Xu Hướng 12/2023 # Các Đồ Vật Không Thể Thiếu Để Hoàn Thiện Buổi Lễ Cất Nóc Nhà # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Các Đồ Vật Không Thể Thiếu Để Hoàn Thiện Buổi Lễ Cất Nóc Nhà được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tổ chức Lễ Cất Nóc nhà là một trong nghi lễ quan trọng không chỉ đối với các công trình, dự án lớn của các doanh nghiệp; mà còn có ý nghĩa đối với từng ngôi nhà. Người xưa có câu: “Không có nóc không thành nhà”. Nóc là bộ phận không thể thiếu, bảo vệ tổ ấm của mỗi người khỏi nắng gió, mưa bão và các tác động khác bên ngoài.

Ngày nay, nghi lễ tổ chức lễ cất nóc này thường được gia chủ thực hiện trước khi đổ bê tông mái nhà. Với hy vọng mọi điều bình an, may mắn, tốt lành có thể đến mái ấm mới của mình. Việc thực hiện lễ cúng phải đảm bảo các yếu tố về tâm linh. Thể hiện được sự tôn trọng, thành kính của chủ nhà đối với tổ tiên và thần linh. Do đó mọi thứ phải được chuẩn bị một cách đầy đủ, theo đúng phong tục dân gian.

Sắm sửa lễ vật cúng cất nóc đầy đủ

Ông bà ta vẫn thường nói: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Để đảm bảo nghi lễ được thực hiện chỉn chu nhất; gia chủ cần chuẩn bị mâm cỗ kèm theo các lễ vật khác dâng lên tổ tiên, thần linh; để xin ban may mắn, phước lành. Những lễ vật để cúng lễ bao gồm:

Gà nguyên con (hoặc là heo quay tùy vào vùng miền), đĩa xôi hoặc bánh chưng: Con gà trống trong phong tục Việt Nam được coi là con vật quan trọng như cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh, dâng cúng thần linh. Báo hiệu điều lành, dữ, đoán định tương lai… Bên cạnh đó, Gà trống theo dân gian truyền từ lâu đời còn được xem là biểu tượng của sự may mắn.

1 bát gạo, 1 bát muối, 1 bát nước: Từ đời xưa muối được xem là tài sản quý giá. Tượng trưng cho sự trong sạch. thể hiện cuộc sống trong sạch càng ngày càng hưng thịnh. Mang một ý nghĩa khác, bát gạo và nước lại tượng trưng cho lòng thanh tịnh, tâm bình đẳng; và thể hiện lòng biết ơn sâu sắc những vị thần Phật phù hộ cho chúng ta.

Nửa lít rượu trắng, thuốc lá, chè: Dù gia cảnh giàu sang hay khó khăn thì trong dịp cúng lễ không nên thiếu những vật cúng này; bởi vì chúng thể hiện sự cầu chúc thanh thản, thư thái và bình an.

Trang phục, đồ dùng của Quan Thần Linh (Thổ công): Đây là vị quan chuyên cai quản về đất đai, việc kinh doanh. Với lễ vật này người thờ cúng mong muốn sẽ được phù hộ làm ăn phát đạt; chuyện xây dựng công trình diễn ra suôn sẻ hơn.

5 oản đỏ, 5 cặp trầu cau: Oản là vật phẩm thờ cúng ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa về lòng tôn kính các đấng linh thiêng. Thể hiện rất rõ nét tinh hoa của xứ kinh kỳ xưa. Tôn vinh những sản phẩm được làm từ sức lao động của người làm nông. Kết nối cộng đồng bền chặt trong đời sống văn hóa xã hội.

9 hồng đỏ và 5 quả tròn: Đây là những loại trái cây được dùng trong thờ cúng như: chuối, bưởi, ổi, táo, chanh… Trái cây được chọn thường màu đỏ và tròn. Với mong muốn gặp sự may mắn, tài lộc .

Lễ vật dùng trong nghi lễ cần phải được lựa chọn một cách kĩ càng cẩn thận, không hỏng hóc, xây xước… nhằm thể hiện sự tôn kính cũng như thành ý của gia chủ đối với thần linh và tổ tiên.

Chuẩn bị bài cúng trong lễ cất nóc nhà

Theo sách văn khấn cổ truyền của người Việt; thì ông bà ta ngày xưa luôn chú ý tới việc thờ cúng tổ tiên ông bà. Những bài văn khấn được đúc kết từ văn hóa dân gian. Có ảnh hưởng và ý nghĩa lớn về mặt tâm linh. Vì thế văn khấn tế lễ cất nóc cần phải thành tâm, trang trọng khi dâng hương, khấn vái.

