Xu Hướng 9/2023 # Bắt Các Đối Tượng Cưỡng Đoạt Tiền Du Khách Viếng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam # Top 16 Xem Nhiều | Apim.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bắt Các Đối Tượng Cưỡng Đoạt Tiền Du Khách Viếng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bắt Các Đối Tượng Cưỡng Đoạt Tiền Du Khách Viếng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Công an TP. Châu Đốc (An Giang) vừa phát hiện, bắt giữ nhiều đối tượng cưỡng đoạt tiền du khách viếng Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam.

Sáng ngày 9.11, Công an TP.Châu Đốc, xác nhận đã phát hiện và tạm giữ hình sự đối tượng Phạm Văn Hải (40 tuổi), Phùng Thanh Quan (20 tuổi, cùng ngụ phường Núi Sam, TP.Châu Đốc) và Nguyễn Ngọc Thạch (23 tuổi, ngụ xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi cưỡng đoạt tài sản của du khách đến viếng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc).

Theo nguồn tin ban đầu, khoảng 19h ngày 7.11, chị T.T.L. (28 tuổi) và anh T.Q.H. (29 tuổi, cùng ngụ huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đến viếng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam thì được Quan tiếp cận, giới thiệu mua 2 phần muối gạo của chị Trần Thị Hoa (ngụ gần đó) với giá 2,2 triệu đồng.

Chị Lộc trả xong tiền cho chị Hoa và Quan được tiền huê hồng 250.000 đồng. Khi gia đình chị Lộc lên chùa Tây An (nằm trong Khu di tích quốc gia Núi Sam) thì Quan, Hải và Thạch phụ mang 2 phần muối gạo của chị L. lên chùa. Lúc này, các đối tượng lén để vào 2 bộ đồ cúng của chị L. thêm: 2 bộ áo bà bằng giấy và một số nhang, đèn cầy, dầu ăn, vàng mã,… rồi hướng dẫn cho chị L., anh H. cúng.

Khi chị L. và anh H. cúng xong, nhóm của Quan yêu cầu 2 người trả thêm 1,25 triệu đồng tiền đồ cúng. Khi anh H. trả 1,25 triệu cho nhóm của Quan thì Quan lại tiếp tục đòi thêm 1,25 triệu đồng nữa nên gia đình anh H. không đồng ý trả thêm tiền.

Lúc này, nhóm của Quan bao vây anh Hùng và chị L. yêu cầu trả tiền. Lo sợ bị đánh nên anh H. và chị L. nói hết tiền trả, muốn đi rút tiền. Qua đó, Thạch đã đề nghị dùng xe máy chở chị L. đến cây ATM trước UBND P.Núi Sam, TP.Châu Đốc để rút tiền, còn Quan và Hải ở lại canh giữ anh H.

Khi Thạch chở chị L. đến cây ATM để rút thì bị lực lượng Công an TP.Châu Đốc đang đi tuần tra phát hiện, bắt giữ. Sau đó, Công an TP.Châu Đốc tiến hành mời Hải và Quan về trụ sở để làm việc. Hiện vụ việc đang được Công an TP.Châu Đốc tiếp tục điều tra làm rõ.

Trước đó, ngày 25.11.2023, Công an TP.Châu Đốc cũng đã tạm giữ hình sự Lê Văn Đến (19 tuổi), Võ Hoàng Thái Huy (35 tuổi) và Nguyễn Văn Dũng (49 tuổi, cùng ngụ TP.Châu Đốc) để điều tra, làm rõ về hành vi cưỡng đoạt tài sản của du khách ngụ tỉnh Kiên Giang đến viếng miếu bà Chúa xứ Núi Sam.

Du Khách Đến Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Tăng Cao

Theo Trưởng ban Quản trị Lăng Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam Huỳnh Văn Đường, từ mùng 1 Tết Nguyên đán đến nay, dòng người từ khắp nơi cả nước tiếp tục đổ về Khu di tích VH-LS&DL núi Sam để cúng trả lễ và xin lộc.

