Xu Hướng 6/2023 # Các Khoa Cúng Thông Dụng Trong Văn Hóa Của Người Việt Nam # Top 10 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Các Khoa Cúng Thông Dụng Trong Văn Hóa Của Người Việt Nam # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Các Khoa Cúng Thông Dụng Trong Văn Hóa Của Người Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các khoa cúng thông dụng

Trong Phật pháp đại bi các khoa cúng thông dụng được chia theo một số các khoa chính như sau : Đường cung văn, Đường mật tấu, Đường Thiên Hoa, Đường Tam Thừa, Đường Nhập Bi, Đường Tổ Sư, Đường Thỉnh Văn – La Hán, Đường Thiên Phủ, Đường Địa Phủ, Đường Nhạc Phủ, Đường Thủy Phủ, Đường Tạp Thỉnh, Đường Địa Tang , Đường Mục Liên, Đường Kim Niên, Khoa tiếp linh.

Ngoài ra còn có một số các khoa cúng thông dụng khác được đề cập đến như: Khoa thỉnh phật, Khoa triệu linh, Tâm vong, Tiến mã, Khai quang vong, Khai quang phật, Quy vong, Khai kinh, Sám báo hiếu phụ thân, mẫu thân, Thập chú đại bi. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các khoa cúng thông qua các bài viết trong sách Phật được lưu hành hiện nay

Hàng năm trong gia đình của chúng ta có rất nhiều dịp để chúng ta cúng Gia tiên, Ông Bà … Vậy các ngày cúng trong năm là những ngày nào?

Thông thường các ngày cúng trong năm vào các dịp đầu tiên phải kể đến là ngày Tết nguyên đán (Tết cả) đây là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam .

Trong dịp Tết cả gia đình sum vầy cháu con và trong ngày này gia đình nào cũng phải cúng Gia tiên, Ông Bà để thỉnh các cụ về cùng ăn tết với gia đình. Phù hộ cho một năm mới an lành, phát triển và bình an.

Ngày cúng tiếp theo là rằm tháng giêng : Vào ngày trăng tròn đầu tiên của một năm mới các gia đình người Việt thường làm mâm cơm đơn giản với xôi gà, hương đèn, hoa quả, rượu và cơm canh để dâng lên ban thờ tổ tiên.

Tiếp theo là ngày tết Hàn thực: Trong ngày này các gia đình thường làm bánh trôi, bánh chay để dâng lên ban thờ mời gia tiên và các Ông Bà, chư vị Tôn thần nơi mình đang sống.

Ngày Tế thanh minh: Là một ngày lễ quan trọng để con cháu đi xa tưởng nhớ đến Gia đình và những người đa khuất. Vào dịp này gia đình thường làm mâm cơm để cúng gia tiên, ông bà những người trong gia đình đã mất. Và tảo mộ, như là dọn dẹp nhà cho những người đã khuất được sạch ẽ và đẹp hơn.

Ngày lễ vu lan : Là ngày để con cháu báo hiếu với cha mẹ với ông bà. Chính vì thế trong ngày này thường làm cơm để cúng tổ tiên dâng lên ban thờ tổ tiên và một mâm cơm để cúng chúng sinh. Cầu mong cho sự an bình trong gia đình. Cầu mong cho Cha Mẹ được an vui và thật nhiều sức khỏe.

Tết ông Công, ông Táo chầu trời. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, gia đình nào cũng phải làm mâm cơm cúng ông Táo để ông Táo chầu trời và báo cáo những việc đã xảy ra trong gia đình của mỗi nhà. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà có thể cúng khác nhau.

Như vậy bài viết này hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về các khoa cúng thông dụng và các ngày cúng trong năm.

Khoa Phạm Công Văn Trong Phật Giáo Việt Nam

   Khoa phạm công văn trong Phật Giáo Việt Nam là những cách thức mẫu mực giấy tờ dùng để biểu bạch lên Tam Bảo, hoặc trình bày lên bậc Tiên Thánh, Thần Linh, Vong Hồn…trong pháp giới Thập Đạo. Mục đích giúp cho Trai Chủ hay Tín Chủ tóm tắt những lời phát nguyện tu hành cùng những ước nguyện, những lời sám hối tội khiên nhằm vun trồng cây công đức.

