Xu Hướng 3/2023 # Bản Văn Chúa Bà Đệ Nhất Tổ Mường, Bạch Anh Công Chúa, Chúa Thượng Ngàn, Lê Mại Đại Vương # Top 10 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bản Văn Chúa Bà Đệ Nhất Tổ Mường, Bạch Anh Công Chúa, Chúa Thượng Ngàn, Lê Mại Đại Vương # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Bản Văn Chúa Bà Đệ Nhất Tổ Mường, Bạch Anh Công Chúa, Chúa Thượng Ngàn, Lê Mại Đại Vương được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

[Bản Văn] CHÚA BÀ ĐỆ NHẤT TỔ MƯỜNG, BẠCH ANH CÔNG CHÚA, CHÚA THƯỢNG NGÀN, LÊ MẠI ĐẠI VƯƠNG

Anh linh hiển hách Chúa Sơn Trang

Cai quản Ba mươi sáu cửa ngàn

Lúc ngự lầu son cùng phủ tía

Khi chơi núi ngọc với non vàng

Gươm thiêng một lưỡi ra oai phép

Loài giặc Liễu Thăng phút phá tan

Thái Tổ Lê triều ban sắc tặng

Danh thơm lừng lẫy khắp Nam Bang

* * *

Hương một triện lòng thành dâng tiến

Khói ngạt ngào thấu đến Cửu Thiên

Thỉnh mời Lê Mại Chúa Tiên

Núi Dùm – Chúa ngự trấn miền Tuyên Quang

Đức Chúa Ngàn con vua Đế Thích

Giáng sinh vào quý tộc Lê Gia

Năm Thân, mồng Hai, tháng Ba

Định sinh Tiên Chúa khai hoa Dần thì

Vẻ nhan sắc phương phi yểu điệu

Nét dịu dàng dương liễu tốt tươi

Dung nghi vốn sẵn tư trời

Môi son, má phấn, miệng cười nở hoa

Mái tóc phượng, da ngà điểm tuyết

Đôi mày ngài vẻ nguyệt tô son

Càng nhìn càng thắm càng ròn

Cổ cao ba ngấn mặt tròn khuôn trăng

Tay tháp bút, hàm răng ngọc thạch

Tai hoãn vàng hổ phách kim cương

Quần chân áo chít khác thường

Chân đi hải sảo tựa nhưòng khai hoa

Đầu nón chiêng, lẵng hoa hầu quẩy

Lưng đai xanh, bồ đẩy dao quai

Trên đầu lược giắt trâm cài

Xí xô xí xố nói lời Sơn Trang

Ba mươi sáu Tiên nàng bộ chúng

Bảy mươi hai Sơn lũng các lang

Tiếng Kinh, tiếng Mán, tiếng Mường

Tiếng châu Quan Hỏa khác người trần gian

Thoi bán nguyệt hò khoan đủng đỉnh

Đàn ngũ âm tang tính tình tang

Buồm dươngbẻ lái hò khoan

Chèo vào Bát Cảnh, chèo sang Ngũ Hồ

Chèo khắp hết sông Ngô, bể Sở

Lại chèo vào Bát Cảnh Thiên Thai

Chèo vào cho tới Bồng Lai

Chơi hồ Ba Bể – Mười hai cửa ngàn

Rừng hòe quế, rừng lan, rừng cúc

Rừng bạch mai, rừng trúc, rừng thông

Non cao uốn lượn khúc rồng

Bốn bề điệp điệp, trùng trùng nhấp nhô

Cảnh thiên tạo như tô, như vẽ

Đền ỷ La mọi vẻ mọi xinh

Tam Cờ gió mát trăng thanh

Dạo chơi vườn quýt tốt xanh rườm rà

Cảnh Rừng Cấm trăm hoa đua nở

Miếu Đồng Tiền cảnh ngự càng vui

Mỏ Than – Chúa ngự trên đồi

Cây Xanh mắc võng thú vui ra vào

Nước chảy ra minh đường tụ thủy

Đền Móc Giằng tú khí chung linh

Thấp cao vạn tượng thiên hình

Thượng cầm – hạ thú, sơn tinh mọi loài

Bầy điểu thú: hươu, nai, hổ, báo

Đủ muôn loài: sà giảo, sài lang

Chim kêu, phượng hót trên ngàn

Suối reo nước bạc, cá vàng chầu lên