Do năm nay, UBND tỉnh có chủ trương không thu phí vào cổng tham quan từ ngày 15 đến 18-2 (nhằm ngày 30 đến hết mùng 3 Tết Nguyên đán) nên lượng khách hành hương, DL tăng khoảng 15% so cùng kỳ năm 2023 (tương đương 200.000 lượt khách).

Mặc dù lượng khách tăng nhưng tình trạng chèo kéo bán nhang đèn, đồ cúng giảm đáng kể.

“Năm nào cũng vậy, vào dịp Tết Nguyên đán là gia đình tôi đi cúng Bà Chúa Xứ. Dù đi ngày thường nhưng chen chân không lọt. Tôi đi đình, chùa, miếu ở nhiều nơi nhưng chưa nơi nào đông như ở đây. Lượng khách “năm sau luôn cao hơn năm trước”, điều đó chứng tỏ bà phù hộ cho những mong ước của bà con, nên người người rủ nhau đi cúng trả lễ và xin lộc cầu năm mới bình an, phát tài” – anh Trần Văn Thanh (du khách đến từ Đồng Nai) cho biết.

Theo Ban Quản trị Lăng Miếu, với tâm lý chung của mọi người đến cúng bà cầu mong cho năm mới được bình an, làm ăn thuận lợi, gia đình khỏe mạnh, sung túc, hạnh phúc. Không những thế, có những người đạt được điều mình mong muốn nên đến cúng “trả lễ” bà hoặc cầu nguyện những điều tốt đẹp cho gia đạo, cầu tài lộc trong năm mới. Tùy vào khả năng của mỗi người mà khách hành hương dâng lễ, cúng bà có khi đơn giản chỉ là bó nhang, hoa huệ, hoa cúc, hoa thọ, hoa ly ly, mâm ngũ quả…

Người có điều kiện thì cúng heo quay, áo mão, khánh vàng, có người thì cúng tiền mặt. Sau khi cúng bà, du khách sẽ đến tham quan, thắp nhang ở lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An… những điểm tham quan nổi tiếng trong quần thể di tích núi Sam.

Phó Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc Trần Quốc Tuấn phấn khởi cho biết: “Năm 2023, TP. Châu Đốc đã đón trên 5 triệu lượt khách (tăng 7% so năm 2023). Đặc biệt, trong dịp Tết Mậu Tuất 2023, lượng du khách từ khắp nơi tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước.

Một trong những thuận lợi mà địa phương có được là việc Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt khu vực núi Sam thành Khu DL quốc gia, với diện tích 1.487ha; đặc biệt, địa phương đang khẩn trương xây dựng các hạng mục công trình Khu công viên VH tâm linh núi Sam; chuẩn bị đưa vào khai thác dự án cáp treo núi Sam… Đây là điều kiện để thu hút du khách trong và ngoài nước đến và ở lại Châu Đốc nhiều và lâu hơn”.

Xác định DL là ngành kinh tế mũi nhọn, năm 2023, TP. Châu Đốc tiếp tục chọn làm “Năm DL – văn minh đô thị”. Theo đó, Châu Đốc tập trung phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm DL; đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ DL; kết nối các tour, tuyến DL trong, ngoài tỉnh và các nước láng giềng; tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về thái độ phục vụ du khách, bán hàng có niêm yết giá và đảm bảo chất lượng… nhằm phục vụ tốt và giữ chân du khách.

Du khách chuẩn bị lễ vật dâng cúng Bà Chúa Xứ

Đông đảo khách thập phương đến viếng Bà Chúa Xứ đầu năm

THU THẢO

Du Khách Tham Quan Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Tăng Cao

Hình ảnh vết cào xước để lại bên bờ kênh để cố thoát khỏi dòng nước chảy xiết, lạnh lẽo của cậu bé 9 tuổi ở Nghệ An khi bị rơi xuống kênh đào khiến cư dân mạng xót xa.

