Bạn đang xem bài viết Cả Nước Hân Hoan Chào Đón Đức Phật Đản Sanh được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
– Trước sự kiện ngày đức Phật đản sanh, rằm tháng tư âm lịch, hàng triệu người con Phật tử đã cùng nhau tổ chức đại lễ Phật đản, mừng ngày sinh của Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, đấng Hy hữu Đại Pháp Vương.
Sáng nay, TƯ GHPG Việt Nam tại Hà Nội đã tổ chức đại lễ chính thức mừng Phật đản, đã có hơn 1.000 người về chùa Quán Sứ để mừng Phật đản sinh, đặc biệt có sự hiện diện của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
Mọi người về tham dự ai cũng mang trong mình những niềm vui tràn đầy hỷ lạc ngày Phật đản sinh và có niềm tín kính với đạo Phật.
Hơn 1.000 Phật tử về chùa Quán Sứ dự Phật đản nên có nhiều người phải theo dõi buổi lễ qua màn hình rộng ở bên ngoài
Ở TP HCM, ngay từ sáng sớm hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử đã đến chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3) tham dự Đại lễ Phật đản PL.2556.
Tham dự buổi lễ có chư tôn đức giáo phẩm đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban trị sự Thành hội Phật giáo TP HCM cùng đại diện chính quyền nhà nước và đông đảo Phật tử trong thành phố.
Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Từ Nhơn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN đã tuyên đọc thông điệp Phật đản PL.2556 của Đức Pháp chủ gởi đến toàn thể Tăng Ni, Phật tử. Thông quá đó Hòa thượng cũng khuyến thị các hàng Phật tử cần cố gắng tinh tấn tu học theo đúng tinh thần của đạo Phật.
Đại lễ mừng ngày đức Phật đản sanh được cử hành theo nghi thức tâm linh thiêng liêng tại lễ đài: cử ba hồi chuông trống Bát Nhã, niêm hương bạch Phật, toàn thể Đạo tràng nhập Từ Bi quán, Dâng hoa cúng dường Phật đản, khóa lế Nam Tông và Bắc Tông…
Cuối cùng, Chư tôn đức, đại diện chính quyền, tôn giáo bạn và đông đảo Phật tử đã thả chim bồ câu và bong bóng để cầu nguyện hòa bình cho nhân loại.
Tại Thừa Thiên Huế, cũng trong sáng 5/5 Đại lão Hòa thượng Thích Đức Phương, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng Chư Tôn Đức Tăng/Ni và Phật tử trong tỉnh đã trang nghiêm mừng ngày đức Phật đản sanh.
Chư tôn đức đã cùng thực hiện nghi thức niêm hương, xướng danh hiệu “Lâm Tỳ Ni Viên Vô ưu thọ hạ thị hiện Đản sanh” 3 lần và tụng bài sám Đản sanh. Ngay sau đó đội hình dâng hoa của các nữ Huynh trưởng gia đình Phật tử Thừa Thiên Huế đã múa dâng hoa lên mừng ngày Khánh đản.
Được biết vào lúc 18 giờ cùng ngày tại Nghinh Lương Đình sẽ diễn ra Lễ hội hoa đăng trên sông Hương – Rước ánh sáng từ Quốc tự Diệu Đế đến Tổ đình Từ Đàm.
Riêng tại Đà Nẵng và Khánh Hòa: Đại Lễ Phật Đản năm nay cũng được thực hiện trên tinh thần Từ Bi và Đạo Pháp. Những ngày này, phật tử khắp thành phố đều đổ về các chùa để dâng hương, cúng dường.
Theo đại diện Thành Hội phật giáo TP Đà Nẵng, lễ Phật Đản năm nay Ban đại diện Thành Hội cùng các quận huyện và tự viện trong thành phố đều tổ chức phát quà cho đồng bào nghèo, vùng sâu vùng xa, khám và phát thuốc miễn phí cho người nghèo.
