Xu Hướng 6/2023 # Các Loại Bàn Thờ Trong Tín Ngưỡng Thờ Cúng Của Người Việt # Top 14 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Các Loại Bàn Thờ Trong Tín Ngưỡng Thờ Cúng Của Người Việt # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Các Loại Bàn Thờ Trong Tín Ngưỡng Thờ Cúng Của Người Việt được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bàn thờ tổ tiên

Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau.

Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt Trời, mặt Trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương.

Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…

Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà lầu). Trên bàn thờ thì bày biện đồ thờ cúng như: bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, chỗ thắp nến. Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã. Ngoài ra có thể có thêm mâm cỗ mặn. Sau khi tàn hai phần ba tuần hương, thì có thể hạ lễ.

Theo đạo Phật, con cháu nhớ tới ngày húy kỵ của người đã khuất mà cúng chay thì ông bà càng hưởng nhiều phước lộc, không bị đọa đày địa ngục, chóng được siêu thoát, ngược lại con cháu cậy có nhiều tiền của giết nhiều súc sanh cúng cùng tiền vàng quần áo giả thì ông bà càng đọa chìm trong địa ngục, mà con cháu không biết, cứ nghĩ là mình cúng ông bà mình nhiều quần áo, ô tô, tiền vàng là ông bà mình sung sướng lắm.

Cách bài trí bàn thờ

Lớp trong

Chiếc rương thật lớn, cao khoảng 1m, dài và rộng 2m. Mặt trước gồm ba ô, mỗi ô khắc một chữ đại tự (大佀). Đôi khi, chiếc rương được thay bằng chiếc bàn to, kê trên 2 chiếc mễ (1m).

Có 2 chiếc mâm đặt phía trong bàn thờ. Mâm to đựng cỗ, mâm bé bày hương hoa trong ngày giỗ. Chiếc thứ 2 phải bé hơn chiếc thứ 1.

Có một chiếc thần chủ đặt trong khám thờ kê trên chiếc bệ. Có thể thay thế bằng chiếc ngai (chiếc ỷ) để tổ tiên thuộc hàng cao có thể kiểm soát con cháu thờ cúng.

Trước thần chủ thường có đĩa đựng trầu cau, 3 ly nước lã trong, chén (hoặc bình) rượu nhỏ, đĩa đồng hoặc sứ đặt 2 bên để đặt hoa quả, thức ăn để thờ…

Bên trong đặt bài vị của tổ tiên bằng sứ, có thể thay thế bằng ảnh chân dung người mất được treo lên tường sau hoặc đặt trên mặt bàn thờ.

Lớp ngoài

Hương án thật cao

Bình hương lớn bằng sứ hoặc đồng, trong đó có để cát hoặc tro ở trong, ở giữa cắm trụ sắt cao để đặt hương vòng.

Hai bên có 2 cây đèn, bật khi cúng lễ

Hai cây đồng để thắp nến, có thể thay thế bằng hai con hạc đồng. Đồng có thể thay bằng sứ.

Có thể trang trí thêm đồ vật như hoành phi, câu đối… vào chính giữa bàn thờ hoặc hai bên.

Thắp hương

Việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11,… mà tránh thắp số chẵn như 2, 4, 6, 8, 10,… Người ta quan niệm rằng, số lẻ là dương nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm).

Loại hương thẳng gồm 2 phần: chân hương màu hồng đỏ, bụi hương thơm. Có một loại hương vòng bao gồm nhiều vòng hương, có buộc dây, được đặt trên que sắt trong bình hương.

Khi thắp hương, người ta phải để hương sao cho thật thẳng, tránh để hương bị nghiêng, méo hay siêu đổ khiến đốm lửa giữa các nén hương không đều nhau, làm hương bị tắt lửa, hương tàn xuống có thể gây cháy những đồ lễ vật trên bàn thờ hoặc gây hỏa hoạn.

Khi thắp hương, nếu thắp 3 nén thì sau khi cắm nén thứ nhất (gọi là nén tâm), thì cắm nén thứ 2 bên tay trái(tức bên phải từ trong nhà nhìn ra, rồi cắm tiếp nén thứ 3 bên tay phải.

Cúng Tổ tiên

Người Việt thường cúng Gia tiên vào ngày Sóc – Vọng (Sóc là ngày Mồng Một, Vọng là ngày Rằm hàng tháng), lễ Tết, giỗ hoặc bất kỳ lúc nào cần được gia tiên phù hộ như: sinh con, đẻ cái, kết hôn, làm nhà, lập nghiệp, có trục trặc về sức khỏe. Đây là cách để thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn.