Ông Đoàn Ngọc Hải nói qua điện thoại: “Cậu tìm giúp mình đường đi đến quê hương của cô Ksor H’Bơ Khắp đại biểu Quốc hội, để mình chở sữa, quà tặng cho các em học sinh ở đó”

Công an H.Ứng Hòa (Hà Nội) đang làm rõ việc 2 người đàn ông xông vào nhà, hành hung dã man người phụ nữ khi đang ôm con nhỏ.

Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an chúng tôi vừa ra thông báo kêu gọi 143.000 chủ xe kinh doanh vận tải đi đổi biển số vàng theo quy định để tránh bị phạt

Thời gian qua, nhiều bạn trẻ Đà Nẵng bất chấp nguy hiểm, đi bộ và chụp ảnh dưới hầm chui phía Tây cầu sông Hàn gây mất an toàn giao thông. Cơ quan chức năng đã có công văn yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp này.

Xem tử vi hàng ngày năm 2023, tử vi vui 12 con giáp – tuổi Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi.

Xem xổ số hôm nay, (KQXS) xổ số miền Bắc (XSMB), xổ số miền Nam (XSMN), xổ số miền Trung (XSMT), xổ số điện toán trực tiếp nhanh hôm nay thứ Năm 21.1.2023. KQXS Tây Ninh, KQXS An Giang, KQXS Bình Thuận, KQXS Bình Định…

Chiều 21.1, tại Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC08, Công an chúng tôi đã diễn ra lễ ký kết kế hoạch phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội địa bàn giáp ranh của lực lượng CSGT 7 tỉnh, TP.

Sau một năm thất bát vì mưa bão dồn dập và cả dịch bệnh, làng rau Trà Quế hơn 400 năm tuổi nổi tiếng miền Trung đang hối hả chạy đua với mùa vụ Tết.

Sau lần đầu bán máu năm 1983, ông Nguyễn Ngọc Giao (64 tuổi, ở P.Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) luôn băn khoăn về những người đang cần máu. Từ đó ông liên tục đi hiến máu cứu người, đến nay đã hơn 50 lần.

Tin tức về “Đổi” nguồn nước cho chúng tôi Hoàng Sa – xa mà gần: Nấm mộ tiền nhân ở Hoàng Sa; Tổng thống Biden nhậm chức, nước Mỹ chính thức sang trang… là các thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo số ra ngày 21.1.2023.

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Châu Đốc, một địa danh gắn liền với sự linh thiêng với thế phong thủy tiền tam giang, hậu thất sơn và huyền bí cùng nhiều tín ngưỡng tôn giáo tồn tại từ lâu đời. Nhắc tới mảnh đất này, người ta không thể không nhớ tới Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ở miền Tây Nam Bộ, mà ngay cả người Việt ở nước ngoài vẫn biết đến.

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ có rất nhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về góp phần phát triển ngành du lịch An Giang.

Theo truyền thuyết kẻ lại, cách đây khoảng 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được. Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ.

Ngày trước miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng. Vào năm 1870, miếu được người dân xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Trong 4 năm từ 1972 đến 1976, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện nay.

Miếu Bà có bố cục kiểu chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật.

Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy. Đặc biệt, bức tượng phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ.

Quần thể kiến trúc miếu có chính điện (nơi thờ tượng Bà), võ ca, phòng khách và phòng Ban quý tế.

Bên trong miếu thì lại được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt, nhiều liễn đối và hoành phi ở nơi đây cũng được dát vàng son rực rỡ.

Tượng Bà được người dân đặt ở giữa chính điện, xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ,…

Về nguồn gốc tượng Bà Chúa Xứ có nhiều truyền thuyết khác nhau. Theo lời truyền miệng dân gian thì vào những năm 1820 – 1825, quân Xiêm sang quấy phá nước ta và đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Bọn chúng ra sức khiêng bức tượng nhưng không nhấc nổi, một tên trong số đó đã làm tức giận làm gãy tay Bà và ngay lập tức hắn bị trừng phạt. Từ đó người dân gọi là Bà Chúa Xứ và lập miếu thờ để cho Bà Chúa phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh.

