Xu Hướng 6/2023 # Bí Ẩn 3000 Viên Xá Lợi Của Phật Hoàng Trần Nhân Tông (Kỳ 2) # Top 14 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bí Ẩn 3000 Viên Xá Lợi Của Phật Hoàng Trần Nhân Tông (Kỳ 2) # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Bí Ẩn 3000 Viên Xá Lợi Của Phật Hoàng Trần Nhân Tông (Kỳ 2) được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Anh, Ngọc cốt của Ngài được an trí vào lăng Quy Đức, 1 phần xá lợi giữ tại tháp Phật Hoàng ở Ngọa Vân, phần giữ tại Bảo tháp chùa Tư Phúc trong Đại Nội (cấm thành Thăng Long), sau đó được phân thành nhiều phần, lưu giữ nhiều nơi để nhân dân và Phật tử thờ phụng.

Đức vua Trần Nhân Tông, người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, sau khi nhường ngôi cho con, Ngài xuất gia tu hành khổ hạnh lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, xưng là Trúc Lâm Đại sĩ. Cuối đời Ngài tu và hóa Phật tại am Ngọa Vân, được xưng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật.

Ngay sau khi Phật Hoàng viên tịch, vâng theo di chúc Bảo Sát đã tiến hành hỏa thiêu Ngài ngay tại Am Ngọa Vân. Pháp Loa, tổ thứ hai của Thiền Phái Trúc Lâm đến tưới nước thơm lên giàn hỏa, thu được ngọc cốt và hơn 3000 viên ngọc xá lỵ.

Ngọc cốt được an trí vào lăng Quy Đức (hay còn gọi là Đức lăng), một phần xá lỵ thu được lưu giữ tại tháp Phật Hoàng ở Ngọa Vân, phần còn lại được đưa về lưu giữ tại Bảo tháp chùa Tư Phúc trong Đại Nội (cấm thành Thăng Long), sau đó được phân thành nhiều phần lưu giữ ở nhiều nơi để nhân dân và phật tử thờ phụng, các nơi có lưu giữ xá lỵ của Phật Hoàng gồm:

1. Phật Hoàng tháp tại Ngọa Vân: Am, chùa Ngọa Vân dưới thời Trần thuộc An Sinh vốn là đất thang mộc của An Sinh vương Trần Liễu, thời Lê thuộc xã An Sinh phủ Kinh Môn, nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê huyện Đông Triều.

Tại Ngọa Vân, Pháp Loa cho xây bảo tháp Phật Hoàng (Phật Hoàng tháp) lưu giữ một phần xá lợi của ngài.

Đến thời Lê Trung hưng (thế kỷ 18) tòa bảo tháp do Pháp Loa xây dựng bị đổ nát. Năm 1707 thiền sư Giác Hưng, hiệu là Viên Minh cho trùng tu xây mới tòa Phật Hoàng tháp bằng đá, phía trước tháp có voi đá và ngựa đá đứng chầu.

Phật Hoàng tháp hiện vẫn còn đứng sừng sững uy nghiêm trên đỉnh Ngọa Vân, tháp 2 tầng, mặt trước khắc nổi bức đại tự Phật Hoàng Tháp (佛皇塔), trong lòng tháp đặt một bài vị bằng đá xanh, trang trí hoa lá và hình rồng, bài vị ghi “Nam mô đệ nhất tổ Trúc Lâm đầu đà Tĩnh tuệ giác hoàng Trần triều đệ tam Nhân Tông Hoàng đế Điều ngự vương phật – Nam mô a di đà phật, bài vị thờ Điều Ngự vương phật Đầu đà Tĩnh tuệ giác hoàng, tổ thứ nhất phái Trúc Lâm, vua thứ 3 triều Trần Hoàng đế Nhân Tông”. Như vậy, Phật Hoàng tháp chính là nơi lưu giữ xá lỵ của Phật Hoàng tại nơi ngài đã tu hành và hóa Phật.

2. Bảo tháp ở Đức Lăng: Sách Đại Việt sử ký toàn thư và sách Tam Tổ thực lục đều cho biết:

Ngày 16 tháng 9 năm Canh Tuất (1310) an trí ngọc cốt vào lăng Quy Đức (hay còn gọi là Đức lăng), lấy một phần xá lỵ đặt vào bảo tháp ở Đức lăng. Đức lăng được xây dựng trong khu lăng tẩm nhà Trần xưa thuộc đất Tinh Cương, phủ Long Hưng, nay là Thôn Tam Đường, xã Tiến Đức huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Khu lăng tẩm này có 4 lăng gồm Thọ lăng của Thượng hoàng Trần Thừa, Chiêu lăng của vua Trần Thái Tông, Dụ lăng của vua Trần Thánh Tông và Đức lăng (hay lăng Quy Đức) của vua Trần Nhân Tông và Khâm Từ Bảo thánh thái hoàng thái hậu.

Các vua nhà Trần sau này không xây dựng lăng tẩm ở đây nữa mà chuyển về An Sinh (Đông Triều).

Khu lăng tẩm nhà Trần ở Tam Đường hiện còn lại 3 gò mộ (lăng) cao to như quả đồi, các gò này được gọi là Phần Trung, Phần Đa và Phần Bụt (còn goị là Nấm Sỏi), mỗi Phần hẳn là một lăng, tuy nhiên cho đến nay chưa thể xác định các phần này là lăng của vị vua nào, nhiều người cho rằng Phần Bụt chính là Đức lăng với suy luận cho rằng Bụt chính là cách gọi khác của Phật vì vậy đây là lăng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Các cuộc khai quật thăm dò ở Phần Bụt đã tìm thấy những viên gạch xây tháp có trang trí hình rồng giống như loại gạch xây tháp đã được tìm thấy ở tháp Phổ Minh (Nam Định), và đó có thể là gạch xây bảo tháp của Đức lăng.