Cụ thể tại chùa Bà Đa đã tặng quà cho 120 bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Đà Nẵng trị giá 100 triệu đồng, tặng quà cho hai mẹ con nghèo ở Quảng Ngãi 20 triệu đồng, xây nhà tình thương cho một hộ nghèo ở quận Ngũ Hành Sơn trị giá 30 triệu đồng, khám và phát thuốc miễn phí cho 500 người nghèo ở phường Mỹ An, Khuê Mỹ và những người tù yêu nước ở Ngũ Hành Sơn.
Ngoài ra, tại các chùa cơ sở (khoảng 30 chùa) cũng phát quà cho người nghèo, mỗi chùa phát từ 200 – 300 suất (mỗi suất là 10kg gạo).
Còn đối với Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua cũng tích cực làm nhiều công tác từ thiện trao tặng xe lăn, cấp phát thuốc cho người nghèo,vận động nhân nhân chấp hành theo đường lối của Đảng và nhà nước.
Ở Quảng Nam trong mùa Phật đản, ngày từ tối 4/5 (tức 14/4 âm lịch), Chư Tôn Đức và Phật tử chùa Giác Nguyên (thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đã cùng nhau thắp nến hoa đăng mừng ngày Khánh đản. Mỗi ngọn nến được thắp sáng tỏa chiếu ánh sáng “từ bi, hỷ xả” của Đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đến muôn loại.
Ánh sáng ngọn nến đã soi sáng tâm niệm thành kính của những người con của Phật hãy biết sống, biết nghĩ, biết bao dung, độ lượng, thương chúng sanh như Ngài đã từng thực hiện
Phật tử chiêm bái mô hình vườn Lâm Tỳ Ni, nơi đức Phật được đản sanh
Văn Khấn Ngày Lễ Đức Phật Thích Ca Đản Sanh
Đức Phật Thích Ca đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni thuộc xứ Ca Tỳ La Vệ, được gọi là Thái tử Tất Ðạt Ða (hay Sĩ Ðạt Tha), con của đức vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia. Ngài lớn lên trong hoàng cung, vâng lệnh song thân lập gia đình với công chúa Gia Du Ðà La, và hạ sinh Thái tử La Hầu La. Trong các chuyến xuất cung du ngoạn ngoại thành, Ngài chứng kiến các cảnh: sinh, lão, bệnh, tử trong nhân gian. Từ đó, Ngài luôn luôn trầm tư mặc tưởng, muốn tìm phương tự độ và cứu giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh trầm luân sinh tử, cho nên Ngài lìa bỏ hoàng cung, lên đường tìm đạo giải thoát. Sau sáu năm tu khổ hạnh ở chốn rừng già, và 49 ngày đêm ngồi thiền định dưới cội cây bồ đề, tâm trí thanh tịnh, Ngài hoát nhiên giác ngộ, thành Phật, thành bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác, vào năm Ngài được 30 tuổi. Sau đó, Ngài đi khắp nơi thuyết pháp, đem chân lý giác ngộ giảng dạy cho mọi người trong 50 năm ròng rã, và Ngài thị tịch, nhập Niết bàn, năm 80 tuổi tại khu rừng ta la song thọ.
Chính vì thế, lễ Phật đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.
2. Ý nghĩa Lễ Phật Đản
Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Sau khi đất nước thống nhất, Giáo Hội Phật giáo Việt nam được thành lập từ năm 1981 đến nay, hàng năm Đại lễ Phật đản được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng 4 âm lịch, với lễ đài tổ chức Đại lễ trang trọng để dâng hương tưởng nhớ, tôn kính Đức Phật; lễ tắm Phật Thích Ca sơ sinh với sự cầu mong thân thể và tâm hồn trong sạch khi được dòng nước thơm và trong lành gột rửa. Lễ tắm Phật với sự tham dự của các cấp chính quyền và tăng, ni, phật tử. Ngoài các nghi lễ trên Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành còn tổ chức xe hoa diễu dành trên các đường phố, các chùa làm lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên sông, hồ, tổ chức văn nghệ, thuyết giảng Phật pháp, trang trí đèn lồng và cờ Phật giáo ở các chùa,… Trước và trong dịp Đại lễ, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp hoặc những gia đình Phật tử có thành tích trong xây dựng Phật pháp, xây dựng địa phương,… thực hiện ghi công, tri ân và báo ân theo tinh thần Phật giáo.
