Bạn đang xem bài viết Bộ Đồ Thờ Cúng Đầy Đủ Có Đỉnh Hạc Vẽ Rồng Chầu Mặt Nguyệt được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bộ đồ thờ cúng đầy đủ có ĐỈNH HẠC vẽ RỒNG CHẦU MẶT NGUYỆT
Đồ thờ cúng là gì?
Thờ cúng ông bà, tổ tiên, hay các vị thần đã là 1 nét văn hóa của người dân Việt từ xưa tới nay. Theo quan niệm của cha ông ta thì thờ cúng tổ tiên thể hiện sự kính trọng, và sự hiếu thuận của người còn sống với những người đã mất. Còn việc thờ cúng các vị thần giúp cho việc làm ăn của gia đình được thuận lợi hơn, cũng như mong muốn các vị thần bảo vệ các thành viên trong nhà luôn mạnh khỏe, xua tan đi điềm xấu, không may.
Bộ đồ thờ cúng đầy đủ có ĐỈNH HẠC vẽ RỒNG CHẦU MẶT NGUYỆT
Hầu như bất kỳ nhà nào tại Việt Nam đều có ít nhất 1 ban thờ, và có 2-3 bàn thờ tùy vào mong muốn và thành tâm muốn thờ nhiều vị.
Hầu hết, trong nhà sẽ có các bàn thờ sau: bàn thờ tổ tiên, bàn thờ ông Thần Tài, Thổ Địa, bàn thờ Ông Công, …
Vậy đồ thờ cúng là gì? Đồ thờ cúng là những vật được sử dụng để trên bàn thờ với mục đích làm cầu kết nối giữa người âm và người dương. Là nơi để con cháu thể hiện sự thành kính của mình với bề trên. 1 bộ thờ cúng đầy đủ sẽ gồm 15 món đồ sau:
1. Bát cắm hương.
2. Mâm bồng đựng ngũ quả.
3. Chum đựng muối, gạo, nước.
4. Nậm đựng rượu.
5. Kỷ chén cúng rượu.
6. Bát cúng cơm.
7. Ống cắm hương.
8. Đèn thờ : Đèn dầu, Cây cắm nến.
9. Bát nắp.
10. Bộ ấm chén cúng.
11. Bộ đũa thờ hình quạt bằng gỗ
12. Lọ cắm hoa nhỏ
13. Lọ lục bình cắm hoa lớn
14. Đốt trầm
15. Bộ đỉnh hạc thờ cúng
Chi tiết Bộ đồ thờ cúng đầy đủ có ĐỈNH HẠC vẽ RỒNG CHẦU MẶT NGUYỆT
chúng tôi chia sẻ tới Quý khách hàng mẫu đồ thờ cúng RỒNG CHẦU MẶT NGUYỆT đầy đủ có thêm Đỉnh Hạc. Đôi Đỉnh Hạc để ở 2 bên bát hương là điểm nhất nổi bật cho bộ đồ thờ này.
Ý nghĩa của đôi đỉnh hạc trong phong thủy
Hạc là biểu tượng của trời đất hòa hợp, trong phong thủy đôi đỉnh hạc có ý nghĩa rất đặc biệt. Dùng để xua đuổi tà ma, âm khí xấu, giúp cho bàn thờ trở nên khí vượng hơn. Đồng thời thể hiện sự kính trọng của con cháu với thần tiên, ông bà tổ tiên trong nhà.
Hình ảnh đôi Hạc bên cạnh 2 bên bát Hương thể hiện rất rõ vẻ cao quý và sang trọng mà nó mang lại. Để đôi đỉnh Hạc trên bàn thờ giúp cho bàn thờ nhà bạn luôn sạch sẽ, không bị vấy bẩn bởi các thế lực xấu.
Hạc cũng được sử dụng trong đình miếu, chùa chiền. Chắc hẳn hình ảnh đôi hạc được đặt ở cổng ra vào hay ở cửa các ngôi đền chùa không còn xa lạ với nhiều người.
Bộ đồ thờ cúng đầy đủ có ĐỈNH HẠC vẽ RỒNG CHẦU MẶT NGUYỆT được Battrang24h bán với giá cực kỳ hấp dẫn. Không qua trung gian, không độn giá. Cam kết hàng Bát Tràng chính hãng. Miễn phí vận chuyển toàn quốc.