3. Tháp Phổ Minh trong khuôn viên chùa Phổ Minh:

Theo sử sách ghi lại, vào năm 1308, Kim Phật Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân trên ngọn Tử Phong – Yên Tử (theo Đại Việt Sử Ký toàn thư, kỷ Anh Tông). Sau đó ít lâu, con ngài là vua Anh Tông đã đem 7 trong số 21 hạt xá lợi đặt trong cỗ kiệu bát cống bằng đá rồi xây tháp Phổ Minh lên trên.

Tháp cao 13 tầng, có mặt bằng hình vuông (5,20m x 5,20m), tầng thứ 11 là nơi đặt hòm xá lỵ của vua Trần Nhân Tông. Theo mô tả của sách Lịch triều hiến chương loại chí thì khi tiến hành trùng tu tháp “đã thấy cái hòm to, mở ra xem thì lớp thứ nhất là hòm bằng sắt, lớp thứ hai là hòm bằng đồng, lớp thứ ba là hòm bằng bạc, lớp thứ tư là hòm bằng vàng, lớp thứ năm là hòm bằng đá quý, trong để xá lỵ tròn bằng đầu ngón tay, sắc sáng long lanh, đã trả lại chỗ cũ…”

Thư tịch thời Nguyễn như Nam Định dư địa chí, Hoàng Việt địa dư nhất thống chí, Đại Nam nhất thống chí đều cho biết vào thời Tây Sơn (khoảng năm 1789) có việc tháo dỡ 3 tầng trên của tháp thì gặp một chiếc hòm bằng đá, hòm đã giữ nguyên để xây lại như cũ. Những năm 80 của thế kỷ 20, khi tỉnh Nam Định tiến hành trùng tu lại tháp Phổ Minh cũng đã thấy hòm xá lỵ ở tầng 11 như mô tả của sử sách và hiện nay nó vẫn được tôn trí tại tầng 11 của tháp Phổ Minh. Đây là hòm xá lỵ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông còn nguyên vẹn duy nhất hiện biết.

4. Tháp Đại Thắng tư thiên bên hồ Lục Thủy:

Tháp Đại Thắng tư thiên hay thường gọi là tháp Báo Thiên tòa tháp nổi tiếng được xây dựng năm 1057 dưới thời Lý Thánh Tông trong khuôn viên chùa Báo Thiên nằm phía Tây hồ Lục Thủy, nay thuộc khu vực Nhà Thờ lớn Hà Nội.

Sách Tam Tổ thực lục cho biết “tháng 11 năm Kỷ Tị (1329), Sư (Pháp Loa-TG) lập đàn tràng tại viện Quỳnh Lâm, làm lễ điểm Nhãn tượng Phật Di lặc, và lấy một phần xá lỵ của Điều Ngự tại tháp Thắng Tư Thiên (Đại Thắng Tư thiên) đem cất vào tháp đá tại viện Quỳnh Lâm”

Như vậy, trước đó xá lỵ của Phật Hoàng phải được đưa vào tôn trí ở Đại Thắng tư thiên và đến năm 1329 Pháp Loa lấy “một phần xá lỵ” đem về tôn trí ở tháp đá Viện Quỳnh Lâm và hẳn nhiên ở Đại Thắng tư thiên còn lại một phần xá lỵ.

5. Bảo tháp chùa Tư Phúc trong Đại Nội Hoàng Thành Thăng Long

Sau khi hỏa thiêu, ngọc cốt và xá lỵ của Điều Ngự được vua Trần Anh Tông rước về kinh thành. Ngọc cốt để vào bảo khám, xá lợi được chia làm hai phần để trong bình vàng quản tại chùa Tư Phúc trong Đại Nội.

Chùa Tư Phúc là ngôi chùa rất nổi tiếng trong Cấm thành Thăng Long thời Trần, đây là nơi trước khi lên ngôi vua, Trần Nhân Tông thường đến ngủ trưa, một hôm vua mộng thấy trên rốn trổ một bông hoa sen vàng lớn như bánh xe.

Chùa Tư Phúc cũng là nơi các vua và hoàng hậu nhà Trần đến tu hành, và nghe các tổ của Trúc Lâm giảng Pháp, có thể khẳng định chùa Tư Phúc là chùa giành riêng cho hoàng gia được xây dựng trong Cấm thành Thăng Long, giống như chùa Phổ Minh ở Phủ Thiên Trường, dấu vết chùa Tư Phúc hiện nay không còn, và chúng ta cũng chưa xác định được vị trí cụ thể của chùa trong tổng thể của Cấm thành Thăng Long.

6. Tháp Tuệ Quang trên chùa Hoa Yên, núi Yên Tử:

Huệ Quang Kim tháp (慧 光 金塔), hay Tuệ Quang tháp (慧 光塔), hay hiện nay được gọi là tháp Huệ Quang hoặc tháp Tổ là tháp lớn nhất được nằm ở khu vực trung tâm Vườn tháp tổ phía dưới chùa Hoa Yên trong quần thể di tích danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Sách Tam tổ thực lục cho biết ngày 22 tháng 2 năm Bính Dần, niên hiệu Khai Thái thứ 3 (1326), Pháp Loa phụng chiếu của vua Trần Minh Tông đến chùa Hoa Vân (Hoa Yên) trên núi Yên Tử, tôn trí xá lỵ của Điều Ngự vào Kim tháp Tuệ Quang.