3. Văn khấn Lễ Đức Phật Đản Sanh:
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Tình thương mà Ngài đã đánh thức chúng con trên mọi nẻo tăm tối khổ đau. Tình thương mà Ngài đã đánh thức chúng con thật cần thiết để giữ yên cho thế giới khỏi biến thành biển lửa chiến tranh thù hận. Kính lạy Đức Thế Tôn: đã đến lúc ánh sáng của ngọn đèn chánh pháp phải được vận dụng một cách trịnh trọng để xua tan bóng đêm tà kiến đang bao phủ nhân loại. Đã đến lúc tiếng chuông từ bi phải được lắng nghe một cách tha thiết để mọi trái tim cùng nhịp đập yêu thương,xây dựng tình người để thế giới mãi xanh màu hạnh phúc. Kính lạy Đức Thế Tôn: sức mạnh mà ngài đã khơi dậy trong chúng con thật có hiệu lực và hiệu lực mãi trước một thế giới quá nhiều bạo động và mâu thuẫn. Từ trong đại bi tâm Ngài xuất hiện như một sứ giả hòa bình,mang thông điệp tình thương đến cho cuộc đời thông qua con đường hóa giải. sức mạnh nội tâm đã giúp chúng con vượt qua mọi thử thách để tự chủ. Những lời dạy của Ngài thật thiết thực và hữu ích đã có giá trị suốt 2641 năm và sẽ còn giá trị mãi mãi. “Hận thù không dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới dập tắt được hận thù” ” Chiến thắng ngàn quân giữa bãi chiến trường chưa gọi là thắng. Tự chiến thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất.” ” chính ngươi là hải đảo vững chắc cho tự thân ngươi. Không một người nào khác,không một nơi nào khác là nơi nương tựa. Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.” Kính lạy Đức Thế Tôn: Nhân mùa đản sanh của Ngài,chúng con thành kính hái đóa Vô Ưu thanh khiết dâng lên cúng dường dường bậc vô thượng giác, Đấng Thiên Nhơn Sư như là tặng phẩm cao quý nhất xin dâng tặng cho cuộc đời với cầu nguyện chân thành tha thiết:” Mong cho cuộc đời mãi mãi được an vui, hạnh phúc. Người người gặp nhau nhìn nhau với tất cả tấm lòng thương yêu trọn vẹn.
Xin cho khói trầm thơm, kết thành mây năm sắc, dâng lên khắp mười phương, cúng dường vô lượng Phật, vô lượng chư Bồ-tát, cùng các thánh hiền tăng, trên pháp giới dung thông, kết đài sen rực rỡ, nguyện làm kẻ đồng hành, trên con đường giác ngộ, xin mọi loài chúng sanh, từ bỏ cõi lãng quên, theo đường giới định tuê, quay về trong tĩnh thức.
Lễ Phật Đản 2022 Vào Ngày Nào? Ý Nghĩa Lễ Phật Đản
Lễ Phật Đản là gì mà thu hút sự tham gia của hàng ngàn tín đồ Phật tử mỗi năm? Cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa lễ Phật Đản. Đặc biệt, Đại lễ Phật đản 2019 có điều gì nổi trội hơn so với những năm trước?
Ngày lễ Phật Đản là ngày nào?
Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong đạo Phật bao gồm: Lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Thành đạo. Lễ Phật Đản cùng với hai ngày lễ lớn khác cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (bao gồm: L Phật Đản sinh, Phật thành đạo và Phật nhập Niết bàn).
Theo lịch âm dương 2019, thời điểm từ năm 1959 trở về trước, lễ Phật đản được tổ chức tại các nước Đông Nam Á vào ngày 8/4 âm lịch hàng năm. Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên ở Colombo, Tích Lan, 25/5 đến 8/6/1950. Các phái đoàn thuộc 26 quốc gia thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế sẽ được tổ chức vào ngày rằm tháng Tư âm lịch hàng năm.
