Xu Hướng 4/2023 # Bật Mí Cách Bày Bát Hương Bàn Thờ Gia Tiên Chính Xác # Top 4 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Bật Mí Cách Bày Bát Hương Bàn Thờ Gia Tiên Chính Xác # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Bật Mí Cách Bày Bát Hương Bàn Thờ Gia Tiên Chính Xác được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trên bàn thờ thường thờ những ai?

Bát hương là linh vật trong thờ cúng, là biểu hiện tâm linh trên bàn thờ. Đây cũng là nơi để thắp hương, để gia chủ tưởng niệm, hướng tới tổ tiên, thần linh. Thông thường bát hương thường đại diện cho 3 cấp bậc:

– Thờ Thần: gồm có thờ Thổ Công, long mạch, Thần Tài, tiền chủ các vị thần cai quản mảnh đất nơi mình cư ngụ, sinh sống, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.

– Thờ Phật để cầu sự bình an, thanh thản đến với gia đình, giúp giải thoát các tai ương, điềm không may mắn.

– Thờ gia tiên: để tưởng nhớ công lao của các thế hệ đi trước trong gia đình, dòng họ.

Sơ đồ đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên sẽ tuân theo nguyên tắc của từng vùng nhất định. Đối với bàn thờ chỉ có 1 bát hương thì cách bày hẳn là rất đơn giản. Tuy nhiên, với các bàn thờ gia tiên có 3 bát nhang thì gia chủ sẽ bày theo thứ tự sau:

– Bát hương thờ Thần linh sẽ được đặt ở giữa, là bát hương có kích thước lớn nhất

– Bên trái sẽ là bát hương thờ bà cô ông mãnh

– Bên phải là bát hương thờ cúng gia tiên tiền tổ

Bát hương được ví như là một sợi dây để kết nối giữa cõi âm và cõi dương. Cũng là chỗ để gia tiên có thể nương tựa khi quay về thăm con cháu. Do đó, bốc bát hương là việc vô cùng quan trọng, gia chủ cũng cần chú ý đến các nguyên tắc nhất định để không phạm phải những kiêng kỵ trong thờ cúng.

Khi mua bát hương về thì đầu tiên gia chủ cần phải rửa qua nước muối, rượu gừng hoặc thả mấy cánh hoa hồng vào để làm sạch những phần hữu hình tồn tại trong bát hương. Nước dùng để rửa bát hương, gia chủ đổ ra sân trước nhà hay vẩy quanh nhà, không nên đổ xuống cống.

Bát hương được làm đúng pháp là bát hương có cốt. Cụ thể cốt bát hương gồm có:

7 thứ báu hay còn gọi là thất bảo: vàng, bạc, ngọc, mã não, san hộ……

Trong bát hương còn có tiên âm, tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 được gấp thành các chiếc thuyền nhỏ được xếp xung quanh khối thất bảo.

Để bốc bát hương, trước khi tiến hành gia chủ cần rửa tay sạch bằng rượu hoặc nước gừng

Khi bốc thì bốc từng nắm tro để đặt vào, đếm theo sinh, lão, bệnh, tử. Khi gần đầy miệng thì gia chủ nên dừng lại ở chữ sinh là tốt nhất.

Bốc bát hương gia chủ nên bốc từng nắm và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn quá chặt.

Trước khi bốc thì cần đọc bài văn khấn nhỏ “Con … (họ tên)… xin phép được bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”.

Sau khi đã bốc xong, gia chủ tiến hành bày bát hương lên bàn thờ theo thứ tự như sau:

– Bát hương thờ Thần linh sẽ được đặt ở giữa, là bát hương có kích thước lớn nhất

– Bên trái sẽ là bát hương thờ bà cô ông mãnh

– Bên phải là bát hương thờ cúng gia tiên tiền tổ

Khi chân nhang quá nhiều, gia chủ nên tiến hành rút bớt chân nhang nhưng nên nhớ để lại 5 chân. Những chân đã nhổ thì nên đem đốt, lấy tro thả xuống sông suối cho mát mẻ.

Sắm lễ cúng bốc bát hương, gia chủ nên chuẩn bị hoa tươi, quả tươi, nước sạch để đặt lên bàn thờ. Khi tiến hành thắp nhang, hay khấn lễ thì nên mở hết các cửa cho thông thoáng. Lúc mới đầu, gia chủ thắp mỗi bát 3 nén nhang, những lần thắp sau thì chỉ cần 1 nén là đủ.