   Những loại văn bản sau đây hiện đang còn áp dụng: Sớ, Biểu, Trạng, Hịch, Điệp, Dẫn, Phan, Bảng, Thiếp, Bài Vị…

1. SỚ (SỚ VĂN, VĂN SỚ, TẤU SỚ).

   Là văn thư của quần thần dâng lên bậc trên như Đức Vua. Trong khoa nghi của Đạo Giáo cũng như Phật Giáo, Sớ văn được dùng rất rộng rãi và phổ biến, với tư cách là văn thư thánh kính dâng lên đấng tối linh, chí tôn như Chư Phật, Chư Thần, Chư Thánh; là chiếc cầu nối giữa cõi hữu hình với thế giới vô hình. Đặc biệt có một loại sớ văn gọi là Pháp Đường Sớ được dùng trong Thiền Môn, là văn từ của Vị Trưởng Lão Trú Trì của một tự viện nào đó dùng để khai đường thuyết pháp.

2. BIỂU.

   Là loại tấu chương thời xưa được quần thần dùng đểr trình cấp lên Đế vương, như “Xuất Sư Biểu” của Gia Cát Lượng nhà Thục Hán thời Tam Quốc, “Trần Tình Biểu” của Lý Mật.

3. TRẠNG.

   Là bản văn giải bày sự thật trình lên Chư vị Thần, Thánh. Theo tục lệ của Đạo Giáo Trung Quốc, chỉ dùng để đốt đi, không dùng tuyên đọc. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam, các bức Trạng vẫn được dùng để tuyên đọc rồi mới đem đốt. Bản văn dùng để trần tình những oan khuất của người mất lên Thiên Đình hay Địa Phủ được gọi là “Cáo Âm Trạng”. Trong Đạo Giáo, tuy theo đăng cấp của Chư vị Thân Linh cao thấp mà phân thành 3 loại Trạng: Tấu Trạng, Thân Trạng và Điệp Trạng. 

TẤU TRẠNG được dùng cho Chư Thần như Tam Thanh, Ngọc Hoàng, Tử Vi Đại Đế, Đông Cực Thái Ất, Cực Trường Sinh Đại Đế, Hậu Thổ Hoàng Địa Kỳ, Thập Phương Linh Bảo Thiên Tôn, Ngũ Linh Ngũ Lão Ngũ Đế Thiên Quân…

THÂN TRẠNG được dùng cho chư vị đẳng cấp thấp hơn như Linh Bảo Tam Sư, Tam Quan, Nhật Cung Thái Dương Đế Quân, Nguyệt Cung Thái Âm Đế Quân, Ngũ Tinh Tứ Diệu Ngũ Đẩu, Nam Đẩu Lục Ty Tinh Quân, Bắc Đẩu Cửu Thiên Tinh Hoàng Quân, Thái Tuế Tôn Thần…

ĐIỆP TRẠNG được dùng cho chư vị Thần cấp dưới nữa như Châu Thành Hoàng, Huyện Thành Hoàng, Cửu Châu Xã Lịnh, Thập Phương Đạo Đô Chúa Giả, Thổ Địa Lý Thành Chân Quan, Tam Giới Trực Phù Thần Hổ Sứ Giả…

   Một số Trạng được dùng trong Công Văn Đàn Tràng của Phật Giáo Việt Nam như Trạng Lễ Đảo Bệnh, Trạng Tống Mộc, Trạng Lễ Tạ Thổ, Trạng Lễ Phù Sứ…

4. HỊCH.

   Là văn thư xưa kia cấp trên dùng để kêu gọi, triệu tập, hiểu dụ cấp dưới. Trong Công Văn Đàn Tràng của Phật Giáo Việt Nam có một số loại Hịch như Hịch Thủy Văn (dùng khi cúng dưới nước khai mở bạt độ trầm luân), Phát Thành Hoàng Thổ Địa Hịch (dùng khi hịch cáo Thành Hoàng Thổ Địa), Khai Tịch Hịch (dùng khi khai khẩn đất đai), Chiêu Sơn Thủy Hịch (dùng khi hịch cáo thần sông nước) …

