Xu Hướng 9/2023 # Bàn Thờ Ông Địa Thần Tài Đặt Ở Đâu? Hướng Nào Là Hợp. Điều Mà Không Phải Ai Cũng Biết # Top 10 Xem Nhiều | Apim.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bàn Thờ Ông Địa Thần Tài Đặt Ở Đâu? Hướng Nào Là Hợp. Điều Mà Không Phải Ai Cũng Biết # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bàn Thờ Ông Địa Thần Tài Đặt Ở Đâu? Hướng Nào Là Hợp. Điều Mà Không Phải Ai Cũng Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ý nghĩa của việc thờ ông địa thần tài?

Thần tài được xem như là một vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, tài lộc cho gia đình, với những nhà có kinh doanh, buôn bán thì việc thờ cúng thần tài sẽ mang lại cho gia đình cuộc sống sung túc, đầy đủ và tài lộc đầy nhà.

Ông địa là một vị thần phù hồ của xóm làng, ông là người cai quản vùng đất và vùng trời mà bạn sinh sống, theo quan niệm thì ông địa sẽ phù hộ cho con người, gia súc, vật nuôi trong xóm làng, giúp mùa màng bội thu.

Thần tài mang đặc trưng của kinh doanh, buôn bán còn ông địa thì mang đặc trưng của kinh tế nhà nông. Chính vì vậy mà người ta thường lập chung bàn thờ để thờ thần tài và ông địa, việc thờ thần tài, ông địa được cúng bái vào các ngày rằm, ngày mùng một và được cung bái trọng đại hơn vào các ngày lễ tết.

Việc cúng thần tài ông địa mang yếu tố tâm linh giúp con người có thể làm ăn phát đạt, mua may bán đắt quanh năm, gia đình ấm êm, mùa màng bội thu, vật nuôi không bị dịch bệnh, việc thờ cúng thần tài ông địa giống như là một tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa người Việt.

Và người ta thường lấy ngày mùng 10 tháng giêng để thờ cúng thần tài ông địa, những ngày rằm mọi ngừi cũng sẽ thắp hương bày hoa quả lên bàn thờ, với ngày mùng 10 tháng giêng thì người ta thường làm lễ long trọng hơn.

Bàn thờ ông địa thần tài nên đặt ở đâu?

Đặt bàn thờ thần tài ông địa nhất định bạn phải đặt nơi mà thần tài ông địa có thể cai quản hết được sự ra vào của khách hàng. Bạn có thể đặt bàn thờ thần tài ông địa theo hướng tốt của chủ nhà hoặc cũng có thể lấy theo dòng khí bên ngoài khi vào nhà. Nhiều người sử dụng phương pháo Điềm Thần Sát để chọn lấy hướng đặt bàn thờ thần tài ông địa tốt nhất.

Thường thì với thần tài người ta sẽ chọn cúng hoa quả và thổ địa thì người ta sẽ cúng chuối xiêm, cà phê hoặc thuốc lá. Với thần tài, vào những ngày tết, nếu gia chủ cảm thấy thần tài này đã cũ thì có thể rước một vị thần tài mới về, nếu bàn thờ có bị cũ hoặc chuyển nhà thì cũng sẽ thay thế bằng bàn thờ mới.

Nếu người Hoa thờ thần tài nhiều hơn thì người Việt sẽ khấn vái ông địa nhiều hơn. Trong cùng của bàn thờ là một tấm bài vị, từ ngoài nhìn vào thì bên trái sẽ là ông thần tài và bên phải sẽ là ông địa. Giữa hai ông sẽ đặt một hũ gạo, một hũ muối, một hũ nước. Ba hũ nay để đến cuối năm mới được thay.

Ngoài ra ở giữa hai ông còn có một bát hương, nếu muốn dịch chuyển bát hương thì phải cúng bái đầy đủ, tốt nhất là không được dịch chuyển, nếu bát hương mà bị xê dịch, dịch chuyển thì sẽ gây những hậu quả không đáng có, gia đình sẽ gặp nhiều bất trắc, công việc buồn bán, làm ăn của gia chủ cũng sẽ không được thuận lợi.

Bàn thờ ông địa thần tài đặt hướng nào là hợp?

