hương là hiện thân của các vị thần, tổ tiên, gây động bát hương sẽ làm kinh động đến thần linh, tổ tiên, đem lại những điềm không may mắn cho gia chủ.

3/ Những lưu ý khi bốc bát hương bàn thờ gia tiên

– Đầu tiên, bát hương khi mua về không được dùng ngay mà cần ngâm, rửa bằng nước muối pha với rượu gừng. Có thể cho thêm một vài cánh hoa hồng vào nước rửa bát hương. Sau khi rửa xong nên hong, phơi khô bát hương và xông trầm hương. Nước rửa nên đổ ra sân, vườn hoặc vảy nước quanh nhà, tuyệt đối không đổ xuống cống nước thải. 

– Trước khi bốc bát hương, gia chủ phải khấn trước. Câu khấn gồm tên tuổi và câu “con xin bốc hát hương cho gia tiên”. Khi bốc bát hương, gia chủ cần phải bốc lần lượt từng nắm một và bỏ vào trong bát thật nhẹ nhàng vừa bốc vừa đếm từng nắm theo “sinh – lão – bệnh – tử”, nên dừng bốc ở chữ “sinh”. 

– Nếu chân nhang trong bát hương thì quá nhiều thì nên dọn bớt chỉ để lại khoảng 5 chân. Chân nhang nên đốt và thả tro xuống sông. 

– Kết thúc quá trình bốc phải đặt bát hương lên giữa bàn thờ và giữ nguyên vị trí về sau, không xê dịch. Sau đó, bài trí lễ vật, hoa quả, nước sạch lên bàn thờ. 

– Nếu gia chủ thay bát hương thì bát hương cũ nên đặt trên miếng xốp và thả trôi sông, không nên vứt lung tung. 

Nội thất Anh Vũ đang có chương trình Sale 5 – 10% cho tất cả khách hàng đến tham quan Showroom. Hãy đến với nội thất Anh Vũ, chúng tôi sẽ thay đổi phong cách sống của quý vị.

ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ

Tên của bạn (bắt buộc)

Số điện thoại (bắt buộc)

Nội dung

* Mọi chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:

Bài viết đang theo dõi:

Hướng Dẫn Cách Bài Trí Bàn Thờ Linh Thần Đúng Cách Tránh Kiêng Kỵ

Bàn thờ thần linh nên đặt ở đâu chuẩn phong thủy?

Thường thì các gia đình sẽ đặt bàn thờ thần linh ở phòng khách hoặc xây dựng một không gian thờ cúng riêng.

Cũng như các bàn thờ khác như bàn thờ gia tiên… việc xây dựng một không gian thờ cúng riêng sẽ có độ cao khoảng từ 1m8 đến 2m cũng không nên đặt quá thấp. Nếu đặt quá thấp sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại cúng kiêng.

Về hướng của bàn thờ thường sẽ đặt hướng ra ngoài cửa sổ hoặc cửa ra vào. Điều này giúp bao quát được mọi tình hình trong gia đình cũng như lắng nghe được tâm tư nguyện vọng của các thành viên. Ngoài ra còn nhằm mục đích xua đuổi tà ma ngoại đạo ảnh hưởng đến ngôi nhà.

Lưu ý trong việc xem xét nên đặt bàn thờ ở đâu là hợp lý. Gia chủ cần chú ý về vấn đề năm sinh, mệnh của mình để có được một hướng đặt chuẩn nhất. Bàn thờ nên đặt các hướng sinh ra Thiên Y, Sinh Khí, Phục Vị, Diên Niên và tránh hướng xấu như Lục Sát, Ngũ Quỷ, Họa Hại…

Trước khi tiến hành đặt bàn thờ, gia chủ cần xem tuổi của mình để chọn hướng phù hợp. Tùy vào mỗi độ tuổi sẽ xác định được vị trí đặt bàn thờ chuẩn mang đến nhiều tài lộc và may mắn.

Đối với những người thuộc mệnh Đông tứ trạch sẽ có các hướng phù hợp như: Bắc (hướng sinh khí), Đông Nam (hướng phục vị), Nam (Hướng Thiên y) và Đông (hướng diên niên). Còn với người thuộc mệnh Tây tứ trạch sẽ có các hướng như Tây, Đông Bắc, Tây Nam và Tây Bắc.