Mẫu Bàn Thờ Gia Tiên Đẹp Hiện Đại Mà Đơn Giản

Cách Sắp Xếp Bàn Thờ Gia Tiên Theo Phong Thủy

Cách Bài Trí Bàn Thờ Gia Tiên Chính Xác Chuẩn Phong Thủy

NỘI DUNG CHÍNH

1. Tại sao cần bố trí bàn thờ gia tiên?

Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác của người Việt. Bởi bàn thờ tổ tiên trở thành một phần không thể thiếu trong không gian sống của mỗi nhà.

Trang trí bàn thờ gia tiên sẽ giúp cho không gian trở nên gần gũi, ấm áp và vẹn tròn hơn vào những ngày giỗ, lễ hay tết về. Hơn nữa, việc trang trí bàn thờ gia tiên đẹp còn là cách để mọi người trong nhà thể hiện lòng thành kính với những người thân đã khuất.

Hơn nữa, mọi người vẫn tâm niệm rằng khi bố trí một bàn thờ tổ tiên hợp lý, chu đáo sẽ nhận được nhiều lộc từ các vị ông bà, tổ tiên.

2. Cách bố trí bàn thờ gia tiên

2.1 Bàn thờ gia tiên nên đặt ở đâu?

Trong các gia đình truyền thống thì bàn thờ gia tiên luôn được đặt ở vị trí trung tâm căn nhà. Thông thường khi bước vào nhà người Việt, sẽ gặp ngay bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ Phật cùng bộ bàn ghế tiếp khách. Đây là cách bài trí quen thuộc nhất từ xưa đến nay.

Với những gia đình hiện đại thì diện tích cùng cấu trúc không gian cũng không như trước. Các gia chủ thường bố trí một phòng riêng để thể hiện lòng thành kính cũng như sự yên tĩnh, trang nghiêm vốn có. Nhưng cũng chính điều này lại cùng làm nảy sinh ra một số vấn đề vướng mắc.

Đặt bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ Phật tại TẦNG TUM để đảm bảo sự yên tĩnh, thanh tịnh là lựa chọn của nhiều gia chủ hiện nay.

Với những căn chung cư, nhà trệt thì thường bàn thờ gia tiên hay bàn thờ phật đều gắn liền với phòng khách. Nhưng điều này lại gây bất tiện khi những vết ố từ hương khói sẽ làm mất mỹ quan của cả không gian.

2.2 Hướng đặt bàn thờ gia tiên theo tuổi hợp phong thủy

Bàn thờ vốn mang thuộc tính âm nên hướng bàn thờ cần phải được đặt ở hướng dương thịnh để tạo nên sự hài hòa. Hướng cực dương là hướng Tây Bắc, vì đây là hướng mặt trời mọc. Tuy nhiên, phong thủy đặt bàn thờ theo tuổi sẽ mang đến những lợi ích phong thủy không ngờ. Ví như: Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị (tức là thuận lợi về công danh, sức khỏe, quan hệ hòa hảo, thành công).

Tuổi Tý: Nếu muốn tốt về sinh khí thì đặt bàn thờ Hướng Bắc, Diên Niên thì đặt hướng Đông, Thiên Y thì là về hướng Nam và hướng Đông Nam là Phục Vị.

Tuổi Sửu: Hướng Tây tốt về Sinh Khí, hướng Tây Bắc tốt về Diên Niên, hướng Tây tốt về Thiên Y và Tây Nam tốt về Phục Vị.

Tuổi Dần: Hướng Đông Bắc tốt về Sinh Khí, Tây Bắc hướng về Diên Niên, hướng Tây tốt về Thiên Y và hướng Tây Nam tốt về Phục Vị.

Tuổi Mão: Hướng Đông Nam tốt về Sinh Khí, Nam tốt về Diên Niên, hướng Đông tốt về Thiên Y và hướng Bắc tốt về Phục vị.

Tuổi Thìn: Hướng Nam tốt về Sinh Khí, hướng Đông Nam tốt về Diên Niên, hướng Bắc tốt cho Thiên Y và hướng Đông tốt cho Phục Vị.

Tuổi Tỵ: Về Sinh Khí nên chọn hướng Đông Bắc, tốt về Diên Niên nên chọn hướng Tây Bắc, tốt về Thiên Y nên chọn hướng Tây Nam.

Tuổi Ngọ: Hướng Đông Nam tốt cho Sinh Khí, hướng Nam tốt về Diên Niên, hướng Đông về Thiên Y và Phục vị là hướng Bắc.