Sau khi đã mua sắm đầy đủ các lễ vật; gia chủ cần tìm hiểu các bài cúng để khấn vái thần linh sao cho đúng với nghi lễ truyền thống. Gia chủ nên viết hoặc in sẵn các văn khấn này trước để đọc và ghi nhớ.

Bài khấn cần nêu rõ các thông tin về chủ nhà gồm: tên tuổi, nhân thân, địa chỉ ngôi nhà, thời gian cất nóc… Lời khấn cần nói rõ ràng, rành mạch

Cyber Show là công ty sự kiện có khả năng thực hiện đa dạng các sự kiện, chương trình khác nhau theo nhu cầu của quý khách. Chúng tôi cam kết thực hiện các lễ cất nóc nhà cũng như các nghi lễ và nhiều sự kiện khác tới khách hàng với chất lượng và chi phí tốt nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi!

Lễ cất nóc là gì và tầm quan trọng của buổi lễ trong xây dựng Những lưu ý quan trọng khi tiến hành tổ chức lễ cất nóc Các tiêu chí lựa chọn công ty tổ chức lễ cất nóc chuyên nghiệp

Các Lễ Vật Cúng Khai Trương Không Thể Thiếu

Bất cứ một người doanh nhân nào cũng hiểu rõ ngày khai trương quan trọng như thế nào đối với công việc làm ăn của mình. Vậy khai trương cần cúng gì? Lễ vật cúng khai trương đầy đủ và ý nghĩa gồm những gì? Vì sao phải chọn đúng những loại hoa, loại quả đó mà không phải những loại khác? Với kinh nghiệm dày đặc trong lĩnh vực tổ chức sự kiện nói chung và cung cấp mâm cúng khai trương chuyên nghiệp nói riêng, SKY ENTER xin gửi đến tất cả mọi người lời giải đáp cho những thắc mắc đó thông qua bài viết này.

Với lễ mặn là phần đồ cúng quan trọng nhất, không thể thiếu trong mâm cúng khai trương, trừ trường hợp bạn làm lễ cúng khai trương chay. Tùy theo điều kiện mà bạn nên chọn cúng khai trương với heo sữa quay, gà luộc, đầu heo, khoanh giò,… với ý nghĩa có tầm nhìn và mục tiêu lớn, mong muốn sự nghiệp được phát triển, bền vững.

Lễ ngọt cúng khai trương bao gồm xôi và chè. Theo phong thủy, cúng khai trương xôi, chè bạn có thể lựa chọn số lượng phần theo 2 cách:

Chọn bộ 5 phần xôi, chè nếu muốn công việc sinh sôi nảy nở

Chọn 9 phần xôi, chè nếu muốn hoạt động của công ty, tổ chức trường tồn vĩnh cửu

Nếu chủ doanh nghiệp, công ty là nam giới thì nên cúng chè đậu, là nữa giới thì nên cũng chè trôi nước.

Cháo trắng là lễ vật cúng thường thấy trong các lễ cúng khai trương, khởi công động thổ hay cúng thôi nôi. Đồ cúng này mang ý nghĩa cầu cho mọi việc sung túc, cơm no áo ấm.

Mâm ngũ quả khai trương bao gồm 5 loại quả khác nhau, tượng trưng cho ước muốn đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc (may mắn); Quý (giàu có, phú quý); Thọ (sống lâu); Khang (khỏe mạnh); Ninh (bình yên). Mỗi loại quả lại mang một màu sắc tượng trưng cho quy luật đất trời theo ngũ hành Kim (trắng); Mộc (xanh); Thủy (đen); Hỏa (đỏ); Thổ (vàng). Cũng là thể hiện của cải năm phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung) cùng hội tụ về một hướng, mang lại giàu sang, tài lộc cho công ty, doanh nghiệp.

Một số loại quả có thể làm mâm cúng: chuối xanh, phật thủ, bưởi, hồng đỏ, lê hoặc dưa lê, táo, cam, quýt, mận, hồng xiêm, dưa hấu, thanh long, đu đủ, xoài, dừa…

Người Việt có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, đĩa trầu cau cúng khai trương thể hiện sự khai báo của gia chủ với các vị chưa thần về ngày công ty, cửa hàng bắt đầu đi vào hoạt động.