Nguyên tắc đặt bàn thờ thần tài ông địa đó là có thể quan sát được hết sự ra vào của khách, có hay hướng chú ý đó là một là theo hướng tốt của chủ nhà và hai là theo hướng đón lộc từ bên ngoài khi vào nhà. Chính vì vậy mà khi đặt bàn thờ thần tai ông địa thì nên chọn các cung Thiên Lộc, Quý Nhân để có thể rước lộc vào nhà.

Cung Thiên Lộc là phương Lâm quan của Tuế Can, nếu nhà có cử chính nằm ở cung Thiên Lộc sé rất tốt và gia đình sẽ găp nhiều may mắn về buôn bán, tiền bạc, tài lộc… Nếu như bạn đặt bàn thờ thần tài ông địa theo hướng cung Thiên Lộc sẽ giúp cho gia chủ gặp được nhiều vận may, làm ăn buôn bán giỏi, tài trí, thông minh.

Quý Nhân Thiên Ất là một vị thần đứng đầu cát Thần, nhà có cửa chính hướng ra Quý Nhân sẽ giúp cho gia đạo được bình an, hòa thuận và gia đình luôn gặp may mắn. Quý Nhân chính alf người phù hộ, cứu trợ, giúp đỡ những người đang gặp khó khăn, tai ương. Cho nên việc đặt bàn thờ thần tài ông địa theo cung Quý Nhân sẽ mang lại rất nhiều điềm tốt.

Theo cung Quý Nhân, ngoài cách đặt bàn thờ ông địa thần tài theo hướng cửa chính thì còn có thể đặt theo hướng cửa phụ, nhà bếp, phòng làm việc, phòng khách, trên bàn thờ hoặc cạnh giường ngủ đều tốt. Không nên đặt bàn thờ thần tài ông địa ở phòng khách, nhà vệ sinh vì sẽ mang lại rất nhiều điềm không may cho gia đình.

Gia đình bạn đang thờ cúng thần tài hoặc đang có ý định thờ cúng thần tài những chưa biết đã đặt đúng hướng, đúng nơi hay chưa. Bài viết Bàn thờ ông địa thần tài đặt ở đâu? Hướng nào là hợp hi vọng đã giải đáp được những thắc mắc cho mọi người một cách chi tiết nhất.

Bài Khấn Thần Tài Thổ Địa Chuẩn Nhất Không Phải Ai Cũng Biết

Cách khấn Thần Tài Thổ Địa chuẩn nhất không phải ai cũng biết

Khi thực hiện nghi thức cúng Thần Tài hằng ngày hay vào ngày mùng 10 hàng tháng, một việc quan trọng không thể thiếu là đọc văn khấn Thần Tài thỉnh Thần lên và nghe lời cầu khấn của gia chủ.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Con kính lạy Thần Tài vị tiền. Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này. Tín chủ con là …………………………………………….Ngụ tại…………………………………………………. Hôm nay là ngày…… tháng….… năm……..

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Văn khấn Thần Tài, Thổ Địa có thể dùng trong các ngày:

Văn khấn Thần Tài hàng ngày mỗi sớm mở cửa hàng

Cúng Thần Tài, Thổ Địa mùng 10 hàng tháng

Cúng tượng Thần Tài mùng 1, ngày rằm hàng tháng

Ý nghĩa ngày Vía Thần Tài, cúng Thần Tài Thổ Địa

Ngày Vía Thần Tài chính là ngày 10 tháng Giêng âm lịch. Ngày thường, nhiều gia đình vẫn cúng hoa quả, trái cây, bánh kẹo đầy đủ trên bàn thờ Thần Tài. Nhưng trong ngày Vía Thần Tài thì lễ vật có phần trang trọng hơn.

Ngày Vía Thần Tài có ý nghĩa rất quan trọng với mọi nhà, nhất là người làm ăn, kinh doanh. Đây là ngày mọi người sắm lễ vật cúng tế Thần Tài, để cầu mong một năm làm ăn phát đạt, nhiều lộc, nhiều tiền.

Bên cạnh đó, nhà nhà, người người nô nức đi sắm vàng. Vì vậy, trong ngày này, các cửa hiệu bán vàng mở cửa rất sớm để phục vụ khách hàng. Theo quan niệm của người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng, vàng thể hiện cho sự giàu sang, phú quý. Chính vì vậy, đi mua vàng trong ngày Vía Thần Tài là để mang tài lộc về nhà. Qua đó gửi gắm niềm mong ước có một năm dồi dào tiền bạc, buôn bán, kinh doanh thuận lợi. Mua vàng cũng là một việc làm hết sức thiết thực. Vì chuyển từ tiền sang vàng, nên cũng không mất đi đâu, mà càng thêm phần sung túc.

