Bạn đang xem bài viết Các Nghi Lễ Cúng Xây Nhà Tại Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
CÁC NGHI LỄ CÚNG XÂY NHÀ TẠI VIỆT NAMNgày xưa, xây nhà được coi là công việc quan trọng của cả một đời người, nên có rất nhiều nghi thức tâm linh cúng bái đi kèm được tiến hành trong quá trình xây dựng. Việc tiến hành các lễ này như thế nào là tuỳ thuộc vào phong tục tập quán địa phương, điều kiện sinh sống của chủ nhân.
Ở đây bài viết này xin giới thiệu một số nghi lễ phổ biến nhất khi xây nhà ở Việt Nam.
Lễ cúng động thổ: xuất phát từ quan niệm duy tâm rằng trên mảnh đất mà công trình sắp được xây dựng lên là nơi cư ngụ của những vong linh đã khuất, hoặc nơi đó từng là nơi thờ cúng, các đình, đền, miếu, mạo, chùa chiền …vv
Vì thế lễ cúng là sự trình báo về việc sắp phải xây cất công trình bên trên khu đất đó và mong muốn các vong linh đang lấy đó làm nơi trú ngụ thì vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác để cho việc thi công được tiến hành thuận lợi! Ngoài ra lễ cúng khởi công còn là một tuyên bố cùng các vị thổ địa, thần hoàng trong khu vực đó về sự thay đổi sắp diễn ra với khu đất công trình!
Tất cả mọi thành phần, mọi tầng lớp con cháu người Việt Nam mỗi khi xây cất một công trình gì dù lớn, dù nhỏ đều làm lễ cúng này! có khi đơn giản chỉ là mâm cơm, đĩa trái cây cũng có khi là những vật phẩm lớn hơn như heo, gà, trâu, bò ,..v..v,v,…
Sau khi cúng chủ nhà lấy cuốc đào xới những phát đầu tiên
Sau khi gia chủ cúng xong thì đơn vị thi công cũng vào thắp nhang cúng và khấn,Ngoài việc khấn cùng thần hoàng, thổ địa thì khấn thêm tổ nghề (Lổ Ban) và cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ.
Lễ phạt mộc: lễ cúng cũng tương tự lễ động thổ nhưng do nhà thầu thi công tiến hành chủ yếu là cúng tổ sư nghề nghiệp cầu mong mọi việc tiến hành suôn sẻ. Cúng xong người thợ cả lấy rìu đẽo vào một cây gỗ vài nhát làm phép.
Lễ cất nóc: là nghi thức cúng xây nhà bắt buộc, và đối với những công trình lớn, lễ cúng cất nóc này được các chủ đầu tư công trình xem trọng hơn nhằm mong muốn công trình thi công nhiều thuận lợi, khách hàng sở hữu công trình gặp được nhiều may mắn trong quá trình sinh sống và kinh doanh tại ngôi nhà.
Ngày nay, cất nóc chính là ngày đổ bê tông sàn mái (của nhà mái bằng, mái dốc). Nhiều người cho rằng, truyền thống làm lễ cúng cất nóc nhà của người Việt là ảnh hưởng bởi người Trung Quốc từ xưa, tuy nhiên, trên thực tế không phải vậy, đây là truyền thống có nguồn gốc từ người Âu Mĩ.
Lễ nhập trạch (an thổ): lễ báo cho Thổ Thần Biết là nhà đã làm xong. Lễ này có gạo rang trộn với nước sau đó rắc vào 4 góc nhà để có ý báo là đất đã liền lại như cũ.
Lễ động sàng: lễ dọn vào nhà mới. Lễ này xin thổ công cho phép chủ nhân kê gia cụ đồ đạc vào nhà mới.
Lễ cài sào (lễ hoàn thành): lễ mừng nhà đã hoàn tất, được tổ chức để cúng gia tiên thổ thần. Giữa buổi lễ chủ nhân phải gác cây thước tầm lên bên trong đỉnh mái nhà tại gian nhà giữa nơi cao nhất, trang trọng nhất và cũng dễ kiểm tra bảo vệ nhất. Chủ nhà tổ chức ăn uống linh đình mời họ hàng, làng xóm đến dự. Người tới dự thường chúc tiền, mừng câu đối, pháo… Nghi lễ này tương tự như ăn tân gia ngày nay.