Đứng đôi bên: lân rờn, phượng múa

Sắp hai hàng chầu Chúa Sơn Trang

Khi chơi Cung Cấm – Quảng Hàn

Hà Giang, Bắc Mục tòa vàng thảnh thơi

Có phen chơi Thanh Sơn – Bích Động

Lệnh truyền đòi các chúng Sơn Tinh

Ngắm trăng sơn thủy hữu tình

Khen ai khéo đúc, họa hình thiên nhiên

Đức Thánh Mẫu – Chúa Tiên hiển hiện

Đền ỷ La cung điện nguy nga

Đồng Đăng ao cá quê nhà

Đông Cuông – Tuần Quán, Bảo Hà miếu thiêng

Hiển Thánh tích lưu truyền vạn đại

Sắc phong tặng: “Lê Mại Đại Vương”

Thông minh chính trực lạ thường

Ra tay sát quỷ, bốn phương thái hòa

Khắp trong nước: trẻ, già, lớn, bé

Đội ơn Người mạnh khỏe, sống lâu

Muôn dân lễ bái đảo cầu

Sở nguyện như ý, sở cầu tòng tâm.

Bản Văn: Chúa Ngũ Phương Bản Cảnh

“Tỏ thềm đan thấy trong tích cũ

Chốn lạc xuyên thủy tú sơn thanh

Bạch Hoa Công Chúa giáng sinh

Vào nhà họ Vũ phúc lành tộc cao

Điềm xà thủy mộng trao dưới trướng

Khi giáng trần thoang thoảng mùi hương”

Và một bản văn nữa cũng hát rằng:

 “Hương trời thoảng thoảng gió đưa

Dấu thiêng ghi để ngàn xưa còn truyền

Có Bà Chúa Quận Năm Phương

Hình dung nhan sắc khác vời tiên cung”

Còn có cả một đoạn nói về quyền phép của Chúa Bà:

 “Cứ đúng vào canh ba giờ Tí

Hiện ra người mĩ nữ cung nương

Quả nón dâu áo trắng hài cườm

Dạo chơi khắp hết năm phương lại về

Gọi phu xe trả cho tiền giấy

Biết Chúa Bà tay lạy miệng van

 […] Trần gian báng nhạo điêu ngoa

Sai cô thị nữ thu ba hồn về

Đêm nằm mơ thấy ma cùng quỷ

Chúa làm cho liệt vị chân tay

Phải đi thỉnh thánh mời thầy

Xem ra mới biết về tay Chúa Bà”

Bà Chúa Năm Phương . Vốn xưa bà cũng là tiên nữ trên Thiên Đình. Sau chúa giáng thế hạ trần vào nhà họ Vũ ở cửa Cấm Giang, đất Gia Viên (nay là Hải Phòng). Chúa sinh ra hình dung tươi tốt, mọi bề đảm đang. Khi đã hồi tiên, Chúa Bà được giao quyền cai quản năm phương trời đất, bản cảnh bản xứ ngũ phương vậy nên được tôn xưng là Bà Chúa Quận Năm Phương (hay còn có tên khác là Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa). Tương truyền rằng, chúa hiển linh, ngự khắp nơi khắp cảnh trong năm phương trời đất, chúa dạo chơi khắp chốn, cứ đúng vào lúc canh ba giờ Tí, chúa hiện hình ra người mĩ nữ, gọi xe rong chơi, rồi đi về đến “Cây Đa mười ba gốc” là nơi chúa hiển linh, trả tiền cho phu xe, nhưng khi biết ra thì toàn là tiền âm. Chúa cũng thẳng tay trừng trị kẻ nào còn ngang ngược, chúa hành cho chân tay tê liệt, nằm mơ toàn thấy ma quỷ. Cũng có một câu chuyện truyền lại là: vào thời Pháp thuộc có một me Tây bị chúa hành cho chí rận, khắp người ngứa ngáy không yên, phải đến kêu xin, sám hối cửa chúa thì được khỏi, tạ ơn chúa, me Tây đó đã lập đền thờ rất trang nghiêm, quanh năm cũng lễ rất tấp nập.