Sắm và chuẩn bị lễ cúng Thần tài, Thổ địa cần những gì?

Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.

Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

Các loại hoa cúng Thần Tài, Thổ Địa phổ biến là mẫu đơn đỏ, hoa cúc, hoa hồng và các loại hoa có hương thơm như hoa ngọc lan, hoa cau…

Cách chọn mua và sử dụng tượng Thần Tài Thổ Địa giúp gia chủ phát lộc

Để chọn được một bộ tượng Thần Tài Thổ Địa đẹp thì bên cạnh lựa chọn ngoại hình còn phải lưu ý về quy trình thỉnh thờ và một số nguyên tắc phong thủy. Hiện nay, nhiều gia đình và các cơ sở kinh doanh đều có thờ tượng Thần Tài Thổ Địa nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa cũng như những quy tắc trong việc thờ phụng và vị trí đặt tượng Thần Tài đem lại đại cát lợi cho gia chủ.

Không Có Bàn Thờ Thần Tài Thì Cúng Ở Đâu?Điều Mà Vạn Người Hỏi

Hiện nay đang có rất nhiều gia đình thờ Thần Tài, người ta quan niệm rằng việc thờ thần tài sẽ mang lại nhiều may mắn, tiền tài trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có tục lệ thờ thần tài. Vậy nếu như không có bàn thờ thần tài thì cúng ở đâu? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi t sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn.

Thần trong thần tài có nghĩa là một vị thần linh liêng, có phép màu còn tài tức là tài trí phi thường hoặc còn được nhiểu như là tài vận, tiền tài. Thần tài là một trong những vị thần linh thiêng và nổi tiếng được người phương Đông tin tưởng và thờ cúng. Thần tài được cho là vị thần cai quản những vẫn đề lien quan đến của của, tiền bạc, tài vận của gia đình.

Trong dân gian hay truyền tai nhau câu chuyện Thần tài, chuyện kể trong một lần đi chơi uống rượu say xỉn rơi xuống trần gian, va đầu vào đá không biết gì, đến hôm sau tỉnh lại thì thấy mình bị lột sạch quần áo và không còn tiền trong túi. Thế là thần tài đi lang thang ăn xin khắp nơi. Thần đi ăn xin ở đâu thì y như rằng hôm đó khách vào quán nườm nượp

Từ đó mọi người ai cũng giành mời thần tài đến nhà cho bằng được, cho nên người ta hay truyền nhau câu “Thần tài gõ cửa”. Và để tưởng nhớ thần tài, người ta lấy ngày thần tài bay về trời tức là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch để làm ngày thờ cúng thần tài. Vào những ngày này hầu như các gia đình đề tổ chức thờ cúng một cách đầy đủ và chu đáo.

Thần tài là người mang lại may mắn, của cải cho gia đình nên hầu hết mọi gia đình đều có tục lệ thờ thần tài nhất là những gia đình có người tham gia buôn bán, kinh doanh với mong muốn rằng gia đình sẽ luôn có cuộc sống sung túc, dư giả về tiền bạc và thành công hơn trong công việc kinh doanh, làm ăn thuận lợi.

Không có bàn thờ thần tài thì cúng ở đâu?

Có nhiều gia đình vì không có không gian nhà mà không đặt bàn thờ cúng hoặc do việc di dời, chuyển nhà nên không làm bàn thờ cúng thần tài nữa. Việc không có bàn thờ cúng thần tài không có nghĩa là bạn không làm lễ cúng thần tài mà bạn có thể cúng thần tài theo một phương thức khác.

Nếu gia đình bạn vốn không có bàn thờ thì nên cúng bài thờ thần tài vào các ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch, tổ chức lể cúng bái trang trọng và đầy đủ. Còn nếu gia đình đã có bàn thờ mà bạn muốn hóa hoặc chuyển nó đi thì bạn nên thực hiện những nghi thức hóa và chuyển một cách đúng quy trình, không phạm sai lần kẻo thần tài đi mất.

Giải pháp khi không thờ thần tài nữa Các bước hóa giải bàn thờ thần tài

Bước 1: Nếu muốn giải ban thần tài thì bạn cần phải chọn một ngày phù hợp để giải ban, thường thì sẽ là những ngày mùng một hoặc rằm là tốt nhaasrt.