Lễ an cư: lễ cúng để báo tổ tiên, thổ thần biết là đã làm ăn sinh sống yên ổn trong ngôi nhà mới.
Trong các nghi lễ làm nhà của người Việt, có hai lễ khó bỏ qua là lễ phạt mộc và lễ cài sào cũng là lễ bắt đầu và lễ kết thúc quá trình xây dựng một ngôi nhà mới. Thành ngữ “Từ phạt mộc đến cài sào” có ý nghĩa như câu ta thường nói ngày nay “từ A đến Z” hay “chìa khóa trao tay”.
*** Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày này tư duy của chúng ta trong việc cúng bái tâm linh cũng nên thoáng hơn bởi:
Ngày xưa, trong cuộc sống có nhiều yếu tố bất trắc, tai họa mà con người chưa lường trước được nên đã đặt ra nhiều nghi thức để cầu xin sự phù hộ từ các thế lực linh thiêng vô hình giúp đỡ. Nhưng ngày nay, công việc xây dựng đã ứng dụng nhiều biện pháp khoa học công nghệ cao nên việc xây cất nhà không còn quá khó khăn và nguy hiểm như trước.
Hãy để ngôi nhà bạn đúng là nơi để bạn trở về sau một ngày làm việc mệt nhọc, sống cuộc sống tiện nghi, hạnh phúc. Alonhadat theo KSXayDung
Ta cũng chỉ nên coi những việc cúng bái có tính chất linh thiêng đó là nét đẹp trong phong tục tập quán cổ truyền mà cha ông truyền lại, không nên lạm dụng những nghi thức một cách dập khuôn, trói buộc mình, gây cho mình những phiền toái bực dọc trong quá trình xây dựng. Ngay cả những quan niệm về phong thủy mỗi người có 1 quan điểm khác nhau. Có những thứ ngày mai không còn phù hợp.
Ta nên tránh những quan niệm cũ mà trái ngược với quy luật khoa học, với thẩm mỹ kiến trúc. Ngôi nhà là xã hội thu nhỏ là biểu tượng của gia đình, ngôi nhà là nơi phải đem lại sự tự tin, cảm giác thoải mái, sử dụng tiện nghi, không thể quá lệ thuộc theo bất kỳ một quan điểm nào khiến bạn không thoải mái.
Các Nghi Lễ Khi Xây Nhà
Sau khi gia chủ chọn được ngày lành tháng tốt sẽ làm lễ cúng động thổ, cúng thần đất để xin được phép làm nhà trên mảnh đất đó. Theo phong tục từ ngày xưa, lễ cúng động thổ sẽ phải cúng tam sinh. Ngày nay có đơn giản hơn, mâm cũng chỉ cần đảm bảo có gà, xôi, hương hoa. Sau đó đặt lên chiếc bàn nhỏ đặt giữa khu đất, ăn mặc gọn gàng chỉnh tề và đọc văn khấn.
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Quan …(Tống) Vương hành khiển, …… (Ngũ Đạo hành binh) chi thần, ……… (Lâm) Tào phán quan. (Chú ý: Tùy theo năm mà đoạn này có sự thay đổi tương ứng, lời khấn trên là áp dụng cho năm Ất Mùi – 2015).
Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.
Hôm nay là ngày …………. Tháng …………. Năm……………
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………………………..
Ngụ tại: ……………………………………………………………….
Tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Ví tín chủ con khởi tạo (nếu “cất nóc” thì đọc là “cất nóc”, nếu “xây cổng” thì đọc là “xây cổng”, nếu tu sửa phương nào thì đọc rõ “tu sửa phương…” đó…) căn nhà ở địa chỉ: …………………………………………………. ngôi Dương Cơ trụ trạch ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc, xây cổng, sửa chữa …).
Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần.
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
Ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con được vạn sự tốt lành. Công việc hanh thông. Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này. Xin mời các vị tới đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật. Phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
(nguồn Học viện Phong thủy Nam Việt)
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
– Một con gà, một đĩa xôi và đĩa muối
– Một bát gạo
– Ba chén rượu trắng, bao thuốc, lạng chè
– Lễ vàng tiền, bộ đỉnh vàng hoa
– Năm lá trầu, năm quả cau
– Hương hoa
Sau đó người gia chủ sẽ đọc văn khấn cúng thần linh. Đúng ngày giờ đã định, người ta bắc đòn chính của nóc nhà lên đỉnh của sườn nhà. Đính lên trên đó một tấm vải đỏ có ghi chữ “Khương Thái công tại thử” và ngày tháng cử lễ. Theo như ông bà ta, đó chính là tấm vải để trừ sự quấy rối của tà ma, ảnh hưởng đến việc làm nhà.