Chúa Bà Năm Phương chỉ được hầu ở một số vùng (đặc biệt là Hải Phòng là nơi sinh quán quê nhà của Chúa Bà năm xưa). Hải Phòng và một số địa phương lân cận, trong các đàn lễ mở phủ thường có dâng một tòa đàn gọi là: Đàn Chúa Bà (gồm có hình Chúa Quận Năm Phương, hai cô hầu cận, có khi là có cả hình 12 cô nàng (tất cả đều màu trắng), nón chúa hài cườm, một cỗ xe ngựa (hoặc xe phu kéo) hay thường gọi là Xe Chúa Bà) và thỉnh mời Chúa Bà Năm Phương về ngự để chứng đàn đó. Chúa Năm Phương thường ngự về trước Chầu Năm Suối Lân hoặc cũng có một số người hầu chúa sau Tam Vị Chúa Mường. Chúa ngự về thường mặc áo trắng (hoặc có khi chỉ choàng chiếc khăn phủ diện) làm lễ khai cuông rồi cầm tiền tung lên trên ban Công Đồng trong bản đền bản điện để khai quang chứng đền, chứng điện, chứng đàn, chứng phủ (ở một số nơi khác còn hầu chúa về múa quạt hoặc múa mồi).

Đền Chúa Bà Năm Phương được lập ở rất nhiều nơi, nhưng nổi tiếng hơn cả là một số ngôi đền ở nguyên quán Hải Phòng, đất chúa ngự: đầu tiên phải kể đến Chùa Cấm thuộc Phố Cấm, Hải Phòng ( tên tự là Cấm Giang Bản Cảnh Linh Từ hay Nguyệt Quang Tự, trong bản tự có hẳn cung cấm bề thế uy nghiêm thờ chúa), sau đó là Vườn Hoa Chéo, trên đường Trần Hưng Đạo, Hải Phòng (đây là nơi trước đây người me Tây kia lập đền tạ ơn chúa, đền xưa rất lộng lẫy, nhưng bây giờ đã không còn do tàn phá của chiến tranh, chỉ còn lại dấu tích nhỏ nhưng vẫn là nơi linh thiêng, hàng tháng có rất nhiều người dân đến đây lễ chúa), rồi “Cây Đa mười ba gốc” là ngôi miếu nhỏ thờ chúa (ở trên đường ra sân bay Cát Bi) là nơi chúa gọi phu xe chở về chốn đó, có cả Đền Tiên Nga cũng thuộc đường Lê Lợi, Hải Phòng, cuối cùng là ngôi miếu nhỏ không tên trên đường Lê Thánh Tông. Các ngôi đền đó đều tổ chức ngày tiệc chúa là ngày 16/6 âm lịch. Tính ra, xưa kia, trên đất Hải Phòng có ít nhất là năm nơi thờ Chúa Bà

Văn Khấn Tại Đền Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn

Văn khấn tại đền Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn

15/08/2020 15:08:46 | 15 lượt xem

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn đứng thứ hai trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, được xem là hóa thân của Mẫu Đệ Nhị. Bà là con gái của vua cha Đế Thích, cai quản toàn bộ chốn Thượng Ngàn sơn lâm. Cùng lichamduong.me tìm hiểu kỹ hơn về thần tích và văn khấn tại đền Chầu Bà qua bài viết sau đây nhé.

Thần tích Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn

Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn chính là Công Chúa Thiên Thai. Bà được Quốc Mẫu cho cai quản núi rừng sơn lâm thượng ngàn. Chầu còn được gọi là Chầu Đông Cuông, Lê Mại Đại Vương hay Bà Chúa Sơn Trang. Chầu Bà chính là người thừa lệnh của Nhạc Tiên Thánh Mẫu Quế Hoa Mị Nương làm việc.

Theo tín ngưỡng văn hóa Đạo Mẫu, Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn được coi là hóa thân của Mẫu Đệ Nhị. Dân gian lưu truyền tích bà giáng thế vào gia đình nhà họ Lê (có tài liệu ghi lại tên bà là Lê Thị Kiểm) ở vùng Thác Cái Thác Con, thuộc địa phận tỉnh Hà Giang. Sau này trở thành Bà Chúa Thượng Ngàn. Trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, bà chính là bị Chầu Bà thứ hai, có quyền năng tối thượng cả tòa Sơn Trang (mà đa phần các vị chầu bà đều ở trên sơn trang). Do vậy gần như bà là vị có quyền cao nhất hàng chầu, chỉ sau Chầu Đệ Nhất.