Tuổi Mùi: tốt về Sinh Khí thì nên đặt hướng Đông, Diên Niên nên chọn hướng Bắc, Thiên Y nên chọn Đông Nam và hướng Nam tốt cho Phục Vị.

Tuổi thân: Hướng Tây Nam tốt cho Sinh Khí, hướng Tây tốt cho Diên Niên, hướng Tây Bắc sẽ tốt cho Thiên Y và hướng Đông Bắc tốt cho Phục Vị.

Tuổi Dậu: hướng Tây Bắc tốt về Sinh Khí, hướng Đông Bắc tốt về Diên Niên, hướng Tây Nam tốt về Thiên Y và hướng Tây cho Phục Vị.

Tuổi Tuất: Hướng Tây tốt Sinh Khí, hướng Tây Nam tốt cho Diên Niên, hướng Tây Nam tốt về Thiên Y và hướng Tây tốt cho phục vị.

Tuổi Hợi: hướng Đông Bắc tốt về Sinh Khí, Tây Bắc cho Diên Niên, hướng Tây tốt về Thiên Y và hướng Tây Nam tốt về Phục vị.

2.3 Bố trí bàn thờ gia tiên theo truyền thống

Để có thể tạo nên một không gian thờ cúng vừa trang trọng, vừa gần gũi thì việc bố trí bàn thờ đúng chuẩn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào trong mỗi không gian mà gia chủ sẽ chọn đồ thờ cần thiết. Cách bố trí bàn thờ gia tiên đúng chuẩn cũng cần có những món đồ thờ như: Bàn thờ, bát hương, đèn thờ, bình hoa, mâm quả, bộ chén nước, khám thờ, ngai thờ, ảnh thờ, đỉnh hưởng, bộ lưu hương, đài đựng rượu, ống được hương, đũa thờ…

Ngai thờ: đặt chính giữa bàn thờ sát với bức tường. Vị trí này tạo nên sự tôn nghiêm và hiếu kính của con cháu với các vị tổ tiên. Lưu ý hãy chọn loại ngai thờ phù hợp với kích thước bàn.

Bát hương: Vị trí của bát hương thường được đặt giữa bàn thờ. Nếu trên bàn thờ có hơn 1 bát hương thì gia chủ nên chọn đặt bát hương lớn giữa và bát hương bé hai bên.

Di ảnh: Di ảnh nên được đặt tại vị trí chính giữa và sát vào tường (nếu không có ngai thờ). Quy luật của việc xếp di ảnh chính là Nam Tả Nữ Hữu (Nam trái, nữa phải). Nếu gia đình có nhiều thế hệ thì thế hệ trước ở trên sau ở dưới.

Lọ hoa: Thông thường lọ hoa sẽ được đặt bên trái di ảnh thờ. Nếu có 2 lọ thì nên đặt hai lọ song song và đối xứng với nhau.

Ngai, chén thờ: Vị trí của ngai và chén thờ là nằm sau bát hương. Đối với ngai thờ chén, người ta sử dụng số chén lẻ như 3 hoặc 5 chén.

Mâm đựng lễ: Trên bàn thờ sẽ có 3 mâm đựng lễ hay còn gọi là mâm bồng. Hãy đặt mâm bồng đối diện với di ảnh thờ.

Đèn: Có thể dùng đèn điện hoặc đèn cầy. Đối với đèn thái cực (thường dùng đèn điện không chói để thắp sáng ngày đêm), hãy đặt ở giữa bàn thờ, phía dưới chân khám thờ. Còn đèn lưỡng nghi (cặp chân nến chiếu sáng chính ở bàn thờ) thường được đặt 2 bên bình hương, phía góc ngoài cùng của bàn thờ.

Đỉnh hương: Đỉnh hương này tùy theo từng nhà có thể có hoặc không nhưng thường dùng cho những bàn thờ có diện tích rộng. Đỉnh hương được đặt chính giữa bàn thờ, 2 bên có 2 con hạc và 2 nến đồng. Đỉnh hưởng giúp phòng ấm cúng hơn vì dùng để đốt gỗ trầm hương.

3. Những lưu ý khi bố trí bàn thờ gia tiên

Bài trí bàn thờ gia tiên đúng phong thủy, trang nghiêm và toát lên vẻ sang trọng vốn có của gia chủ. Tuy nhiên khi bố trí bàn thờ gia tiên không phải vật gì cũng có thể sử dụng và đương nhiên cũng có những nguyên tắc riêng cần phải tuân thủ.