Bước 2: Bạn chuẩn bị một bài sớ có nội dung khấn bái hóa hoặc chuyể bàn thờ.

Bước 3: Sắm các lễ vật, đồ thờ cúng cần thiết.

Bước 4: Tiến hành hóa đồ thời và ban thần tài.

Bước 5: Hóa hoặc chuyển bàn thờ.

Những lưu ý khi hóa giải bàn thờ thần tài

Vào các ngày giải ban thần tài như ngày mùng một hoặc ngày rằm thì gia đình bạn cần phải dọn dẹp sạch sẽ căn nhà và bàn thờ thần tài.

Chuẩn bị các lễ vật đầy đủ, các lễ vật, đồ thờ cúng để giải ban thần tài nên có các vật phẩm như hoa tươi, mâm ngủ quả tươi, hương đèn hoặc nên, dấy đinh giấy tiền, một chén gạo, muối và rượu trắng.

Khi tiến hành thờ cúng, gia chủ cần phải quỳ vái lạy ba lễ trước bàn thờ thần tài, xin được ban giải thần tài, mời các ngài thu lễ vè và xin được mời các ngài đến địa chỉ thờ cúng mới nếu đang có ý định chuyển nhà.

Sauk hi hương đã tàn, đốt giấy đinh giấy tiền rồi magn đồ lễ và bàn thờ đến sông hoặc hồ hóa giải thả trôi. Các đồ vật bằng gỗ và giấy thì bạn có thể tiến hành đốt đi.

Trong quá trình hóa giải bàn thờ thì gia chủ nên lưu ý bát hương chỉ được phụng thờ tại bàn thờ thần tài, không được nhầm lẫn với các bát hương ở những nơi thờ cúng khác.

Khi hương cháy hết thì có thể lấy chân hương đốt đi cùng với giấy đinh giấy tiền sau khi đã thực hiện nghi lễ hóa giải bàn thờ. Bát hương được mang theo thả trôi cùng với đồ thờ trên bàn thờ thần tài.

Bàn thờ thần tài là nơi thờ cúng linh thiêng với mong muốn rước thần tài đến, mang cho gia đình nhiều may mắn, tài lộc và thành công hơn tỏng sự nghiệp buôn bán, kinh doanh. Bài viết Không có bàn thờ thần tài thì cúng ở đâu? Điều mà vạn người hỏi hi vọng đã giải đáp các thắc mắc về việc thờ cúng thần tài trong gia đình và cách hóa giải bàn thờ. Hi vọng đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho mọi người.

Bàn Thờ Ông Địa Thần Tài Nên Đặt Ở Đâu Mới Đúng Chuẩn

Bàn thờ ông địa nên đặt ở đâu để gia chủ gặp nhiều may mắn trong buôn bán lẫn phong thủy tốt. Đây là tục lệ thờ cúng Thần Tài quen thuộc của dân kinh doanh với mong muốn công việc thuận lợi suôn sẻ, có nhiều tài lộc. Bài viết sau đây của Gốm sứ Bát Tràng News sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về vị trí đặt bàn thờ Thần Tài Thổ địa đúng nhất.

Bàn thờ Ông Địa nên đặt ở đâu đúng chuẩn

Trên bàn thờ Thần Tài, chúng ta thường thờ 2 vị thần Ông Địa và Thần tài với ý nghĩa đem lại tiền tài, vượng khí cho gia chủ. Bên cạnh đó theo phong thủy, còn giúp xua đuổi hung khí, tà khí, bảo vệ của cải, đất đai cho gia chủ. Quan trọng nhất cần lưu ý khi đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đó là hướng đặt bàn thờ và vị trí đặt bàn thờ. Chi tiết như sau:

Hướng đặt bàn thờ Thần tài – Ông địa

Có rất nhiều hướng đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa nhưng chủ yếu mọi người hay chọn 2 hướng đó là hướng tốt theo mệnh gia chủ và hướng đón lộc.