Còn theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret nghiên cứu vào năm 1941 cho biết tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần). Tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Bức tượng được tạc vào cuối thế kỷ 6 và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ còn sót lại của nền văn hóa Óc Eo xưa. Vào năm 2009, tượng Bà được ghi vào sách Kỷ lục An Giang là bức tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam và có áo phụng cúng nhiều nhất.

Vào mỗi dịp Tết đến, Miếu Bà Chúa Xứ lại thu hút đông đảo người dân địa phương và khách thập phương. Họ đến để thắp hương, cầu nguyện về một năm mới ấm no, hạnh phúc. Miếu Bà chúa xứ Núi Sam thể hiện rõ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà miếu Bà Chúa Xứ mỗi năm thu hút hơn 3 triệu Phật tử từ các nơi đổ về hành hương, cúng bái cầu bình an, may mắn, tài lộc. Có du khách kể lại rằng, khi làm ăn họ không gặp vận, gặp thời. Người đó cúng bái khắp nơi, sau này nghe lời đồn, ông đã cất công từ Đà Nẵng bay vào Nam và viếng Miếu Bà Chúa Xứ. Và từ đó thời vận ông kéo về không thể hơn được. Từ đó hàng năm, ông đều vào Nam trả lễ Miếu Bà Chúa Xứ.

Khuôn viên vô cùng rộng rãi thoáng đãng với những cây cổ thụ rợp bóng xanh mát và nhiều cảnh được tạo dáng đẹp mắt. Điểm tô cho không gian là sắc hoa rực rỡ. Vào buổi tối, khi đèn lên, không gian miếu cổ kính lại thêm phần lung linh. Vãn cảnh chùa, thắp nhang cầu những điều bình an tốt lành cho bản thân và gia đình xong, bạn có thể leo lên tầng cao của ngôi miếu, ngắm nhìn cảnh vật từ trên cao, đưa mắt hướng về phía xa, bạn có thể thấy được cả 1 góc của thành phố.

Từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, Miếu Bà luôn nô nức dòng người đến thăm viếng. Bởi đây chính là khoảng thời gian diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ( 24-27.4 âm lịch). Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ chính thức diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong đó có ngày vía chính là ngày 25. Năm 2023, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Vào mùa lễ hội, hàng triệu người từ khắp các vùng miền cả nước, nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ về đây dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành… và tham gia các trò chơi như hát bôi, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ…

điểm du lịch tâm linh An Giang Điểm tham quan An Giang Miếu Bà Chúa Xứ Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Khám Phá Điểm Du Lịch Tâm Linh Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Miếu bà chúa xứ nằm ở đâu An Giang?

An Giang vốn là tỉnh có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như chợ nổi an giang, khu du lịch rừng tràm Trà Sư,…nhưng không thể nhắc đến miếu bà chúa xứ một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ của Đồng bằng sông cửu long mà ngay cả người việt nam ở nước ngoài cũng biết đến miếu bà này.

Miếu bà chúa xứ tọa lạc nằm ở dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, Thành phố châu đốc, tỉnh An Giang. Có rất nhiều sự tích huyền bí kể lại xung quanh chùa bà này và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Sự tích linh thiêng tại miếu bà chùa xứ

Với những khách du lịch lần đầu đặt chân đến miếu bà chúa xứ sẽ rất ít biết miếu bà có từ bao giờ và tại sao lại có miếu bà,…và loạt xung quanh câu hỏi về miếu bà được đưa ra?

Theo truyền thuyết kể lại rằng, cách đây khoảng 200 năm người dân An giang đã phát hiện tượng bà trên đỉnh núi Sam và muốn đưa tượn xuống nhưng khói lượng rất nặng. Nên đã nhờ các thanh niên trai tráng và lực lưỡng khiêng xuống nhưng không tài nào khiêng được, nghe theo lời phán của bà “cô đồng” chỉ cần nhờ 9 cô gái đồng trinh đi lên khiêng xuống. Khiêng đến giữa núi Sam thì không nhấc lên được nữa, nên người dẫn nghĩ rằng, có lẽ tượng Bà đã chọn được vị trí mà mình muốn an vị và lập miếu tôn thờ.