Nhiều người cho rằng tháp này do vua Trần Anh Tông cho xây dựng, có thể như vậy, nhưng sau khi vua Trần Anh Tông mất sáu năm (vua Trần Anh Tông mất năm 1320) thì xá lỵ của Điều Ngự mới được an trí vào tháp, có lẽ lúc này tháp mới xây xong.

Ngôi tháp hiện còn ở vườn tháp tổ ngày nay không phải là tòa tháp được xây dựng dưới thời Trần, tòa tháp này được xây dựng vào thời Lê, pho tượng Phật Hoàng đặt trong tháp cũng được làm vào thời Lê khoảng thế kỷ 16-17.

Đại Việt sử ký toàn thư và Tam Tổ thực lục cho biết vua Trần Anh Tông có cho đúc hai pho tượng bằng vàng, một thờ ở chùa Siêu Loại (Gia Lâm), một thờ ở chùa Hoa Yên, nếu như đến năm 1326 tháp Tuệ Quang mới được hoàn thành thì rõ ràng tượng vàng do Trần Anh Tông đúc phải được thờ ở trong chùa Hoa Yên giống như ở chùa Siêu Loại chứ không thể được đặt trong tháp Tuệ Quang vì lúc đó tháp chưa hoàn thiện.

Năm 1319, Pháp Loa tôn giả cho mở mang chùa thành Viện Quỳnh Lâm, dưới sự hỗ trợ về tiền bạc cũng như con người của vua Trần Anh Tông và các vương hầu, quý tốc nhà Trần.

Đặc biệt Thuận Thánh Bảo từ Hoàng thái hậu (vợ vua Trần Anh Tông) và Trần Quang Triều, Quỳnh Lâm trở thành một Tự – Viện lớn gồm Chùa và Viện, trong đó Viện là nơi đào tạo tăng tài lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm và đây cũng là nơi có thư viện lớn lưu trữ nhiều kinh sách Phật Giáo.

Tự Viện Quỳnh Lâm cũng là nơi thường xuyên lui tới của hoàng tộc nhà Trần và các quý tộc đương thời, nơi đây thực là chốn tùng lâm thế kỷ 14.

Không chỉ có vậy, Quỳnh Lâm còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện Phật Giáo lớn do Hoàng gia và tổ Pháp Loa chủ trì, tháng 3 năm 1325 Pháp Loa tổ chức lễ hội nghìn Phật tại Quỳnh Lâm, lễ hội diễn ra trong 7 ngày 7 đêm đồng thời khơi công xây dựng hai tòa tháp để cung nghênh xá lỵ của Phật Hoàng về tôn trí tại chùa, năm 1329 tháp hoàn thành, rước một phần xá lỵ từ tháp Đại Thắng tư Thiên về tôn trí vào hai bảo tháp.

Quỳnh Lâm viện nay là chùa Quỳnh Lâm, xã Tràng An huyện Đông Triều, mặc dù hai tòa tháp đã bị phá hủy nhưng những dấu ấn của nó vẫn còn lại trên và trong lòng đất của chùa, đặc biệt ở tòa tháp bát giác hiện dựng trước gác chuông chùa, hai tầng trên cùng của tòa tháp chính là phần còn lại của tòa tháp đá do tổ Pháp Loa cho xây dựng năm 1325.

Hiện chùa còn lưu giữ 9 viên xá lỵ của Ngài. Trong chùa, gian chính điện đặt ban thờ Trần Nhân Tông.

Từ khi vua Trần Nhân Tông đến đây, chùa Minh Khánh trở thành ngôi chùa nổi tiếng khắp vùng, được nhân dân ngưỡng vọng. Sự kiện này còn dấu tích trên bia “Minh Khánh Đại danh lam” khắc năm Hồng Thuận thứ 3 (1511): “Tiên triều vua Trần Nhân Tông đã tu hành ở đây mà huyết thư còn lưu, đương thời coi là “Tiểu Tây phương”.

Một lâu đài quý báu nơi Trúc Quốc, sáng rực hoa soi. Lúc đó, đã có sư tiểu sớm hôm đèn hương, quét tước, nhân dân phụng thờ, tiếng tăm rộng khắp xa gần…”.

Ngày vua Trần Nhân Tông viên tịch (1/11 âm lịch) được nhân dân lấy là ngày tổ chức lễ hội của chùa.

Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi rõ về việc thất thoát xá lị Phật hoàng:

“Pháp Loa thiêu xác của Thượng hoàng được hơn ba nghìn xá lị mang về chùa Tư Phúc ở Kinh sư. Vua có ý ngờ. Các quan nhiều người xin bắt tội Pháp Loa. Hoàng tử Mạnh mới 9 tuổi, đứng hầu bên cạnh, chợt thấy có mấy hạt xá lị ở trước ngực, đưa ra cho mọi người xem, kiểm lại trong hộp thì đã thấy mất một số hạt”.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Bá Khoa, Trưởng phòng Văn hóa- Thông tin huyện Thanh Hà, trong hai đạo sắc phong của vua Vĩnh Khánh năm 1731 và Tự Đức 1880 hiện còn lưu giữ trong chùa đều có nói đến 9 viên xá lị Phật hoàng.

Trong hồ sơ di tích chùa Minh Khánh được lập để đề nghị xếp hạng cấp quốc gia năm 1990 hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh cũng ghi: “9 viên xá lị, theo truyền thuyết và sắc phong đó là xá lị của Trần Nhân Tông”.

“Ngoài sắc phong, trong hòm còn có một hộp gỗ tròn sơn đỏ. Mở hộp thì thấy bên trong có 9 hạt màu đen tro, có viên hình tròn, có viên hình gần tròn, to hơn hạt tràng, có lỗ xỏ. Riêng có một viên bị sứt một góc. Mọi người có mặt đều sửng sốt.

