Bạn đang xem bài viết Các Món Ngon Ngày Tết Dễ Làm Của 3 Miền Bắc Trung Nam được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tết là thời điểm gia đình đoàn viên, quây quần bên mâm cổ với nhiều món ngon ngày Tết vô cùng đặc biệt. Mỗi năm mới có 1 lần sum họp đông đủ, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ, nói cười ăn uống bên nhau trong sự vui vẻ ấm áp với nhiều ý nghĩa thiêng liêng…
Tết là khoảng thời gian quý giá nhất trong năm, là khởi đầu cho một năm mới và cũng là thời điểm đoàn viên của cả gia đình, thời điểm họ hàng được quây quần bên nhau thật vui vẻ để đón năm mới thật ấm cúng và hạnh phúc.
Ở mỗi gia đình, theo tùy vùng miền, tập tục mà sẽ có mâm cỗ ngày Tết thịnh soạn khác nhau, phù hợp theo truyền thống ở đó với nhiều món ăn ngày Tết thật đặc biệt.
Dù cũng là những món ăn ngày thường, nhưng hương vị sẽ bỗng dưng khác hẳn, vì đó là những ngày không hề giống ngày nào trong năm, gọi là ngày đoàn viên.
Những món ăn ngày Tết miền Nam
1. Bánh Tét ngày Tết của miền Nam
Bánh Tét nhân mặn: Nguyên liệu để làm chủ yếu là thịt mỡ truyền thống với đậu, ai thích biến tấu thì cho thêm cả lạp xưởng và trứng muối để làm thêm nhiều hương vị khác nhau, ăn đỡ ngán và ngon hơn.
Bánh Tét nhân ngọt: Nguyên liệu phổ biến để làm thường là nhân chuối hay đậu đỏ, đậu xanh,… mỗi nhà còn có cách làm khác nhau theo khẩu vị mình thích nữa.
2. Thịt kho hột vịt
Vì những ngày giáp Tết như này thì nhà nhà trong miền Nam đều đã luôn thủ sẵn 1 nồi thịt kho hột vịt siêu to khổng lồ rồi, để ăn hết mùng mền luôn đó. Vì món này có thể ăn với cơm, cuốn với rau và bún chấm nước mắm/nước thịt cay (có ớt) cũng ngon lắm à nha.
Nếu bạn có nghe thêm những cái tên như thịt kho riệu hay thịt kho nước dừa thì cũng là món này luôn đó nha. Vì Nấm Khỏe là người miền Nam mà, ăn hết 5-6 ngày là thấy mún xỉu rồi, năm nay ăn 2 ngày thôi còn lại ăn món khác, hihi.
3. Củ kiệu với tôm khô
Củ kiệu có thể tự làm, thường được ngâm chua ngọt trong hủ, khi ăn kết hợp kèm với tôm khô sẽ rất tuyệt, có thể rắc thêm miếng đường cát sẽ khiến cho món ăn kết hợp cùng có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt… các chị em phụ nữ, cô dì miền Nam mê lắm.
Nếu bạn lần đầu ăn Tết ở trong Nam thì 2 món củ kiệu với thịt kho này sẽ là món ăn ngày Tết miền Nam thông dụng nhất luôn kết hợp cùng nhau.
4. Dưa giá hẹ
Nguyên liệu chủ yếu để làm món dưa giá này đơn giản cực, chỉ cần giá, hẹ, cà rốt là đủ… ăn sẽ có vị giòn ngon, tính mát nên món dưa giá hẹ được nhiều người chọn làm món phụ để ăn kết hợp, để giúp cơ thể giải nhiệt trong những ngày Tết nữa.
5. Canh khổ qua nhồi thịt
Không những thế, ngày Tết thì biết bao nhiêu món nóng được tống vào cơ thể của bạn, nếu dùng món ăn này sẽ thật sự bổ dưỡng và giúp giải nhiệt cơ thể một cách hiệu quả trong những ngày Tết.
6. Lạp xưởng
7. Chà Bông Nấm Hương
Miền Nam gọi chà bông (miền Bắc gọi là ruốc) vốn là một trong các món ăn thông dụng mỗi ngày của nhiều người vì dễ kết hợp được với nhiều món ăn khác nhau và tiện lợi vì có thể mang đi nhiều nơi dùng.
Chà bông thường làm từ thịt heo, nhưng sẽ tốt hơn nếu làm chà bông từ chân Nấm Hương khô vì loại nấm này ăn cực ngon lại vô cùng giàu dinh dưỡng, khó ngán, dễ ghiền, thuần chay, không nóng, vị thanh ngọt.