Bộ đồ thờ cúng đầy đủ có ĐỈNH HẠC vẽ RỒNG CHẦU MẶT NGUYỆT nổi bật với màu xanh truyền thống, là sản phẩm được ưa chuộng và sử dụng phổ biến từ bao đời nay.
Liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ lựa chọn bộ sản phẩm phù hợp với nhu cầu.
Sửa Nhà Có Cần Phải Cúng Không
Sửa nhà có cần phải cúng không là vấn đề thắc mắc của nhiều người
Theo quan niệm phong thủy bất kỳ một nơi nào như văn phòng, nhà xưởng, biệt thự hay là nhà ở đều có người cai quản. Thế nên dù làm nhà hay sửa nhà đều động đến phần âm. Đặc biệt là khi tiến hành sửa nhà các thao tác như đào xới, đục tường…đều có thể động chạm đến long khí của đất trời. Xét về khoa học thì việc sửa nhà chính là đổi mới các dòng trường năng lượng. Gia chủ muốn thay đổi phải thực hiện những thao tác để tiến hành hòa nhập các dòng năng lượng mới và cũ. Thế nên việc cúng khi sửa nhà là hết sức cần thiết, trước là để cáo lễ, sau là cầu mong các vị bề trên phù hộ cho công việc được diễn ra suôn sẻ.
Lựa chọn thời điểm phù hợp để cúng sửa nhà
– Làm ăn lụi bại
– Hay ốm đau, bệnh tật
– Hao tổn tiền của, gia đình lục đục
– Khiến thần linh phẩn nộ có thể gặp bất trắc khi thi công
Ngoài ra theo quan niệm phong thủy gia chủ tránh sửa nhà vào các năm Kim Lâu, Hoàng Ốc, Tam Tai. Tuy nhiên trong một số trường hợp gia chủ có thể mượn tuổi của người khác để sửa nhà.
Khi tiến hành cúng sửa nhà quý khách lưu ý chọn “ngày lành tháng tốt” để thi công được suôn sẻ và gặp nhiều may mắn
Cần chuẩn bị những gì cho mâm cúng sửa nhà?
– 1 bộ tam sinh: trứng luộc, gà luộc và thịt lợn luộc
– Đồ nếp: Một đĩa xôi hoặc có thể thay bằng bánh chưng
– 1 đĩa muối, 1 bát gạo, 1 bát ước, 1 chút rượu trắng
– 1 bao thuốc
– 1 lạng chè
– 5 cái oản đỏ
– 1 mâm ngũ quả
– 1 bộ áo quan thần linh
– 1 đinh vàng hoa
– 5 lễ tiền vàng
– 1 đĩa 5 lá trầu cùng 5 quả cau hoặc 3 miếng trầu cau têm sẵn
– 9 bông hồng đỏ cắm vào bình
Mỗi nơi lại có cách cúng động thổ khác nhau, có nơi cúng tam sinh nhưng cũng có nơi cúng đơn giản hơn. Tùy vào điều kiện mỗi gia đình, phong tục từng vùng miền và địa phương. Tuy nhiên đều bắt buộc phải có: con gà, đĩa xôi, hoa quả, vàng lễ, hương…
4. Cách cúng sửa chữa nhà
Gia chủ cần chuẩn bị lễ vật được đặt trong một mâm nhỏ. Trong trường hợp sửa nhà cũ thành nhà mới, nâng móng nhà thì đặt mâm lễ lên một cái bàn con ở giữa khu đất.
Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp nhang, vái bốn phương 8 hướng rồi quay vào mâm lễ đọc bài cúng khởi công sửa nhà
Trong trường hợp mượn tuổi người khác để sửa nhà. Người được mượn tuổi đọc bài khấn mượn tuổi sửa nhà. Lúc này gia chủ phải lánh đi chỗ khác
Sau khi cúng xong, đợi nhang gần tàn thì hóa tiền vàng bạc và rải muối gạo. Tiếp theo, gia chủ hoặc người được mượn tuổi sửa nhà tự tay cuốc mấy nhát xuống đất. Sau đó tốp thợ sẽ tiến hành thi công sửa chữa nhà.
Xây nhà trọn gói tpHCM│ Giá xây nhà thô│ Thiết kế nhà phố│ Thiết kế nhà biệt thự
Chuẩn Bị Lễ Cúng Và Văn Khấn Đêm Giao Thừa Đúng Và Đầy Đủ Nhất
Câu hỏi:Lễ cúng giao thừa là gì? Chuẩn bị lễ cúng giao thừa như thế nào là đúng và đủ nhất?