Bàn thờ vọng

Sự hình thành

Bàn thờ vọng là một loại bàn thờ mà những người sống ở xa quê, ít có điều kiện về nhà con trai trưởng dịp giỗ Tết lập nên. Ngày xưa, bàn thờ vọng chưa phải là phong tục chủ yếu bởi đa số người ta đều sống và sinh cơ lập nghiệp ngay tại quê hương, chỉ có một số trường hợp đặc biệt gọi là biệt quán, li hương.

Đến thời phong kiến, các quan trong triều đình tập trung vọng bái thiên tử tức vái lạy từ xa. Những người ở nơi biên ải cũng lập hương án hướng về phía kinh đô để làm lễ khi nghe tin vua chúa mất mà chưa đến dự đám tang được.

Những người làm quan cũng lập một hương án hướng về quê hương để làm lễ khi nghe tin có người thân mất mà chưa kịp về chịu tang. Sau đó, họ cáo quan xin về cư tang 3 năm. Kể từ đó, bàn thờ vọng được hình thành, chỉ có những người sống xa quê mới lập bàn thờ vọng.

Những người ở gần quê, dù giàu hay nghèo cũng phái về nhà người con trai trưởng hoặc trưởng họ làm lễ trong dịp giỗ Tết, chú hoặc ông chú vẫn phải đền nhà cửa trưởng làm lễ dù cửa trưởng chỉ thuộc hàng thấp như cháu, chắt… Do đó, không có tục lập bàn thờ vọng đối với đời thứ ba ngay tại quê.

Nếu người con trưởng mất hoặc sống xa quê, người con thứ kế tiếp con trưởng được lập bàn thờ chính, còn bàn thờ tại nhà con trưởng là bàn thờ vọng.

Cách lập bàn thờ vọng

Trước khi lập bàn thờ vọng, chủ nhà phải về quê để báo cáo với tổ tiên tại bàn thờ chính, xin phép chuyển một vài lư hương phụ hoặc một vài nén hương đang cháy giở, hoặc xin một chút tro cát trong bát nhang gia tiên,cha mẹ mà mới mất vài năm thì cũng xin tro cát trân nhang, và gói thành từng gói riêng và ghi tên vao ko lộn và mang đến bàn thờ vọng để thắp tiếp.

Nếu có phòng riêng, để bàn thờ đặt ở một phòng riêng biệt để tăng vẻ tôn nghiêm. Nếu không có phòng riêng thì đặt kết hợp phòng khách, phải đặt cao hơn chỗ tiếp khách.

Bàn thờ đặt hướng về quê chính để gia chủ vái lạy thuận hướng về quê chính. Không nên đặt tại những chỗ uế tạp, cạnh lối đi, trừ trường hợp nhà quá hẹp. Những người mà sống trong khu tập thể thì chỉ đặt một lọ cắm hương đầu giường nằm của mình cũng đủ, miễn là có lòng thành kính, chẳng cần phải câu nệ hướng nào, cao thấp rộng hẹp ra sao.

Bàn thờ bà cô ông mãnh

Bà cô ông mãnh là từ mà dân gian dùng cho những người chết trẻ, chưa lập gia đình. Người ta cho rằng vì chết trẻ nên bà cô ông mãnh rất linh thiêng. Nếu cảm thấy “hợp” người thân nào thì sẽ phù hộ độ trì rất nhiều.

Nếu thờ cúng bà cô ông mãnh không đến nơi đến chốn sẽ bị quở phạt. Bà cô ông mãnh lẽ ra cũng nên thờ cúng với tổ tiên, nhưng dân gian quan niệm rằng bà cô ông mãnh tuổi thấp nên chưa thể hưởng hương hoa cùng các cụ đời trước được.

Giống như trên cõi dương gian, trẻ con chỉ ngồi riêng một mâm khi ăn giỗ nên bà cô ông mãnh cũng được thờ riêng 1 bàn thờ.

Bàn thờ bà cô ông mãnh được đặt dưới gầm hương án bàn thờ tổ tiên. Cũng có thể đặt cùng trên bàn thờ tổ tiên nhưng bát nhang phải thấp hơn thờ gia tiên 1 bậc. Cũng có thể lập riêng bàn thờ nhưng phải thấp hơn bàn thờ tổ tiên.