Món ăn ngày Tết miền Trung
1. Bánh Tét miền Trung
Cũng vì sự đơn giản của bánh Tét miền Trung, nên khi ăn vào ta có thể cảm nhận rõ rệt được vị ngon của từng nguyên liệu có bên trong và độ hấp dẫn.
Đối với người miền Trung, bánh tét có ý nghĩa riêng, đó là “sự hội tụ của đất và trời“. Nếu bánh chưng của người Bắc được gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung và Nam thường được gói bằng lá chuối.
Mặc dù chúng được chế biến giống nhau về nguyên liệu, ăn không khác nhau mấy, nhưng bánh Tét bạn thấy là đòn hình trụ, bánh Chưng hình vuông.
2. Nem chua
Nếu được người miền Trung đãi thử những món ngon ngày Tết mà có nem nướng cùng ít rượu thì bạn hẳn sẽ càng thấy đặc biệt hơn.
Món ăn đặc sản miền Trung này được làm chủ yếu từ thịt heo, được tẩm ướp gia vị xong rồi được gói lại trong lá ổi cùng 1 miếng ớt hay lá chùm ruột để trong vài ngày, chúng sẽ có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay và có màu đỏ hồng.
Món nem chua đặc trưng của miền Trung bạn thấy sẽ rất mịn màng, hương vị dịu nhẹ và thường được ăn kèm với tép tỏi để cho tăng hương vị lên. Một món ăn có 3 4 vị một lúc cực đặc biệt, ăn rồi sẽ khó quên.
3. Dưa món
Bởi dưa món được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như cà rốt, đu đủ, củ cải, dưa leo, củ kiệu,… các loại nguyên liệu này đã vô tình tạo nên món ăn ngày Tết ngon không thể tả của người Trung.
Mặc dù trông nó khá đơn giản, nhưng để có thể làm được món dưa món này được chuẩn và ngon vị thì sẽ tiêu tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ đâu nghen.
Bạn hoàn toàn có thể cắt một lát bánh Tét dẻo mềm ra để ăn kèm cùng với dưa món giòn giòn, chua chua thì chu choa ơi, nó sẽ đem đến cho bạn một cảm giác lạ miệng rất khó cưỡng, một hương vị rất tuyệt, mang chất riêng trong những ngày Tết như này.
4. Tôm chua
Tôm chua là một trong những món đặc sản Huế, nếu đã từng du lịch đến đây một lần thì mới biết đươc món này. Đây không chỉ là món ăn thường, mà nó là một trong những món ăn ngày Tết của người miền Trung.
Món ăn này có vị ngọt bùi của tôm, độ béo ngậy của thịt, vị chua của khế, chát của xả, hương của các loại rau thơm và vị cay và thơm của riềng, tỏi ớt… chỉ vậy thôi bạn cũng thấy được một món ăn đa vị độc lạ và ngon đến nhường nào rồi.
5. Chả bò
Món chả bò này ăn khá dai dai với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen đã khiến cho món này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết.
6. Thịt heo ngâm mắm
Nguyên liệu để làm món này đó là thịt heo nạt mỡ thái lát mỏng, có thể dùng thịt bò nhưng ít ai làm, có lẽ vì không ngon bằng làm với thịt heo. Sau khi sơ chế thịt heo xong thì sẽ được cho vào hủ để ngâm với nước mắm đường (pha nấu theo một tỉ lệ nhất định).
Khi bạn ăn cơm cùng món thịt heo ngâm mắm này sẽ thấy có vị mặn mặn đến nhăn méo mặt, nhưng lại cũng có vị ngọt, chúng thường được ăn kèm với dưa món hay củ kiệu chua ngọt nữa, ngon hơn khi cuốn bánh tráng với rau sống, rau thơm chấm mắm ngọt.
Món ăn ngày Tết miền Bắc
1. Bánh Chưng miền Bắc
Bánh Chưng được ví là món ăn của đất trời, là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo với đậu xanh thơm ngọt bùi, một chút tiêu cay nhẹ cùng món thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị ngày Tết cổ truyền thú vị của người Việt.
Trong Nam hiếm có nhà nào nấu bánh Chưng, nhưng chắc hẳn miền Trung và Bắc nấu bánh Chưng khá nhiều, cái khung cảnh cả gia đình ngồi nấu nồi bánh chưng, đợi chín, gói bánh thật vui vẻ hạnh phúc và ấm cúng.