Nét đẹp nổi bật của Miếu Bà Chúa Xứ

Ngày xưa, miếu bà được xây dựng rất đơn sơ chỉ bằng tre lá, phần lưng chùa quay về vách núi còn mặt tiền chính diện hướng ra con đường và cánh đồng. Đến năm 1870 mới cho xây dựng lại bằng gạch hồ và thiết kế với dáng vẻ kiểu chùa miếu của thời nhà Hán nên giữ vẻ đẹp cho đến ngày nay.

Miếu bà thiết kế độc lạ tho hình chữ “Quốc”

Điểm đẹp và ấn tượng của miếu bà chính là cách thiết kế độc đáo theo bố cục hình chữ “Quốc”, hình khối của các tòa tháp này đều có dạng hoa sen nở, góc mái ở góc nào cũng vút cao như mũi thuyền đang nhô về phía biển. Các hoa văn ở khu vực cổ lầu chánh điện đều mang đạm nét nghệ thuật.

Bên trong chánh điện các tượng thần được sắp xếp chỉnh chu và hòa hợp vào nhau, bao quanh khung của đều được chạm khắc điêu luyện và tinh xảo với những hình ảnh mang tính chất nghệ thuật kiểu Ấn Độ.

Tượng Bà được đặt chính điện, phía trước tượng bà có bàn thờ hội đồng. Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, ngoài ra còn có thờ thêm một hình tượng con Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải có thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ, và có rất nhiều hình thờ khác được đặt bên trong miếu thờ này.

Tham quan miếu Bà linh thiêng dịp Tết đến, xuân về

C ứ vào các dịp nghỉ lễ, miếu bà chúa xứ lại rộng ràng đông vui và tấp nập người đến viếng thăm và khấn vái. Nhưng dịp tết đến, xuân về lại thu hút đông đảo người dân đến thắp hương cầu nguyện mong một năm mới bình an, gia đình ấm no hạnh phúc.

Miếu Bà chúa xứ trên núi Sam thực sự rất linh thiêng, nhiều người đến đây xin khấn vái để không gặp vận, gặp thời trong việc làm ăn đều được Bà ban phước và luôn thành công trong công việc. Không chỉ với khuôn viên rộng rãi và sự linh thiêng mà miếu bà mang lại, nơi đây còn ấn tượng cho du khách đến tham bởi nét kiến trúc độc đáo và đẹp ấn tượng của miếu này.

Càng về đêm miếu bà càng đẹp nhờ được thắp sáng bằng những ánh đèn lấp lánh từ những cây cổ thụ trên cao, khiến miếu bà càng đẹp lung linh và huyền ảo.

Vào mùa lễ hội miếu Bà, hàng triệu người từ khắp các vùng miền cả nước về đây để dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành…đồng thời tham gia một số hoạt động khác như hát bôi, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ…

Miếu “Bà Chúa Xứ” Ở Núi Sam

Phát hiện này vào những năm 40 thế kỷ trước, cho thấy nền văn minh đô thị đã có trước công nguyên tại tỉnh An Giang, cũng như hiện nay tỉnh còn được mọi người biết qua dãy Thất Sơn huyền bí cùng miếu Bà Chúa Xứ.

QUẦN THỂ THẤT SƠN HUYỀN BÍ

Nói đến Thất Sơn mọi người đều sẽ có ấn tượng, bởi nơi đây đầy những sự huyền hoặc và kỳ bí, vì gần hai trăm năm nay vùng Thất Sơn đã có nhiều chuyện truyền kỳ lẫn những lời đồn đại, và điều này khiến mọi người mang tính hiếu kỳ luôn luôn tìm đến với dãy Thất Sơn để tìm hiểu.(xem so dien thoai theo phong thuy)

Thực tế quần thể Thất Sơn không chỉ có bảy ngọn núi mà có đến mười hai ngọn. Chúng kết hợp thành một dãy núi nằm về phía tây bắc thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang bây giờ, vì thế mà mọi người còn gọi vùng Thất Sơn là “Năm Non Bảy Núi” để cho thấy dãy núi vẫn có đủ 12 ngọn khác nhau.