Giá hầu Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị chầu bà hay giáng đồng nhất trong tứ phủ Chầu Bà. Từ đồng tân tới đồng cựu, ai thỉnh Chầu cũng về để ban lộc Sơn Trang. Chầu ngự về đồng thường mặc áo màu xanh (xanh la hay xanh lá cây), cầm quạt khai cuông rồi múa mồi.

Chầu thường về nhất trong các đàn Sơn Trang (kể cả với người không mở đủ bốn tòa sơn trang mà chỉ mở một tòa xanh). Tân đồng, lính mới cũng thỉnh Chầu về để sang khăn cho đồng mới. Và đặc biệt, khi Chầu Đệ Nhị ngự đồng vào dịp lễ tiệc (đặc biệt là lễ Thượng Nguyên) trong năm, thì thường có nghi thức gọi là “trình giầu”.

Trong giá Chầu về ngự đồng, con nhang đệ tử đã bốc bát hương bản mệnh sẽ ngồi giữa chiếu ngự, phủ khăn đỏ và trên đầu đội mâm giầu trình (gồm cau, lá trầu, vỏ thuốc, thuốc lào, thuốc lá…). Người đội giầu phải đặt lên mâm trình 13.000 (thông thường là thế, có nơi thì là 15.000) dâng lên Chúa Sơn Trang và 12 cô tiên nàng hầu cận. Đó chính là những người sẽ chứng mâm giầu. Lúc đó chầu sẽ cầm bó mồi (hoặc hương đã đốt cháy) khai cuông, chứng mâm giầu rồi xin tiền đài, nếu được nhất âm nhất dương (có một đồng tiền xấp, một đồng tiền ngửa) nghĩa là Phật Thánh đã chứng cho người ngồi đội giầu đó, rồi người đội giầu lễ tạ và đi ra để cho người khác vào tiếp tục.

Xem thêm bộ lịch âm 2019 mới nhất qua bài viết: LỊCH ÂM- XEM LỊCH ÂM DƯƠNG 2019.

Đền thờ Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Cũng giống như Chầu Đệ Nhất, Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn được thờ tự ở bất cứ nơi đâu Mẫu Đệ Nhị ngự. Nhưng khi thỉnh chầu, người ta thường hay nghĩ tới Đền Đông Cuông là nơi in dấu rõ nhất ở tỉnh Yên Bái.

Văn khấn tại đền Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn

“Dâng văn Tiên thánh thượng ngàn

Đông Cuông Tuần Quán giáng đàn chứng đây

Trên ngàn gió cuốn rung cây

Dưới khe cá lặn chim bay về ngàn

Canh khuya nguyệt lặn sao tàn

Canh khuya nguyệt lặn sao tàn

Chiếc thoi bán nguyệt iii khoan khoan chèo vào

Gập ghềnh quán thấp lầu cao

Gập ghềnh quán thấp lầu cao

Chèo ra núi đỏ chèo vào ngàn xanh

Thượng ngàn tối tú anh linh

Thượng ngàn đệ Nhị tối linh

Ngôi cao công chúa quyền hành núi non

Anh linh đã khắp tiếng đồn

Sấm ran mặt bể mưa tuôn đầu ghềnh

Da ngà mắt phượng long lanh

Da ngà mắt phượng long lanh

Mặt hoa tươi tốt tóc xanh rườm rà

Nhụy hồng tuyết điểm màu da

Nhụy hồng tuyết điểm màu da

Cổ tay tựa ngà đầu vấn tóc mai

Vốn dòng công chúa thiên thai”.

Văn Khấn Bà Chúa Năm Phương, Nơi Thờ Bà Chúa Năm Phương

Bài văn khấn bà Chúa Năm Phương chuẩn nhất hiện nay

Thần tích về Chúa Năm Phương – Bà Chúa Năm Phương là ai?

Chúa Năm Phương được sinh ra trong một gia đình họ Vũ tại làng cổ Gia Viên thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng; nay là phường Gia Viên, Phố Cấm. Tên thật của bà là Vũ Thị Quyến Hoa.