2. Thịt đông lạnh
Thịt đông thường được chế biến bằng chân giò, tai, bì lợn và bảo quản trong tủ lạnh cho thịt đông lại thì trên bề mặt sẽ có một lớp mỡ màu trắng mịn như tuyết. Món này ăn vào bạn sẽ cảm nhận được độ ngậy và mát cả răng miệng.
Trước khi ăn, bạn lấy thịt đông ra, cắt thành nhiều lát mỏng hoặc dùng dao mũi nhọn lách xung quanh thành khuôn và úp ra đĩa để thưởng thức. Ăn thịt đông với cơm nóng chấm nước mắm nguyên chất pha với chanh ớt, ăn sẽ rất ngon.
3. Xôi gấc
Xôi gấc được nấu chính yếu là từ gạo nếp ngon, được trộn thêm với gấc tươi, nước cốt dừa rồi cho vào nồi để hấp. Quá trình đun xôi hoàn tất, xôi khi chín sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn.
Ăn xôi gấc vào, bạn sẽ cảm nhận được cái vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa cùng chút vị ngọt nhẹ của đường.
Ý nghĩa của xôi gấc được minh họa theo màu, vì nó có màu đỏ, đó là màu tượng trưng cho Tết, là màu của hạnh phúc, là màu của một năm mới may mắn phát tài.
4. Giò/Chà giò
Gió có ý nghĩa với người miền Bắc nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết, thường được thái thành từng khoanh dày tầm 1cm hoặc cắt đôi khoanh đó ra.
Vị của nó rất ngon, chấm cùng nước mắm mặn ăn cùng cơm nóng là hết xảy.
5. Nem rán
Nếu ẩm thực miền Trung có nem nướng thì ẩm thực miền Bắc không thể thiếu được món nem rán tuyệt vời này. Bên trong được làm từ thịt, Nấm Mèo (Nấm Mộc Nhĩ) và giá rồi đem rán lên tới khi bên ngoài màu vàng óng.
Nem rán được coi là một món ăn ngày Tết ngon độc đáo và hấp dẫn cực kỳ đối với người miền Bắc, nên nó còn được gọi với cái tên “quốc hồn quốc túy” của người Việt.
6. Dưa hành
Kết luận về các món ngon ngày Tết
Bạn cũng thấy rồi đó, tất cả các món ăn ngày Tết đều là món ngon 3 miền Bắc – Trung – Nam, mỗi món ăn đều mang theo một màu sắc, hương vị và ý nghĩa của riêng nơi đó, con người nơi đó.
Nhưng tựu chung lại, các món ăn này đều bổ trợ cho nhau, giúp cho mâm cổ ngày Tết thêm phong phú, trang trọng và mang nhiều ý nghĩa tốt lành.
Đặc biệt, nếu kết hợp cùng nhau sẽ càng thêm ngon hơn, nhiều hương vị hơn, giúp chống ngán khi phải ăn cùng 1 món nhiều vào ngày Tết.
MÓN NGON MỖI NGÀY
Mỗi miền đều có một cái chất riêng, một gu ẩm thực riêng, một ý nghĩa cổ truyền riêng, nhưng mãi là con người Việt Nam, chung 1 dòng máu, mãi là những món ăn độc lạ mang đậm bản sắc Việt muôn đời, không bao giờ thay đổi.
ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
30 Món Ngon Ngày Giỗ Miền Bắc Trung Nam Dễ Làm Mà Vẫn Trịnh Trọng
Bánh phồng tôm được ăn kèm nhiều nhất trong các mâm cỗ, món ăn này sẽ giúp mâm cỗ thêm đầy đủ và bắt mắt hơn. Bánh phồng tôm được chiên vàng giòn rụm và bày biện bắt mắt lên một đĩa riêng hay xung quanh những món ăn khác. Hiện nay bánh phồng tôm có nhiều hương vị khác nhau để bà nội trợ có nhiều lựa chọn hơn.
Món ngon đám giỗ nem rán luôn không thể thiếu trong văn hóa tiếp khách của người Bắc. Món nem có màu vàng giòn tan với hương thơm của nhân thịt và nấm mộc nhĩ bên trong sẽ giúp mâm cỗ được đa dạng và hấp dẫn hơn. Ngày nay bà nội trợ cũng đã đa dạng hóa nhân bên trong nhưng vẫn giữa lại thịt giò, nấm mèo và bún khô.