Theo địa dư triều đình nhà Nguyễn viết, vùng Thất Sơn có đến 12 ngọn núi, chính Tổng Đốc thành An Giang thời đó đã đặt cho cho các tên núi là : Tà Chiến, Trà Nghịch, Tượng, Thốt, Cà Âm, Năm Sư, Khẻ Lập, Ba Xoáy, Ngất Sung, Nam Vi, Đoài Tôn và Chơn Sum.

Sau này theo thói quen, người dân chỉ gọi có bảy núi chính gồm : Trà Sư, Két, Đài, Tượng, Bà Đội Om, Ông Tô và Cấm Sơn, vì núi Cấm bao gồm những ngọn Ba Xoáy, Ngất Sung, Chơn Sum, Nam Vi và Đoài Tôn, bởi chúng liên kết với nhau. Sở dĩ những ngọn núi này có những tên kể trên, do mọi người căn cứ theo hình dạng của mỏi ngọn mà đặt tên cho dễ kêu, dễ nhớ.

Về tên Bảy Núi (Thất Sơn) như đã giải thích, còn Năm Non là gì ? Theo các vị kỳ lão trong vùng kể lại, cách đây gần hai trăm năm :

– NÚI CẤM (Cấm Sơn) : một trong bảy núi có tiếng là linh thiêng nhất, nơi tập trung các vị chân tu và đạo sĩ. Bởi lẽ Cấm Sơn thời gian trước thế kỷ 19 còn rất hiểm trở, rừng già mịt mù u tịch, thú dữ xê dịch từng đàn và quanh núi có năm vồ (gò) cao đặc biệt, mỏi vồ mang một tên riêng như :

– VỒ BỒ HÔNG : nằm ở hướng tây. Theo lời truyền khẩu từ nhiều đời, trước khi mới phát hiện ra vồ này thì loài Bồ Hông (bò rừng cao lớn hơn bò nhà) sinh sống ở đây rất đông, nên mọi người mới đặt tên là vồ Bồ Hông.

– VỒ ĐẦU : nằm về hướng tây bắc, đi theo ngã chợ Thum Chưn lên, có lẽ lúc mới lên núi thấy ngay vồ này trước mắt, nên được đặt là Vồ Đầu là vậy.

– VỒ BÀ : người Việt gốc Khmer thường gọi vồ là Phụm Barech, trước đây thờ bà Chúa Xứ, nằm về hướng nam.(so dien thoai phong thuy)

– VỒ ÔNG BƯỚM : nằm phía bắc Cấm Sơn. Ngày xưa người ta thấy mỏi buổi sáng tinh sương, từ trong hang đá có một bầy bướm khồng lồ bay ra như một đám mây bay vào vùng rừng rậm.

Không biết đàn bướm ấy bay đến đâu nhưng chiều tối thì chúng lại bay trở về hang đá ấy. Dân đi rừng tìm củi thấy vậy nên tò mò tụ đến xem làm xôn xao cả vồ, khiến đàn bướm bay đi mãi không về hang động này nữa. Vì lẽ đó mà người ta đặt tên là Vồ Ông Bướm hay còn gọi là Điện Bướm.

– VỒ THIÊN TUẾ : vồ cuối cùng nằm ở phía đông, người Khmer gọi vồ là Phụm Pra Péal, nơi đây có rất nhiều cây thiên tuế, có cây sống trên vài trăm năm rất to lớn xum xuê.

Còn thời nhà Nguyễn tên năm vồ này là Ngất Sung, Ba Xoáy, Nam Vị, Đoài Tôn, Chơn Sum.

