Xu Hướng 6/2023 # Bàn Thờ Tổ Tiên Của Người Việt, Luật Thờ Cúng Tổ Tiên # Top 12 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bàn Thờ Tổ Tiên Của Người Việt, Luật Thờ Cúng Tổ Tiên # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Bàn Thờ Tổ Tiên Của Người Việt, Luật Thờ Cúng Tổ Tiên được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong bối cảnh hiện nay, bản sắc văn hóa dân tộc làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt đã vượt qua biết bao khó khăn để không ngừng phát triển và lớn mạnh.Việc giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống càng trở nên cấp bách và có ý nghĩa vô cùng to lớn

Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Bản sắc văn hóa dân tộc làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt đã vượt qua biết bao khó khăn để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống càng trở nên cấp bách và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.

Nhằm giúp các bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo về phong tục tập quán, văn hóa cội nguồn của Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản cuốn sách

Trong quá trình biên soạn chúng tôi có sử dụng, tham khảo một số tài liệu về nguồn gốc phong tục tập quán, các bài văn khấn, … trên sách báo, tạp chí, internet… của các tác giả khác nhưng chưa liên hệ trực tiếp được để xin phép. Rất mong nhận được sự lượng thứ và chia sẻ của các tác giả. Xin trân trọng giới thiệu quyển sách có độ dày gần 400 trang,giá phát hành 350,000đ/1 quyển

Cuốn sách gồm các phần chính sau:

Phần thứ nhất. BẢN SẮC VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT QUA CÁC PHONG TỤC TẬP QUÁN, TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN

Phần thứ hai. CÁC NGÀY LỄ TẾT VÀ PHONG TỤC NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA VÀ NAY

Phần thứ ba. CÁC BÀI VĂN CÚNG DỊP LỄ TẾT, HIẾU HỈ TRONG NĂM

Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống xã hội của các quốc gia, dân tộc. Toàn cầu hóa không chỉ tạo ra cơ hội cho các quốc gia, dân tộc mở rộng sự giao lưu, hiểu biết và xích lại gần nhau, mà còn đặt những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc trước nhiều thách thức to lớn. Làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóa, để phong tục tập quán, hồn văn hóa dân tộc thấm sâu vào đời sống của mỗi chúng ta, để trong quá trình hội nhập quốc tế vẫn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc như một sức mạnh nội sinh để phát triển. Điều này đòi hỏi có sự chung tay gìn giữ và phát triển của các cấp, các ngành và của mỗi người dân.

Nhằm giúp các bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo về phong tục tập quán, văn hóa cội nguồn của Việt Nam, các bài văn khấn cổ truyền người Việt hay dùng, Nhà xuất bản Thế Giới xuất bản cuốn s ách có độ dày gần 400 trang ,in bìa cứng giá phát hành 350.000đ/1 quyển

Cuốn sách gồm hai phần chính sau:

Phần thứ nhất. PHONG TỤC TẬP QUÁN VIỆT NAM

Phần thứ hai. CÁC BÀI VĂN KHẤN CỔ TRUYỀN THƯỜNG DÙNG

( văn khấn lễ tết,ma chay,cúng khao thổ thần,cúng động thổ, về nhà mới, cúng khai trương, cúng đầy tháng,đầy năm……..)

Phong tục thờ cúng tổ tiên văn hóa tâm linh của người việt

Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian thì phong tục thờ cúng tổ tiên ông bà có từ lâu đời và mang tính chất phổ quát nhất. Đã là người Việt Nam thì trong tâm thức hầu hết của mọi người đều mang sự linh thiêng khi nghĩ về người quá cố, và hầu như chúng ta ai ai cũng thờ cúng tổ tiên ông bà! Thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành nét rất riêng văn hóa xứ Việt.Để hiểu hơn về hình thái phong tục này, chúng tôi tổ chức biên soạn cuốn sách

Mục đích muốn chia sẻ đến bạn đọc hiểu về cách thức thờ cúng tổ tiên ông bà từ bao đời nay của ông cha ta; Chia sẻ cách bài trí vật dụng, cây cảnh làm cho ngôi nhà hài hòa, thông thoáng giúp tinh thần các thành viên sống bình an, khỏe mạnh để gặt hái thành công trong cuộc sống.

Nội dung cuốn sách được chúng tôi bố cục như sau:

PHẦN I – Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt – Giới thiệu cách thờ cúng ông bà tổ tiên và ý nghĩa của việc thờ cúng.