Thứ nhất, không kê bàn thờ hướng trực tiếp với cửa và quá lộ liễu. Theo quan niệm phong thủy, nó sẽ làm thoát khí khiến chủ nhà không gặp may mắn. Trong những trường hợp ngôi nhà có diện tích nhỏ không còn lựa chọn nào thì hãy dùng vách ngăn, rèm che phía trước và hai bên.

Thứ hai, không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Bàn thờ cần yên tĩnh, thanh tịnh nên không đặt gần lối đi gây ồn ào, hao tài lộc.

Thứ ba, không kê gần nhà vệ sinh, nhà tắm. Việc kê bàn thờ dù là thờ thần Phật, tổ tiên thì không nên kê gần những nơi thiếu sạch sẽ. Vì điều này sẽ làm mất đi sự trang nghiêm, thanh tịnh .

Thứ năm, không nên trang trí bàn thờ gia tiên quá lòe loẹt nhiều màu mà hãy giữ vững yếu tố truyền thống, trang nghiêm.

Thứ sáu, không nên sử dụng những cây trang trí mang tính âm nhiều trong bàn thờ gia tiên.

Cuối cùng, bàn thờ luôn phải giữ được sự sạch sẽ để thể hiện lòng kính trọng của gia chủ với tổ tiên, thần phật.

Bên cạnh đó, có rất nhiều gia chủ cũng đang thắc mắc cách sắp xếp bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật. Theo đúng phong thủy thờ phụng cũng sẽ có cách sắp xếp vẹn cả đôi đường dù thờ chung hay riêng.

Nếu đã vậy bạn có thể tham khảo bài viết: BỐ TRÍ BÀN THỜ PHẬT TẠI GIA

Như vậy việc trang trí bàn thờ gia tiên không chỉ giúp thể hiện lòng thành kính đối với gia tổ. Việc bố trí bàn thờ tổ tiên và cách sắp xếp chuẩn phong thủy sẽ giúp cho không gian trở nên ấn tượng và trọn vẹn hơn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho bạn.

Đội ngũ thiết kế nội thất tại Đà Nẵng trực tuyến 20/24h

Xếp hạng

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt vote: 24

Tặng 5 năm khích lệ người viết

Chia sẻ bài viết:

Mách Bạn Cách Đặt Bát Hương Trên Bàn Thờ Gia Tiên

1. Hướng dẫn cách đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên

Vị trí đặt bát hương sẽ khác nhau tùy vào từng vùng miền trên đất nước. Giống như việc ở ngoài Bắc không sử dụng cát trắng để bốc bát hương nhiều như trong Nam. Ở miền Bắc thông thường sẽ có 3 bát hương, còn ở miền Nam mỗi gia đình sẽ có từ 3 đến 5 bát hương.

Cách đặt bát hương trên bàn thờ cho đúng như sau: thực hiện đặt bát hương thần linh, gia tiên và bà cô ông cậu như trên. Hướng của bát hương được đặt sao cho mặt nguyệt của các bát hương được hướng ra bên ngoài chính diện. Không nên mê tín là phải đặt bát hương xoay theo hướng này kia mới mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Điều này chỉ thành hiện thực khi sống và làm việc thành tâm.

Cách bày bát hương trên bàn thờ thổ tiên – Số lượng

Khi rời khỏi dương gian, nó lại bắt đầu kiếp quỷ – khốc – linh – thính. Điều này có nghĩa là là khi hồn lìa khỏi xác sẽ thành quỷ, mất vào giờ xấu sẽ bị quỷ giữ xác. Nếu có tiếng khóc của con cháu, người thân sẽ biến thành linh thiêng, sau 49, 10 ngày sẽ được siêu thoát. Vì vậy, những gia đình khi có người mất thường gửi vào chùa để gột rửa bụi trần, cầu kinh siêu thoát.

Đặt số lượng bát hương ứng với 3 – 7 – 12 thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên. Tỏ tấm lòng cầu mong những điều tốt lành, bình an sẽ đến với gia tiên tại thế giới bên kia.

Đến các gia đình Việt, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra trên bàn thờ gia tiên thường có 3 bát hương. Đó là bát hương thờ Thổ công, thần linh ở giữa, hai bên là bát hương thờ tổ tiên và thờ Tổ cô – ông Mãnh. Chúng được đặt trên đế Tam sơn có hoa văn, họa tiết thanh nhã, trang trọng.