Bên cạnh việc xem bằng tuổi của chủ nhà, thì xem cung mệnh cũng được nhiều gia đình dựa vào để xác định hướng.

Cung quan lộc: hướng chính là hướng bắc và có hành thủy. Do đó, các gia đình nên đặt bể cá hoặc bình nước bên cạnh bàn thờ thần linh đối với hướng Bắc. Màu sắc trang trí thuộc hành thủy được sử dụng là màu đen, xanh nước biển…

Nên tránh các màu sắc kiêng kỵ. Ngoài ra, các vật dụng thuộc mệnh Kim như lư đồng cũng có tác dụng tăng cường sinh khí.

Hướng cung quý nhân: Hướng chính là hướng Tây Bắc trong nhà, thuộc vào hành Kim. Vì thế, nếu gia chủ tiến hành đặt bàn thờ thần linh theo hướng này nên sử dụng các màu vàng, ghi, bạc… Hoặc theo ngũ hành, Thổ sinh Kim nên có thể đặt các vật dụng bằng gốm sứ.

Hướng cung tài lộc: hướng chính là Đông – Nam thuộc hành Mộc. Vì thế, gia chủ nên đặt các cây hợp với hành mộc hoặc đồ dùng có màu xanh như đồ gốm xanh, đá xanh.

Tùy thuộc vào diện tích của ngôi nhà mà gia chủ chọn vị trí đặt bàn thờ. Tuy nhiên, giữa bàn thờ gia tiên với bàn thờ thần linh cũng có những điểm khác biệt. Chẳng hạn, bàn thờ sẽ được bố trí 1 hoặc 3 bát hương gồm gia tiên, thần linh và bà cô tổ cùng ông mãnh.

Phía trước thường có đài nhỏ kèm chén đựng nước cùng hoa quả, trầu cau và tiền vàng được bày biện hai bên.

Ở phía sau sẽ có hương nến và bình hoa với chất liệu gốm sứ. Bên cạnh đó, trên bàn thờ phải bày biện sao cho thể hiện đầy đủ được các yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.

Vị trí đặt bàn thờ phải ở nơi trang trọng nhất của ngôi nhà, tuyệt đối không đặt trong phòng ngủ, cạnh nhà tắm, nhà vệ sinh. Những vị trí này làm nơi bàn thờ linh thiêng bị ô uế, ảnh hưởng.

Nên tiến hành lập bàn thờ vào các ngày nhập trạch hoặc dựa vào tuổi của chủ nhà.

Tránh để phụ nữ mang thai động chạm vào bàn thờ trong nhà, bởi theo quan niệm xưa người phụ nữ mang thai thường mang nhiều tạp khí. Khi tiến hành bốc bát hương phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước rượu gừng.

Nên thờ riêng bàn thờ gia tiên với bàn thờ Phật. Và không nên đặt quá nhiều đồ lên bàn thờ cũng như không quá phô trương làm ảnh hưởng đến tài lộc, may mắn.

Tiến hành thụ lộc sau khi tiến hành thắp hương xong không nên để ngày này qua ngày khác. Và cũng không nên thờ hoa giả đồ nhựa ở bên trên bàn thờ.

Hãy đến với chúng tôi, là cơ sở chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nội thất phòng thờ.

Mỗi sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đến với người sử dụng đều được thiết kế tỉ mỉ, chọn lựa chất liệu gỗ phù hợp. Cùng các họa tiết, đường nét được chạm trổ tinh xảo tôn lên dáng vẻ cho không gian thờ. Còn gì mà lăn tăn, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0908 193 000 hoặc truy cập website https://banthogodep.com/ để được tư vấn hỗ trợ.

Cách Bài Trí Bàn Thờ, Trưng Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Và Những Kiêng Kỵ Cần Tránh

Chuyên gia gợi ý cách lau dọn, bài trí bàn thờ, mâm ngũ quả ngày Tết và những kiêng kỵ cần tránh để không rước họa, vận đen, thay vào đó, rước lộc, thần Tài, may mắn hạnh phúc đến với mỗi gia đình.

Bên cạnh việc không xê dịch bát hương, không bất kính với tổ tiên, điều quan trọng nhất khi lau dọn, sắp xếp, bài trí bàn thờ, sắp mâm ngũ quả là sự thành tâm, công đức, lòng hiếu kính của gia đình, hướng về nguồn cội, những điều tốt đẹp cho mình và người khác.