PHẦN II – Cách sử dụng, bài trí đồ vật làm cho ngôi nhà thông hanh thịnh vượng – Giới thiệu, trình bày kiến thức phong thủy, giúp bạn đọc bài trí nội thất cho ngôi nhà để đạt được sự cân bằng, hài hòa trong cuộc sống.

PHẦN III – Bài trí nước và nước trong phong thủy cho ngôi nhà – Giới thiệu tầm quan trọng của phong thủy, và vẻ đẹp lung linh của nước làm nên sự tươi mát, sang trọng cho ngôi nhà.

PHẦN IV – Hóa giải khuyến khuyết của ngôi nhà, mang lại sự thông hanh trong công việc và sức khỏe tốt – Đó là các cách xử lý ngôi nhà của bạn khi có những khuyến điểm không phù hợp, để mang lại sự thuận tiện, tâm lý an vui, thoải mái cho đời sống các thành viên.

PHẦN V – Cách sử dụng, bài trí cây cảnh cho ngôi nhà để thu hút tài lộc – Giới thiệu các loại cây trồng phù hợp cho ngôi nhà, tạo mảng xanh, hạn chế ô nhiễm cho ngôi nhà, làm gia tăng sức khỏe cho các thành viên.

Mỗi phần của cuốn sách, nội dung sẽ khác nhau, nhưng tựa chung lại là để bạn đọc hiểu về phong tục tập quán của người Việt, đồng thời trình bày cách bày trí cho ngôi nhà của mình hài hòa, ấm cúng, hút nguồn năng lượng từ tự nhiên làm cho đời sống của các thành viên khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái để tiếp tục lao động và học tấp tốt hơn!

– Sách có Nội dung chính xác. Chất lượng bản in đảm bảo. Giá thành hợp lý. Giúp bạn có được cái nhìn chính xác về Những quan niệm của người xưa về điềm báo may mắn Bạn sở hữu quyển sách có chất lượng chính xác về nội dung, đảm bảo từ giấy, mực in cho đến bìa sách. đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu và nghiên cứu của bạn, Sách có độ dày 400 trang,giá phát hành 350.000đ/1 quyển

– Đời sống của một con người thường là đủ cung bậc thăng trầm, “đối thoại” từng cặp với nhau như đau khổ-hạnh phúc, buồn – vui, thành công – thất bại…

– Có thể diễn giải, lúc thì cuộc sống được an vui, lúc thì gặp nhiều tai ương hoạn nạn, lúc thì sự nghiệp thăng hoa, lúc thì kinh tế tiến tới, lúc thì làm ăn lụi bại thê thảm.

– Qua nội dung này, giúp bạn đọc khám phá văn hóa xưa, đồng thời áp dụng cách rước tài lộc có chọn lọc phù hợp với mình vào đời sống thực tiễn.

-Chúng tôi đề cập chủ yếu đến những quan niệm của người xưa về điềm báo, báo hiệu sự may mắn cho sự phát triển, sự thăng tiến khi một cá nhân nào đó nhận được.

– Ngoài ra, nội dung còn chú trọng đến cách rước tài lộc vào nhà theo cách của người xưa..

– Qua nội dung này còn giúp chúng ta hiểu thêm nét văn hóa xã hội của người xưa khi bàn về tài lộc, về sự thăng tiến trong nhiều lĩnh vực, về sự may mắn…

– Để cuộc sống của chúng ta luôn gặp may mắn và tránh được những rủi ro trong cuộc sống .Chúng tôi tổ chức biên soạn cuốn sách:

– Xin được giới thiệu bạn đọc mọi miền đất nước cuốn sách này. Chân thành cảm ơn sự đón nhận của quý bạn đọc.

Nội dung cuốn sách gồm những phần như sau:

Những điều cần làm cho năm mới để gia chủ may mắn ,phát tài

Khai xuân, mở hàng và nghênh đón tài lộc, may mắn cho gia đình, công ty, đơn vị, xí nghiệp

Phong thủy cho ngôi nhà ở để hút tài lộc, đón vận may

Phần Tham khảo Xem ngày tốt của năm 2019

Sách giúp bạn nắm bắt được thông tin hiệu quả hơn

SÁCH CHÍNH TRỊ TÀI CHÍNH

+ Liên tục cập nhật nhiều đầu sách hay về lĩnh vực chính trị tài chính có chất lượng nội dung luôn đúng và chính xác với mức giá rẻ hơn thị trường từ 20 – 30%.