Nem rán (Nguồn: nauanlambanh.com)
Chỉ cần chọn những miếng ba chỉ tươi với tỷ lệ nạc và mỡ đều sau đó chiên trong chảo dầu ngập. Sau đó bạn cắt ba chỉ từng miếng vừa ăn và bày lên dĩa, món ăn này có cách làm cực kỳ đơn giản nên thường có mặt trong mâm cỗ của người việt. Ba chỉ heo chiên có thể ăn kèm cùng nước mắm chua ngọt.
Một trong những món ngon ngày giỗ có cách làm cực kỳ đơn giản nữa khá phổ biến đó chính là cá nướng sả ớt. Bạn chỉ cần chọn những con cá lóc tươi, thịt mập sau đó nướng chúng trên lửa than, trong quá trình nướng bạn sử dụng hỗn hợp sả ớt để bôi lên bên ngoài cá. Món ăn này sẽ làm cho mâm cỗ thêm phần hấp dẫn và thơm ngon hơn.
Một trong những món ăn đơn giản mà bất cứ bà nội trợ nào cũng có thể nấu trong các mâm cỗ trong ngày giỗ đó chính là sườn xào chua ngọt. Bạn nên chọn sườn non có nhiều sụn xào cùng nước sốt chua ngọt sẽ tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn và thơm ngon.
Một trong những món ngon ngày giỗ đậm chất miền trung nhất đó chính là canh gà hạt sen. Món ăn này thường xuất hiện trong mâm cơm của vua chúa ngày xưa. Với sự kết hợp của thịt gà tươi ngon ngọt thịt cùng với hạt sen được hâm cùng với nhau sẽ tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn và đầy đủ chất dinh dưỡng nhất.
Thịt gà mua về chọn phần nạc sau đó ướp cho thấm gia vị rồi sau đó xiên thành từng que. Sau đó cho từng xiên que này vào chảo dầu nóng để chiên cho chín thịt gà và giòn thơm. Bạn có thể sắp xếp xiên que lên dĩa cho đẹp nhất là một dĩa thức ăn đẹp mắt trên mâm cỗ cúng của người Việt.
Trong các món ăn ngon dễ làm ngày giỗ thì gà nướng mật ong cũng là sự lựa chọn không nên bỏ qua. Với món này bạn nên chọn gà ta thả vườn, sau khi sơ chế thì ướp đầy đủ các loại nguyên liệu gia vị kèm thêm một chút mật ong tươi nguyên chất. Khi gà được nướng lên sẽ có màu vàng óng cực kỳ bắt mắt, bạn chặt chúng ra thành từng miếng và bày lên dĩa để bày trên mâm cúng.
Món ăn này thường được chế biến trong mâm cỗ của người miền Nam và dân gần biển. Với nguyên liệu mực bạn nên chọn những con thật tươi và ngon. Sau đó sơ chế xơ qua và cho vào hấp với gừng. Món ăn này mang hương vị biển nên cực kỳ thơm ngon và ngọt tự nhiên.
Bê cũng là một trong những nguyên liệu phổ biến hiện nay. Bạn nên chọn thịt bê non nhiều nạc, sau đó về sơ chế cắt thành từng miếng vừa ăn. Ướp thịt với các loại gia vị tăng hương vị món ăn kèm với sả ớt. Cuối cùng chờ gia vị ngấm là có thể bắt lên xào chín. Dĩa thịt bê xào sả ớt sẽ làm mâm cúng thêm phần màu sắc và hấp dẫn hơn.
Với nguyên liệu gà bạn cũng có thể chế biến một cách đơn giản nữa là hấp lá chanh. Đây được coi là một món ăn dân dã và được nhiều người chế biến trong các dịp cúng giỗ. Gà hấp lá chanh sẽ được dọn kèm cùng muối tiêu chanh.
Lươn cũng là một nguyên liệu hết sức gần gũi hiện nay. Món ăn phổ biến nhất của loại nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng này đó chính là lươn xào lăn. Chính vì thế món ăn này cũng cực kỳ phù hợp để nấu trong các dịp cúng giỗ.
Một trong những món ăn đơn giản mà bà nội trợ có thể thực hiện trong mâm cỗ cúng nữa là thịt xá xíu nướng. Món ăn này sẽ góp phần làm cho mâm cỗ cúng được đa dạng và hấp dẫn hơn.
Bò nhúng dấm là món ngon ngày giỗ được nhiều gia đình hiện nay yêu thích chế biến trong mâm giỗ. Món ăn này có thể được dọn kèm cùng rau xanh và bún.
Thịt dê cũng là một nguyên liệu khá phổ biến hiện nay. Nên vì thế món dê hấp tía tô cũng là món ăn hấp dẫn mà bạn nên đưa vào thực đơn của các mâm cúng ngày giỗ. Món ăn này có cách thực hiện đơn giản chủ yếu ở khâu sơ chế thịt dê.