Cách dọn dẹp bàn thờ ngày Tết như thế nào?

Với nét đẹp coi trọng lễ nghĩa, đề cao, tôn thờ tổ tung, việc dọn dẹp, bài trí trang nghiêm bàn thờ Tết và mâm ngũ quả đặc sắc, phong phú đa dạng là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị đón Tết Nguyên đán cổ truyền của người Việt.

Trong văn hóa và tâm thức người Á Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng, bàn thờ luôn là nơi linh thiêng, trang trọng và tôn kính của mỗi gia đình. Năm hết Tết đến, “tống cựu, nghênh tân” là dịp mà mỗi gia chủ thường chú trọng dọn dẹp, lau chùi, sắp xếp, bài trí bàn thờ, trưng mâm ngũ quả, trang hoàng nhà cửa đón Tết, đón một Năm Mới mới nhiều điều tốt lành, an khang, thịnh vượng.

Đâu là những kiêng kỵ cần tránh và cách bài trí bàn thờ Tết, trưng bày mâm ngũ quả theo ý kiến kiến chuyên gia để vừa tỏ lòng thành kính với Trời, Đất, thần Phật, tổ tiên linh thiêng, vừa không phạm sai lầm về phong thủy, tín ngưỡng, rước lộc, phúc, may mắn đến với gia chủ?

Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam cũng như các chuyên gia phong thủy, không phải chỉ đến Tết mới cần lau dọn bàn thờ, gia chủ nên thường xuyên dọn sạch nơi trang nghiêm này để thể hiện sự tôn kính Thần, Phật, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên.

GS. Bùi Quang Thanh, chuyên gia Văn hóa dân gian của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho biết, trong nhà, theo truyền thống dân gian xưa, người dọn dẹp ban thờ thường là đàn ông, trụ cột trong gia đfinh, người có tiếng nói quan trọng.

Các chuyên gia lưu ý, trước khi dọn dẹp bàn thờ gia tiên, nên chuẩn bị một địa hoa quả hay kẹo bánh, thắp hương thông báo và xin phép thần linh, tổ tiên cho gia đình dọn dẹp ban thờ. Nên dùng khăn vải, bàn chải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, bát hương, đèn, nến, đồ trang trí trên bàn thờ. Gia chủ nên đợi hương tàn rồi mới bắt đầu công việc lau dọn, trang trí.

© Ảnh : TTXVN

Trang trí ban thờ Tết trên tàu.

Vì là nơi linh thiêng nhất trong nhà nên khi lau chùi bàn thờ, tuyệt đối không được dùng giẻ hay dụng cụ bẩn. Chổi quét, khăn lau, nếu không thể mua đồ mới, thì cũng phải đảm bảo tất cả đều phải sạch sẽ, tươm tất, thể hiện sự kính trọng.

“Có những gia đình, để cẩn trọng, người lau dọn còn dùng một tấm khăn điều che ngang mặt, tránh thở trực tiếp vào bàn thờ, bởi họ quan niệm sẽ gây ô uế không gian linh thiêng nơi thờ phụng”, GS. Bùi Quang Thanh nhấn mạnh.

Nếu có thể, dùng rượu trắng và nước sạch, nước ấm để lau bàn thờ. Nên dùng nước, dầu thơm để lau sạch ban thờ, bài vị, bát hương. Đáng chú ý, chuyên gia khuyến cáo, nếu trong nhà còn có cả bàn thờ Phật thì phải tiến hành lau bàn thờ Phật trước rồi mới lau ban thờ gia tiên, để không mạo phạm Thần Phật.

Khi lau dọn, cần để ý lau từ trên cao xuống thấp. Dùng khăn mềm, sạch, tránh dùng các vật nhọn, khăn cứng, dễ gây xước bài vị, bát hương.

Như đã nêu, dù là lau dọn hay bài trí bàn thờ cũng phải tránh không làm đổ vỡ đồ thờ. Đồ thờ cúng trên ban thờ là vật linh thiêng, trang trọng nên cần hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, khi tỉa bớt chân hương, gia chủ sẽ rút từng chút một cho tới khi còn một số lẻ trong bát hương (thường là 3, 5, 7, 9). Số còn lại sẽ được mang đi hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây.