Bài trí bàn thờ bà cô ông mãnh rất đơn giản, sơ sài. Chỉ đặt bài vị (hoặc ảnh), bát nhang, chén nước, bình hoa, đôi đèn… Người ta cúng vào ngày sóc vọng, ngày kỵ, giỗ Tết giống thờ tổ tiên.

Nếu người cúng ngang hàng với bà cô ông mãnh thì chỉ lâm râm khấn mà không cần lễ. Nếu thuộc hàng dưới thì phải khấn và lễ. Khi gia đình gặp chuyện về sức khỏe, vật chất… người ta cúng bà cô ông mãnh để được phù hộ độ trì cho mọi sự được hanh thông và tốt hơn.

Bàn thờ người mới chết

Những người mới mất chưa được thờ chung với tổ tiên mà được lập một bàn thờ riêng tại gian thờ hoặc gian nhà ngang. Được bài trí tương đối sơ sài: một bát nhang, bài vị (hoặc ảnh), lọ hoa, chén nước, ngọn đèn…

Trong vòng 100 ngày (tính từ ngày an táng xong), người ta đều thắp hương cơm canh trước khi gia đình ăn cơm, mời người mới mất thụ hưởng. Lúc này, linh hồn người chết còn quyến luyến người thân, “hồn vía còn nặng” chưa thể siêu thoát được, vẫn còn luẩn quẩn xung quanh nhà.

Những người sống không muốn tin vào sự thật là họ vừa mới mất đi một người thân, làm vậy để dịu nỗi buồn. Nhưng có nơi chỉ cúng 49 ngày (tức lễ chung thất).

Sau 3 năm khi người mới mất được bốc mộ bát nhang người mới mất sẽ được rước lên bàn thờ tổ tiên (phong tục của người miền bắc (ninh bình). Sau lễ trừ phục (còn gọi là đàm tế) bàn thờ người mới mất sẽ được loại bỏ cùng những đồ thờ riêng, đưa ảnh chân dung và bát nhang lên bàn thờ tổ tiên, đặt hàng dưới. Trường hợp không có bàn thờ tổ tiên thì sẽ vẫn giữ lại như cũ, chỉ cần yết cáo tổ tiên lên bàn thờ tổ.

Tìm Hiểu Tục Lệ Cúng Giỗ Trong Tín Ngưỡng Thờ Cúng Của Người Việt

Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt. Ngày này, con cháu thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Cùng tìm hiểu tục lệ cúng giỗ cổ truyền trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt xưa.

Ý nghĩa tục lệ cúng giỗ trong thờ cúng tổ tiên

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa bình dị và giàu tính thực tiễn. Không giống như sự cực đoan trong nhiều tôn giáo khác. Bởi vậy, tục thờ này dễ dàng được thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước làm gương cho thế hệ sau. Đây không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống.

Giáo sư Đào Duy Anh cho rằng: ” Tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích “. Khi làm cúng giỗ cho người thân, người ta thường sẽ nêu những nguyện vọng, lời cầu xin như: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống được bình yên, suôn sẻ… Không biết có hiệu quả không, nhưng ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên đã thành công. Con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống.

Như đã đề cập phía trên, quan niệm về một nơi là “âm phủ” khiến con người sợ hãi. Xuất phát từ sự thành kính, đền ơn đáp nghĩa, con cháu thờ cúng tổ tiên, ông bà để họ không trở thành quỷ đói. Ngoài ra, việc thờ cúng này sẽ tạo cảm giác linh hồn các người thân luôn bên cạnh con cháu. Họ mách bảo cho con cháu và giúp đỡ chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp thuận hòa.

Với những mong muốn bình dị và niềm tin nguyên thủy chất phát, thờ tổ tiên được coi là thứ tín ngưỡng không thể thiếu với mọi lớp người. Có thể nói, tục cúng giỗ là một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta. Mang đạo lý nhân ái “Uống nước nhớ nguồn” trong tiến trình lịch sử.

Những ngày quan trọng trong cúng giỗ

Phong tục cổ truyền của người Việt Nam luôn coi trọng ngày cúng giỗ Tổ Tiên. Ngày giỗ thường là ngày kỷ niệm người chết qua đời. Con cháu phải ghi nhớ ngày này để làm trọn bổn phận với người mất. Suốt từ lúc cáo giỗ cho đến hết ngày giỗ, bàn thờ lúc nào cũng có thắp hương. Trong cúng giỗ lại chia thành nhiều gia đoạn, ngày khác nhau.

Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường, là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước.

Vào ngày Giỗ Đầu, ngoài mâm lễ mặn và hoa, quả, hương, phẩm oản… thì người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã làm bằng giấy mà còn cả các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ và một hình nhân. Gia chủ sẽ đem những đồ lễ này lên bàn thờ để cúng. Cúng xong thì đem ra ngoài mộ để đốt.

Những đồ vàng mã trong ngày Tiểu Tường được gọi là mã biếu. Vì khi những đồ lễ này người quá cố và Gia tiên không được dùng, mà sẽ đem những đồ lễ này đi biếu các Ác thần để tránh sự quấy nhiễu. Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Sau lễ này, người ta sẽ sửa sang lại mộ cho người quá cố, thi hài vẫn nằm dưới huyệt táng.

Khi một người thân mất đi, nhưng người ở lại sẽ tiến hành cúng giỗ người đó

Giỗ Hết gọi là Đại Tường, là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Vào ngày Giỗ Hết, người thân cũng chuẩn bị mâm lễ mặn và hoa, quả, hương, phẩm oản, vàng mã… Vàng mã được đốt cho người quá cố cũng nhiều hơn ngày Giỗ Đầu.

Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Diện mời đến ăn giỗ dịp này thường đông hơn lễ Tiểu Tường, cỗ bàn cũng làm linh đình và công phu hơn. Khách đến ăn giỗ vẫn mặc đồ tang phục, vẫn còn một sự bi ai, sầu thảm như ngày để tang hai năm trước và Tiểu Tường.

Sau ngày lễ này hết hai tháng, đến tháng thứ ba người ta sẽ chọn ngày tốt để Trừ phục tức có nghĩa là Bỏ tang, người thân sẽ đốt hết những áo quần tang, gậy chống. Sau đó, người đang sống sẽ trở lại cuộc sống thường nhật, có thể tổ chức hay tham gia các cuộc vui đình đám. Đây là một buổi lễ vô cùng quan trọng, vì nó là một bước ngoặt đối với người đang sống và vong linh của người đã mất.

Giỗ Thường còn gọi là ngày Cát Kỵ, là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm. Đây là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường.

Ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế. Nhưng quan trọng hơn là con cháu còn nhớ đến tổ tiên và người đã khuất, thể hiện lòng thành kính. Cúng giỗ không nhất thiết phải quá đắt đỏ, linh đình hay quá cầu kỳ, nhà nghèo chỉ cần có đĩa muối, bát cơm úp, quả trứng luộc thì cũng đã giữ được đạo hiếu với tổ tiên.

Cúng giỗ mấy đời thì dừng lại?

Ngày nay, khi xã hội hiện đại càng ngày càng phát triển, các chuẩn mực về gia đình xưa cũ cũng dần được thây thế. “Tứ đại đồng đường” hay “Tam đại đồng đường” đã không mấy được áp dụng, thay vào đó là những gia đình đơn lẻ. Việc thờ cúng tổ tiên cũng dần thay đổi theo tiến trình này.

Trong các phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, con trai trưởng mới là người thờ phụng chính ông bà tổ tiên. Nếu vậy, nhưng người anh em tách riêng thành một gia đình cá thể thì sao, họ có thờ phụng tổ tiên không? Câu trả lời là có, nhưng được lược giản đi rất nhiều. Họ không thờ riêng từng thế hệ các đời trước, may chăng là thờ bố mẹ, còn lại là thờ chung “gia tiên”.

Với người thờ thờ chính trong gia đình thì sẽ thờ nhiều đời. Thế hệ con thờ cha mẹ gọi là thờ một đời. Thế hệ cháu thờ ông bà nội ngoại gọi là thờ hai đời. Thế hệ chắt thờ ông bà cố gọi là thờ ba đời. Thế hệ chút (người miền Nam gọi là cháu sơ) thờ ông bà sơ gọi là thờ bốn đời.

Theo thông lệ xa xưa, khi ông bà trở thành đời thứ năm thì việc thờ phụng sẽ dừng lại. Mục đích là đểi vong linh theo cát bụi thời gian, siêu thoát. Các bài vị sẽ mang đi đốt hay đi chôn, đúng với câu “Ngũ đại mai thần chủ”. Nhưng hiện nay, cũng rất ít người có thể giữ được tục này. Thường, các gia đình chỉ thờ tới đời thứ ba đã dừng lại.

Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388

Văn Khấn Ban Công Đồng Tín Ngưỡng Thờ Cũng Của Người Việt

Lễ Ban Công Đồng là Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.

Sau khi đã biết được bài văn khấn ban công đồng, người đi lễ còn phải nắm được nguyên tắc chuẩn bị lễ vật và cách cũng lễ Ban Công Đồng. Khi tới Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật, to nhỏ, nhiều ít sang hèn tùy tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

Lễ Mặn: Trong trường hợp này nên dùng các đồ chay có hình tướng gà, lợn, giò, chả để thay cho lễ mặn

Lễ đồ sống: Đặc biệt lưu ý tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Ở ban thờ này thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

Sau khi đã khấn lễ theo văn khấn ban Công Đồng ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự. Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Khi thắp nhang xong vái 3 vái trước mỗi ban thờ sau đó hạ sớ đem ra nơi hóa vàng để hóa.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

Ngày nay rất nhiều người tới viếng thăm những Đình, Đền , Miếu Mạo nhưng không phải ai cũng biết tới để có thể tỏ lòng thành kính với các vị Thần. Thiết nghĩ điều quan trọng là sự thành tâm, thanh tịnh từ chính trong tâm của mỗi người.

Lễ Nghi Thờ Cúng Trong Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Ở Việt Nam

Trước hết, chúng ta cần phân biệt các khái niệm : Chùa, đền, đình, miếu, nhà Thánh, nhà thờ…

Chùa là nơi thờ Phật. Đền là nơi thờ Thánh ( gồm 2 giòng chính, đền thờ Thánh Mẫu và đền thờ Đức Thánh Trần). Miếu là nơi thờ Thành Hoàng, Thổ Công. Nhà Thánh là nơi thờ Khổng Tử. Nhà thờ là nơi thờ Thánh tổ của các đạo giáo, tổ phụ, gia tiên của các giòng họ. Đình là nơi để họp làng không phải chỗ thờ cúng, nhưng do điều kiện kinh tế của các địa phương, có nơi cũng đưa việc thờ cúng vào đình làng. Đó là trường hợp ngoại lệ.

Do mục đích khác nhau nên lễ nghi thờ cúng ở đền, chùa, miếu, nhà Thánh, nhà thờ…cũng khác nhau.

Ở chùa và ở nhà thờ các đạo giáo nghi thức chủ yếu là đọc kinh, hành lễ, ban phước. Đền là nơi thờ cúng các vị có công với dân, với nước, được nhân dân và các triều đại ban sắc, phong Thánh. Đó là những vị Thánh của dân tộc Việt Nam, ngự trị trong tâm linh, tâm hồn của người Việt, được người Việt từ thế hệ này qua thế hệ khác ngưỡng mộ, tôn thờ.

Nghi thức thờ cúng trong các đền thờ Thánh Mẫu được gọi là hầu.

Hầu có 2 dạng : hầu bóng (còn gọi là hầu mát) và hầu đồng.

Hầu bóng là nghi thức thờ cúng đơn thuần, người hầu thực hiện các nghi lễ theo trình tự bài bản từ xưa để lại. Hầu đồng, cũng diễn ra theo các trình tự như hầu mát, nhưng được quan niệm là người hầu đã có phần hồn của các vị Thánh giáng vào, nhập.vào.

(Bài viết này chỉ viết về các thủ tục, lễ nghi, nghi thức hầu mát ở các đền thờ Thánh Mẫu, chưa đề cập đến hầu đồng vì đấy là một vấn đề phức tạp không dễ trình bày trong một bài báo ngắn).

Như trên đã nói, đền thờ Thánh ở Việt Nam chia làm 2 hệ thống : Một hệ đền thờ Thánh Mẫu, và một hệ đền thờ Hưng Đạo Đại Vương và các tướng lĩnh, gia thân của nhà Trần. Hai hệ đền thờ ấy, người Việt còn gọi một cách thân mật giản dị là đền thờ Cha và đền thờ Mẹ. Trong các đền thờ Thánh Mẫu thì đứng đầu là Mẫu Đệ Nhất (công chúa Liễu Hạnh). Tiếp đến là Mẫu Đệ Nhị ( còn gọi là Mẫu Thượng Ngàn), Mẫu Đệ Tam ( còn gọi là Mẫu Thoải Phủ)… tiếp đến các Chầu ( tức là các Mẫu thuộc các dân tộc thiểu số anh em), từ Chầu Bà đến Chầu Bé, 12 Chầu. Sau 12 Chầu là 12 quan lớn cũng gọi théo thứ tự Quan Lớn Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam…Sau 12 Quan Lớn là 12 ông Hoàng, gọi théo thứ tự Hoàng Nhất, Hoàng Đôi, Hoàng Bảy, Hoàng Mười…Các Quan Lớn, các Ông Hoàng đều có thần phả, một số vị còn có gốc tích nhân thần, quê quán, sắc phong của các triều đại. Ví dụ, ông Hoàng Bảy có đền thờ riêng ở Lào Cai, ông Hoàng Mười ở Nghệ An…v.v.. Sau các ông Hoàng là các Cô, các Cậu. Các Cô, các Cậu cũng là những nhân vật lịch sử, một số vị còn có đền thờ riêng ở các địa phương trong nước. Ví dụ : Cô Bơ có đền thờ ở Thanh Hóa, Cậu Út có đền thờ ở Cửa Sót, Hà Tịnh…