Đặt bàn thờ Thần tài – ông địa theo mệnh

– Gia chủ thuộc mệnh Kim nên đặt bàn thờ thần tài theo hướng: Đông Bắc (Diên Niên), Tây Bắc (hướng sinh khí), Tây Nam (Thiên y)

– Gia chủ thuộc mệnh Mộc nên đặt bàn thờ thần tài theo hướng: Tây Bắc (Diên niên), Đông (Diên niên), Đông Nam ( Phục vị)

– Gia chủ thuộc mệnh Thủy nên đặt bàn thờ thần tài theo hướng: Tây (Diên niên), Tây Nam (Sinh Khí), Tây Bắc (Thiên Y), Đông Bắc (Phục Vị)

– Gia chủ thuộc mệnh Hỏa nên đặt bàn thờ thần tài theo hướng: Nam (Sinh khí), Đông Nam (Diên niên), Bắc (Thiên y), Đông (Phục Vị)

– Gia chủ thuộc mệnh Thổ nên đặt bàn thờ thần tài theo hướng: Đông Bắc (Diên Niên), Đông Nam ( Phục vị)

Bên cạnh đó ngay sau đây, ngoài đặt bàn thờ Thần tài theo mệnh ra chúng tôi sẽ chia sẻ thêm cho các bạn hướng đặt bàn thờ theo các cung tốt như cung Thiên Lộc và cung Quý nhân.

Hướng đặt bàn thờ thần tài – ông địa theo cung

Tùy theo mục đích và nhu cầu của gia chủ như cầu tài lộc hay bình an mà bàn thờ Thần tài nên đặt theo các cung sau:

– Cung Thiên Lộc: là phương Lâm quan của Tuế can, nằm hướng Đông Nam. Đây là hướng giúp gia chủ mang lại may mắn về tiền bạc, vượng phát trong làm ăn kinh doanh, công danh sự nghiệp thăng tiến.

– Cung Quý Nhân: là quý nhân thiên ất – vị thần đứng đầu cát thần có khả năng chế ngự, xua đuổi những điềm không lành, mang lại may mắn, bình an, chuyển giữ thành lành, nằm ở hướng Tây Bắc. Bàn thờ đặt theo cung này giúp gia chủ gặp nhiều bình an may mắn, bảo vệ gia chủ khỏi mọi điều xấu, có nhiều sức khỏe, được nhiều người yêu mến giúp đỡ.

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài – Ông địa

Điều tối giản khi chọn vị trí đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đó là chọn nơi có nhiều ánh sáng, không nên đặt bàn thờ ở những nơi tối tăm, đảm bảo đặt ở nơi dễ nhìn và không vướng khi ở chỗ nhiều người đi lại.

Lưu ý khi đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa:

– Nên đặt bàn thờ Thần Tài dựa vào tường, tuyệt đối trên tường nơi đặt bàn thờ không có lỗ khoan hay cửa sổ để tránh tài lộc thoát ra ngoài.

– Đặt bàn thờ thần tài – ông địa ở dưới đất, không đặt trên cao.

– Hầu hết mọi người sẽ đặt bàn thờ Thần Tài ở ngay cửa ra vào bởi ông địa là người cai quản đất đai, nên có thể quan sát được tà khí hay những kẻ có tâm xấu xâm nhập vào, qua đó sẽ ngăn cản những luồng khí dữ này.

Bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đầy đủ gồm những gì

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều kiểu bàn thờ thần tài khi mỗi lần chúng ta đến một cửa hàng hay công ty khác nhau, và không phải bàn thờ Thần Tài nào cũng giống nhau. Chính vì vậy, một bộ bàn thờ Thần Tài đầy đủ gồm những gì, hoặc ông địa ngồi trái hay phải? đó là điều mà nhiều người quan tâm.

Một bàn thờ Thần tài – ông địa đầy đủ gồm những vật phẩm thờ cúng sau:

1 cặp Tượng Thần tài – ông địa, Thần tài bên trái, ông địa thường được đặt ở bên phải

1 Bát hương

1 Lọ hoa

1 Ống hương

1 Nậm rượu

3 Chóe thờ đựng gạo, muối, nước

5 Kỷ chén

1 Đèn thờ

1 Mâm bồng

1 Bát sâm

1 Minh đường tụ thủy

1 Ông Cóc

Một bàn thờ Thần tài đầy đủ khi gồm những vật dụng trên. Trên thực tế tùy vào diện tích thờ hay bàn thờ mà chúng ta có thể lược bớt đi nhưng những vật thờ cúng bắt buộc cần có trên bàn thờ Thần tài đó là: bát hương, tượng thần tài- ông địa, lọ hoa, kỷ chén…

Cách bài trí bàn thờ Thần tài – Ông địa đúng chuẩn phong thủy

Sau khi chúng ta đã chuẩn bị được hướng và vị trí đặt bàn thờ Thần Tài, cũng như đầy đủ các đồ thờ cúng. Công việc tiếp theo là sắp xếp đồ vật trên sao cho đúng chuẩn hợp với phong thủy. Các bạn có thể tham khảo theo cách bài trí sắp xếp bàn thờ Thần Tài theo quy tắc Đông bình – Tây quả như sau:

– Trong cùng bàn thờ dán một tấm bài vị.