Trả lời:
Lễ cúng giao thừa là gì?
Lễ cúng đêm Giao thừa tiễn năm cũ, đón năm mới là nghi lễ rất quan trọng đối với mỗi gia đình trong năm mới.
Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, lễ cúng đêm Giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch được thực hiện vào đêm 30 Tết với ý nghĩa tiễn đưa những điều xấu, xui xẻo của năm cũ để đón điều tốt đẹp trong năm mới.
Lễ cúng giao thừa là phong tục truyền thống lâu đời của người Việt
Theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng mỗi năm có một vị quan Hành khiển cai trị hạ giới khác nhau. Giao thừa cũng là thời khắc chuyển giao công việc cai trị của các vị quan Hành khiển. Mâm cỗ cúng đêm giao thừa có thể coi như một buổi tiệc để tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần mới. Gia đình sắm lễ với mong muốn cả nhà được bình an, hạnh phúc trong năm mới.
Chuẩn bị lễ cúng giao thừa như thế nào?
Quan niệm dân gian cho rằng việc bàn giao tiếp nhận công việc của các vị thần diễn ra rất khẩn trương, các vị ấy chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ. Vì vậy mâm cỗ cúng quan Hành khiển thường đặt ngoài cửa chính.
Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời là cỗ mặn, gồm có xôi gà, hoặc thủ lợn, bánh chưng, mứt, trầu cau rượu nước, vàng mã và hoa quả
“Lễ vật không cần quá cầu kỳ, hầu hết là những sản vật gần gũi với đời sống gia đình, miễn sao đảm bảo thanh tịnh. Cúng Giao thừa người ta đặc biệt chú ý đến gà cúng, gà thường là gà trống choai, mới tập gáy, thân hình cân đối, mào cờ, mỏ vàng, chân vàng và chưa từng đạp mái”, GS Thịnh hướng dẫn.
Mâm cúng ngoài trời phải đặt ở nơi sạch sẽ, trên mâm có một bát gạo để cắm hương, hai ngọn nến hoặc đèn dầu.
Bài cúng đêm giao thừa theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam Lễ khấn giao thừa được thực hiện bởi người lớn tuổi nhất trong nhà
Cúng đêm Giao thừa trong nhà là để lễ tổ tiên, với mong muốn cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình gặp nhiều điều tốt lành năm mới. Mâm cỗ này có thể được cúng sớm hơn, lễ vật tùy từng điều kiện gia đình.
Nội dung của bài văn khấn giao thừa là:
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
– Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
– Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần
– Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển
– Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Hổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm Ất Mùi với năm Bính Thân, chúng con là: …………….., sinh năm: ………, hành canh: ……….. tuổi, cư ngụ tại số nhà:………, ấp/khu phố:……….., xã/phường ……….., quận/huyện/ thành phố …………………., tỉnh/thành phố ……………………
Nhân phút thiêng liêng Giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng-đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt.
Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật-Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cái Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.
Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Lễ Nhập Trạch Nhà Chung Cư Gồm Những Thủ Tục Thờ Cúng Nào
Mẫu mâm ngũ quả cho lễ nhập trạch
Tùy vào từng vùng miền cũng như điều kiện gia đình mà lễ nhập trạch nhà chung cư sẽ khác nhau. Trên thực tế, các gia đình ngày nay thường lược bỏ bớt các đồ cúng để lễ nhập trạch không quá cầu kỳ, không lãng phí mà vãn giữ được nét truyền thống từ trước của ông cha. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về 2 cách chuẩn bị lễ nhập trạch nhà chung cư để bạn có thể chọn sao cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình mình nhất:
– Mâm cúng giữa nhà cần có trái cây, hoa ly, hương (nhang) thơm, đèn cầy (nến), gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, giấy cúng, nồi xông, trầm hương, xôi, chè, cháo, bánh kẹo, tâm sen, heo sữa quay (trọng lượng từ 3,2kg – 4kg) và bánh hỏi.
– Mâm cúng thần tài bao gồm: trái cây, hoa cúc kim cương, nhang (hương), rượu, giấy cúng, thịt heo quay và bánh bao.
– Và mâm cúng táo quân gồm: trái cây, hoa cúc, nhang (hương), đèn cầy (nến), gạo, muối, trà, rượu, nước lọc, trầu cau, giấy cúng, xôi, chè, chả giò và bánh chưng.