Một trong những sai lầm cần tránh là tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc nơi ô uế.

Đối với bát hương, vốn được coi là nơi giáng của thần linh, tổ tiên, cần tránh xê dịch, di chuyển. Nếu bắt buộc phải rời bát hương thì sau đó cần phải làm lễ xin phép và sau khi hoàn tất cần trả về đúng vị trí ban đầu.

Đặt lại đồ thờ cúng, bài vị đúng vị trí, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có) và khấn thỉnh các hương linh, Thần Phật, tổ tiên và báo cáo đã lau dọn xong bàn thờ, xin phép chuẩn bị trang trí ban thờ đón Tết.

Chuyên gia gợi ý cách bài trí bàn thờ ngày Tết Việt Nam

Cuối năm nông lịch (người Việt thường gọi theo thói quen là âm lịch) là thời điểm mỗi gia đình bắt đầu lau dọn, trang trí, bày biện lễ vật, chuẩn bị đón Tết.

Nhân dịp này, nhà nghiên cứu phong thủy, chúng tôi Nguyễn Xuân Cường đã có những chia sẻ về một số điều cần lưu ý khi sửa soạn, dọn dẹp bàn thờ ngày Tết.

Lưu ý đầu tiên của vị chuyên gia này chính là không tùy tiện dịch chuyển vị trí bát hương. Theo ông Cường, lau dọn bàn thờ sạch sẽ làm việc mà các gia đình vẫn thường làm để tiến hành bài trí mâm thờ đón Tết. Tuy nhiên, gia chủ không nên tùy tiện thay đổi vị trí đặt bát hương.

“Bởi nếu chẳng may bát hương bị di chuyển sang hướng xấu, rất có thể sẽ mang đến những điều không may cho gia đình”, chuyên gia phong thủy Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Một điều nữa cũng cần lưu ý là sau khi rút chân hương, tuyệt đối không nên cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài.

“Các cụ ngày xưa vẫn cho rằng, nếu làm như vậy sẽ dễ gây tán tài, tán lộc. Do đó, chỉ nên dùng chiếc thìa nhỏ, xúc từng thìa tàn hương đổ ra ngoài”, ông Cường nói.

Do vậy, cũng như nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia phong thủy khuyến cáo, trong quá trình lau dọn bàn thờ, tốt nhất nên dùng một chiếc khăn mới, lau từ cao xuống thấp. Nên sử dụng rượu để lau bàn thờ, tốt nhất có thêm nhánh gừng đập dập.

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết ở Việt Nam

Lưu ý tiếp theo mà các chuyên gia phong thủy nhấn mạnh đến chính là việc bày mâm ngũ quả.

Một trong những thứ không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình dịp Tết là mâm ngũ quả. Đây là lễ vật thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt đối với ông bà tổ tiên, với tiền nhân gia tộc.

Thông thường, vào khoảng 28, 29 tháng Chạp, sau khi lau dọn nơi thờ cúng, gia chủ sẽ bắt đầy bày biện mâm ngũ quả thật đẹp mắt để bài trí trên bàn thờ.

Người ở mỗi vùng sẽ sử dụng các loại quả khác nhau để đặt lên mâm quả này. Đối với người miền Bắc, đó thường là chuối, cam, phật thủ, bưởi, đào, hồng, ớt…

Mỗi loại quả tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, những cần đảm bảo đầy đủ các màu sắc trắng, xanh, vàng, đen, hồng (đỏ). Việc này thực ra cũng có lý do đứng sau.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Phong, trong quan niệm trong đạo Phật, ngũ quả là có 5 màu tượng trưng cho ngũ thiện căn bao gồm: Huệ căn (sáng suốt), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), tấn căn (ý chí kiên trì) và tín căn (lòng tin). Quan niệm này được nhắc đến trong kinh Vu Lan bồn hay còn gọi là Vu lan báo hiếu (Ullambana Sutra).

Trong khi đó, quan niệm của người Việt và văn hóa phương Đông nói chung, mâm ngũ quả cần có đầy đủ 5 yếu tố ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, là những yếu tố cấu thành nên vũ trụ.

Và ngũ hành tương ứng với các màu sắc như sau: Kim – màu trắng, Mộc – màu xanh lá, Thủy – màu đen, Hỏa – màu đỏ, Thổ – màu vàng.