Vào ngày 15 tháng 12 năm 1999, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Đại lễ được công nhận nhằm đề cao giá trị đạo đức, tôn vinh giá trị văn hóa và tư tưởng hòa bình, cũng như tinh thần đoàn kết của Đức Phật. Mọi hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra thường niên tại trụ sở chính của Liên Hợp Quốc trên toàn thế giới kể từ năm 2000 trở đi. Ngày Đại lễ sẽ được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch. Bởi thế, lễ Phật Đản năm nay diễn ra vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch tức ngày 10 tháng 5 năm 2017.
Nguồn gốc của Lễ Phật Đản?
Tương truyền, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa. Ngài mang dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Truyền thuyết lưu lại rằng Ngài sinh vào ngày 15/4/624 (tính theo lịch âm) trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni – nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.
Bởi vậy, ngày tổ chức lễ Phật Đản được chọn là ngày rằm tháng 4 hàng năm, tại các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.
Tại đại lễ Phật đản, Phật sẽ được vinh danh Tam bảo, bao gồm: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng). Toàn thể quý Phật tử thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, nghe kinh phật, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.
Lễ phật đản 2019 được tổ chức ngày nào?
Ngày lễ lớn này dự kiến thu hút hơn 10.000 Phật tử khắp nơi tề tựu, sum họp cùng toàn thể người dân Việt Nam hướng về Phật pháp. Đại lễ dự kiến tổ chức lễ đón rước trang nghiêm cho hơn 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, nhà nghiên cứu, học giả… đến từ gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đại lễ Vesak năm 2019 được coi là sự kiện mang tính chất ngoại giao quan trọng. Đây là dịp lễ lớn, góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế; khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam với các hoạt động của Liên hợp Quốc trên tất cả các lĩnh vực. Nhân cơ hội này, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam sẽ được quảng bá ra bên ngoài bằng hình ảnh văn minh hơn, tiến bộ hơn và giàu lòng nhân ái hơn, đặc biệt là chứng minh cho cộng đồng Phật giáo thế giới sự phát triển không ngừng của Phật giáo Việt Nam trong suốt hơn 2.000 năm qua.
Văn Khấn Giao Thừa, Đón Chào Năm Mới Tại Tư Gia
Lễ giao thừa rước năm mới là một nghi thức thiêng liêng của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung. Ở chốn thiền môn có nghi lễ đặc thù cho giao thừa. Nhưng tại tư gia Phật tử, văn khấn như thế nào? Đó là thắc mắc của nhiều người.
Xin giới thiệu một bài sớ – văn khấn giao thừa do TT.Thích Lệ Trang, Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo chúng tôi gợi ý.
Sớ giao thừa tại tư gia
Phục dĩ:
Tam dương khai thái, Ngũ phước lâm môn.
Giờ giao thừa đảnh lễ đấng Từ Tôn,
Mùa tuế đán đón mừng xuân Khánh Triệu
Nước Bát Đức thắm hoa lòng hàm tiếu
Mây Tam Đa vờn hương giới khai minh
Hướng tâm thành: lợi lạc chúng sanh
Trình ý khẩn: quang huy quốc độ.
Duyên nay có:
Nước Việt Nam (địa chỉ nơi gia đình cư ngụ) ……….
Chúng con tên: (tên các thành viên trong gia đình, từ lớn đến nhỏ) …………
Nhân buổi giao thừa năm mới, đảnh lễ đấng Từ Tôn
Cúng dường chư Phật, Bồ-tát, Thánh Hiền
Bổn thổ Tài thần, Địa thần, Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn thần.
Kỳ nguyện cho đệ tử chúng con:
Thân thể vinh an, gia đình hòa lạc, dân chúng đều hưởng chữ an vui, mọi người được triêm ân phước lợi.
Giờ đây:
Trước cảnh thiêng liêng của mùa Tuế Đán, chúng con thành tâm đảnh lễ: Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam-mô Từ Thị Di Lặc Tôn Phật.
Nam-mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
Nam-mô Diệu Cát Tường Bồ-tát.
Nam-mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ-tát.
Nam-mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ-tát.
Nam-mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát.
Kim Niên Đương Cai Hành Khiển Lỗ Vương Chí Đức Tôn Thần.
Hành Binh Ngũ Nhạc – Cự Tào Chí Đức Tôn Thần.