Người xưa thường rất coi trọng việc làm cổng ngõ, vì đó là bộ mặt của cả căn nhà. Nếu cửa ngõ mà chắc chắn, hanh thông thì tài lộc vào nhà, mọi việc vậy mà tốt lành. Còn ngược lại, cổng ngõ hư thủng, tài lộc không thuận, kẻ cắp có thể dòm ngó vào nhà. Nếu vách cửa lệch lạc, cổng cao hơn nhà thì con người sẽ có tâm kiêu ngạo, tâm không chính, vận nạn sẽ theo đó mà ra. Người ta cũng tránh làm cổng ngõ đâm thẳng vào nhà chính. Cổng thường được làm cạnh nhà phụ hoặc chếch sang một bên so với cửa nhà chính. Cổng xây phải xứng với ngôi nhà, không quá to hoặc quá nhỏ.
Lễ làm cổng ngõ thường không cần quá cầu kỳ. Mâm cỗ cũng chỉ cần đồ cần thiết như: gà, xôi, hương hoa và rượu trắng.
Lễ nhập trạch là một nghi lễ quan trọng khi xây nhà
Đối với lễ nhập trạch, gia chủ cần thực hiện một cách bài bản. Mâm cúng thường có ba phần là ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Tùy ý có thể chia thành ba mâm nhỏ hay làm một mâm lớn.
– Ngũ quả: Lựa chọn quả tùy ý, tươi ngon và bày đẹp mắt.
– Hương hoa: cần có lọ hoa tươi, đèn cầy, hương, trầu cau, muối và nước.
– Mâm thức ăn: có thể làm mâm chay hoặc mâm mặn tùy theo ý của chủ nhà.
Sau khi chuẩn bị đủ lễ, gia chủ sẽ sắm sửa quần áo chỉnh tề sau đó đọc dõng dạc văn khấn, như là nghi thức thưa với thần linh cai quản mảnh đất và ngôi nhà.
Lễ tân gia có thể chuẩn bị mâm cúng tùy tấm lòng của người chủ và đọc văn khấn cầu bình an sau này. Sau khi thực hiện xong lễ tân gia, các nghi lễ khi xây nhà coi như đã hoàn tất, gia chủ có thể an tâm an cư lập nghiệp.
Các Nghi Lễ Cần Thiết Tuyệt Đối Không Được Bỏ Qua Khi Xây Nhà
1. Vì sao cần làm lễ khi xây nhà?
Nhà hai tầng thiết kế đẹp mắt sử dụng tôn lợp mái Olympic
Ngôi nhà không chỉ là nơi để ở mà còn là nơi mọi người trong gia đình gắn bó, sinh hoạt, nghỉ ngơi, lưu giữ những kỷ niệm. Vì vậy ai cũng mong những điều tốt đẹp nhất cho ngôi nhà và gia đình của mình. Trên thực tế, một ngôi nhà biệt thự sang trọng, một ngôi nhà đẹp với quy mô lớn hay nhỏ không chỉ thể hiện bởi ngoại thất bắt mắt hay nội thất tiện nghi mà nó còn cần phải phù hợp với các yếu tố phong thủy, hợp mệnh gia chủ và mang lại may mắn cho gia đình. Để làm được điều đó, gia chủ cần phải đặc biệt chú ý thực hiện các nghi lễ khi xây nhà như một lời thông báo về việc gia chủ sẽ sử dụng đất đó, mong gia tiên và Thổ Công phù hộ để việc thực hiện được thuận lợi.
2. Những nghi lễ cần thiết khi xây nhà
Theo ông bà ta ngày xưa có câu “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, xây nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Ngôi nhà mang nhiều ý nghĩa linh thiêng và gắn bó với con người. Do đó, khi xây nhà mỗi chúng ta nên tuân thủ một vài điều về phong thủy.