Như trên đã nói, nghi thức thờ cúng trong các đền thờ Thánh Mẫu ở Việt Nam được gọi là hầu. Chữ hầu này cũng có nghĩa như chữ hầu dùng trong giao tiếp thường ngày, ví như khi ta nói, hầu ông, hầu bà, hầu cha, hầu mẹ, hầu vợ, hầu chồng, hầu quan… chẳng hạn. Trong nghi thức thờ cúng ở các đền thờ Thánh Mẫu, chữ hầu này có nghĩa là hầu Mẫu, hầu Thánh. Khi nói đến chữ Hầu là ta nói đến nghi thức thờ cúng ở trong các đền thờ Thánh Mẫu. Trong đền thờ Thánh Mẫu , thay vì việc đọc văn thì người hầu Thánh sẽ hát văn (còn gọi là hát chầu văn), Thay vì việc cúng bái, người hầu Thánh lại biểu thị bằng các động tác múa – Những động tác múa được cách điệu từ đời sống lao động thường ngày như múa chèo thuyền, múa đi ngựa, múa gươm, múa đao, múa chăn tằm dệt vải, múa ” lên rừng hái lộc tìm hoa”…v.v…

Như vậy, có thể nói, nội dung của nghi thức hầu thánh lại chính là hát và múa. Đó là những làn hát, những điệu múa dân gian đã được thời gian thử thách, chọn lọc và đã tồn tại lâu dài, bền vững nghìn năm trong lịch sử dân tộc, tiếp nối từ đời này qua đời khác. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, các làn hát, các điệu múa ấy đã góp phần quan trọng để làm nên các giá trị trong tổng thể tinh hoa văn hóa cổ truyền của dân tộc. Nghi thức thờ Mẫu là nghi thức thờ cúng rất độc đáo, rất đặc sắc của văn hóa Việt và cũng chỉ người Việt mới có. Chính vì lẽ đó mà năm nay, Ủy ban văn hóa Unesco của Liên hiệp quốc đã công nhận tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tuy nhiên, giá trị văn hóa của các nghi thức thờ cúng trong các đền thờ Thánh Mẫu không chỉ có thế. Nghi thức thờ cúng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam là một tập hợp bao gồm nhiều giá trị văn hóa tổng hợp. Chẳng hạn, văn hóa bài trí, văn hóa phục trang, văn hóa ẩm thực …v.v..

Về văn hóa ẩm thực trong các cỗ cúng ở các đền thờ, tôi nói thêm đôi nét về “mâm sơn trang” trong lễ nghi thờ Mẫu.