Kính nguyện:
Chư Phật nhủ từ bi vô lượng, ban ân lành khắp cõi nhân gian,
Chúa xuân đem phước lộc đề đa, tạo cảnh mới đại đồng hoàn vũ.
Khiến mọi người ân triêm pháp nhũ, giữ giới mà giác ngộ tâm vương,
Để chúng con tắm ánh xuân huy, niềm vui được tràn lan quốc độ.
Khắp mọi nhà: nhân phong vật phụ,
Khắp mọi người: an lạc thọ khương.
Chúng con tắm gội ánh đạo vàng,
Nhân loại xưng dương mùa xuân thủ.
Người già lão đội ân sâu: Phật từ gia hộ,
Khách thanh niên nhờ đức cả: Cam lộ huân triêm.
Cảnh vui tươi nhuần thấm, điều lợi lạc thực thi.
Cùng sát cánh chen vai làm quang huy quốc độ,
Quyết chung lòng góp sức mà phổ độ quần sanh.
Nhân dân an lạc, thế giới an bình,
Chúng con vô cùng cảm bội chư Phật chứng minh.
Mùa Tuế Đán – giờ giao thừa – Xuân Đinh Dậu
Đệ tử chúng con chí thành dâng sớ
Phục dĩ:Tam dương khai thái, Ngũ phước lâm môn.Giờ giao thừa đảnh lễ đấng Từ Tôn,Mùa tuế đán đón mừng xuân Khánh TriệuNước Bát Đức thắm hoa lòng hàm tiếuMây Tam Đa vờn hương giới khai minhHướng tâm thành: lợi lạc chúng sanhTrình ý khẩn: quang huy quốc độ.Duyên nay có:Nước Việt Nam (địa chỉ nơi gia đình cư ngụ) ……….Chúng con tên: (tên các thành viên trong gia đình, từ lớn đến nhỏ) …………Nhân buổi giao thừa năm mới, đảnh lễ đấng Từ TônCúng dường chư Phật, Bồ-tát, Thánh HiềnBổn thổ Tài thần, Địa thần, Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn thần.Kỳ nguyện cho đệ tử chúng con:Thân thể vinh an, gia đình hòa lạc, dân chúng đều hưởng chữ an vui, mọi người được triêm ân phước lợi.Giờ đây:Trước cảnh thiêng liêng của mùa Tuế Đán, chúng con thành tâm đảnh lễ: Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.Nam-mô Từ Thị Di Lặc Tôn Phật.Nam-mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.Nam-mô Diệu Cát Tường Bồ-tát.Nam-mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ-tát.Nam-mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ-tát.Nam-mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát.Kim Niên Đương Cai Hành Khiển Lỗ Vương Chí Đức Tôn Thần.Hành Binh Ngũ Nhạc – Cự Tào Chí Đức Tôn Thần.Kính nguyện:Chư Phật nhủ từ bi vô lượng, ban ân lành khắp cõi nhân gian,Chúa xuân đem phước lộc đề đa, tạo cảnh mới đại đồng hoàn vũ.Khiến mọi người ân triêm pháp nhũ, giữ giới mà giác ngộ tâm vương,Để chúng con tắm ánh xuân huy, niềm vui được tràn lan quốc độ.Khắp mọi nhà: nhân phong vật phụ,Khắp mọi người: an lạc thọ khương.Chúng con tắm gội ánh đạo vàng,Nhân loại xưng dương mùa xuân thủ.Người già lão đội ân sâu: Phật từ gia hộ,Khách thanh niên nhờ đức cả: Cam lộ huân triêm.Cảnh vui tươi nhuần thấm, điều lợi lạc thực thi.Cùng sát cánh chen vai làm quang huy quốc độ,Quyết chung lòng góp sức mà phổ độ quần sanh.Nhân dân an lạc, thế giới an bình,Chúng con vô cùng cảm bội chư Phật chứng minh.Mùa Tuế Đán – giờ giao thừa – Xuân Đinh DậuĐệ tử chúng con chí thành dâng sớ
Cập nhật thông tin chi tiết về Cả Nước Hân Hoan Chào Đón Đức Phật Đản Sanh trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!