Núi Cấm chỉ cao trên 780 mét, còn chiều dài đến gần 7,5 km và rộng 6,5 km, nằm giữa 4 thôn Vĩnh Trung, Thuyết Nạp (tổng thành Ý, huyện Tịnh Biên), Nam Qui (tổng thành Lễ) và Châu Lang (Long Thành Ngãi, huyện Tri Tôn) núi nằm giữa 2 núi Bà Đội Om và núi Đài.

Theo giả thuyết, tên núi Cấm (Cấm Sơn) được mọi người hiểu như sau :

– Nhiều người cho rằng, núi này vào thế kỷ 19 có tên Thiên Cẩm Sơn (tức Gấm Nhà Trời), còn dân làng mộc mạc đọc trại theo giọng địa phương là Thiên Cấm Sơn (tức Trời Cấm Vào Núi). Sau đọc gọn chỉ còn Cấm Sơn.

– Còn những người sống vào thời kỳ Nguyễn Ánh – Tây Sơn cho biết : khi chúa Nguyễn Ánh bôn tẩu tránh quân Tây Sơn vào núi ẩn mình, Chúa Nguyễn đã cấm dân lên núi nên dân chúng gọi là núi Cấm.

Giả thuyết nào cũng có cái lý đúng, nhưng chắc chắn tên núi Cấm có từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay.(xem tu vi so dien thoai)

CHÙA TÂY AN

Khi nói đến Thất Sơn là nói đến dãy núi nằm sát biên giới nước Campuchia, và không ai không biết đến núi Sam (trước đây tên Vồ Bà), núi cao chừng 250m, nơi có chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ nằm trên một trục đường chính, và có những liên hệ gắn liền nhau. Hằng năm vào ngày 24 tháng 4 ÂL là ngày vía Bà Chúa Xứ.

Ở núi Sam còn có tháp Phái và chùa Phước Điền, tạo nên một quần thể di tích văn hóa, tín ngưỡng thờ Phật và Thần của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Chùa Tây An trên đường đi đến miếu Bà Chúa Xứ, có nhiều điển tích, và có nhiều cách giải thích ai đã xây dựng chùa. Những điển tích đó như sau :

– Thoại Ngọc Hầu vâng lệnh vua Minh Mạng và Quan Tổng trấn Gia Định thành tức Tả quân Lê Văn Duyệt, qua Cao Miên “bảo hộ đất trấn Tây”. Ở quê nhà, vợ ông là bà Châu Thị Tế đêm ngày lo sợ chồng chết trận, lại là người mộ đạo sùng bái thần linh, bà van vái Trời Phật Thánh Thần gia hộ cho ông sớm được bình an trở về. Nếu lời cầu xin được như ý, bà sẽ lập chùa thờ Phật để tạ ơn.

Khi Thoại Ngọc Hầu từ trấn Tây (Cao Miên) bình an trở về, bà kể lại lời cầu khấn, ông liền cho xây chùa lấy tên Tây An Tự (ngôi chùa từ trấn Tây bình an trở về). Sau đó cho lính sang Cao Miên chở cốt Phật về thờ, theo truyền thuyết thì cốt tượng Phật này do vua Cao Miên tặng Thoại Ngọc Hầu vì ông có công dẹp yên giặc Xiêm La.(sim phong thủy)

Nhưng ông lo ngại việc tự ý xây chùa và đem cốt Phật từ đất Miên về thờ sẽ thấu đến triều đình. Sợ vua không phong sắc mà còn bị quở phạt, nên đặt thành tên miếu Bà Chúa Xứ để tránh phiền phức.

Thực tế tại vùng kinh Vĩnh Tế lúc ấy có cả chùa Tây An và cả miếu Bà Chúa Xứ, như vậy Thoại Ngọc Hầu xây dựng chùa Tây An hay xây dựng miếu Bà đang còn được mọi người tìm hiểu ?!

Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí, vùng này trong thời gian Thoại Ngọc Hầu trấn đóng đã có chùa Thụy Sơn ở địa hạt Thụy Sơn, và chùa Tây An ở địa hạt Vĩnh Tế, không ghi có miếu Bà Chúa Xứ, mặc dù từ chùa Tây An đến miếu Bà không xa chỉ trên một đoạn đường ngắn. Phải chăng vào đời vua Tự Đức (1848 – 1883), miếu Bà chưa hình thành hoặc miếu còn quá nhỏ nên không được ghi vào sách ?