© Ảnh : Lê Huy Hải – TTXVN

Giáo viên tham gia trưng bày mâm ngũ quả ngày tết.

Một điều đặc biệt, đó là nải chuối xanh thường được đặt dưới cùng tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, bao bọc và che chở lẫn nhau.

“Tuy nhiên, đây là loại trái cây mà người miền Nam tuyệt đối kiêng kỵ. Lý do là vì chuối được cho là gây liên tưởng đến việc thất bại trong làm ăn. Quan niệm này xuất phát từ cách phát âm của quả chuối theo giọng người miền Nam là “chúi”, tức “chúi nhủi”, chỉ việc làm ăn lao đao, thất bại”, chuyên gia Nguyễn Hải Phong lưu ý.

Mâm ngũ quả của người miền Nam thường dùng 5 loại trái cây là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với quan niệm “cầu sung vừa đủ xài”.

Ngoài ra, có thể thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn. Trong khi đó, những loại trái cây như cam, quýt gợi nhớ đến câu “quýt làm cam chịu”, mang ý nghĩa xấu nên cũng không được bày trong ngày Tết.

Riêng người miền Trung, theo ông Phong, hầu như chỉ quan trọng tấm lòng thành kính dâng lên ông bà tổ tiên nên hầu như không kiêng kỵ bất kỳ loại quả nào, kể cả về hương vị, màu sắc lẫn tên gọi trong mâm quả.

Do đó, mâm quả của người miền Trung thường có các loại trái cây như thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nho, dứa, táo, cam, lê, mãng cầu… Tuy nhiên, có một gợi ý cho mâm ngũ quả miền Trung mà mọi người vẫn thường sử dụng, đó là dứa đặt cao nhất, bao quanh là xoài, thanh long và táo, nho đặt dải ngang và quýt bày xung quanh.

“Mâm quả của người miền Trung đơn giản, không quá cầu kỳ, qua đó phần nào cho thấy tính cách chân chất của người dân nơi đây”, chuyên gia Nguyễn Hải Phong nhấn mạnh.

Về vấn đề bày mâm ngũ quả theo ngũ hành, GS. Bùi Quang Thanh cho rằng, dù bài trí mâm ngũ quả khác nhau ở ba miền, nhưng mọi gia đình đều tuân thủ theo nguyên lý chung là bài trí theo hình thức quả to, nặng đặt ở dưới làm đế, quả nhỏ ở trên hay xe kẽ, sao cho đẹp mắt, không rơi rụng.

Những kiêng kỵ cần tránh trên bàn thờ ngày Tết

Như đã nêu, trong dòng chảy văn hóa Việt Nam từ ngàn đời nay, việc bài trí, sửa soạn bàn thờ ngày Tết là một vấn đề cực kỳ được chú trọng. Bởi lẽ, đây là việc làm thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tiền nhân, với ông bà tổ tiên, gia tộc, qua đó cầu mong một năm mới bình an, may mắn, nhiều tài lộc.

Các chuyên gia phong thủy cũng lưu ý một số yếu tố kiêng kỵ cần tránh khi bài trí bàn thờ để tránh không phạm sai lầm trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam.

Theo GS. Nguyễn Xuân Cường, cần lưu ý, không bày hoa giả, trái cây giả lên bàn thờ. Hiện nay, một số gia đình có thói quen bày hoa giả trên bàn thờ vì hoa giả vừa giúp tiết kiệm chi phí, lại không phải mất công thay nước.

Tuy nhiên, ông vị chuyên gia, không nên bày hoa nhựa, hay đèn điện nhấp nháy trên bàn thờ. Việc sử dụng hoa quả thật để dâng cúng trên bàn thờ ngày Tết sẽ thể hiện được sự trân trọng, thành kính với tổ tiên.

Khi dùng hoa tươi để trưng bày bàn thờ ngày Tết, nên chọn các loại hoa có tên đẹp, hương thơm dễ chịu. Những loại hoa tươi nên dùng là hoa huệ, hoa cúc vàng, hoa mai, hoa đào vừa đẹp, tươi lâu, mang lại không khí Tết.