Khi Ngô Quyền khởi binh chống lại quân Nam Hán, bà được phong nữ tướng lo việc quân lương. Với những đóng góp to lớn của bà, Ngô Quyền đã phong tước hiệu cho bà là Ngô Vương Vũ quận chúa. Vì vậy, bà còn được coi là Bà Chúa Kho của riêng đất Hải Phòng.

Năm 1924, Vua Khải Định (triều Nguyễn) chính thức sắc phong tặng Bà là “Vũ quận Quyến Hoa Công chúa Tôn Thần” và chuẩn cho làng Gia Viên được phụng thờ.

Năm 1934, Vua bảo Đại sắc phong bà là “Hộ Quốc Trang Huy Thượng Đẳng Thần”.

Tuy nhiên, không chỉ ở làng Gia Viên, sau này, cứ ở đâu có thờ Ngô Quyền thì ở đó đều có phối hưởng thờ Bà chúa Vũ quận.

Tương truyền, trước khi đánh trận trên sông Bạch Đằng, Đức thánh Trần Hưng Đạo đã vào đền thắp hương và đã được Bà phù hộ cho đánh tan quân địch.

Trong tiềm thức người dân Hải Phòng, Bà chúa Vũ Quận không phải người trần gian mà là một vị tiên nữ trên Thiên Đình được giáng trần để phù hộ cho nước, che chở cho dân”. Khi đã hồi tiên, Chúa Bà được giao quyền cai quản năm phương trời đất, bản cảnh bản xứ ngũ phương vậy nên được tôn xưng là Bà Chúa Năm Phương.

Một số nơi thờ Chúa Năm Phương ở Hải Phòng

1. Bát hương Vườn hoa Chéo

Theo Thủ nhang đồng thày Hoàng Gia Bổn – Nghệ nhân dân gian thì ngày xưa, đây là Miếu thờ chính của Chúa Năm Phương. Vào khoảng năm 1968, nhà nước cho xây dựng vườn hoa, ngôi miếu đã bị phá. Đồ thờ tự của miếu được đưa về đền Tiên Nga – 53 Lê Lợi, bát hương được đưa về Đền Cấm (hay còn gọi là chùa Cấm).

Tương truyền, thời Pháp thuộc, có một bà me tây (vợ của ông chủ Nhà máy cơ khí Robert) bị lạc mất con. Bà đã đến ngôi miếu này để cầu tìm con bị thất lạc. Ngay sau khi cầu, bà đã tìm thấy con. Vì thế, bà me tây để trả ơn Chúa đã đầu tư tu bổ miếu Chúa trở thành một ngôi miếu thờ Chúa Năm Phương nguy nga tại Hải Phòng.

Có tài liệu thì cho rằng bà me tây đó có xúc phạm Miếu Chúa Năm Phương, nên bị Chúa hành cho chí rận đầy người. Sau đó bà me tây đã đến đền cầu đảo để xin Chúa tha tội, sau đã khỏi bệnh. Sau khi khỏi bệnh, bà đã phát tâm tôn tạo miếu của Chúa. Theo ý kiến riêng của người viết thì truyền thuyết này không có tính thuyết phục lắm so với truyền thuyết bà bị lạc mất con.

Hiện nay, tại Vườn Hoa Chéo ngôi miếu không còn nữa. Nhân dân dựng lại một bát hương để thờ Chúa và cũng là ghi nhận nơi đây đã từng là nơi thờ của Chúa. Bát hương này hiện được một thanh đồng giữ hương khói thường xuyên.

2. Đền Cấm

Đền Cấm còn gọi là chùa Cấm, tại phường Gia Viên, phố Cấm, Ngô Quyền, Hải Phòng. Đây chính là quê hương của Chúa lúc sinh thời. Nơi đây, trước đây có một ngôi miếu thờ riêng của Chúa Năm Phương.

Sau này, do ngôi chùa bên cạnh bị xuống cấp, nên các pho tượng của ngôi chùa này được ghép phối thờ với ngôi miếu thờ bà chúa Năm Phương. Vì thế ngôi đền thờ theo hình thức: Tiền Phật, Hậu Thánh. Cũng vì thế nơi đây, bà con quanh vùng vẫn quen gọi đó là Chùa Cấm. Nhưng thực chất gọi là Đền Cấm thì đúng hơn.

Nơi đây, cung cấm thờ Chúa Bà Năm Phương với tượng Chúa Năm Phương. Phía ngoài cung cấm cũng có ban thờ tượng Chúa Bà Năm Phương để mọi người lễ.