Nên trong thời gian Thoại Ngọc Hầu trấn nhậm vùng Châu Đốc vào thời vua Minh Mạng (1820 – 1840), tương truyền cho rằng ông đã dựng lên chùa Tây An là đúng.

Nhưng có một tích khác lại quả quyết, Thoại Ngọc Hầu không xây dựng chùa Tây An mà ông dựng đền thờ Lễ Công ở hạt Châu Phú để thờ Thống suất chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh. Còn chùa Tây An do Tổng đốc Doãn Uẩn xây dựng năm 1847, tức 18 năm sau khi Thoại Ngọc Hầu qua đời.

Cũng có thể nói, chùa Tây An do chính Thoại Ngọc Hầu xây dựng vào những năm 1820 – 1825, lúc đó nơi đây đã có miếu Bà bên đường, nên ông mượn tên miếu Bà để tránh tội. Sau này vào năm 1847, Tổng đốc Doãn Uẩn mới trùng tu lại chùa Tây An lớn như ngày nay.(sim hop tuoi)

LĂNG THOẠI NGỌC HẦU

Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1762-1829), quê huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, người có công đóng góp nhiều vào triều đình nhà Nguyễn đời Gia Long. Năm 1818, ông có công tổ chức đào kinh Đông Xuyên, còn gọi là kinh Thoại Hà.

Năm 1819 lại tổ chức dân chúng đào kinh Vĩnh Tế, nhưng ông chỉ đào được 3 năm thì ngừng, do dân phu đau ốm và chết quá nhiều, sau đó Tả quân Lê Văn Duyệt giao lại cho Trương Tấn Bửu đến đào tiếp.

Sau khi Thoại Ngọc Hầu qua đời, ông được truy tặng hàm Đô Đốc tước Ngọc Hầu, nên sách sử ghi là Đô thống Thoại Ngọc Hầu, có lăng tẩm đặt trên núi Sam, và gần như đối diện với miếu Bà Chúa Xứ.

Vào dịp lễ vía Bà hằng năm, chiều 24 tháng 4 ÂL, từ bên miếu Bà Chúa Xứ, Ban Quản Trị miếu Bà mặc lễ phục chỉnh tề sang Lăng thỉnh sắc ông qua Miếu dự lễ hội.

Đoàn thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu rất trang nghiêm, có lân dẫn đường rồi đến các vị chức sắc trong miếu Bà, các kỳ lão địa phương.(y nghia so dien thoai)

Đi sau các học trò lễ sắp thành hai hàng dọc, tay cầm cờ, cầm phướn đi hầu trước và sau Long đình, có lọng phủ do bốn người khiêng. Khi vào trong lăng, mọi người dâng hoa niệm hương tế lễ rồi thỉnh bốn bài vị lên Long đình rước về miếu Bà. Bốn bài vị gồm :

– Bài vị Đô thống Thoại Ngọc Hầu

– Bên trái bài vị bà chánh phẩm Châu Thị Tế

– Bên phải bài vị bà nhị phẩm Trương Thị Miệt

– Cuối cùng là bài vị các Công đồng

Khi thỉnh sắc về đến miếu Bà, các bài vị trên được an vị tại ngay chánh điện. Và ở đấy suốt thời gian tổ chức lễ vía Bà Chúa Xứ diễn ra.

Đến chiều ngày 27 tháng 4 ÂL như lúc thỉnh, các hương chức, các kỳ lão, học trò lễ vẫn cờ, phướn, Long đình tề tựu đưa sắc và các bài vị trở về Lăng Đô thống.(phong thuy sim)

Nguồn: Phongthuysim.vn

Cập nhật thông tin chi tiết về Bắt Các Đối Tượng Cưỡng Đoạt Tiền Du Khách Viếng Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!