Theo phong thủy, hoa đồng tiền luôn nằm trong danh sách những loại hoa mang đến nhiều tài lộc nhất. Đặc biệt hoa đồng tiền màu vàng sẽ đem đến may mắn, hạnh phúc cho gia chủ. Hoa đồng tiền màu cam tựa như ánh mặt trời, thể hiện sự rạng rỡ, tươi sáng. Hoa đồng tiền đỏ thể hiện sự thành công và may mắn.

Hoa cát tường có vẻ đẹp rực rỡ, mặc dù vẻ ngoài mỏng manh nhưng có thể vươn lên mạnh mẽ trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt. Vì vậy, lựa chọn hoa cát tường cúng khai trương mang ý nghĩa dù gặp thử thách chông gai thì gia chủ vẫn có nhiều tài lộc và may mắn.

Hoa đồng tiền

Hoa cát tường

Muối, gạo là hai loại gia vị, thực phẩm gắn liền với đời sống con người. Theo phong tục dân gian, cúng muối và gạo sẽ mang lại may mắn, sức khỏe và tài lộc cho con người. Dân gian có câu “đầu năm mua muối” cũng thể hiện quan niệm muối giúp xua đuổi tà ma, đem đến nhiều may mắn. Ngoài ra, muối và gạo cũng là đồ cúng để đưa tiễn và giúp các vong linh trên khu đất được no đủ.

Bộ tam sên cúng khai trương gồm có tôm luộc hoặc cua luộc, trứng, thịt luộc được bày lên mâm lễ để cúng thần tài, thổ địa, thổ công, cầu mong chư thần đồng hành, phù hộ độ trị cho gia chủ và công ty được hanh thông và may mắn.

Ba ly rượu trắng trên mâm lễ cúng khai trương tượng trưng cho trời, đất và con người. Hàm ý mong thiên thời, địa lợi, nhân hòa.

Nước lọc được đặt bên trái cạnh 3 ly rượu trắng, tượng trưng cho yếu tố Dương. Trà được đặt bên phải cạnh 3 ly rượu trắng tượng trưng cho yếu tố Âm. Nước và trà trên bàn cúng khai trương ngụ ý cho Âm Dương hòa hợp.

Cúng bánh kẹo trong lễ khai trương nhằm đưa tiễn các vong hồn tại nơi kinh doanh

Đồ cúng giấy tiền vàng mã dùng để cúng và đốt báo tin ngày tốt khai trương mong thần linh phù hộ.

Hương nhang, đèn cầy dùng để đốt khấn thỉnh các chu vị thần linh phù hộ độ trì cho việc kinh doanh được hanh thông, thuận lợi.

SKY ENTER Chuyên cung cấp :

Khu vực SKY ENTER hỗ trợ khách hàng không chỉ cung cấp ở TP. Hồ Chí Mình mà còn các tỉnh lân cận như : Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ, v..v.

Vì vậy hãy tin tưởng SKY ENTER sẽ đem đến cho bạn sự hài lòng nhất.

Mail : [email protected]

SKY ENTER Sáng Tạo – Nhiệt Huyết – Tiết Kiệm – Chất Lượng !!!

Mâm Lễ Vật Không Thể Thiếu Trong Lễ Ăn Hỏi

Dù các lễ vật trong từng đám ăn hỏi có khác nhau, nhưng có một vật phẩm không thể thiếu là mâm trầu cau.

Số lượng mâm lễ vận sẽ do nhà gái yêu cầu

Trong các thủ tục ngày cưới của người Việt Nam, lễ ăn hỏi được coi trọng nhất và phần chuẩn bị lễ vật để nhà trai đưa tới nhà gái sẽ được quan tâm đặc biệt bởi các vật phẩm này sẽ thể hiện sự chu đáo của nhà trai. Theo truyền thống từ xưa tới nay, lễ vật sẽ được đựng trong các mâm sơn son thiếp vàng, gọi là tráp. Số lượng tráp mâm quả và các loại lễ vật cụ thể thường do nhà gái sẽ đưa ra yêu cầu, tùy thuộc vào từng gia đình, nhưng ở mỗi miền Nam, Bắc có sự khác nhau.