2.1. Lễ động thổ
Nghi lễ động thổ
Lễ động thổ là nghi lễ đầu tiên khi bắt đầu tiến hành việc xây dựng nhà ở, là một nghi lễ rất đặc biệt, đây được coi như sự báo cáo về quá trình khởi công một ngôi nhà, cầu cho mọi việc đều thuận lợi, không để xảy ra sai sót nào và mong sự phù hộ, độ trì của vị quan thổ công. Nghi lễ trở thành nét đẹp tinh thần đặc trưng của dân tộc ta, với nhiễu ý nghĩa đặc biệt là cầu mong sự bình an, thoải mái và mọi điều tốt lành. Sau khi gia chủ chọn được ngày lành tháng tốt sẽ làm lễ cúng động thổ, cúng thần đất để xin được phép làm nhà trên mảnh đất đó.
* Cách thực hiện lễ cúng động thổ
– Chuẩn bị: Mâm cơm cúng cần đảm bảo có gà, xôi, hương hoa.
– Cách thực hiện: Đặt mâm cơm cúng lên chiếc bàn nhỏ đặt giữa khu đất, ăn mặc gọn gàng chỉnh tề và đọc văn khấn. Sau khi đã làm lễ xong, gia chủ sẽ cầm cuốc bổ những nhát cuốc đầu tiên để trình với Thổ thần xin phép được động thổ, sau đó mới cho thợ đào móng.
2.2. Lễ cất nóc
Nghi lễ cất nóc
Lễ cất nóc hay còn được gọi là lễ Thượng Lương, mỗi khi xây cất nhà cửa người ta thường làm lễ đặt viên đá hoặc viên gạch đầu tiên. Lễ cất nóc là nghi lễ bắt buộc của ngôi nhà với mong muốn công trình sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi và không xảy ra bất kỳ sai sót nào. Lễ cất nóc giúp tâm trạng của gia chủ cảm thấy thoải mái, không lo lắng, vướng bận mà trở nên phấn khởi hơn để tiếp tục làm các công việc khác.
* Cách thực hiện lễ cất nóc
– Chuẩn bị: Mâm lễ cúng cần có: gạo, nước, rượu, chè, bộ quần áo quan thần linh kèm mũ, hài ( tất cả đều màu đỏ), oản đỏ, trầu cau, hoa quả và một cây kiếm trắng.
– Cách thực hiện: Trước khi làm lễ cất nóc gia chủ nên thắp hương cúng ông bà, tổ tiên phù hộ và báo cáo với ông bà, tổ tiên về buổi lễ cất nóc để thể hiện mong muốn về sự may mắn của mình. Khi đọc văn cúng của buổi lễ cất nóc cần phải đọc rõ ràng, mạch lạc, tránh nhầm lẫn, sai sót.
2.3. Lễ làm cổng ngõ
Nghi lễ cổng ngõ
Theo phong thủy thì việc cửa ngõ hỏng sẽ khiến gia đình bị tổn hao về tài sản, vách cửa bị lệch lạc sẽ khiến cho tâm trí của con người bất chính và không đúng đắn. Vì vậy trước khi xây dựng cổng ngõ, gia chủ cần làm lễ để tránh những điềm xấu.
* Cách thực hiện lễ cổng ngõ
– Chuẩn bị: Mâm cúng cần có: gạo, nước, rượu, chè, xôi, gà, vàng mã.
– Cách thực hiện: Đọc văn cúng lễ cất nóc rõ ràng, rành mạch, tránh sai sót.
2.4. Lễ nhập trạch
Nghi lễ nhập trạch
Lễ nhập trạch ( an thổ ) là nghi lễ báo cáo việc ngôi nhà đã được làm xong và cảm ơn thân linh đã phù hộ trong suốt quá trình làm nhà. Đây là một nghi lễ không thể bỏ qua. Việc cúng nhập trạch như một cách xưng tên, ghi lên sổ đỏ của tâm linh bạn chính là củ mới của nơi ở này và mong các vị thần linh, thổ địa che chở cho bạn và gia đình luôn được may mắn, khỏe mạnh và thành đạt.
* Cách thực hiện lễ nhập trạch
– Chuẩn bị: Mâm ngũ quả, hương hoa và rượu thịt.
– Cách thực hiện: Các thành viên trong gia đình trước khi bước vào nhà nên mang theo đồ. Món đồ gì cũng được nhưng tuyệt đối không nên đem tay không. Còn về tuổi thì không kiêng kỵ gì.
2.5. Lễ tân gia
Lễ tân gia
Lễ tân gia là một nghi lễ được tổ chức sau khi gia chủ làm xong nhà mới. Chủ nhà sẽ chọn ngày lành tháng tốt tới ở, sau đó làm lễ có cỗ bàn thịnh soạn để mời bà con đến ăn mừng nhà mới hay còn được gọi là lễ tân gia và báo cáo gia tiên.