Bên cạnh đó, truyền thống Việt Nam cũng kiêng sử dụng một số loại hoa khi bài trí trên bàn thờ ngày Tết như hoa ly, hoa lan, hoa loa kèn. Ngoài ra, để thể hiện sự thành kính với tổ tiên, gia chủ không nên mang hoa dại mọc ven đường bày biện lên bàn thờ.

Tiếp theo, không được để bát hương chông chênh, không chính giữa bàn thờ. Chuyên gia cho rằng, bàn thờ luôn luôn phải thờ ba bát hương, bát chính giữa to nhất để thờ các quan thổ công, thổ thần, Táo quân. Hai bát hai bên để thờ ông bà, tổ tiên của gia đình.

Những gia đình khá giả, điều kiện thường có thêm ngai thờ, đỉnh đồng kèm theo đặt trên ban. Còn những gia đình bình thường thì nên có thêm đèn dầu hoặc nến thắp sáng mỗi khi thắp hương. Tuy nhiên dù có bài trí ban thờ thế nào đi nữa, thì lưu ý bát hương phải đặt chính giữa, cân xứng, chắc chắn, không xê dịch, tránh hướng về hướng xấu.

© Sputnik

10 điều kiêng kỵ ngày Tết

Các nhà nghiên cứu tín ngưỡng cũng không khuyến dùng bát hương bằng đá trên bàn thờ vì đây là các bát hương chỉ phù hợp với đền, miếu, chùa, đình. Tại gia, chỉ nên dùng bát hương bằng sứ, có điều kiện hơn thì mua và sử dụng bát hương bằng đồng.

Vị trí đặt bàn thờ hết sức quan trọng. Không đặt bàn thờ theo hướng xấu, hướng “độc” theo phong thủy cũng là điều cần lưu ý. Theo đó, đại kỵ nhất chính là hướng của bàn thờ không được ngược với hướng của nhà, điều này rất độc, theo các chuyên gia.

Bên cạnh đó, cũng nên chọn hướng hợp với tuổi của gia chủ, bàn thờ không được đặt ở cuối lối đi. Nếu đường đi lại đâm thẳng vào vị trí bàn thờ sẽ gây tổn hại đến cung tài lộc, nhân đinh của gia đình.

Vì là nơi linh thiêng, nên bàn thờ không được đặt đối diện nhà vệ sinh để người trong nhà tránh được bệnh tật đau đớn. Đồng thời, bàn thờ nếu để đối diện nhà bếp sẽ gây tranh cãi, tính tình gia chủ nóng nảy. Nếu đặt dưới cầu thang sẽ khó có cơ hội phát triển.

Nếu đặt trên nền đất lồi lõm sẽ khiến chủ nhân gặp khó khăn. Nếu phía trên, dưới, trái, phải bàn thờ có cửa sổ thì chủ nhân dễ bị tán tài. Tuyệt đối không đặt bàn thờ trên nóc tủ. Bàn thờ gia tiên tránh đặt giữa nhà. Bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối diện nhau trong một gian phòng.

Theo một số chuyên gia, không nên thờ ba họ trên cùng một ban thờ. Cụ thể, theo chuyên gia, bàn thờ trong nhà chỉ nên thờ quan thần linh, Thổ công, Táo quân trong gia đình và thờ hai bên họ nội, ngoại, ngoài ra không nên thờ thêm. Họ nội đặt ở bên trái còn họ ngoại thì đặt ở bên phải.

Nếu có nhu cầu, một số gia đình có thể lập thêm bàn thờ phụ để thờ bà cô ông mãnh, cô bé cậu bé đỏ, điều này hoàn toàn bình thường và sẽ giúp mọi thứ được tốt hơn.

Tiếp đến, cần lưu ý không đặt đồ vật linh tinh, bừa bãi lên ban thờ. Thói quen của nhiều người hay đặt các đồ dùng vặt vãnh, sinh hoạt linh tinh như dao kéo, thuốc men, vật dụng gia đình lên ban thờ. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phong thủy, điều này là không đúng. Điều này làm mất đi sự thanh tịnh, trang nghiêm vốn có.

Một lưu ý nữa gia chủ cần nắm được là không dùng cát bỏ vào bên trong bát hương. Đây là thói quen của rất nhiều gia đình Việt Nam, tuy nhiên, theo một số chuyên gia, điều này là không chính xác, có thể khiến gia đình gặp những điều không may mắn hay lục đục, không thuận lợi.