Điều đó càng khẳng định 9 hạt xá lị được lưu giữ tại chùa Minh Khánh là xá lị Phật hoàng. Hiện 9 viên xá lị được nhà chùa và chính quyền nhân dân coi là bảo vật và gìn giữ cẩn thận, tôn nghiêm trong chùa.

Sư thầy Thích Diệu Hiển cho biết, bà theo sư cụ về trụ trì tại chùa 26 năm trước. Ngay từ những ngày đầu bà đã nghe nói về sự quý giá của 9 viên xá lị Phật hoàng. Để bảo đảm an toàn, từ nhiều năm nay 9 viên xá lị được nhà chùa và chính quyền địa phương cất giữ, chỉ dịp đặc biệt hoặc lễ hội mới mở.

Do công tác an toàn, muốn mở xá lị, phải có sự giám sát của chính quyền địa phương và phải làm lễ. Ông Nguyễn Bá Khoa, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Thanh Hà, cho biết: Việc giữ gìn 9 viên xá lị Phật hoàng được coi là nhiệm vụ quan trọng. Ngành văn hóa huyện đang dự kiến sẽ xây dựng một tháp gương đặt hộp xá lị vào đó để cho du khách thập phương và nhân dân viếng thăm.

Vĩ thanh

Như vậy, qua những ghi chép và những bằng chứng khảo cổ học hiện có có thể xác định hành trình tu luyện, nhập diệt theo thế sư tử nằm, phân phát xá lị đi khắp nơi của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông là một chuỗi công việc mô phỏng quá trình tu luyện, viên tịch và phân phát xá lị của Đức Phật Thích-Ca-mâu-ni.

Trong chuỗi sự kiện đó thì Yên Tử là nơi Phật Hoàng tu luyện, giảng pháp, độ tăng và Ngọa Vân là nơi kết thúc trọn vẹn quá trình tu luyện và thành Phật của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, các nơi khác được lưu giữ xá lợi đều là những trung tâm lớn về chính trị, kinh tế hoặc tôn giáo dưới thời Trần.

Trong số tám nơi được lưu giữ xá lỵ của Phật Hoàng thì riêng Tự – Viện Quỳnh Lâm có hai nơi chứa xá lỵ của Ngài.

Đông Triều, Uông Bí ngày nay dưới thời Trần là đất An Sinh quê gốc của nhà Trần đồng thời là Trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nên có đến 4 điểm lưu giữ xá lợi của Phật Hoàng.

Kỷ niệm 704 năm ngày Điều Ngự hóa Phật, thiết nghĩ việc quang bá tư tưởng và giá trị di sản của Ngài để lại là một việc làm cần thiết nhằm bảo tồn và phát huy các di sản của Ngài cho muôn đời mai sau.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Anh

Phật Hoàng Trần Nhân Tông Làm 4 Câu Thơ Thiền, Hậu Thế Nghìn Năm Còn Ngưỡng Vọng

Bài kệ “Cư trần lạc Đạo” của Phật hoàng Trần Nhân Tông chỉ có 4 câu, 28 chữ, lời thơ giản dị nhưng chứa đựng đạo lý sâu xa, hầu như bao hàm cốt lõi, yếu chỉ của dòng thiền Trúc Lâm.

Bài thơ dường như diễn dịch chính cuộc đời Ngài, dung nạp đại Đạo mà Ngài tham ngộ được, cũng là giáo lý cho đệ tử, bá quan văn võ, bách tính lê dân và người đời sau học tập, tu luyện.

Nguyên văn:

Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên, Cơ tắc xan hề khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

Dịch nghĩa

Sống ở cõi trần, vui với Đạo và tùy theo duyên Đói thì ăn, mệt thì ngủ Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác Đối với mọi cảnh vật mà vẫn giữ được cái tâm vô vi, bất động thì không cần phải hỏi về thiền.

Dịch thơ:

Cõi trần vui Đạo cứ tùy duyên, Đói bụng thì ăn mệt ngủ liền. Báu vật trong nhà thôi tìm kiếm, Đối cảnh vô tâm khỏi hỏi thiền.

Cõi trần vui Đạo cứ tùy duyên

Sơ Tổ thiền phái Trúc Lâm Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) tên thật là Trần Khâm, là con trai đầu lòng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu Trần Thị Thiều.

Ngay từ khi sinh ra, Ngài đã tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, nên vua cha và ông nội, cũng tức là Thái thượng hoàng Trần Thái Tông, đã gọi Ngài là Kim Tiên đồng tử.

Sử sách chép rằng bên vai phải của Trần Khâm có nốt ruồi đen lớn như hạt đậu; người xem tướng đoán rằng hoàng tử về sau sẽ làm được việc lớn.

Năm mười sáu tuổi được lập làm Hoàng thái tử, Ngài cố từ chối để nhường lại cho em mà vua cha không chịu. Vua cưới trưởng nữ của Nguyên Từ quốc mẫu cho Ngài, tức là Khâm Từ thái hậu sau này.

Sống trong cảnh vui hòa hạnh phúc ấy mà tâm Ngài vẫn thích đi tu. Một hôm vào lúc giữa đêm, Ngài trèo thành trốn đi, định vào núi Yên Tử. Đến chùa Tháp ở núi Đông Cứu thì trời vừa sáng, trong người mệt nhọc quá, Ngài bèn vào nằm nghỉ trong tháp.

Vị sư trụ trì ở đây thấy Ngài tướng mạo khác thường, liền làm cơm thết đãi. Vua cha hay tin, sai các quan đi tìm, Ngài bất đắc dĩ phải trở về.