* Cách thực hiện lễ tân gia
– Chuẩn bị: Hương, hoa, vàng mã, trầu, rượu và mâm cỗ mặn thịnh soạn để cúng Táo quân, Thổ thần, Gia Tiên.
– Cách thực hiện: Để cho buổi lễ diễn ra suôn sẻ và thể hiện sự thành tâm của gia chủ thì trước khi diễn ra buổi cúng kiếng thì gia chủ cần phải tập trung vào việc mua sắm đầy đủ các loại lễ để khiến cho buổi lễ diễn ra đúng với lịch trình hơn rất nhiều. Nên mời bạn bè, họ hàng, người thân, hàng xóm đến dự lễ Tân Gia – ăn mừng nhà mới từ trước ngày làm lễ. Những người được mời thường mang lễ vật đến như: các bức đại tự, câu đối, trầu cau, quà kỷ niệm… và nói lời chúc mừng gia chủ.
3. Những lưu ý khi thực hiện các nghi lễ
Các nghi lễ khi làm nhà rất quan trọng, đem lại sự may mắn, suôn sẻ cho gia đình gia chủ. Vì vậy khi thực hiện các nghi lễ cần lưu ý những điều sau đây:
Chọn ngày phong thủy
– Cần phải chọn ngày lành tháng tốt, tránh những ngày xấu.
– Nên thực hiện các nghi lễ vào ban ngày, trời sáng, tránh ma quỷ vào buổi tối.
– Không nên cho người mang thai tham gia vào buổi lễ.
– Người có tuổi Hổ không nên tham gia lễ nhập trạch.
Tổng Hợp Các Nghi Thức Cúng Gia Tiên Theo Phong Tục Việt Nam
Khi nhắc về phong tục truyền thống của người Việt, không thể nào bỏ qua nghi thức cúng gia tiên vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Đây là nghĩa vụ linh thiêng của con cháu tới cội nguồn, tới tổ tiên ông bà và thể hiện đạo lý làm người “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Tục thờ cúng gia tiên với nhiều nghi thức đã được duy trì qua rất nhiều thế hệ. Nhưng không phải người Việt nào cũng hiểu rõ và hiểu kĩ về cách khấn vái tổ tiên. Vậy các nghi thức cúng gia tiên đầy đủ theo phong tục Việt Nam là gì?
Tín ngưỡng thờ cúng gia tiên là tục lệ thờ cúng những người tổ tiên đã mất có quan hệ huyết thống của nhiều dân tộc Châu Á, trong đó có văn hóa Việt. Đây là quan niệm tâm linh xuất phát thuở ban đầu của người Việt về nhận thức mọi vật đều có linh hồn.
Theo quan niệm của người Việt thì mỗi một người đều tồn tại phần hồn và phần xác. Khi chết đi, phần linh hồn sẽ tách ra khỏi thể xác và sống tại thế giới u minh (cõi âm). Sự tin tưởng vào viêc linh hồn là bất diệt đã xuất hiện từ thời tiền sử, khi con người đối xử với người chết như khi họ còn sống. Họ tin rằng những linh hồn người đã mất vẫn tồn tại quẩn quanh những người thân còn sống để che chở và giúp đỡ. Tục thờ linh hồn người đã mất có từ rất sớm và ảnh hưởng tới bản sắc tín ngưỡng dân tộc Việt Nam, trong đó có nghi lễ thờ cúng gia tiên.
Trong nghi lễ thờ cúng gia tiên, gia chủ thực hiện các nghi thức cúng, khấn rồi vái lạy tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Sau khi khấn thì tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy.
Cúng là nghi lễ quan trọng mà bổn phận con cháu cần hiểu sâu, hiểu rõ để gìn giữ và kế thừa với tấm lòng thành kính, trang nghiêm. Vào những dịp lễ, ngày trọng đại, gia chủ cần chuẩn bị đồ lễ lên bàn thờ gia tiên chỉn chu, tươi mới. Lễ vật bao gồm hương nhang, hoa tươi quả mới, thức ăn, cơm, chén bát, đũa (muỗng) và rượu (nước). Còn cúng bình thường thì chỉ cần hương nhang.