Đây có thể coi là nơi thờ chính của Chúa Năm Phương, bởi đây được coi là quê hương của bà và cũng là nơi giữ bát hương của bà từ đền Vườn Hoa Chéo đưa về.

3. Đền Tiên Nga

Đền Tiên Nga ngụ tại 53 – phố Lê Lợi có cung cấm là thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, bên ngoài cung cấm là có ban thờ Chúa Năm Phương rất nguy nga.

Ban thờ Chúa Năm Phương tại đền Tiên Nga

Căn cứ sự phối thờ này có thể nói đây là đền thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Chúa Năm Phương được phối thờ thêm.

4. Đền Cây Đa 13 gốc

Đền cây đa 13 gốc nằm tại xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.

Dưới gốc đa có một miếu thờ, trong miếu có một tấm bia đá khắc chữ Hán Nôm. Theo người dân địa phương miếu đã có từ lâu đời, thờ đức Thành hoàng làng có tên là Thổ Vượng – người có công giúp dân khai hoang, lập và giữa làng Trại xưa. Như vậy, ngôi miếu dưới gốc đa này là nơi thờ thần hoàng làng và sau đó được phối thờ Chúa Bà Năm Phương

Tuy gọi là đền, nhưng thực chất nơi đây chỉ là một miếu nhỏ ngay dưới gốc đa. Ngôi miếu cổ này xưa đã được sửa chữa, tu bổ và trở thành miếu thờ tượng của Chúa Năm Phương và hương án của Thành hoàng làng.

Truyền thuyết về sự hiển linh của Chúa Năm Phương của đền cây đa 13 gốc: Vào thời Pháp thuộc, có người phu xe đứng chờ khách ở gần đền cũ vào lúc nửa đêm, bỗng thấy có người con gái mặc quần áo trắng gọi xe về khu vực xóm Trại. Khi người phu xe chở đến cây đa 13 gốc, bỗng người con gái biến mất, trên xe chỉ còn lại tiền âm phủ. Người ta cho rằng người con gái đó chính là Chúa Năm Phương. Chính từ truyền thuyết này mà nơi đây đã trở thành nơi thờ Chúa Năm Phương.

Chính xuất phát từ truyền thuyết này, người dân hay dâng mã Chúa Năm Phương trên xe kéo của một phu xe.

Câu chuyện khác về đền cây đa 13 gốc: Vào thời Pháp thuộc nơi đây là phố Cô Đầu, bởi có nhiều nhà hát cô đầu (còn được gọi là hát ả đào hay ca trù). Có một ca nương chẳng may yểu mệnh mất đúng vào giờ thiêng, nên rất linh thiêng. Có người thương cảm dựng miếu thờ tại khu vực gốc cây đa.

Một số nơi thờ Chúa Năm Phương khác đáng chú ý khác ở Hải Phòng

Đền Bảo Phúc tại 12 – phố Trần Phú. Đây là một ngôi đền nhỏ hiện nằm trong khuôn viên của khách sạn Habeview. Ngôi đền này mới được xây dựng trên cơ sở một ngôi miếu thờ Chúa Nam Phương.

Ngôi đền có thờ tượng của Chúa Bà Năm Phương và Chúa Quỳnh, Chúa Quế là hai hầu cận của Chúa Năm Phương.

Đền Nam Phương Linh Từ tại Đồ Sơn tại ngõ 155 phố Suối Rồng, khu 1 quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng. Đền này nằm gần Đền Cô Chín Suối Rồng.

Đây là một ngôi đền được xây dựng vào năm 1996 do thủ nhang Hoàng Gia Bổn chủ trì việc khởi công và hoàn thiện ngôi đền.

Ngôi đền tương đối là uy nghi. Đền có các cung chính là ban công đồng, ban Trần triều, ban Sơn Trang. Sau ban Công đồng là Cung Chúa Bà Năm Phương, có tượng Chúa Bà và 2 tượng Chúa Quỳnh, Chúa Quế hai bên – Hai công chúa hầu cận của Chúa Bà.