Trên bàn thờ gia tiên, không giới hạn số lượng. Vì vậy, tại nhiều gia đình chỉ để duy nhất 1 bát hương để thờ chung tổ tiên và thần linh. Trong khi đó, một số gia đình lại tách thờ Tổ cô, ông Mãnh riêng hay thờ đầy đủ theo thứ tự và cấp bậc của tổ tiên… Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện gia đình, có thể linh hoạt trong cách bày bát hương trên bàn thờ.

Việc chăm sóc và khấn bái tổ tiên phải xuất phát từ lòng thành. Vì vậy, bạn không cần quá coi trọng những tiểu tiết.

Vị trí đặt bát hương Thổ công trên bàn thờ gia tiên

Bởi theo quan niệm dân gian, giữa thần linh và các vong vong thường sẽ có sự khác biệt. Nếu đặt bát hương ngang hàng sẽ được cho là phạm thượng, không tôn kính thần thánh.

Đối với những gia đình bày 4 bát hương (tách riêng Tổ cô và ông Mãnh hay thờ thêm vong linh khác) nên đặt trai bên trái, gái bên phải. Lấy bàn thờ Thổ công làm trung tâm. Các bát hương được đặt cách nhau khoảng 8-12cm để tạo sự thông thông thoáng và đẹp mắt trong cách bày trí.

Theo quan niệm dân gian trước đây, nhiều người khuyên rằng không nên đặt bát hương của họ vợ và họ chồng chung một bàn thờ. Tuy nhiên, ngày nay các nhà tâm linh đã khẳng định quan niệm này là hoàn toàn không đúng. Bởi không hề có sự phân biệt nào giữa nhà nội và ngoại. Bởi bàn thờ tổ tiên là nơi tỏ lòng thành kính, biết ơn của con cháu dành cho gia tiên, tiền tổ, thần linh.

Tuy nhiên, trong cách bày bát hương trên bàn thờ cũng cần lưu ý đặt họ nhà vợ lùi vào góc một khoảng. Nếu gia đình có điều kiện có thể tách riêng thành 2 bàn thờ để tiện cho việc thờ cúng.

Những lưu ý khi tiến hành đặt bát hương trên bàn thờ

Theo quan niệm màu vàng tượng trưng cho hoàng tộc, chỉ để dùng cho bậc vua chúa, thần, Phật. Vì vậy không nên chọn bát hương màu vàng để thờ gia tiên.

Trong cách bày bát hương trên bàn thờ, cần lưu ý nguyên tắc không nên xê dịch quá nhiều. Vì điều này sẽ làm kinh động đến thần thánh, tổ tiên và làm ảnh hưởng không tốt đến gia chủ.

2. Lựa chọn bát hương sao cho phù hợp

Cách chọn bát hương như thế nào ?

Ở nhiều nơi, họ sẽ lựa chọn 3 bát hương có các kích thước khác nhau, bát hương thờ thần linh sẽ có kích thước lớn nhất. Tiếp theo đó là bát hương tổ tiên và bát hương thờ bà cô ông mãnh có kích thước nhỏ nhất. Cũng có những gia đình chỉ có bát hương thờ thần linh là lớn nhất, còn 2 bát hương còn lại có kích thước bằng nhau.

Cần bao nhiêu bát hương trên bàn thờ?

Trên bàn thờ thờ thông thường sẽ bày ít nhất là hai bát hương, một bát hương để thờ thần linh, còn một bát thờ gia tiên. Cũng có những gia đình chỉ có 1 bát hương duy nhất do gia chủ quyết định thờ chung. Hoặc có thể là do khi xây nhà họ mượn tuổi để thi công, nhưng chưa đổi đúng tên tuổi của gia chủ trên các giấy tờ. Cũng có những trường hợp, có gia đình bày đến 4 bát hương là do họ tách ra thờ riêng bát hương cho bà cô và ông mãnh.

3. Thực hiện quy trình bốc bát hương

Bát hương vốn dĩ là một vật vô tri được làm bằng sứ hay bằng đồng. Chỉ sau khi thực hiện quy trình bốc bát hương, thì nó mới có tác dụng để cắm nhang để thờ cúng. Nếu như bát hương không được bốc đúng cách hay nhà không có chủ. Thì khi thần, tổ tiên giáng lâm độ trì cũng có thể bị ma quỷ chen vào để quấy rối gia chủ.