Ngoài xôi lạc hay xôi gấc thì bạn cũng có thể nấu món xôi chè để cúng trong mâm cúng. Giống như tên gọi món xôi này sẽ có vị ngọt như chè và thường phổ biến trong cuộc sống hằng ngày của người miền Nam.
Nếu gia đình bạn thích truyền thống và hướng về văn hóa xưa thì trong mâm cỗ giỗ cúng không thể thiếu tô canh khổ qua nhồi thịt. Tuy món ăn này có cách chế biến vô cùng đơn giản nhưng sẽ góp phần tô điểm thêm mâm cỗ ngày cúng được màu sắc và hấp dẫn hơn.
Các loại thực phẩm trên Useful được nhập bởi những nhà cung cấp uy tín chất lượng có nguồn gốc rõ ràng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Ngoài ra hàng hóa cũng được thay đổi tươi mới mỗi ngày và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do đó người dùng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. Không chỉ vậy, hiện nay trên Useful còn có combo các món ăn ngon, phù hợp cho ngày giỗ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian mà vẫn đảm bảo mâm cỗ đầy đủ.
Món ngon ngày giỗ dê hấp tía tô (Nguồn: omnivorescookbook.com) Canh khổ qua nhồi thịt (Nguồn: tvpfood.com)
Các Món Ngon Ngày Tết Miền Bắc
Tết là dịp mọi người trở về quê hương đoàn tụ với gia đình để tận hưởng hơi ấm tình thân. Với sự khác biệt về địa lý, phong tục cũng như văn hóa ẩm thực của mỗi miền khác nhau và hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những món ăn cổ truyền có trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc.
Trong văn hóa ẩm thực của người Hà nội vốn ưa chuộng về hình thức nên mâm cơm ngày tết được chuẩn bị rất công phu, đẹp mắt với đĩa xôi gấc đỏ tươi, thịt gà luộc rắc lá chanh, các món xào, món canh thì được rắc thêm hành, rau thơm lên trên nhìn vào mâm cơm gợi nhớ như nhìn vào 1 bức tranh màu sắc của bốn mùa mong muốn 1 năm mới ấm no, hạnh phúc.
Tết ở miền Bắc trong mâm cỗ gồm có 4 bát canh như: 1 bát chân giò lợn nấu măng, 1 bát miến, 1 bát mọc nấm, 1 bát bóng thả và 4 đĩa thức ăn như: 1 đĩa thịt lợn, 1 đĩa thịt gà luộc, 1 đĩa giò lụa, 1 đĩa chả quế tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương.
Mâm cỗ lớn thì có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Trải qua các thay đổi của từng thời kì nhưng mâm cỗ tết ở miền Bắc vẫn giữ bản chất đúng nét cổ truyền của dân tộc việt Nam.
Mâm cỗ đãi khách ngày Tết miền Bắc gồm những món gì
1. Xôi gấc
Theo quan niệm của dân ta từ xưa thì màu đỏ là màu của may mắn hạnh phúc, vì vậy trong các ngày rằm, ngày lễ đặc biệt là ngày Tết đến sẽ có 1 đĩa xôi gấc. Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp, sau khi đồ chín xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp.
2. Bánh chưng
Bánh chưng xanh là món ăn đầu tiên mà chúng ta không thể bỏ qua khi nhắc đến ngày Tết cổ truyền của người miền Bắc, là sự kết tinh của đất trời qua bàn tay khéo léo của conn. Ngày nay, khi xã hội ngày một phát triển, nhiều gia đình không còn có thói quen gói bánh chưng như xưa nhưng bánh chưng được mua về cũng luôn là loại ngon nhất. Sự kết hợp của lớp vỏ dẻo thơm cùng thịt, đỗ xanh, hạt tiêu mang đến những hương vị vô cùng đặc biệt.
Nhắc đến Tết là nhắc đến bánh chưng, 1 loại bánh có lịch sử lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực của người Việt thể hiện sự kết tinh của đất trời, để có chiếc bánh chưng ngon cần có đôi bàn tay khéo léo để làm ra những chiếc bánh vuông vức, thơm ngon. Bánh được gói từ gạo nếp với đậu xanh, thịt lợn và 1 chút hạt tiêu sau đó luộc trong khoảng 14 tiếng.