+ Miễn phí giao hàng với đơn hàng 250K trở lên (đối với khách hàng ở tỉnh), miễn phí ship vận chuyển nội thành HCM (bất kì đơn giá nào – không phụ thuộc có hóa đơn VAT hay không).

+ Sản phẩm bán ra có đầy đủ hóa đơn VAT, có thể chiết khấu trên hoặc ngoài hóa đơn (tùy khách hàng lựa chọn).

+ Hỗ trợ đổi trả miễn phí hoặc hoàn tiền 100% nếu chất lượng sách không đạt yêu cầu như: sai lệch về nội dung, chất lượng sách in không rõ ràng, giấy mỏng, không đúng chuẩn ISO… trong 1 tháng.

Nghi Thức Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt

Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là “kỵ nhật”) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là “ngày ta”).

Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (ngày sóc), ngày rằm (ngày vọng), và các dịp lễ tết. Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử…, người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công.

Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đôi với nhà tầng). Trên bàn thờ thì bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố. Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã vì theo triết lý của các cư dân nông nghiệp thì nước là thứ quý giá (sau đất). Ngoài ra có thể có thêm thức ăn, trà rượu, và có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giấy), tiền âm phủ… Sau khi tàn tuần hương, đồ vàng mã và tiền âm phủ được đem đốt, được gọi là “hoá vàng”, còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đống tàn vàng. Tục truyền rằng phải làm như vậy người chết mới nhận được đồ cúng tế, vì hương khói bay lên trời, nước (rượu) hòa với lửa mà thấm xuống đất tạo nên sự hoà quyện lửa – nước (âm dương) và trời – đất – ngươi (tam tài) mang triết lý sâu sắc. Đối với người Việt Nam, dù nghèo khó đến mấy trong nhà vẫn phải có đồ thờ, hương án, bát hương, đài rượu, chân đèn. Đó là những vật gia bảo thiêng liêng.

Ngoài ra còn phải kể đến các bài văn khấn trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên, bao giờ sắp lễ xong, người chủ trong gia đình cũng phải làm nghi thức khấn vái để mời tổ tiên về thụ lộc.

Các đồ thờ cúng gia tiên

– Bài vị: Bài vị hay Thần chủ được làm bằng gỗ táp (cây táp sông lâu được ngàn tuổi) có dán miếng giấy ghi tên húy (tên khi sống kiêng không được gọi), tên thụy (tên vua ban cho những người có chức tước sau khi chết), tên hàm hay hèm (tên người nhà đặt cho người chết để dùng khi cúng giỗ), bằng cấp, phẩm tước, tuổi, ngày sinh và ngày mất.

Bài vị hay Thần chủ được đặt trong lòng cái khám có cánh cửa, khi nào cúng tế mới mở ra. Khám được làm bằng gỗ quí, hình khối chữ nhật, có cánh cửa, chạm trổ rồng chầu mặt nguyệt, và sơn son thếp vàng. Cái khám được đặt phía giữa ở trong cùng của bàn thờ.

– Ảnh người quá cố: Nếu có ảnh của người quá cố ta nên đóng khung và bày bên cạnh bài vị để con cháu chiêm ngưỡng trong khi cúng.

– Lư hương: Lư hương dùng để đốt trầm (thứ cây gỗ có mùi thơm dùng để làm hương đốt) được đặt ngay trước bài vị. Việc đốt trầm cốt để tạo không khí thơm tho ấm cúng và trang nghiêm ở nơi thờ cúng. Vì bát nhang thường thấp và nhỏ trong khi lư hương thường to và cao nên bát nhang thường được đặt ở phía ngoài lư hương để tiện cho việc cắm nhang (hương), nhất là khi có người đến dâng hương. Tuy nhiên, cũng có gia đình bày bát nhang ngay trước bài vị và lư hương ở phía ngoài của bát nhang.

– Bát nhang: Bát nhang còn gọi là bát hương được đặt ở chính giữa bàn thờ và trước lư hương. Bát nhang hay bát hương là một cái bát đựng tro hay cát đã được đài và rửa sạch để cắm nhang. Nếu không có tro hay cát, người ta lấy gạo để thay thế. Để tăng thêm vẻ trang nghiêm và trịnh trọng, phải có “ống đựng nhang” đặt trên bàn thờ.

– Hai chân đèn cầy (nến): Hai chân đèn cầy để cắm nến được bày ở hai bên bát nhang.