Tiếp theo sử dụng một mảnh giấy trang kim vàng dùng để lót ở đáy bát hương. Việc này vừa là để lót vừa là phòng các đồ yểm trong bát hương không bị cháy khi bát hương hóa. Tiếp tục sử dụng tro đốt bằng rơm nếp hoặc trấu, có bán tại các cửa hàng vàng mã vào bát hương. Không sử dụng cát để đổ vào bát hương vì cát rất nặng. Sử dụng trấu là tốt nhất, vì trấu bọc hạt gạo mà gạo là hạt ngọc của trời nên nó vô cùng cao quý.

Nếu bạn đang tìm cho mình một đơn vị cung cấp những sản phẩm đồ thờ bát tràng và Bát hương Bát Tràng chất lượng với giá cả phải chăng. Thì Gốm Đại Việt là một địa chỉ đồ thờ bát tràng tại Hà Nội và là một gợi ý phù hợp dành cho bạn với những mẫu mã và kiểu dáng đa dạng.

GỐM ĐẠI VIỆT

Website: chúng tôi

Add: Số 36 Thôn 3 Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.

Hotline: 0969919669

Bài Cúng Chuyển Bàn Thờ Tổ Tiên Chính Xác Nhất

Ý nghĩa bài cúng chuyển bàn thờ

Bài cúng chuyển bàn thờ sẽ được đọc cùng với mâm lễ. Bài cúng chỉ có ý nghĩa và linh thiêng khi gia chủ thể hiện được sự thành tâm. Nếu bạn chưa biết cần chuẩn bị mâm lễ cúng về nhà mới, chuyển bàn thờ cần những gì có thể tham khảo các thầy và nhà sư trên chùa.

Bài cúng chuyển bàn thờ rất quan trọng, bởi bàn thờ là nơi linh thiêng, trang nghiêm nhất trong gia đình. Đây chính là nơi để con cháu, các thanh viên trong gia đình thể hiện lòng thành kính, biết ơn, ghi nhớ đến tổ tiên, những người đã khuất.

Chuẩn bị mâm lễ

Đi cùng với việc chuẩn bị bài cúng chuyển bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị một mâm lễ. Mâm lễ phải đầy đủ các thứ cần thiết, theo quy định chung. Vậy đó là những gì?

Một con gà luộc, một đĩa xôi thật đẹp.

Ba chén rượu trắng, một đĩa hoa quả gồm ít nhất 5 loại quả khác nhau.

Một lọ hoa, hoa gì cũng được miễn là phải thật tươi và được cắm đẹp mắt.

Không thể thiếu cau trầu và tiền vàng.

Một quả cầu màu vàng và màu đỏ.

Một bát nước lã sạch, một con ngựa màu đỏ, một con ngựa màu vàng đầy đủ bia hài kiếm mũ.

Một bộ quần áo màu vàng, một bộ quần áo màu đỏ theo màu của ngựa.

Nội dung bài cúng chuyển bàn thờ

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày: …………………….

Tín chủ con là:……………….tuổi………………….

Hiện đang trú tại:…………………………………….

Kính cáo chư vị Tôn – thần, nay vì cơ quan có thay đổi vị trí mặt bằng cho các phòng ban, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa, để đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới.

Hôm nay nhân cát nhật lương thần, con xin làm lễ ” Thiên di linh vị Thần đài”, Chuyển ban thờ Thổ địa mạch long thần từ vị trí chúng tôi phòng chúng tôi vị trí có thay đổi nhưng hướng bàn thờ vẫn giữ nguyên như trước.

Con kính xin chư vị Tôn thần bản gia, bản địa cho được phép di chuyển bàn thờ sang nơi mới.

Tín chủ :…………….con xin dập đầu kính bái.

Chờ đến khi trên bàn thờ còn khoảng ¼ tuần hương thì lễ tạ:

Hôm nay là ngày…………..tháng năm

Tín chủ con là:……………, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.

Tín chủ: ……………… cùng toàn gia chúng con xin dập đầu bái tạ!

Lễ chuyển nhà mới hay chuyển bàn thờ gia tiên phải được chuẩn bị chu đáo, thể hiện lòng thành kính của gia chủ, có như vậy mới được tổ tiên che chở, bảo vệ để mọi chuyện thuận buồm xuôi gió ở tổ ấm mới.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bật Mí Cách Bày Bát Hương Bàn Thờ Gia Tiên Chính Xác trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!