Văn khấn – hát văn khấn bà Chúa Năm Phương

Bài khấn bà Chúa Năm Phương

Các bạn Lạy 9 lạy (cần thiết thể hiện thành tâm nữa thì lạy 20-50 lạy) – nếu có điều kiện thì quỳ Khấn, đông quá thì quán tưởng mình lạy rồi khấn:

Con xin kính lễ

Chư Phật, chư Thánh, chư Thiên, chư Thần, chư vị thiêng liêng khắp tất cả

Chư vị bản cảnh thành hoàng, bản xứ thổ địa, chư vị hộ pháp nơi đền (ở các đền thờ chúa đều kêu thêm: Ngài Bản cảnh Hải Phòng, riêng đền cây đa 13 gốc kêu thêm ông Thổ Vượng (thành hoàng của làng, được thờ trước khi chúa về ngự))

Con xin kính lễ Chúa Bà Năm Phương tố linh tố hảo, nhị vị công chúa, và các chư vị hầu cận

Xin phép cho gia tiên nội ngoại tứ thân phụ mẫu được vào Đền lễ Phật lễ Thánh (nhiều nơi không mời gia tiên không vào được, hoặc gia tiên trách, mời để thể hiện tôn kính gia tiên đi kêu cầu, tấu đối cho mình)

Khấn xin Chúa Bà độ cho mình những việc gì đó:

Sám hối lỗi lầm bản thân, sám hối Phật thánh, oan gia trái chủ

Hứa tu sửa – Làm việc Thiện báo đáp Bề trên và gia tiên

Hát văn khấn Bà Chúa Năm Phương

Dâng văn Bản Cảnh Chúa bà

Ngũ Phương Thánh Chúa ngự tòa tiên cung

Thanh tân cốt cách hình dung

Danh thơm Tiên Chúa khắp vùng ai đang

Tiếng đồn trong Bắc ngoài Nam

Ngũ phương thập hướng mọi đàng thiếu đâu

Đông Phương giá ngự điện lầu

Xem trong bốn bể cứu cầu chúng sinh

Tây Phương hiển hách anh linh

Tày, Dao, Mán , Thái hiện hình bách nhân

Nam phương xa giá long vân

Thủ Thiêm, Bến Nghé xa gần đều qua

Bắc Phương chốn đó sơn hà

Tỉnh Tuyên, xứ Lạng, Thác Bà thảnh thơi

Trung phương lễ bái kiều mời

Thỉnh lai Tiên Chúa giáng nơi Hải Phòng

Thung dung phủ tía lầu hồng

Cây Đa chính ngự nhiều tầng thấp cao

Miếu thờ như thể động đào

Mười ba cội gốc vươn cao lá cành

Xem trong tỉnh ấy Hải Thành

Nơi nào dám sánh dám so miếu này

Miếu thờ lịch sự ai tày

Cửa thiêng Tiên Chúa hàng ngày khách qua

Lúc thì giá ngự Tiên Nga

Cấm Giang cổ địa chính đà dấu xưa

Nhang thơm thoảng ngát xa đưa

Nơi vườn hoa chéo khi xưa vẫn còn

Chúa chơi phủ tía lầu son

Đền Nghè linh ứng tiếng đồn nơi nơi

Tam Kì Chúa ngự thảnh thơi

Tiên La thắng cảnh là nơi đi về

Đông Cuông điện ấy đề huề

Ngũ Phương bản cảnh giáng về ngự vui

Chúa Bà giá ngự chính ngôi

Thanh đồng đệ tử các nơi xa gần

Độ cho trọn vẹn mười phần

Phần tươi, phần tốt, phần gần, phần xa

Dâng lên chính cửa Chúa Bà

Nón dâu, áo bạch, quạt ngà hoa tiên

Thành tâm thỉnh trước án tiền

Nguyện xin Tiên Chúa ngự lên điện tòa

Chúa về Chúa mới phán ra:

“Độ cho các ghế mặn mà thanh tao

Độ cho giáng vẻ hồng hào

Tứ thời bát tiết người nào cũng xinh”

Trăng thanh vẻ nguyệt in hình

Thỉnh mời Chúa Quận anh linh giáng đàn

Chúa về nhận lễ chứng đàn

Khuông phù đệ tử an khang thọ trường.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bản Văn Chúa Bà Đệ Nhất Tổ Mường, Bạch Anh Công Chúa, Chúa Thượng Ngàn, Lê Mại Đại Vương trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!