Bình hoa và mâm ngũ quả (5 thứ trái cây): Bình hoa và mâm ngũ quả được bày ở hai bên bàn thờ theo quy tắc “Đông bình Tây quả”, tức là bình hoa bày ở hướng Đông và mâm ngũ quả bày ở phía Tây của bàn thờ. Hướng của bàn thờ luôn luôn được coi là hướng Nam và hướng của người đứng lễ luôn luôn được coi là hướng Bắc. Việc bày bình hoa và mâm ngủ quả này rất phù hợp với khoa học vì hướng mặt trời mọc, hướng Đông, có ảnh hưởng làm cho hoa nở.

– Ba ly đựng rượu: Ba ly đựng rượu hay ba ly đựng nước trong tinh khiết được đặt ở giữa bình hoa và mâm ngũ quả.

– Cỗ bàn: cỗ bàn được bày trên một mâm riêng hoặc có thể đặt ngay trên bàn thờ.

– Ba bát (chén) cơm: Ba bát cơm chỉ được xới (đơm) tới lưng bát. Ba bát cơm này được bày ở phía ngoài cùng của bàn thờ.

– Ba đôi đũa son hay đùa ngà: Khi bày 3 bát cơm ta cũng phải bày 3 đôi đũa, thường là đũa son hay đũa ngà. Theo phong tục, ta phải có một “ống đựng đũa” để cùng với một lư hương, hai chân đèn, và một ống đựng nhang hợp thành bộ “Ngũ Sự”.

Chú ý khi cúng giỗ Tổ tiên

Trong phong tục thờ cúng Tổ Tiên thì lễ cúng vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ: ông, bà, bố, mẹ, chồng (vợ) là quan trọng nhất

Cúng giỗ gia tiên thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đã khuất. Nên vào ngày giỗ của tổ tiên, nhà giàu thì có tổ chức cúng lễ linh đình mời họ mạc gần xa, anh em bằng hữu về dự, còn nhà nghèo túng thì bát cơm, quả trứng, đĩa muối, lưng canh với ba nén nhang, cây đèn dầu cúng người đã khuất.

Theo tục xưa:

Nếu bố đã chết thì phải khấn là: Hiển khảo

Nếu mẹ đã chết thì phải khấn là: Hiển tỷ

Nếu ông đã chết thì phải khấn là: Tổ khảo

Nếu bà đã chết thì phải khấn là: Tổ tỷ

Nếu cụ ông đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Khảo

Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ

Nếu anh em đã chết thì phải khấn là: Thệ huynh, Thệ đệ

Nếu chị em đã chết thì phải khấn là: Thể tỵ, Thể muội

Nếu cô dì chú bác đã chết thì phải khấn là: Bá thúc Cô Di, Tỷ Muội

Hoặc khấn chung là Cao Tằng Tổ Khảo, Cao tằng tổ tỷ nội ngoại gia tiên.

Ý Nghĩa Của Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt

Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên

Từ xa xưa người Việt đã có tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, vậy ý nghĩa của việc thờ cũng tổ tiên là gì? chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Ý nghĩa sâu sắc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn và mối liên hệ giữa người đã khuất và người sống bằng đấng vô hình hiện hữu trong cuộc sống dõi theo con cháu và đem lại phước lộc, tài thọ cho họ.

Trải qua sự luân chuyển và biến cố của lịch sử, nhiều tín ngưỡng dân gian đã gặp phải thời kì khó khăn khi bị quy kết là “mê tín dị đoan” thế nhưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn tồn tại trong tiềm thức của mỗi người dân Việt.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Thông qua phong tục này, nó không chỉ thể hiện ý thức luôn hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc.

Theo quan niệm truyền thống, tổ tiên trước hết là những người cùng chung huyết mạch như ông bà, cha mẹ… là những đã sinh thành ra ta.

Không chỉ vậy, tổ tiên còn là những bậc anh hùng có công bảo vệ làng xóm, đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Có thể kể đến như Trần Hưng Đạo được tôn thờ là là người cha của dân tộc, được thực hiện tín ngưỡng thờ cúng giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm.

Trong tiềm thức của người Việt Nam tổ tiên còn là Mẹ Âu Cơ, là những vị Vua Hùng những người đã kiến tạo nên nước non và nguồn cội sinh ra các dân tộc Việt Nam. Dân gian ta có câu:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.”