3. Thịt nấu đông
Giữa tiết trời se lạnh, thịt đông là món ăn vô cùng hấp dẫn. Món ăn này có thể được làm từ thịt lợn, thịt gà hoặc đôi khi là cả chân giò lợn. Sau đó, các nguyên liệu được cho vào ninh nhừ và qua một đêm đã trở thành món thịt đông vô cùng hấp dẫn. Một món thịt đông ăn kèm với một củ dưa hành là đúng vị nhất.
Một món ăn ngon đặc trưng của mùa đông ở miền Bắc đó là thịt đông, tiết trời se lạnh mà thưởng thức món thịt đông sẽ mang lại cảm giác rất lạ nhưng lại hấp dẫn người ăn.
4. Dưa hành
Dưa hành thường được nhắc đến như một món ăn kèm cùng bánh chưng xanh cũng như với một số món ăn đặc trưng khác gồm có thịt đông, thịt kho Tàu, thịt luộc…. Món ăn có vị chua, cay dịu nhẹ sẽ giúp chúng ta tận hưởng được vị ngon của những món ăn khác cũng như giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn.
Một món ăn bình dị trong mâm cỗ tết đó là món dưa hành, với vị chua chua cay nhẹ được dùng ăn kèm với bánh chưng hay thịt đông là món chống ngán hữu hiệu trong ngày tết.
Trước hết, bạn cần lựa loại hành già, củ chắc, cắt bỏ phần đuôi chỉ chừa lại phần rễ. Sau đó, ngâm hành vào trong nước tro có pha hàn the trong khoảng thời gian 2 ngày 2 đêm. Tiếp theo, vớt hành ra, cắt bỏ rễ, lột vỏ chỉ còn lại khoảng 5cm rồi xếp hành vào khạp, rải muối, bỏ một lớp mía chẻ mỏng, rồi đến lớp hành gài lại bằng những vỉ tre. Sau 2 tuần, bạn có thể lấy hành ra cho vào keo thủy tinh, rồi nấu nước dấm đường để nguội cho vào. Khoảng 3 ngày là ăn được.
5. Thịt gà luộc
Thịt gà luộc là món ăn đơn giản nhưng không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Vị ngọt thơm của thịt gà ăn kèm lá chanh, chấm gia vị chanh ớt luôn tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.
Một món ăn ngon ngày tết tuy đơn giản nhưng không thể thiếu là Thịt gà luộc. Những miếng thịt gà có màu vàng tươi, được rắc thêm những sợi lá chanh thái nhỏ chấm với gia vị chanh ớt tạo nên một hương vị khó quên.
6. Nem rán
Nem rán là món ăn đơn giản, dễ chế biến nhưng đã trở thành món ăn quen thuộc và đặc trưng nhất trong các gia đình Việt Nam, đặc biệt là các gia đình ở miền Bắc trong dịp Tết. Cùng với lớp bánh đa nem mỏng bên ngoài, nhân nem rán gồm các nguyên liệu như thịt lợn nạc, nấm hương, mộc nhĩ, hành khô, giá sống, trứng, hạt tiêu, muối, gia vị…
Nem rán một món ăn độc đáo không chỉ quen thuộc ở bữa cơm gia đình hàng ngày mà còn là món không thể thiếu trong mâm cỗ tết miền bắc. Những miếng nem được rán vàng với lớp vỏ giòn rụm, nhân bên trong có thịt, trứng, mộc nhĩ, giá thơm mềm. Món ăn này được rất nhiều người ưa thích còn được coi là ” quốc hồn quốc túy ” của người Việt.
Món nem rán có ngon hay không còn phụ thuộc ở nước chấm nem. Đó là sự kết hợp tinh tế của vị mặn trong nước mắm ngon, vị ngọt của mì chính, đường, vị chua của dấm, vị cay của tỏi, ớt…
7. Giò
Từ xưa đến nay, giò luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Việt. Các món giò cũng vô cùng phong phú như giò lụa, giò bò, giò thủ… Khi bày cỗ, giò thường được thái theo khoanh, chia thành miếng gọn gàng, trông đẹp mắt và dễ gắp.
Khi chuẩn bị mâm cỗ cổ truyền của người miền bắc thì chắc chắn các bạn không thể quên món giò. Những khoanh giò trắng mịn là món dễ ăn và tiện lợi.
8. Canh măng
Ngày Tết mà không nhắc đến canh măng thì quả thật là điều vô cùng sai sót. Măng khô sẽ được ngâm nước qua đêm, sau đó luộc qua nhiều nước rồi nấu chung với móng giò hoặc cổ, cánh, chân gà… Vị ngậy của thịt lợn hòa quyện với vị ngọt bùi của măng tạo nên sức cuốn hút lạ kỳ.