1. Ở miền Bắc

– Tại các tỉnh, thành từ Huế trở ra, nhà trai khi chuẩn bị đám hỏi sẽ phải chuẩn bị tráp lễ vật mà số lượng tráp là lẻ (có thể từ 3 tráp, 5 tráp, tới 11, 15 tráp) – Trong các tráp, số lượng vật phẩm phải là số chẵn (ví dụ như 100 chiếc bánh cốm, 100 gói chè sen… để biểu tượng cho đôi lứa có đôi, có cặp) – Các tráp lễ vật thường có: + Trầu cau + Bánh cốm + Chè + Hạt sen + Rượu và thuốc lá + Hoa quả + Lợn quay – Khay để phong bì tiền (lễ đen) được để riêng, do mẹ chú rể cầm tới trao cho mẹ cô dâu.

Để chuẩn bị các tráp ăn hỏi này, các bạn có thể tìm thấy những cửa hàng cung cấp dịch vụ trọn gói tại Hàng Than, là phố đồ lễ ăn hỏi nổi tiếng nhất Hà Nội. Ngoài ra, các cửa hàng nhỏ lẻ khác trên những phố như Kim Mã, Bạch Mai, Thái Hà, Nguyễn Trãi, Cầu Giấy cũng có thể chuẩn bị đồ lễ đẹp mắt cho đám hỏi của bạn.

2. Ở miền Nam

– Ngược lại với truyền thống tại miền Bắc, các gia đình miền Nam thường yêu cầu số lượng tráp là chẵn, mà phổ biến nhất là 6 tráp (số 6 biểu tượng cho tài lộc). – Trong các tráp, số lượng vật phẩm lại phải là lẻ, biểu tượng cho sự sinh sôi. – Các mâm quả phổ biến thường có: + Trầu cau + Bánh phu thê + Gà hoặc lợn quay + Xôi + Rượu, thuốc và chè + Hoa quả – Ngoài các mâm quả, nhà trai phải chuẩn bị một khay nhỏ hơn, đựng tiền cheo (gọi là lễ đen) để mang tới thắp hương trên bàn thờ nhà gái. – Với những nhà khá giả, nhà trai sẽ chuẩn bị thêm một khay đựng áo dài và đồ trang sức cho cô dâu. Trong lễ ăn hỏi, cô dâu sẽ mặc áo dài, đeo đồ trang sức do nhà trai đem tặng rồi mới ra chào họ hàng hai bên.

Tại Sài Gòn, đoạn cuối phố Nguyễn Đình Chiểu, bắt đầu từ ngã tư Bàn Cờ là nơi tập trung nhiều cửa hàng bán đồ lễ, mâm quả ăn hỏi nhất. Bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ mâm quả ở khu phố người Hoa kiều tại Quận 5, gần Chợ Lớn.

Tuy các lễ vật trong từng đám ăn hỏi có khác nhau, nhưng có một tráp không thể thiếu là mâm trầu cau bởi người Việt coi miếng trầu là đầu câu chuyện và là loại quả quan trọng khi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Khi chọn cau, bạn phải chọn buồng quả to, đều nhau, các rễ cau sum xuê, lá trầu không bị dập nát. Trước ngày ăn hỏi, nhà trai và nhà gái nên bàn bạc kỹ lưỡng, tốt nhất là gia đình nhà gái nên liệt kê rõ các loại lễ vật mong muốn nhà trai mang đến để ngày ăn hỏi mọi người đều vui vẻ suôn sẻ.

Vietlinktour sưu tầm!

5 Lễ Vật Cúng Tổ Tiên Không Thể Thiếu

Lễ vật cúng tổ tiên theo quan niệm dân gian Ngày cúng giỗ

Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường hay được tính theo âm lịch (hay có thể gọi là ngày ta). Họ tin rằng đó là ngày loài người đi vào cõi vĩnh hằng.

Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được hành động đều đặn vào những ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng), những dịp lễ Tết khác trong một năm như: Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập… những khi trong nhà có việc đặc biệt như dựng bà xã gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử…, người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thắng lợi.

Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ sự tin tưởng người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết , giúp đỡ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu chính vì thế việc cúng giỗ là hành động mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.

Đây chính là một lễ cực kì quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã biểu hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không tùy thuộc vào việc làm giỗ lớn hay bé. Chỉ với chén nước, quả trứng, nén hương cũng giữ được đạo hiếu.

Bàn thờ tổ tiên

Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, bí quyết trang trí , bố trí bàn thờ, lễ vật cúng tổ tiên không biệt. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là toàn cầu thu nhỏ dại của người đã khuất.

Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường sở hữu hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ xung quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5 hoặc gấp 10 lần năm trước.

Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên tại bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, tuy nhiên mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, xem như nước thiêng.

Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để những cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…

Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt trong nơi cao ráo, tinh khiết và long trọng nhất tại nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng).