Ngài thường ăn chay nên thân thể gầy ốm. Thánh Tông thấy thế lấy làm lạ, nên hỏi nguyên do, Ngài trình thật với cha. Thánh Tông khóc bảo: “Nay ta đã già, chỉ trông cậy một mình con, con lại làm như thế, làm sao gánh vác được sự nghiệp của tổ tiên?”.

Ngài nghe dạy cũng rơi nước mắt. Thế là Ngài theo cái duyên phận của kẻ làm con, tận chữ hiếu, dốc sức theo học đạo kinh bang tế thế, an lòng vua cha, kế nghiệp tổ tiên. Quả đúng là:

Lòng vui với Đạo muốn xa đời Làm con chữ hiếu chẳng buông lơi. Xã tắc lâm nguy vai gánh vác, Trùng Hưng kỳ tích rạng muôn đời.

Khi giặc Nguyên sang xâm chiếm, Ngài với duyên phận và trách nhiệm của xã tắc đã đoàn kết quân dân, đích thân xông pha nơi mũi tên hòn đạn, cổ vũ khích lệ tướng sỹ, trên dưới một lòng nên đã hai lần đại phá quân Nguyên, giữ gìn trọn vẹn đất nước.

Dưới sự trị vì của Trần Nhân Tông, hai cuộc hội nghị nổi tiếng được ghi vào sử sách là: hội nghị các tướng lãnh ở Bình Than, hội nghị những bô lão trong cả nước ở Diên Hồng để bàn mưu kế, tỏ quyết tâm chống giặc. Sách Việt Sử Tiêu Án chép rằng:

“Mỗi lần có tin báo quân Nguyên sang cướp, thì tất là Vua thân hành ra ngoài trông coi quân, khi đi đông, đi tây, không đi nhất định đường nào; khi ở trên bộ, khi ở thủy, không đóng nhất định ở đâu. Đó không phải là rát, là vì Vua ở bên ngoài, thì dễ hiệu triệu thiên hạ. Cổ lệ lòng hăng hái của quân sĩ, chư tướng thì tiện việc tâu xin mệnh lệnh, tam quân thì vui lòng xông pha, lính tráng đều là quân của nước, của nhà giàu là của nước, có cơ hội nào thì cổ động quân sĩ xông vào trước, gặp tình thế không may thì tùy tiện mà chống giữ; khi tiến quân thì nhanh như chớp nhoáng, khi lui về thì như rồng rắn ẩn thân, giặc không biết đâu mà lường đạc được; nếu chỉ nấp giữ ở trong thành, thì địch coi đó là sào huyệt, chúng sẽ chặn đường không cho vận lương đến, và giữ viện binh không vào được, đến nỗi lương hết, lực cùng, chả nguy lắm sao. Có tin giặc đến mà Vua lập tức đi ra ngoài, đó là kỳ kế, liệu sức giặc và tính cách đánh của nhà Trần”.

Chiến công thần kỳ hai lần đại phá quân Nguyên Mông của quân dân Đại Việt đã chấn động bốn cõi, được Nguyễn Sưởng tóm tắt bằng câu thơ:

Thùy tri vạn cổ Trùng Hưng nghiệp, Bán tại quan hà bán tại nhân.

Dịch thơ:

Đại nghiệp Trùng Hưng ngời vạn cổ, Nửa bởi non sông nửa do người.

Làm tròn chữ hiếu của kẻ làm con, làm trọn đạo nhân nghĩa của bậc quân vương, lấy sinh mệnh đền ơn tiên tổ, trọn trách nhiệm của bậc trượng phu với sơn hà xã tắc, trọn nghĩa vụ của bậc thiên tử chăm lo cuộc sống bách tính lê dân, an cư lạc nghiệp sau những năm chiến tranh tàn phá, trọn trách nhiệm của bậc làm cha, dạy dỗ chỉ bảo cho hoàng tử khôn lớn, đủ tài đức gánh vác non sông.

Năm 1299, Ngài rời khỏi danh lợi chốn hồng trần, lên Yên Tử nơi địa linh phúc địa, tẩy sạch tâm trần, theo cái duyên hằng mong mỏi, xuất gia tu luyện, trở về với tâm nguyện xa xưa, vững bước trên con đường phản bổn quy chân, về miền tịnh thổ.

Sau khi khổ tu, khai ngộ, đắc Đạo, Ngài lại thuận theo cái duyên của bậc Giác Ngộ, giáo hóa văn minh cho bách tính lê dân, hoằng dương Phật Pháp khắp xa gần, trong và ngoài bờ cõi.

Ngài chuyên cần tu tập theo hạnh đầu-đà (khổ hạnh) lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu-đà. Sau đó Ngài lập chùa, cất tịnh xá, khai giảng để tiếp độ chúng Tăng. Học chúng đua nhau đến rất đông. Sau, Ngài đến chùa Phổ Minh ở phủ Thiên Trường lập giảng đường, giảng dạy mấy năm.

Thiền phái Trúc Lâm vừa tiếp thu nền tảng Phật giáo Nam Á và thiền Đông Độ, vừa sử dụng các giá trị văn hóa Việt Nam và khuyến khích Phật tử cống hiến cho xã hội trên nền tảng Từ bi – Trí tuệ của Phật pháp. Ngài cũng xây dựng nhiều tự viện và đi giáo hóa trong cả nước, kể cả ở thôn quê lẫn thành thị.

Trên cương vị là Thượng hoàng-Thiền sư, Ngài đã dạy dân bài trừ các hủ tục và tu dưỡng đức hạnh theo giáo pháp Thập thiện (mười điều thiện).