Mâm sơn trang là để cúng Mẫu Thượng Ngàn và 12 Bà Mụ. Trong lễ nghi thờ Mẫu, mâm sơn trang phải bày đủ sản vật tiêu biểu của rừng và biển : Cơm lam, chè và, măng giang, bánh đa, bánh đúc, bún lá, xôi cẩm, cá luộc, trứng luộc, cua bể, cua đồng, ốc luộc, tôm luộc, thịt heo nướng, muối vừng, muối lạc, tương ớt, nước chẻo… Người hầu Mẫu, dâng mâm sơn trang cúng Mẫu, nói chung đều phải cố gắng sắm đủ lễ vật nói trên. Thoảng hoặc, một đôi người vì lý do nào đó, có lúc làm thiếu đi một vài món trong các món kể trên thì cũng không sao. Theo quy định từ xưa, khi cúng xong, người hầu Thánh phải đem mâm sơn trang ra để mời khách thập phương đến dự lễ ăn uống. Người xưa quan niệm rằng, mọi lễ vật thờ Thánh khi cúng xong phải phát hết cho khách thập phương ( gọi là tản lộc). Ai tham lam giữ lại cho mình là không được hưởng phúc lộc Thánh ban. Về trang phục, nếu để ý, chúng ta sẽ thấy trang phục của người Việt từ thời thượng cổ vẫn được bảo tồn, tái hiện gần như nguyên vẹn trong các giá hầu. Mỗi giá hầu có một bộ trang phục riêng. Mỗi bộ trang phục riêng lại kéo theo một cách ăn mặc riêng. Cái khăn mỏ quạ khác cái khăn piêu nên cách vấn khăn của các Chầu, các Mẫu cũng rất khác nhau. Các Mẫu đi giày, đi hia. Các Chầu quấn chân bằng xà cạp. Cô Bơ mặc áo trắng, tóc bỏ đuôi gà. Cô Cam Đường mặc áo tứ thân màu nâu tím, chit khăn mỏ quạ, gánh vải đi bán. Nói tóm lại, cân đai, giày mũ, khuyên vàng, vòng bạc, tram cài, lược dắt, mỗi người mỗi khác. Trong đền thờ Thánh Mẫu, có những người chuyên nghề phục trang cho các giá đồng. Họ rất thông hiểu về văn hóa lễ nghi trong trang phục truyền thống. Có những “bản hội” đến đền hầu liệt giá. Chúng ta có thể đếm được 43 giá đồng với 43 cách ăn mặc khác nhau. Thông thường hiện nay, người hầu Thánh chỉ hầu 12 giá tùy vào “căn kiếp” của người hầu mà chọn lọc các giá hầu. Trong một cuộc hầu Thánh, người hát văn hát thỉnh, hát mời cả 43 giá đồng nhưng người hầu tùy ý lựa chọn. Nếu giá nào không hầu thì người hầu đưa tay lên đầu nắm lại, ra hiêu cho người hát văn biết để hát câu ” xe loan Thánh giá hồi cung”. Ngoài ra, hai người chuyên hầu trà, rượu, thuốc, nước cũng phải học cách rót rượu, dâng trà, cầm hương, che quạt một cách chính tắc, có bài bản, tuân thủ lễ nghi phong tục cổ truyền biểu hiện trong từng động tác, từng cử chỉ mang tính văn hóa cao. Như đã nói, Lễ nghi thờ cúng trong các đền thờ Thánh Mẫu có nội dung chủ yếu biểu hiện ở khâu hành lễ. Vào buổi lễ, trước hết, người chủ tế đọc ” kinh thỉnh”, ” kinh báo cáo”. ” Kinh” này nêu rõ lý do thờ cúng, ai thờ cúng, thờ cúng những ai, với mục đích gì trong buổi hành lễ này? Nghi thức này được làm rất trang trọng. Có chiêng trống, có thông xướng, có chủ tế, phụ tế. Có hát thỉnh, hát mời. Lễ này thường kéo dài 3 tiếng đồng hồ. Có nơi nghi thức đó được làm vào ban đêm, để đèn nến suốt sáng, rạng ngày hôm sau mới vào cuộc hầu. Vào cuộc hầu, người hầu xưng tên tuổi danh tính, xin Thánh cho hầu bằng cách “khất âm dương”. Thường thì người hầu cứ xin mãi cho đến khi được ” Thánh chấp thuận”, không thấy ai bị bỏ dở cuộc hầu. Ở đền thờ Thánh Mẫu, người hầu Thánh không làm việc “cúng bái” như việc cúng đơm trong gia tiên hay nhà thờ họ. Người hầu hành lễ theo cách “lạy bước”. Đầu tiên, người hầu quỳ xuống, cấm 5 cây hương, vái 5 vái ở chính điện, 1 vái bên tả, 1 vái bên hữu. Sau đó tiếp tục 5 lễ. Cụ thể : Người hầu đứng lên, lùi chân trái về phía sau, lùi chân phải ngang chân trái để định vị. Sau đó đưa chân trái tiến lên, đưa chân phải định vị, vái 5 vái ở chính điện và 1 vái hai bên tả, 1 vái bên hữu. Tiếp tục tiến lên, lùi lại như vậy 5 lần, gọi là 5 lễ. Sauk hi cử hành 5 lễ, người hầu quỳ xuống, người phục vụ trùm tấm khăn đỏ lên đầu. Bạn nhác và những người hát văn bắt đầu hát bài hát văn giá Mẫu. Người hầu lần lượt hầu các giá Mẫu, giá các Quan lớn, các ông Hoàng, các Cô, các Cậu, các Chầu…Những người phục vụ quỳ hai bên tả hữu của người hầu để thay đổi trang phục, dâng trà nước, nhắc nhở người hầu thực hiện các động tác múa cho phù hợp với các giá hầu. Sau mỗi giá, người phục vụ ( còn gọi là hầu dâng) nhắc nhở người hầu ” phát lộc” cho cung văn và khách thập phương đến dự lễ. Người hầu Thánh thực hiện các động tác múa cổ truyền được quy định cho từng giá đồng. Tiếng nhạc ngựa, tiếng gươm khua, tiếng mái chèo quẫy nước vô cùng sôi động. Đặc biệt hơn cả là điệu múa ” lên rừng hái lộc tìm hoa” của Chầu Bà và Chầu Bé được tất cả mọi người đến dự lễ cùng vỗ tay và hát tập thể. Ánh sáng từ các cây đăng trên tay của Chầu soi sáng tất cả mọi gương mặt để ban cho họ một sức khỏe mới, một tinh thần mới, từ uy linh của các Thánh. Hầu như ai đến dự lễ cũng cảm thấy như bản thân mình vừa được các Mẫu, các Thánh truyền cho ánh sáng của sự lạc quan, yêu đời, rất lạ lung và mới mẻ.