Trên bàn thờ thì bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, chỗ thắp nến. Đồ cúng căn bản thiết yếu hương, hoa, chén nước lã.

Bên cạnh đó có khả năng kết hợp thêm thức ăn, trà rượu, có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giấy), tiền âm phủ… Khi mà đã tàn một nửa tuần hương, đồ vàng mã , tiền âm phủ được đem đốt, được gọi là hoá vàng, còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đống tàn vàng.

Tục truyền rằng phải làm như vậy người chết mới thu được đồ cúng tế, vì hương khói bay lên trời, nước (rượu) hòa với lửa mà thấm xuống đất.

Bí quyết chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên đem lại may mắn cho gia chủ

Bình thường hay, trong một ngày giỗ đầu, ngày giỗ hết gia chủ sẽ mời người thân, họ hàng, xóm xã dự lễ cúng. Bắt đầu từ năm tổ chức giỗ thường, gia chủ chỉ mời bằng hữu trong nhà thực hiện lễ cúng giỗ.

Mâm cơm cúng giỗ truyền thống bao gồm 2 mặn, 2 nhạt và 1 canh và 1 đĩa xôi. Trước kia, ông bà ta thường hay sẵn sàng một mâm cơm cúng giỗ bao gồm 1 đĩa gà, một đĩa chả ( chả lụa hoặc chả mỡ), một rau xào, một sào thập cẩm, 1 bát canh ( canh măng hoặc bí nấu xương), và 1 đĩa xôi đậu xanh.

Ngày nay, việc chọn thực đơn không hẳn theo phần trăm như trên mà có khả năng đa dạng , biến tấu tùy theo kĩ năng của gia chủ và số lượng khách mời mà chọn thực đơn hợp lý. Nhưng dù sao đi nữa. Khi làm menu chuẩn bị cho mâm cơm cúng giỗ cũng cần lưu ý những điểm như sau:

Trước khi mâm cỗ cúng thổ thần, gia tiên hạ xuống, tuyệt đối không nên nếm thử ngay cả khi trong lúc nấu nướng ăn. Ông cha ta nghĩ rằng không được ăn trước “các cụ”. Tức là phải đợi cúng ngừng mới được ăn.

Những Lễ Vật Không Thể Thiếu Khi Cúng Rằm Tháng Giêng

Rằm tháng giêng là một trong những ngày quan trọng đối với người Việt, cần phải chuẩn bị đầy đủ. Vậy cúng rằm tháng riêng cần những lễ vật nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Ngày rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn dầu tiên của năm mới, theo tục xưa gọi là: Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này người Việt Nam thường đi lễ Chùa, lễ Phật để cầu mong cho sự bình yên, khoẻ mạnh quanh năm. Đây là lễ tiết quan trọng trong năm nên ông bà ta có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Việc sắm sửa lễ cúng rằm tháng giêng bao giờ cũng được chuẩn bị chu đáo với hai lễ: Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên.

Trong ngày lễ này, mỗi gia đình người Việt có thể cúng cơm chay, hương đèn, hoa quả hoặc mâm lễ mặn, xôi gà, cơm canh thành kính dâng lên tổ tiên.

Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau nhưng đều là để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.

Những lễ vật không thể thiếu khi cúng rằm tháng Giêng là hương hoa, vàng mã. (Ảnh minh họa).

Theo quan niệm từ xưa, đây là thời điểm thích hợp để cầu nguyện an lành cho cả năm. Người theo đạo Phật thường cúng chay trong ngày này, cũng tùy theo tín ngưỡng mà có gia đình cúng Phật, có nhà cúng Thổ công, cũng có hộ cúng Thần tài. Nhưng không thể thiếu mâm cúng gia tiên, tạ ơn ông bà, cha mẹ đã phù hộ cho con cháu phước lành và giải trừ tai ương cho một năm mới.

Dọn dẹp ban thờ

Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn ban thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng. Việc lau dọn cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm.

Khi thắp hương, theo GS-TS Nguyễn Chí Bền – nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.

Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm… Đặc biệt khi khấn vái cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với các vị Phật và tổ tiên.

Mâm cỗ cúng Phật rằm tháng Giêng

Nhiều gia đình vẫn quan niệm rằm tháng Giêng là ngày tránh sát sinh, nên ăn chay để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm. Lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu. Ngày nay, nhiều người dân cúng rằm tháng Giêng có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng Giêng

Với những gia đình không theo đạo Phật, mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn, khá giống mâm cỗ ngày Tết. Mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 6 đĩa. Với nhà khá giả có thể có nhiều hơn. 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.

Mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.

Văn khấn cúng rằm tháng Giêng

Nam Mô A di đà Phật! Nam Mô A di đà Phật! Nam Mô A di đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. – Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại. Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………….. Ngụ tại:………………………………………. …………………….. Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình. Nam Mô A di đà Phật! Nam Mô A di đà Phật! Nam Mô A di đà Phật!

Những Lễ Vật Không Thể Thiếu Khi Cúng Táo Quân

Cúng tiễn Táo quân lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm là tục lâu đời của người Việt. Tuy mỗi địa phương có cách thờ, cúng Táo quân khác biệt, quan niệm về Táo quân và cách cúng tiễn đều có nét tương đồng.

Theo tục cổ truyền của người Việt, Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là ba cỗ đầu rau hay chiếc kiềng ba chân ở nhà bếp. Họ là vị thần bảo vệ gia đình nơi mình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp nên được gọi là vua Bếp. Để được vua Bếp “phù trợ” nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa rất trọng thể.

Tùy vào từng địa phương, bàn thờ Táo quân được đặt ở những vị trí khác nhau như bàn thờ tổ tiên, bếp hay vách giữa phía sau nhà. Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là “Định Phúc Táo Quân”, nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.

Trong Cơ sở Văn hóa Việt Nam, giáo sư Trần Ngọc Thêm cho biết trên bàn thờ tổ tiên, người Việt xếp tổ tiên (nhân thần) ngự tại bàn thờ tôn kính nhất ở gian giữa, còn Thổ Công (địa thần) ở gian bên trái (theo Ngũ hành, bên trái – phương Đông là nơi quan trọng thứ hai sau trung tâm).

Sở dĩ như vậy vì Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên là vị thần quan trọng nhất nhưng tổ tiên được tôn kính nhất. Tuy địa vị kém nhân thần nhưng quyền lực của địa thần lại lớn hơn.

Ở Nam Bộ, Thổ Công được thay thế bằng Ông Địa với bàn thờ đặt ở dưới đất (thần đất phải trở về với đất), ngoài ra, nhiều nơi đồng nhất với Thần Tài (mọi của cải đều từ đất mà ra).

Tác giả Bùi Xuân Mỹ trong Tục thờ cúng của người Việt cho biết Táo quân thường được tôn là Đệ nhất gia chi chủ. Vì vậy, mỗi khi muốn cúng lễ, người xưa đều phải cúng Táo quân trước và xin phép ngài để những vị được cúng lễ có thể tới phối hưởng.

Hai bên bài vị Táo quân bao giờ cũng có một câu đối: “Hữu đức năng ty hỏa, vô tử khả đạt thiên” (có đức trông coi việc lửa, vô tư có thể lên trời).

Lễ cúng tiễn Táo quân của một gia đình Việt. Ảnh:Quỳnh Trang

Cách thức cúng tiễn Táo quân

Về lễ vật cúng Táo quân, Minh Đường trong Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên kể rõ cần có 3 mũ Táo quân gồm hai mũ đàn ông (có hai cánh chuồn) và một mũ đàn bà (không có cánh chuồn). Các mũ này được trang trí nhiều gương nhỏ hình tròn lấp lánh và những giây kim tuyến sặc sỡ.

Bên cạnh đó, để đơn giản, người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ Táo Quân (có hai cánh chuồn) kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia Táo quân thay đổi theo năm Ngũ hành.

Cụ thể, các năm hành kim, mộc, thủy, hỏa thổ dùng các màu lần lượt là vàng, trắng, xanh, đỏ, đen. Những đồ mũ, áo, hia… bằng giấy này sẽ được đốt đi sau lễ cúng Táo quân cùng với bài vị cũ, sau đó, bài vị mới được lập.

Minh Đường còn lý giải thêm theo tục xưa, với những nhà có trẻ con, người ta cúng Táo quân them một con gà luộc (gà mới tập gáy). Việc này để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà đó vậy.

Về phương tiện để Táo quân về chầu trời, sách này nêu rằng ở miền Bắc, người ta cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa Táo về trời. Sau đó, con cá chép này sẽ được phóng sinh (thả ao, hồ sau khi cúng).

Trong khi đó, ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Riêng ở miền Nam, đơn giản hơn, người dân chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta còn làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hoặc lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Đồ Vật Không Thể Thiếu Để Hoàn Thiện Buổi Lễ Cất Nóc Nhà trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!