Ngài lại vân du đến trại Bố Chánh lập am Tri Kiến rồi ở đó. Bài dẫn của Trần Quang Chỉ trong tranh “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ” đã mô tả về chuyến đi này rằng:

“Có lúc ngài viễn du hóa độ cho các nước lân bang, phía nam đến tận Chiêm Thành, đã từng khất thực ở trong thành. Vua nước Chiêm Thành biết được điều đó, hết sức kính trọng thỉnh mời, dâng cúng trai lễ, sắp sẵn thuyền bè nghi trượng, thân hành tiễn ngài về nước…”.

Cũng chính trong lần đi hoằng Pháp này, Ngài đã hứa gả con là công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân. Để đáp lễ, Chế Mân xin nhượng hai châu Ô, Lý cho Đại Việt.

Đến ngày mùng 1 tháng 11, đêm trời trong sao sáng, Ngài hỏi thị giả Bảo Sát:

“Hiện giờ là giờ gì?”. Bảo Sát bạch: “Giờ Tý”. Ngài lấy tay vén màn cửa sổ nhìn xem, nói: “Đến giờ ta đi”. Bảo Sát hỏi: “Tôn đức đi đến chỗ nào?”. Ngài nói kệ đáp:

Nguyên văn:

Nhất thiết pháp bất sinh Nhất thiết pháp bất diệt Nhược năng như thị giải Chư Phật thường hiện tiền. Hà khứ lai chi liễu dã.

Dịch thơ:

Tất cả pháp chẳng sinh Tất cả pháp chẳng diệt Nếu hay hiểu như thế Chư Phật thường hiện tiền. Nào có đến đi vậy.

Xong xuôi, Ngài bèn nằm như sư tử lặng lẽ mà tịch, đó là vào niên hiệu Hưng Long thứ 16 (1308), Ngài thọ năm mươi mốt tuổi.

Pháp Loa theo lời di chúc của Ngài làm lễ hỏa táng, lượm ngọc cốt có năm màu để vào bình. Vua Anh Tông cùng đình thần đem long giá rước ngọc cốt về tôn thờ nơi Đức Lăng và xây tháp ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử, để hiệu là Huệ Quang Kim Tháp và dâng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu-đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật.

Trí huệ thiền Trúc Lâm

Ban đầu Ngài xả bỏ hết danh-lợi-tình nhân thế, vào núi tu hành khổ hạnh, nhưng cuối cùng Ngài phát hiện ra, khổ hạnh lại là theo thái cực khác. Vậy nên Ngài đã theo con đường trung đạo, bỏ danh lợi tình, nhưng không ép xác tu khổ hạnh: “Đói bụng thì ăn mệt ngủ liền”.

Và khi khai ngộ, đắc Đạo, Ngài thấy xuất gia tu hành cũng chỉ là hình thức, thực chất tu luyện là tu cái tâm: “Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”. Do đó Ngài khuyên hậu thế chớ theo gương Ngài tìm chốn núi sâu rừng già, tầm sư học Đạo, vân du chân trời góc biển làm gì. Thay vào đó, hãy tu chính cái tâm của mình, tìm lại Phật tính, tìm lại bản tính Thiện nguyên sơ của mình mà thôi.

Ấy chính là:

Bỏ tâm danh lợi chẳng khổ hạnh, Theo đường Trung đạo thuận theo duyên. Tìm Phật đâu cần đi góc biển, Tu tâm đoạn dục ấy là thiền.

Nam Định: Chân Dung Người Phụ Nữ Bí Ẩn 22 Năm Làm Lễ Dâng Đức Thánh Trần

XEM CLIP:

Dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, bà Thảo cười nói: Được làm lễ dâng Đức Thánh Trần, đó là niềm hạnh phúc nhất đời.

“Chưa năm nào tôi nghỉ cả, dù có ốm đau, bận việc gia đình” – bà nói.

Năm 2016, do gia đình sửa nhà, phải thuê một căn nhà nhỏ để làm chỗ ở tạm. Căn nhà rất chật hẹp, thế nhưng bà Thảo vẫn sắp xếp để chị em trong Hội dâng hoa đến nhà để sắp mâm lễ.

Bà Cao Thị Thảo có 22 năm sắp mâm lễ dâng Đức Thánh Trần

22 năm trước, năm 1997, Hội dâng hoa hội tụ các bà, các chị sinh sống tại TP Nam Định được thành lập.

Bà Thảo khi đó còn đang công tác trong ngành Y tế. Mấy năm sau nghỉ hưu, bà có nhiều thời gian hơn để cho công việc sắp lễ hương hoa dâng Thánh…

“Khi đó, lễ vật mới chỉ là những bông hồng gai chứ chưa phong phú như bây giờ. Nhưng dù là lễ vật gì, cái quan trọng nhất là lòng thành” – bà Thảo nói.

Cặp mâm rồng vờn mây được sắp tỉ mỉ, công phu

Lễ vật dâng Đức Thánh Trần năm 2019, vẫn cặp bánh chưng, bánh dày biểu tượng cho trời tròn, đất vuông; trầu têm cánh phượng; đĩa hoa hồng xếp chữ “Trần” trang nghiêm”; hai lẵng hoa kết hình cặp rồng biểu tượng cho “long chầu phượng vũ”; 14 đĩa hoa đặt tại 14 ngai thờ trong khu Đền nhà Trần…

“Nhà Đền tín nhiệm nên năm nào cũng cho chị em trong Hội Dâng hoa phụ trách phần lễ vật này.