Lễ nhập trạch rút gọn được rất nhiều gia đình áp dụng hiện nay sẽ bao gồm 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa và rượu thịt.
– Mâm rượt thịt bao gồm: 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), 1 đĩa xôi, gà luộc nguyên con, 3 chung trà, 3 chung rượu và 3 điếu thuốc. Lưu ý: chuẩn bị đồ lễ bởi các số lẻ bởi theo phong thủy các số lẻ sẽ tượng trưng cho sự may mắn.
– Nếu có điều kiện thêm hoặc theo ý của thầy cúng bạn có thể chuẩn bị thêm đôi lọ lộc bình bát tràng, cùng để phòng khách hoặc phòng thờ, với ý nghĩa phong thủy như tăng vượng khí, sua đuổi tà ma, kích tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Mẫu lọ lộc bình tứ cảnh khách hàng hay sử dụng khi làm lễ nhập trạch nhà mới
Lọ lộc bình Đức Phúc 2 bên ban thờ làm lễ nhập trạch
Các bước thực hiện nghi lễ nhập trạch
Theo quan niệm dân gian làm lễ nhập trạch vào nhà mới cũng như lễ nhập trạch nhà chung cư, bạn nên chọn ngày tốt hợp tuổi với gia chủ với mong muốn đem lại may mắn, làm ăn phát đạt, công danh nở rộ, gia đình bình an. Nếu cẩn thận hơn, hoặc gặp trường hợp không mong muốn như không hợp tuổi hay gia chủ đang mang thai, bạn có thể nhờ người hợp tuổi. Cụ thể, nghi lễ nhập trạch sẽ thực hiện tuần tự theo các bước sau:
– Trước khi làm lễ, gia chủ cần chuẩn bị 1 chiếc chiếu, một bếp lửa thường là bếp ga du lịch hoặc bếp gas sử dụng trong phòng bếp cũng được, một cái chổi mới, và lễ vật chuẩn bị ở bước trên. Những thành viên khác sẽ mang tiền lẻ và đi theo vào sau.
– Sau đó, sắp lễ vật lên mâm theo hướng hợp với gia chủ. Trong lúc chờ đợi đến giờ làm lễ, mọi người đều phải ra khỏi nhà và khóa cửa lại chờ đến đúng giờ thì gia chủ (hoặc người hợp tuổi) sẽ mở cửa và là người bước chân vào nhà đầu tiên. Đích thân gia chủ sẽ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư hương để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng. Có nhiều nơi và vùng miền sẽ chuẩn bị thêm 1 cây đuốc nhỏ, châm lửa rồi đi sua đuốc các phòng trong căn hộ, cả ban công để nhằm mục đích sua đuổi ta ma ra khỏi nhà, cầu bình an cho mọi thành viên trong gia đình.
– Sau khi thắp hương xong, đến phần đọc văn khấn. Văn khấn Thần linh sẽ được đọc trước và sau đó gia chủ làm lễ cáo yết Gia tiên. 2 phần văn khấn này các bạn có thể tham khảo ở phần dưới bài viết.
– Tiếp theo, gia chủ sẽ châm bếp và đun nước với mục đích khai bếp và pha trà dâng thần linh, gia tiên.
– Cuối cùng, để gia trang được bình an, cả nhà phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên…
Văn khấn lễ nhập trạch chia ra làm 2 phần
Văn khấn lễ nhập trạch bao gồm 2 phần: là văn khấn thần linh và văn khấn cáo yết gia tiên.
Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………
Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần).
3 điều lưu ý khi làm lễ nhập trạch dọn về nhà mới
Để lễ nhập trạch suôn sẻ và tránh những điều không may mắn đến với gia chủ, bạn nên lưu ý và kiêng kỵ một số điều sau đây:
– Người cầm tinh con hổ nên nhờ tuổi để làm lễ và không nên tham gia vào việc dọn nhà.
– Nếu gia chủ là phụ nữ mang thai cũng nên nhờ tuổi để làm lễ nhập trạch và tuyệt đối không được phép dọn dẹp nhà cửa.
– Nếu làm lễ nhập trạch chỉ để lấy ngày tốt thì gia chủ nên ngủ qua đêm ở đó.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bộ Đồ Thờ Cúng Đầy Đủ Có Đỉnh Hạc Vẽ Rồng Chầu Mặt Nguyệt trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!