Trong những lễ vật linh thiêng này, Oản Lễ Gia Tiên được nhiều người lựa chọn để bày biện lên bàn thờ để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Xưa kia, các phẩm oản được làm ra tập trung chủ yếu vào chất lượng nên chỉ được gói đơn giản bằng bọc giấy kiếng hoặc giấy màu. Hiểu được điều này, Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế để tạo nên những tác phẩm Oản Gia Tiên tuyệt đẹp và có 1-0-2 trên thị trường.
Theo quan niệm truyền thống thì gia tiên có thể hưởng thực, nghĩa là ăn bằng cách “thức thực” những món ăn mà con cháu dâng cúng. Khi thực hiện nghi lễ cúng, người hành lễ đứng trước bàn thờ nguyện hương rồi chắp tay vái và đọc thầm lời ước nguyện, gọi là “khấn”.
Vái là nghi thức đứng trong nghi lễ thờ cúng. đặc biệt trong dịp lễ ở ngoài trời thì vái thay thế cho lạy.
Khi vái, hai bàn tay người vái chắp lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu. Đầu hơi cúi và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên. Hai bàn tay đưa xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống và ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.
Vái thì chỉ thực hiện sau khi lạy và chỉ 2 vái mà thôi (cho dù có thực hiện 2, 3, hay 4 lạy cũng thế)
Khi lạy, ta chắp hai tay đưa cao quá trán và hạ từ từ xuống phía trước mặt đến ngang ngực. Trong một số trường hợp thể hiện sự cung kính, người lạy tiếp tục quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống đất. Đồng thời đầu cúi xuống đến khi trán chạm đất thì hết quy trình 1 lạy. Nếu người lạy ở tư thế đứng lạy thì có thể kẹp thêm một nén nhang giữa hai lòng bàn tay úp vào nhau. Với động tác lạy thì người lạy phải nhìn về phía trước, khi tay đưa xuống thì đầu đồng thời cúi xuống theo.
Người ta chia ra thành 2 thế lạy riêng là thế lạy của đàn ông và thế lạy của phụ nữ. Cụ thể
Khi lạy, đàn ông đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán. Sau đó cúi mình xuống rồi đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe úp hai bàn tay xuống. Đồng thời quỳ gối theo thứ tự gối trái rồi đến gối phải (có thể đổi ngược lại cho thuận chân nhưng khi đứng dậy cần đưa chân quỳ đầu tiên về phía trước để lấy thế đứng lên).
Đầu cúi rạp xuống gần hai bàn tay theo thế phủ- phục. Sau đó đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quỳ để lấy đà đứng dậy. Chân phải đang quỳ cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy. Khi lạy xong thì vái 3 vái rồi lui ra.
Thế lạy của phụ nữ là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng-thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết. Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.
Tùy vào từng nghi lễ thờ cúng mà áp dụng số lần vái lạy khác nhau. Và vái lạy không chỉ áp dụng cho người đã khuất mà còn áp dụng cho người còn sống nữa.
Hai lạy: áp dụng cho người sống, ví dụ trong trường hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Ngoài ra, 2 lạy cũng áp dụng khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố thì nên lạy 2 lạy. Nếu vái sau khi lạy thì người ta thường là 3 vái với ý nghĩa là lời chào kính cẩn, tôn trọng.
Hai vái :Trong trường hợp người quá cố đã mất nhưng chưa an táng thì vẫn được coi là người sống trong nhà. Nếu là vai trên của người quá cố thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Cũng do người quá cố được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng trưng cho âm dương nhị khí hòa hợp tạo nên sự sống. Sau khi người quá cố đã hạ huyệt, phải lạy 4 lạy và vái 4 vái.
Ba vái và ba lạy áp dụng trong lễ Phật tượng trưng lạy tam bảo: Phật – Pháp – Tăng.
Bốn lạy: áp dụng cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần. Bốn lạy tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, bốn phương (đông và nam: thuộc dương, tây và bắc: thuộc âm) và tứ tượng (Thái Dương,Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm).
Bốn vái dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp dụng thế lạy. .
Năm lạy: áp dụng cho vua chúa thời xưa. Ngày nay thì người ta lạy 5 năm trong ban tế lễ ngày giỗ tổ Hùng Vương.
Năm vái: áp dụng khi không đủ không gian để thực hiện thế lạy và và thời gian để lạy 5 lạy.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Nghi Lễ Cúng Xây Nhà Tại Việt Nam trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!