Bát hương cũng nên được bốc bằng tro sạch, được đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch, sàng lọc kỹ để bỏ các chạp tất bẩn.

Theo GS. Bùi Quang Thanh, chuyên gia Văn hóa dân gian của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, điều quan trọng ở sự gặp gỡ các ý niệm chung là qua việc bài trí bàn thờ, sắp mâm ngũ quả đều thể hiện sự thành tâm, tôn kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc đủ đầy.

“Không nên quan niệm cứ là loại quả đắt tiền mới là tốt. Lòng thành tâm, hiếu kính của con cháu hướng tới công đức tổ tiên, cha mẹ mới là điều quan trọng nhất”, GS. Thanh nhấn mạnh.

Cách Bài Trí Bàn Thờ Gia Tiên Hợp Phong Thủy: Vượng Khí &Amp; Tài Lộc

Thờ cúng tổ tiên từ xa xưa tới nay là một phong tục đẹp của ông cha ta thể hiện lòng thành kính của con cháu với thế hệ cha ông đi trước. Vì vậy, bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đình có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Cách bố trí bàn thờ gia tiên thế nào cho đúng theo phong thủy, theo tuổi gia chủ cần chú ý.

Bàn thờ chuẩn cần có những gì?

Thực chất, một bàn thờ để cúng bái không cần phải quá cầu kỳ mà nó phụ thuộc vào điều kiện, quan niệm và phong tục riêng của mỗi gia đình. Cho du ít hay nhiều thì bàn thờ tối thiểu cũng cần phải có: Bát hương, ba chén nước và các đồ cúng ăn được. Còn đối với một bàn thờ gia tiên đầy đủ chuẩn nhất thì sẽ có những vật như sau:

Những vật dụng trên dùng để trang trí bài thờ gia tiên đầy đủ nhất. Bạn có thể loại bỏ Hoành phi và Câu đối nếu không có phòng thờ riêng.

Kích thước bàn thờ chuẩn

Kích thước của bàn thờ cũng là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm. Trong đó:

Kích thước bàn thờ treo tường sâu tối đa 610 mm, rộng tối đa 1070 mm sẽ đảm bảo được các yếu tố: Tài Lộc, Quý Tử, Tài Vượng, Hỷ Sự, Tiến Bảo.

Kích thước bàn thờ đứng được tính theo thước lỗ ban có chiều ngang tối đa 217 cm, rộng tối đa 117 cm và cao tối đa 127 cm sẽ đảm bảo được các yếu tố: Tài Lộc, Quý Tử, Tài Vượng, Hỷ Sự, Tiến Bảo.

Cách bài trí bàn thờ gia tiên theo phong thủy

Bài trí bàn thờ theo phong thủy không chỉ giúp gia chủ tránh được những điều đại kỵ kém may mắn mà còn đem đến vượng khí, tài lộc của gia tiên đem lại.

Bàn thờ trong gia đình thường được đặt ở một phòng riêng (nếu có) không bị các không gian sinh hoạt khác tác động. Phía sau bàn thờ cần phải là tường vững chãi, không được dựa vào tường kính hoặc cửa sổ. Hướng nhìn của bàn thờ đối diện cửa ra vào nếu thỏa mãn về phương vị và hướng thì rất tốt về phong thủy.

Không gian thờ cần thể hiện sợ tôn nghiêm và nên sơn các màu thâm trầm chủ đạo như: Nâu, vàng kem, màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng,..v.v..

Ngoài ra, bạn cần chú ý không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ quỷ. Tránh đặt bàn thờ dựa lưng vào phòng/nhà vệ sinh.

2. Khám thờ – Ngai thờ

Khám thờ đặc biệt quan trọng với những gia đình có truyền thống gia phả lâu đời. Khám thờ được làm bằng gỗ trang trí hoa văn cầu kỳ và được đặt trong cùng, sát tường. Ngai thờ là phần thay thế cho khám thờ, nhỏ gọn bên trong chỉ cần đặt bài vị tượng trưng cho tổ tiên.

Hình ảnh của những người đã khuất được đặt theo nguyên tắc nam – tả (trái), nữ – hữu (phải) tính từ phía trong bàn thờ nhìn ra.