Một bát canh măng thơm lừng và béo ngậy cũng là một món ăn cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Canh măng được nấu từ măng khô nấu với xương sườn hoặc móng giò.
9. Chè kho
Một món ăn được dùng để đãi khách trong ngày Tết nữa đó chính là chè kho. Cách nấu chè rất đơn giản mà lại ngon, chè có một hương vị đặc biệt thơm thơm mùi của đỗ xanh, chút thoang thoảng của nước hoa bưởi ăn vừa mát vừa mềm mịn.
10. Mứt sen
Một món ngon nữa không thể bỏ qua là món mứt sen. Những hạt mứt sen tròn, thơm ngon có vị bùi thanh mát. Được thưởng thức cùng 1 tách trà nóng sẽ làm cho bạn thêm yêu cái Tết đầy đầm ấm ở miền Bắc.
11. Thịt bò kho
Thông thường, món này được chuẩn bị từ ngày 29 Tết để kịp cúng trưa 30 và mấy ngày Tết. Để làm món này, người ta chọn loại thịt bò nạm. Sau đó ướp với chút nước cốt tỏi, chút mắm muối rồi cho thịt ba chỉ cắt mỏng vào giữa, cuộn tròn lại, dùng lạt buộc chặt rồi chiên sơ trước khi cho vào nồi kho.
Tiếp theo bạn có thể thả miếng thịt bò vào nồi nước sôi đã có sẵn nước tương, chút đường và một miếng quế nhỏ rang thơm, nấu cho đến khi thịt mềm thì vớt ra, để nguội. Gỡ bỏ những cọng lạt và cắt thịt thành khoanh, miếng thịt bò mềm mà chắc chứ không nát, lẫn vào mầu nâu của thịt bò là màu trắng của mỡ heo. Món này bạn có thể ăn kèm với bánh chưng hay cơm nếp vào ngày Tết thì tưởng như không có gì ngon bằng.
12. Canh bóng thập cẩm
Để mâm cỗ ngày tết thêm phần phong phú và đẹp mắt, canh bóng thả là món ăn không thể thiếu. Vì giòn của bóng, vị ngọt của nấm hương, của giò, của rau xanh không chỉ khiến người ăn ngon miệng mà còn cung cấp đủ lượng Vitamin và chất xơ cho cơ thể.
Canh bóng thẩm cẩm là sự kết hợp của bóng, su hào, cà rốt, đậu Hà Lan, giò lụa, trứng thái chỉ, tôm nõn, thịt thăn… và xếp trên cùng là mấy cọng rau mùi. Đây là món ăn đặc trưng mà ai đi xa miền Bắc cũng đều thấy nhớ.
13. Rau nộm
Bên cạnh những món nem, giò chả dễ gây ngán trong ngày Tết mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu món rau nộm. Nộm có nhiều khúc biến tấu khác nhau: nộm rau muống, hoa chuối, xu hào…. nhưng tựu chung đều rất đơn giản, dễ làm và rất được ưa chuộng trong những ngày Tết.
Với những món ngon trong mâm cỗ ngày tết miền Bắc vừa được giới thiệu thì còn rất nhiều món ngon cổ truyền trong ngày Tết khác như: rau xào thập cẩm, thịt kho, canh bóng…và các món ăn tráng miệng còn có mứt dừa, mứt bí, mứt gừng…mỗi món ăn có một màu sắc riêng, hài hòa hương vị mang lại ngày Tết vui vẻ.
Mâm Cơm Ngày Tết 3 Miền Bắc Trung Nam
Chị em thường trăn trở khi làm dâu khác miền, bởi khẩu vị khác mà cỗ Tết cũng lạ lẫm. Nghĩ thì thấy khó vậy nhưng cỗ Tết từng miền đều có đặc trưng riêng. Chị em hoàn toàn có thể am tường các món ăn đặc trưng mùa Tết của từng vùng miền mà không quá vất vả.
Miền Bắc – cỗ đầy mâm, món đầy màu sắc
Sự sinh động và giàu màu sắc trên mâm cỗ được tin là sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ. Vì vậy mà mâm cỗ miền Bắc có rất nhiều món với các nguyên liệu đa dạng.