Lễ nghi thờ Mẫu là lễ nghi của người Việt Nam thờ Thánh Việt Nam theo tín ngưỡng Việt Nam. Lễ nghi và tín ngưỡng này có từ thời Mẫu hệ, được lưu truyền, kế thừa và phát triển trong tiến trình lịch sử lâu dài của dân tộc.

Cũng theo tiến trình lịch sử, Thánh Việt Nam ngày một nhiều thêm, đền thờ Thánh cũng tăng dần theo lòng tôn kính của nhân dân với các anh hùng dân tộc, người có công với dân, với nước. Đền thờ Thánh Mẫu ở Việt Nam là bảo tàng văn hóa sống động, đa chiều, đa dạng như trên đã nói. Nghi thức thờ cúng ở trong đền thờ Thánh Mẫu là hầu. Hầu là nghi thức thờ cúng rất đặc sắc, rất có văn hóa, rất đáng quan tâm, nghiên cứu, kế thừa, phát triển. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ phong tục cổ truyền tốt đẹp của dân tộc, đền chùa còn có những đóng góp rất quan trọng trong việc hấp dẫn khách tham quan du lịch. Việt Nam muốn là ” điểm đến của thiên niên kỷ mới” càng cần phải nghiên cứu, kế thừa lễ nghi thờ cúng trong các đền Thánh Mẫu nhất là khi tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu của chúng ta đã được cả thế giới công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Có một số người chỉ đại khái nghe đến chữ hầu liền phán ngay là mê tín dị đoan, trong khi chính bản thân mình chưa hề để tâm nghiên cứu.

Văn hóa lễ nghi, văn hóa tâm linh, là những khái niệm khó, đòi hỏi mỗi người phải có “con mắt xanh” để nhìn nhận, để trân trọng và nâng niu gìn giữ những di sản, những vốn văn hóa quý hiếm trong đời sống tâm linh, tâm hồn của dân tộc. Hiện nay, théo ước tính, có người nói là Việt Nam có gần 7000 vị Thánh. Thánh phả Việt Nam chưa được nghiên cứu, chưa có phả hệ rõ ràng. Việt Nam trên thực tế vẫn có hàng ngàn đền thờ Thánh. Lễ nghi thờ cúng trong các đền thờ cũng còn nhiều tùy tiện. Mong các nhà văn hóa, các nhà nghiên cứu lưu tâm hơn nữa đến các vấn đề này. Lễ nghi thờ cúng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của chúng ta cần được tiếp tục nghiên cứu để phát huy giá trị của nó, cao hơn, đẹp hơn, hữu ích hơn, xứng tầm với một di sản văn hóa độc đáo và quý hiếm đã được cả nhân loại vinh danh, công nhận.

Địa chỉ tác giả : Thạch Quỳ, hội văn nghệ Nghệ An, 6 Đào Tấn, TP Vinh, Nghệ An.

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Loại Bàn Thờ Trong Tín Ngưỡng Thờ Cúng Của Người Việt trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!