– Sau đó sắp xếp 2 ông Thần Tài và Ông Địa theo hướng từ ngoài vào: ông địa bên phải, thần tài bên trái.

– Tiếp theo là 3 chóe thờ.

– Bát hương sẽ được đặt ở giữa bàn thờ Thần tài.

– Bên phải đặt lọ hoa.

– Bên trái đặt mâm bồng hoặc có thể đặt chính giữa.

– Tiếp đến là kỷ chén thờ (kỷ 3 hoặc kỷ 5 chén).

– Bên trái đặt ông Cóc, sáng quay cóc ra, tối quay cóc vào.

– Bên phía trước dưới đất thường để bát minh đường tụ thủy, và hay được rắc cánh hoa hồng với ý nghĩa không để tiền bạc trôi đi.

Những điều cần lưu ý khi thờ Thần tài – ông địa

Dù là thờ phật hay thờ Thần Tài thì cũng ta cũng nên kiêng kỵ và có những lưu ý cần tránh sau đây:

– Đảm bảo trên bàn thờ Thần Tài và không gian xung quanh bàn thờ luôn sạch sẽ.

– Dọn dẹp vệ sinh bàn thờ Thần Tài không nên dùng nước lã mà nên dùng rượu pha gừng để lau chùi.

– Không nên đặt hướng bàn thờ Thần Tài đối diện với gương, phòng tắm, nhà vệ sinh hay các vật sắc nhọn chĩa vào.

– Đặt ông Cóc sáng quay cóc ra, tối quay cóc vào để đón tài lộc.

Ngoài ra chúng tôi cũng cung cấp đầy đủ bộ đồ thờ Thần Tài, các bạn có thể liên hệ đặt mua chúng tôi giao hàng tận nơi. Chi tiết liên hệ giá bán: 0944.834.823, địa chỉ cửa hàng 210 Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Giao hàng toàn quốc, nhận hàng mới thanh toán.

Bàn Thờ Ông Địa Thần Tài Đặt Bên Trái Hay Phải Mới Là Đúng?

Bàn thờ Thần tài – Ông địa thì ông địa được đặt bên nào, bên trái hay bên phải mới là đúng? Đây được xem là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ hiện nay khi chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thờ cúng.

Trên thực tế thì câu hỏi “ông địa đặt bên trái hay phải” không phải là một câu hỏi khó trả lời, chính vì vậy Gốm sứ Bát Tràng 360 xin phép được giải đáp. Theo phong thủy thì cách bố trí bàn thờ Thần tài tuân thủ theo quy tắc từ trái qua phải, vì thế ông Thần tài – bên trái, ông Địa – bên phải. Đây là cách bài trí được nhiều gia đình áp dụng lựa chọn theo số đông.

Tuy nhiên, thực tế thì cũng có nhiều vùng quan niệm rằng “thờ cúng là tại tâm”. Do đó, họ không quan trọng vị trí đặt Thần tài, Ông Địa là bên trái hay bên phải. Chỉ cần luôn giữ bàn thờ sạch sẽ, nhang khói ngày rằm, mồng một, ngày vía thần tài đầy đủ là gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm về việc cầu may mắn, tài lộc.

Để biết được cách bài trí bàn Thần tài – Ông địa đúng thì trước tiên gia chủ cần phải tìm hiểu xem trên bàn thờ Thần tài thường gồm những vật phẩm thờ cúng nào? Để từ đó có cách cái nhìn tổng quan về cách bài trí, sắp xếp bàn thờ Thần tài đúng nhất.

Bàn thờ Thần tài gồm những vật phẩm thờ cúng nào?