Câu ca dao trên đã hàm chứa phần nào về tinh thần luôn hướng về nguồn cội, luôn tôn thờ và tưởng nhớ về tổ tiên. Cứ vào những ngày này hàng năm, mỗi “con rồng, cháu tiên” đều khắc ghi và thành kính tưởng nhớ tới công lao của những vị vua hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhắc nhớ mỗi chúng ta, dù ở đâu, xa quê hương nhưng luôn tôn thờ và khắc ghi nguồn cội của mình.

Thông qua đó giáo dục mỗi người luôn phải có trách nhiệm với quên hương đất nước, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp.

Phong tục này như sợi dây liên kết giữa những người sống và những người đã khuất, những người trên trần thế và những người ở thế giới tâm linh. Điều này bày tỏ về quan niệm nhân sinh của dân tộc Việt “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”.

Theo quan niệm của người Việt, chết chưa phải là kết thúc, tổ tiên luôn bên cạnh dõi theo và phù hộ cho chúng ta trong cuộc sống.

Nhờ vào hình thức tín ngưỡng này, người Việt bày tỏ sự biết ơn và lòng thành kính, tấm lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên với những người đã sinh thành dưỡng dục chúng ta.

Chúng ta luôn tin rằng, sau khi mất, tổ tiên không bao giờ biến mất mà vẫn luôn sát cánh cùng con cháu và chúng ta nên làm tròn bổ phận đạo hiếu của một người con.

Những giá trị này luôn được dân tộc ta đúc kết và truyền dạy cho những thế hệ sau qua những câu ca dao hết sức ý nghĩa “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn – Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”.

Trong mỗi gia đình Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền tải đạo lý sâu sắc “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Thông qua đó, mỗi con người hiểu được giá trị của “đạo hiếu” trong cuộc sống trong mối quan hệ với những người trong gia đình.

Công cha nặng tựa mây núi, nghĩa mẹ rộng tựa biển trời bao la, do đó chúng ta luôn phải hiếu thảo và biết ơn với cha mẹ khi còn sống và luôn khắc cốt và bày tỏ sự thành kính và xót thương khi cha mẹ về thế giới vĩnh hằng.

Giá trị quý báu nhất tiềm ẩn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là lời răn dạy về lòng hiếu thảo.

Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc mà nó còn là bài học đạo đức vô giá trong tiềm thức của mỗi người. Nó răn dạy con người về đức hiếu thảo, hiếu sinh và hướng về cội nguồn…

Tết Nguyên Đán Và Phong Tục Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt

Tết Nguyên đán mang ý nghĩa thiêng liêng, là dịp để mọi người nhớ về cội nguồn. Trong đó, phong tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết của người Việt là một nghi thức tâm linh, thấm đượm tính nhân văn và đạo lý. Tết là dịp để chúng ta mời ông bà tổ tiên về chung vui với cháu con dịp đầu năm mới.

Người Việt tin rằng ông bà tổ tiên tuy mất đi nhưng vẫn sinh hoạt như ở dương gian: “trần sao âm vậy”. Linh hồn tổ tiên, ông bà như thần hộ mệnh luôn phù hộ, chở che cho con cháu.

Hướng về nguồn cội, gắn kết gia đình, dòng họ

Thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng phổ biến của người Kinh – tộc người chiếm đa số trên dải đất hình chữ S – mà nhiều dân tộc như Mường, Thái… cũng lưu giữ phong tục này. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt.

Theo GS. TS Nguyễn Xuân Kính, Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, mỗi người sinh ra đều có cha mẹ, ông bà, tổ tiên, ý thức “con người có tổ, có tông” đã ăn sâu vào trong tâm thức của người Việt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa hướng về nguồn cội, thể hiện lòng thành kính của những người đang sống đối với tổ tiên, những người đã mang đến cho mình cuộc sống như ngày hôm nay.

Cũng theo chúng tôi Nguyễn Xuân Kính, ở Việt Nam, mặc dù mỗi dân tộc đều có quan niệm tổ tiên, nhưng các hình thức tôn thờ của một số dân tộc lại không đồng nhất với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền thống của người Kinh. Chẳng hạn như lễ Bỏ mả của người Tây Nguyên là để chấm dứt mối quan hệ giữa người sống và người chết, thì đối với người Kinh, thờ cúng tổ tiên là để hướng về nguồn cội. chúng tôi Nguyễn Xuân Kính cho rằng tục thờ cúng tổ tiên của người Kinh tương đồng với văn hóa Trung Quốc, chung cho cả vùng văn hóa Đông Á.