5. ĐIỆP

   Là loại văn thư của quan phủ, hay nói đúng hơn là bức văn chuyển giao của cấp trên, là cái Trát hay tờ trình. Trong Công Văn Đàn Tràng của Phật Giáo Việt Nam, Điệp là loại văn thư không kém phần quan trọng dâng lên Chư Thần Linh, hay là văn thư chuyển giao giữa Thần với Thần. Trong nghi lễ có khá nhiều loại Điệp được dùng đến như Điệp Lễ Cầu Siêu, Điệp Cúng Cô Hồn, Điệp Cấp Phóng Sinh, Điệp Cấp Tụng Thủy Sám, Điệp Thăng Kiều Giải Oan Bạt Độ, Điệp Cúng Trai Tuần…

6. DẪN.

   Là một thể văn được hình thành vào thời nhà Đường, như “Dẫn Thủy Sám Bát Tiên”.

7. PHAN (PHƯỚN).

   Là một loại cờ dài hẹp, treo rủ thẳng xuống có ghi nội dung tùy theo mục đích buổi lễ. Trong Phật Giáo, loại này thường được dùng với nhiều ý nghĩa, mục đích và tên gọi khác nhau.

TRÀNG PHAN được xem như một loại pháp khí, rất thông dụng trong các pháp đàn của Phật Giáo lẫn Đạo Giáo, dùng để cáo Thiên Địa, mời gọi Chư Thần Linh. TRÀNG trên đầu thường có long che, cầm với cây cán còn PHAN thì không có lọng che, cầm trực tiếp bằng tay.

BẠCH HỔ PHAN là lá phướn trên có trang trí hình ông hổ trắng, dùng để truyền tin chiếu lệnh.

PHAN CÁI là một loại tràng phan trên có long che, dùng để trang trí tại nơi tôn nghiêm như Chùa Chiền, Đền Điện.

8. BẢNG. 

   Trong nghi thức trai đàn cuat Phật Giáo cũng như Đạo Giáo, đây là loại văn thư dùng để niêm yết, với ý nghĩa thông báo trước cho mọi người biết về trình tự pháp sự, chi tiết hành lễ, thành phần tham dự, trình tự khoa nghi, chức vị của chư vị trong đàn tràng… Loại này vẫn được dùng rất phổ biến để niêm yết, thông tri các tin tức.

9. THIẾP.

   Là loại danh thiếp dùng để đáp lễ qua lại trong ứng xử hàng ngày. Trong Công Văn Đàn Tràng, một số Thiếp được dùng như Tịnh Trù Thiếp, Cấp Thủy Thiếp, Tứ Sinh Lục Đạo Thiếp, Tam Bảo Thiếp… Có một số loại Thiếp thông dụng như:

BÁO THIẾP là loại thiệp dùng để thông báo.

THỈNH THIẾP là thiệp dùng để cung thỉnh hay mời ai đó đến tham dự buổi lễ, yến tiệc.

BÁT TỰ THIẾP là thiệp xưa kia khi bàn chuyện hôn nhân, cá hai nhà gái và trai đều dùng tấm thiệp 8 chữ ghi ngày giờ tháng năm sinh trao đổi qua lại để xem thử có xung khắc hay tương hợp.

BÁI THIẾP là tấm thiệp hồi xưa dùng để thông báo sẽ đến thăm ai đó.

BÁO TANG THIẾP là tấm thiệp dùng trong tang lễ ngày xưa để thông báo cho bà con, thân hữu biết có người đã từ trần, khác với bản Cáo Phó.

BẢNG THIẾP là tấm cáo thị để chiêu dụ bá tánh, hay là bảng niêm yết danh tính của các thí sinh thi đỗ.

10. BÀI VỊ. 

-Sớ Điệp Công Văn-

Tục Thờ Cúng Tổ Tiên Là Bản Sắc Văn Hóa Của Người Việt Nam

Bàn thờ gia tiên của gia đình Việt. (Ảnh: Vietnam+)

Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, nhớ đến cội nguồn của mình.

Do đó, có thể nói thờ tổ tiên chính là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu.

Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.

Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần thắp nén hương thơm lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.

Nơi đặt bàn thờ tổ tiên thường ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Chính giữa ban thờ là bát hương tượng trưng cho vũ trụ, trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng; ở hai góc ngoài của bàn thờ bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên phải. Mỗi khi cúng, lễ gia chủ sẽ thắp đèn (đốt nến).