Tất cả các mâm lễ, ngoài cặp bánh chưng – bánh dày được đặt tại một cơ sở sản xuất có uy tín, còn lại đều được làm bằng tay, thủ công và rất tỉ mẩn…

Hai lẵng hoa hình rồng chầu được dựng sẵn bằng khung, sau đó ghép hoa vào để làm sao cho thật kín. Mất khoảng 3 ngày thì chị em hoàn thành mâm lễ” – bà Thảo cho hay.

B ánh chưng, bánh dày được sắp trang trọng tại khu vực Đền Hạ

Chiều 14 Âm lịch, lễ vật được đưa đến bàn đặt lễ để chuẩn bị cho lễ khai ấn vào đúng 0h ngày 15 tháng Giêng. Bà Thảo là người đứng bên mâm lễ để trông coi, ngăn không cho du khách sờ tay vào lễ vật.

“Bà con có thể chụp hình lưu niệm, nhưng không được chạm tay, sờ vào mâm lễ, vì như thế sẽ làm mất đi sự thành kính đối với các Đức Thánh Trần” – bà Thảo giải thích.

Theo bà Thảo, các lễ vật do Hội dâng hoa chuẩn bị, sau đó sẽ được cung tiến cho nhà đền để tán lộc cho du khách.

“Chị em trong Hội góp tiền túi để làm lễ dâng các Ngài. Nếu nói về giá trị thì đó là lễ vật vô giá của sự thành tâm dâng lên tổ tiên, các đức vua nhà Trần” – người phụ nữ 22 năm làm lễ vật dâng Đức Thánh Trần tự hào.

Công Đức Cúng Dường Xá Lợi

Cùng đoàn kết, đồng lòng, chung tay, góp sức, tương thân, tương ái phòng chống, đẩy lùi đại dịch Corona Covid – 19

CHÚC MỪNG NĂM MỚI! CHÚC QUÝ KHÁCH MỘT MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH MỘT NĂM MỚI HẠNH PHÚC!

Thuở ấy, có một tín nữ ngoan đạo. Nàng sống thật hạnh phúc dưới mái ấm gia đình, tất cả tình thương nàng đều dành cho cô con gái xinh đẹp và ngoan ngoãn của nàng tên là Sê Sa Va Ti. Trong các dịp lễ lớn nàng thường cùng cô con gái đến dâng hương lễ Phật. Một hôm đến chùa thấy thợ bạc nấu vàng cho chảy ra, rồi đúc thành từng viên gạch một, cô con gái lấy làm ngạc nhiên hỏi mẹ:

– Thưa mẹ, thợ bạc đúc vàng thành viên gạch để làm gì?

Người mẹ đáp:

– Người ta đúc vàng thành gạch, xây cất bảo tháp để tôn thờ Xá Lợi của Phật.

Sê Sa Va Ti nghe mẹ bảo như thế rất hoan hỷ, nàng phát tâm trong sạch với Đức Phật. Nàng thưa với mẹ:

– Thưa mẹ, con muốn hùn phước bằng sợi dây chuyền nơi cổ con để góp phần vào việc xây dựng bảo tháp, mẹ nghĩ sao?

Nghe con phát tâm bồ đề như thế, người mẹ đáp:

– Lành thay, lành thay, thật quý báu, mẹ vô cùng hoan hỷ trước sự phát tâm của con gái yêu quý của mẹ.

Nàng liền đem sợi dây chuyền đến hùn phước.

Kiếp đó, khi nàng lâm chung, nhờ phước báo cúng dường sợi dây chuyền để xây bảo tháp, nàng được thọ sanh vào cõi trời, hưởng lạc thú nơi tiên cảnh.

Đến thời giáo pháp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nàng giáng trần thọ sanh trong xứ Na Lan Đà tên là Sê Sa Vát Ti. Tuy mới 15 tuổi nhưng dung nhan thật diễm lệ, tánh tình lại ngoan hiền, nàng được mọi người yêu mến.

Cũng tại xứ Na Lan Đà, có một vị Trưởng giả đang giàu có, bỗng trở nên nghèo khổ, vì bao nhiêu ngọc ngà, châu báu thọ hưởng cha mẹ để lại đều biến thành đá.

Một hôm, ông trưởng giả nghĩ ra phương cách, làm cho những viên đá vô dụng kia sẽ trở thành châu báu như cũ. Ông bèn đem những viên đá ra chợ bán với niềm tin nếu gặp người có phước đức, tất cả những viên đá này sẽ trở thành châu ngọc.

Ngày kia nàng Sê Sa Vát Ti vâng lời mẹ, đi chợ mua dầu. Khi bước vào chợ, cô trông thấy một gian hàng trưng bày toàn vàng bạc châu báu chiếu sáng rực rỡ. Sê Sa Vát Ti bước đến gần để xem cho kỹ và ngạc nhiên cô hỏi người chủ hàng:

– Thưa ông chủ, vì lẽ gì mà ông đem vàng bạc, ngọc ngà chất đống trên sập này như vậy. Đáng lẽ, tất cả những của này phải gìn giữ cẩn thận trong tủ, trong kho mới phải.

Ông trưởng giả nghe vậy, lấy làm mừng rỡ, biết rằng đã gặp được người hữu phước. Ông không vội trả lời mà hỏi lại Sê Sa Vát Ti:

– Cô em ở đâu? Con cháu của ai?

Sê Sa Vát Ti lễ phép đáp:

– Thưa ông, cháu là con của một người nông dân ở xứ này.

Ông trưởng giả vội vàng gom góp tất cả vàng bạc ngọc ngà cho vào bao, rồi mời Sê Sa Vát Ti cùng về nhà ông. Đến nơi ông mới giải thích với nàng:

– Trước đây, tôi là một vị trưởng giả giàu sang bậc nhất trong xứ này. Nhưng bỗng nhiên tôi trở thành nghèo khổ, vì tất cả châu báu của tôi đều biến thành đá cả. Vì thế, tôi mới đem một số đá này ra chợ với hy vọng tìm người hữu phước, tất cả của cải này kể như cho cô em hết, vì cô em là người đầy đủ phước đức, xứng đáng được hưởng tài sản này.