Với món nước thường gặp nhất là canh bóng lợn và nấm. Các món khác cũng hay gặp là canh mọc với nấm, miến gà hoặc canh giò nấu măng. Còn món khô gồm có các loại giò chả là đặc trưng riêng biệt nhất của mâm cỗ miền Bắc. Các loại hay gặp trong mâm cỗ có giò thủ, chả lụa. Giò chả trên mâm thường được cắt khoanh dày, miếng chia 8 đều nhau. Đúng lệ sẽ có 4 đĩa bày dàn đều trên mâm cỗ để mâm nhìn đầy đặn hơn thay lời ước muốn năm mới sung túc đủ đầy.
Bánh chưng là món bắt buộc phải có. Bánh cũng được cắt chia 8 đều đặn và dọn lên mâm kèm dưa hành hoặc dưa muối chua. Bánh chưng đúng chuẩn cần có màu xanh tươi hấp dẫn và hình dáng sắc đều đặn. Ngoài ra, thịt đông cũng thường xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết và được làm nhiều để dành ăn suốt Tết. Tuy nhiên, nếu gia đình ở vùng nóng thì không nên bày cỗ cúng với thịt đông vì thịt sẽ bị mềm và hư nhanh khi ở nhiệt độ phòng quá lâu.
Miền Trung – giản đơn, chân thành
Ngoài các khu vực đặc trưng như Huế và các tỉnh ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa miền Bắc, cỗ Tết miền Trung thường đơn giản hơn và thể hiện tinh thần tiết kiệm, sẻ chia. Các món ăn trên mâm cơm hay mâm cỗ thường được chia vào chén hoặc dĩa nhỏ vừa phải, nhưng món ăn lại rất đa dạng trong cách ăn.
Các món ăn Tết của người miền Trung hay xoay quanh các món cuốn với bánh tráng và rau. Vì vậy bữa ăn ngày Tết rất thường thấy thịt luộc, các loại nem tré, nem lụi, các món kho mặn hoặc món hấp.
Và có lẽ không có vùng miền nào có nhiều món để dành ăn lâu đa dạng như miền Trung. Các món này xuất hiện rất nhiều trong bữa ăn ngày Tết. Tiêu biểu phải kể đến là thịt ngâm mắm, nem, tré, dưa món… Ngoài ra, món bánh tét hay bánh chưng miền Trung cũng khác các vùng miền khác. Món bánh này thường được gói chặt hơn, nhân đậu xanh ít để giúp bánh bảo quản được lâu hơn.
Miền Nam – trù phú và phóng khoáng
Đặc trưng vùng miền cho khu vực miền Nam những sản vật phong phú và ẩm thực rất da dạng. Vốn tính phóng khoáng, mâm cỗ của người miền Nam ít bị gò bó về nghi thức hơn so với các mâm cỗ vùng khác. Món ăn được nhìn thấy nhiều nhất trong mâm cỗ và mâm cơm Tết miền Nam là thịt kho nước dừa. Tùy từng nhà có thể kho chung với trứng luộc, trứng muối, cơm dừa… Bên cạnh chuẩn bị món thịt kho thì các chị em làm dâu miền Nam cũng cần chú ý đến món canh khổ qua dồn thịt. Món canh này vừa giúp cơm Tết đỡ ngán, vừa được tin rằng sẽ giúp mọi khó khăn, đau khổ của năm cũ qua đi.
Những vùng miền khác về món ăn truyền thống ngày Tết là bánh chưng bánh tét, còn bánh của miền Nam lại đa dạng về nhân lẫn cách gói từ nhân đậu xanh pha đậu đen hạt đến nhân chuối, nhân dừa, nhân trứng muối… Bánh tét miền Nam được ăn kèm với dưa món, củ kiệu, tôm khô.
Các món ăn của mùa Tết từ vùng miền khác cũng rất thường xuất hiện trong cỗ Tết miền Nam như chả giò, chả lụa, lạp xưởng. Riêng mâm ngũ quả cúng Tết thì rất được chú trọng với các bài trí bắt mắt và được trưng suốt 3 mùng.
Sự đa dạng trong món ăn mùa Tết khiến các chị em đôi khi chỉ muốn trở thành “Mẹ siêu nhân” để Tết đỡ vất vả hơn. Đi chợ, nấu ăn và chọn lựa món ăn cho đúng khẩu vị gia đình mình và gia đình chồng luôn yêu cầu nhiều sự tỉ mỉ, nhưng chỉ cần chịu khó tìm hiểu và chăm chút từng món ăn thì chị em hoàn toàn có thể cho cả gia đình hưởng một cái Tết thật ý nghĩa và trọn vẹn.
Mai Thương
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Ngon Ngày Tết Dễ Làm Của 3 Miền Bắc Trung Nam trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!