Là vật dụng quan trọng trên bàn thờ dùng để cắm nhang cúng bái, hành lễ, cầu khấn… Số lượng bát hương thường là số lẻ, điển hình và phổ biến nhất vẫn là 3 bát hương. Đối với một số gia đình có bàn thờ nhỏ tối giản không gian thờ có thể sử dụng 1 bát hương.

5. Đèn thái cực – Đèn lưỡng nghi

Đèn thái cực thường được đặt ở chính giữa bàn thờ, phía dưới chân khám thờ. Đèn thái cực này luôn phải sáng trong không gian thờ, bạn nên sử dụng đèn hoạt động bằng điện thay cho đèn dầu. Theo quan niệm dân gian, Thái cực sinh Lưỡng nghi cho nên đèn lưỡng nghi (cặp chân nến) cần phải có nếu bạn dùng đèn thái cực. Đèn lượng nghi đặt ở hai bên góc ngoài bàn thờ tượng trưng cho ánh sáng của mặt trời và mặt trăng.

6. Lọ hoa – Mâm quả

Bình hoa cắm nên đặt ở bên trái, mâm ngũ quả bên phải tính từ trong bàn thờ nhìn ra theo phong thủy thuận theo khí vượng có từ thời xa xưa.

7. Bộ đỉnh hương

Bộ đỉnh hương có 3 phần đặt hết phía sau bát hương, trong đó lư đồng ở trung tầm, 2 nến đồng hoặc 2 con hạc được đặt hai bên. Bộ đỉnh hương dùng để đốt trầm trong các dịp lễ giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng hơn. Tuy nhiên, bộ đỉnh hương không quá quan trọng và chỉ sử dụng cho những phòng thờ lớn cho nên không có cũng không sao cả.

8. Ba chén nước

Ba chén nước thường dùng để đựng rượu hoặc nước trong mỗi dịp cúng bái, thắp hương đặt phía trước bát hương.

9. Hoành phi (bổ xung)

Có 2 loại là Cuốn thư (Đức Lưu Quang) mang nghĩa “Đức sang lưu giữ muôn đời” hoặc Đại tự (Tích Thiện Dư Khánh) mang nghĩa “Tích thiện có nhiều phúc”, phía hai bên sẽ có tên người lập và năm lập. Hoành phi thường được đặt trên nóc bàn thờ.

10. Câu đối (bổ xung)

Xem hướng đặt bàn thờ gia tiên theo tuổi hợp phong thủy

Bàn thờ mang tính âm, bởi vậy hướng của bàn thờ nên đặt theo hướng dương tính để tạo nên sự hài hòa âm dương. Và hướng dương tính là hướng Tây Bắc, bởi đây là hướng mặt trời mọc. Ngoài ra, phong thủy đặt bàn thờ theo tuổi sẽ mang đến những lợi ích sau:

Sinh Khí: Chỉ sự thuận lợi công việc, đường công danh phát triển.

Thiên Y: Có lợi cho sức khỏe, mọi bệnh tật dễ vượt qua.

Diên Niên: Nói lên mối quan hệ tốt về con đường tình cảm giữa những người thân cận trong gia đình, bạn bè, hàng xóm thường là nói lên niềm vui và hạnh phúc.

Phục Vị: Giúp bạn luôn tự tin trong cuộc sống, luôn thành công trong con đường học vấn, thi cử.

11. Tuổi Tuất

Bố trí bàn thờ trong phòng khách

Việc bài trí đặt bàn thờ gia tiên ở vị trí nào trong phòng khách hết sức quan trọng, cần được tính toán một cách kĩ càng. Đặt bàn thờ cần tuyệt đối cần tránh việc đặt dưới xà nhà, gầm cầu thang, cạnh nhà vệ sinh, đối diện với nhà vệ sinh hoặc nhà bếp bởi luồng uế khí rất mạnh, không tốt cho nơi thờ tự.

Nếu diện tích ngôi nhà hay căn hộ chung cư của bạn quá nhỏ bạn có thể bài trí bàn thờ trên hành lang hoặc lối dẫn phòng khách sang các phòng khác, vừa giúp tiết kiệm diện tích lại vừa hợp phong thủy.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Bài Trí Bàn Thờ Gia Tiên – Tránh Kiêng Kỵ Rước Tài Lộc trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!