Ngay sau bát hương thường có một cái đỉnh ba chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.

Trước đây, với những nhà có điều kiện đồ thờ được sơn son thếp vàng; có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên.

Trong những ngày giỗ, tết hay những ngày quan trọng của gia đình như cưới hỏi, thi cử, các gia đình thường thắp hương khấn lễ.

Có thể nói, mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên. Không gian xung quanh nơi đặt bàn thờ sẽ là nơi con cháu trò chuyện, do đó khu thờ tự còn là nơi kết nối tình cảm gia đình.

Ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ. Đối với Việt Nam, quan hệ huyết thống khá phức tạp. Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc mà người ta gọi là họ hàng, dòng tộc.

Mỗi họ có một ông Tổ chung và đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người “vấn tổ tầm tông.”

Con cháu trong họ sẽ lập Từ đường để thờ vị Thủy tổ. Trưởng tộc là người được hưởng hương hỏa của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ.

Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà theo đạo Phật hướng Nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đặt bàn thờ hướng Tây vì quan niệm hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, thần linh, tổ tiên được an tọa.

Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất vẫn giữ nguyên.

Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.

Tết là thời điểm quan trọng trong năm cho nên bàn thờ ngày Tết cũng trở nên đặc biệt. Việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả.

Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).

Cành đào được cắm trên bàn thờ có huyền lực trừ ma tà và mọi xấu xa, màu đỏ chứa một sinh khí lớn lao. Vì thế hoa đào thắm là lời cầu nguyện và lời chúc phúc đầu Xuân. Cây mía được đặt ở bên bàn thờ với ngụ ý để các “cụ” chống gậy về vui với con cháu.

Vào thời điểm giao thừa thiêng liêng, cả gia đình thành kính đứng trước bàn thờ tổ tiên thắp nén hương thơm, thầm cầu mong một năm mới tràn đầy sức khỏe, bình an và may mắn.

Minh Duyên (TTXVN/VIETNAM+)

Combo Khoa Cúng Thông Dụng+Gia Phả Dòng Tộc (Tái Bản)

Giới thiệu Combo Khoa Cúng Thông Dụng+Gia Phả Dòng Tộc (Tái Bản)

Khoa Cúng Thông Dụng

Đường thiết dĩ

Khoa tiếp linh

Khoa thỉnh phật

Khoa triệu linh

Tắm vong

Tiến mã

Khai quang vong

Khai quang Phật

Quy vong

Khai kinh

Sám báo hiếu phụ thân, mẫu thân

Thập chú đại bi

Gia Phả Dòng Tộc (Tái Bản)

“Con người có tổ có tông. Như cây có cội, như sông có nguồn” – Mỗi một con người được sinh ra trên đời đều có nguồn gốc tổ tông của mình. Nguồn gốc đó, tổ tông đó, gia đình đó hàng ngày được ghi ỉại qua nhiều phương thức gắn kết, nhưng có thể nói bền vững, lâu dài và ổn định hơn cả là được đánh dấu qua việc ghi chép, lưu truyền từ những trang gia phả.

“Gia phả dòng tộc” không chỉ giúp bạn tìm về với cội nguồn gia tộc, cội nguồn dân tộc mà còn là niềm tự hào của mỗi một dòng họ, nhất là đối với những dòng họ có truyền thống văn hóa hay có công xây dựng, bảo vệ quốc gia, dân tộc. “Gia phả dòng tộc” còn là tư liệu lịch sử, văn hóa đáng tin cậy ghi chép công phu qua nhiều đời, để từ đó người ta có thể tìm thấy được bóng dáng hoặc dư âm của lịch sử qua các chi tiết xác thực.

Bên cạnh việc giúp người đọc có thể hiểu rô hơn về gia phả, gia đình, gia tộc, cuốn sách “Gia phả dòng tộc” còn đề cập đến những nghi lễ, nghi thức, phong tục tập quán và một số bài văn khấn cổ truyền trong gia đình người Việt. Ngoài ra, “Gia phả dòng tộc” còn ghi chép một số bức hoành phi câu đối ghi nhận công đức của tổ tiên để bạn đọc có thể tham khảo và tìm hiểu. Hi vọng rằng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho đông đảo bạn đọc.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Khoa Cúng Thông Dụng Trong Văn Hóa Của Người Việt Nam trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!