Nói xong, ông trưởng giả hướng dẫn nàng Sê Sa Vát Ti đến kho chứa vàng bạc châu báu cho nàng xem. Khi đến nơi, nàng chỉ nhìn qua, tất cả của cải đều hoàn lại thành châu ngọc lóng lánh muôn màu như cũ.

Sau đó, ông trưởng giả và Sê Sa Vát Ti trở về nhà luôn dịp để diện kiến song thân nàng, ông trưởng giả kể lại cho cha mẹ Sê Sa Vát Ti nghe. Sau cùng ông ngỏ lời xin được chọn nàng làm con dâu. Phụ thân của Sê Sa Vát Ti hết sức hân hoan trước lời cầu hôn của ông trưởng giả nên tán thành. Rồi những thiệp hồng mang tin vui đến thân bằng quyến thuộc. Nhà cửa được trang trí treo đèn kết hoa rực rỡ. Ngày vu quy, Sê Sa Vát Ti lên xe hoa trong tiếng pháo đì đùng.

Nàng sống hạnh phúc bên chồng và hết lòng phụng dưỡng cha mẹ chồng.

Cũng trong thời gian ấy, dân chúng trong khu vực sông Hằng sống yên vui dưới ánh đạo vàng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nơi đây, đạo nghĩa trọng hơn bạc vàng. Hình bóng của bậc tu hành được tôn kính hơn quyền chức. Trong hàng môn đồ của Đức Phật, có Tôn giả Xá Lợi Phất là vị đại đệ tử đức hạnh và trí tuệ tuyệt vời.

Một hôm, sau buổi thiền định, Ngài nhận thấy tuổi thọ của Ngài sắp hết. Ngài vào đảnh lễ Đức thế Tôn, từ giã và xin phép về xứ Na Lan Đà để nhập niết bàn nơi đây, đồng thời cũng để tế độ song thân của Ngài hãy còn lầm lạc trong vòng tà kiến ngoại đạo.

Về đến Na Lan Đà, đại đức Xá Lợi Phất sau khi thức tỉnh được song thân trở về với chánh pháp, nương tựa dưới bóng mát Phật, Pháp, Tăng, Tôn giả liền nhập niết bàn ngay trong phòng mà Ngài đã chào đời.

Sau một tuần lễ để cúng dường và chiêm ngưỡng, chư Phật tử quyết định lễ hỏa táng di thể của Ngài Xá Lợi Phất thật long trọng và trang nghiêm.

Khi ấy nàng Sê Sa Vát Ti đã có mang đứa con đầu lòng của nàng hơn chín tháng. Lúc hay tin lễ hỏa táng nhục thân của vị Tôn giả mà nàng hằng kính mến sắp cử hành, Sê Sa Vát Ti liền xin phép cha mẹ chồng đến tế lễ trước kim quan.

Cha mẹ chồng tìm đủ lý lẽ để cản ngăn vì biết rằng nàng cũng sắp sinh nở. Nhưng Sê Sa Vát Ti có ý chí và đức tin vững mạnh, nàng cương quyết vì tín ngưỡng tham gia cuộc lễ, cuối cùng ông bà trưởng giả phải vị nể tán thành.

Nàng cùng những gia nhân thân tín, mang lễ vật đến hoa đài, nơi đang quàng kim quan của đại đức Xá Lợi Phất.

Khung cảnh hoa đài lúc ấy rất náo nhiệt, dân chúng chen chúc lễ bái lần cuối cùng trước khi hỏa táng.

Nàng Sê Sa Vát Ti cùng đoàn tùy tùng mang lễ vật đến, nàng được mọi người nhường lối đi, vì trong xứ ai cũng kính mến nàng giàu lòng nhân ái và đức hạnh. Nàng bày lễ vật trước kim quan rồi thành kính dâng cúng.

Nhờ phước báo này, sau khi lìa trần, Sê Sa Vát Ti được thọ sanh vào cung trời Đao Lợi. Nàng hưởng an vui hạnh phúc trong một cung điện bằng vàng cẩn ngọc vô cùng tráng lệ có hàng chư thiên nữ hộ giá.

Ngày nọ, tiên nữ Sê Sa Vát Ti chợt nhớ đến tiền kiếp của mình, nàng hiện xuống Kỳ Viên tịnh xá, yết kiến Đức Thế Tôn.

Lúc ấy Đức Thế Tôn đang tiếp kiến đại đức Va Bha Sa Gi The Ra, bỗng thấy hào quang muôn sắc, chiếu sáng thật xinh đẹp, rồi tiên nữ Sê Sa Vát Ti xuất hiện đảnh lễ Thế Tôn, bà thuật lại đầy đủ chi tiết về tiền thân của mình.

Nhân cơ hội ấy, Đức Thế Tôn thuyết một thời pháp tán dương công đức sự cúng dường Xá Lợi Phất.

GIỚI ĐỨC

“Bố thí là kho châu báu thường theo người. Bố thí là nhóm điều vui, trừ đau khổ”.

(Tangthuphathoc)

‘ PHÁP BẢO “THẦN CHÚ GIẢI THOÁT” THÔNG QUA SỰ NHÌN THẤY, SỰ ĐI BÊN DƯỚI VÀ SỰ TRÌ TỤNG ‘

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Ẩn 3000 Viên Xá Lợi Của Phật Hoàng Trần Nhân Tông (Kỳ 2) trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!