Tết Nguyên đán là dịp gặp gỡ của các thế hệ từ vị tiên tổ tới các con cháu. Với quan niệm vong hồn gia tiên luôn ở gần mình, người sống như được tiếp xúc với tổ tiên qua việc thờ cúng.

“Phong tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết cho thấy một mối liên hệ giữa người đã khuất và người còn sống, là dịp báo với tổ tiên năm qua đã và chưa làm được những gì, xin tổ tiên phù hộ mạnh khỏe để sang năm có nhiều thành công mới. Không chỉ trong dịp Tết mà ngay cả khi có việc hệ trọng, người ta đều thắp hương báo với gia tiên, chẳng hạn cưới hỏi, chuẩn bị làm nhà, thi cử… để được phù hộ. Thờ cúng tổ tiên giúp cho con người ta không quên cội nguồn, mà luôn phải nghĩ về trách nhiệm đối với người khác, làm cho người ta biết sợ, biết tôn kính. Mình là con cháu, phải làm sao để không hổ danh ông bà, không làm điều gì xấu ảnh hưởng đến dòng họ, đến những người đã khuất”, chúng tôi Nguyễn Xuân Kính giải thích.

Nhà nhà, dù ít dù nhiều cũng phải chuẩn bị mâm cỗ cúng ông bà Tổ tiên đầy đủ, tươm tất. Ảnh: Kim Anh

Cũng theo chúng tôi Nguyễn Xuân Kính, việc thờ cúng tổ tiên thể hiện sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ. Là dịp trò chuyện, hỏi thăm, quan tâm đến nhau. Khi thờ cúng tổ tiên, làm cho mối dây liên hệ giữa các thành viên chặt chẽ hơn, gắn bó hơn.

Gìn giữ tục thờ cúng tổ tiên như một nét đẹp văn hóa

Ngày Tết, con cháu khấn mời tổ tiên ông bà về ăn Tết với gia đình, tạo nên một không khí thiêng liêng, đầm ấm. Suốt ba ngày Tết con cháu đều dâng lễ, thờ cúng tổ tiên rất chu đáo. Trên bàn thờ cúng tổ tiên của người Việt không thể thiếu đèn dầu, hay cây nến, nén hương, trầu cau, chén nước trắng, mâm ngũ quả. Đặc biệt là mâm cơm cúng ngày Tết được tổ chức nấu nướng và bày biện công phu. Tuỳ từng hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà các mâm cỗ cúng lớn nhỏ khác nhau, nhưng tựu chung đầy đủ 4 món cơ bản là: bánh chưng, thịt lợn, dưa hành và cơm tẻ.

Cúng lễ xong xuôi, mọi người trong gia đình, dòng họ quây quần bên nhau thụ lộc của tiên tổ và chúc nhau một năm mới vạn sự tốt lành.

Chính lòng tin vào sự hiện diện của linh hồn người thân đã một phần giúp người sống sống tốt hơn. Tuy vậy, theo chúng tôi Nguyễn Xuân Kính, trong nhịp sống hiện đại, gấp gáp, tục thờ cúng tổ tiên dịp Tết đã khác xưa.

“Ngày xưa, người ta tin rằng ông bà tổ tiên, hay một đấng thiêng liêng còn hiện diện trên bàn thờ, nghe được những ước nguyện của mình, nên việc thờ cúng được chú trọng hơn, trang nghiêm hơn. Còn bây giờ, càng ngày con người càng văn minh, tiến bộ, việc chắp tay, cúng bái không hẳn tin là có sẽ có sự giúp đỡ, mà đơn giản thể hiện lòng thành kính, biết ơn của những người đang sống đối với thế hệ cha ông”, chúng tôi Nguyễn Xuân Kính cho biết.

Ông cũng cho rằng đó là cử chỉ văn hóa, là giây phút con người lắng mình lại, gạt đi những háo hức, những say sưa, những hoạt động của cuộc sống bộn bề mà suy ngẫm xem mình sinh ra từ đâu. Thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa nhìn quá khứ, là dịp để hướng về cội nguồn, nhưng đồng thời cũng hướng đến tương lai.

Mặc dù vậy, phong tục thờ cúng trong ngày Tết Nguyên đán trải qua hàng ngàn năm tồn tại là cái còn lại trong khi nhiều giá trị đang mất dần đi. Đó là một trong những nhân tố góp phần quan trọng để bảo tồn và duy trì văn hóa truyền thống, và là nét đẹp không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về./.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bàn Thờ Tổ Tiên Của Người Việt, Luật Thờ Cúng Tổ Tiên trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!