1, Tượng Thần tài – ông Địa (thường được thờ chung với nhau)

2, 3 chóe thờ (đựng nước, muối, gạo)

3, Bát hương (1 bát)

4, Ống hương

5, Lọ hoa

6, Kỷ chén thờ (có thể sử dụng 3 chén thờ hoặc 5 chén thờ)

7, Mâm bồng

8, Minh đường tụ thủy (bát nước rắc cánh hoa)

9, Nâm rượu (1 nậm)

10, Đèn thờ (1 chiếc)

Theo kích thước thường gặp của bàn thờ Thần tài thì trên bàn thờ thường được đặt tượng Thần tài – ông địa, bát nhang, đỉnh sứ, kỷ chén thờ, chóe thờ, ống hương. Còn những vật phẩm như , mâm bồng, minh đường tụ thủy, ông cóc….. gia chủ có thể đặt ở bên ngoài bàn thờ.

Cách bài trí bàn thờ Thần tài chuẩn nhất hiện nay?

Như đã nói ở trên, thì khi bài trí bàn thờ Thần tài – ông địa gia chủ cần tuân thủ đúng nguyên tắc “đông bình – tây quả, từ trái qua phải, trong ra ngoài” là có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề phong thủy, tâm linh. Nếu chưa nắm rõ về cách bài trí bàn thờ Thần tài – ông địa, quý khách có thể tham khảo sơ đồ sau đây:

Cúng Thần tài – Thổ địa gồm những gì?

Bàn thờ Thần tài – thổ địa chắc hẳn đã chẳng còn xa lạ với nhiều người, thế nhưng cúng Thần tài cần những gì thì lại là điều chẳng phải ai cũng biết nhất là với những người mới mở cửa hàng kinh doanh, công ty. Chuẩn bị lễ cúng Thần tài đầy đủ là cách để gia chủ bày tỏ lòng thành kính, biết ơn cũng là mong cầu được che chở, phù hộ cho việc làm ăn kinh doanh được thuận lợi, suôn sẻ.

Mâm cúng Thần tài – Thổ địa ngày vía Thần tài (mùng 10 Tết)

1, 1 lọ hoa,

2, 1 con tôm,

3, 1 con cá lóc nước,

4, 1 miếng thịt lợn quay,

5, 1 bộ giấy tiền vàng mã,

6, 1 đĩa ngũ quả,

7, 1 chum nậm rượu

8, 1 con cua

Lễ cúng được dùng để cúng lấy may, lấy vía thần tài, cầu xin cho năm mới nhận được nhiều tài lộc, làm ăn phát đạt. Theo quan niệm dân gian truyền lại thì Thần tài rất thích ăn cua biển, thịt heo quay, chuối chín…… nên ngày Thần tài gia chủ nên lựa chọn các món như vậy để cúng lễ thì sẽ hợp lý và nhận được nhiều may mắn, tài lộc.

Mâm cúng Thần tài – Thổ địa ngày rằm, mồng một hàng tháng

Riêng đối với bàn thờ Thần tài – Thổ địa thì những ngày này gia chủ thường dâng lên các ngài các vật phẩm cúng lễ như:

1, Lọ hoa tươi: hoa ly, hoa cúc, hoa hồng…..

2, Đĩa hoa quả: nên bày ngũ quả đủ màu sắc, tượng trưng cho sự no đủ, dư giả cũng là thể hiện mong muốn cho việc làm ăn kinh doanh được may mắn, thuận lợi

3, Nước thờ

4, Rượu thờ

5, Đĩa thịt luộc để cả miếng

6, 1 quả trứng luộc

7, 1 con tôm

8, Trầu cau (1 lá trầu, 1 quả cau)

Ngoài các vật phẩm thờ cúng cơ bản như trên, thì vào ngày rằm, mồng một này gia chủ cũng có thể bày thêm một số đồ thờ cúng khác như bia, nước ngọt, bánh kẹo …… lên bàn thờ Thần tài – Thổ địa.

Thờ cúng Thần tài – Thổ địa cần phải được thực hiện chỉnh chu, cẩn thận và sạch sẽ vì 2 vị thần này nổi tiếng với tính cách sạch sẽ. Do đó, mâm cúng hàng ngày, ngày rằm, mồng một hay ngày vía Thần tài có thể sơ sài nhưng nhất định phải đảm bảo sạch sẽ, tươm tất để tránh bị các ngài quở trách, gây ảnh hưởng đến việc làm ăn kinh doanh.

Theo đó, mâm lễ vật cúng Thần tài – Thổ địa hàng ngày thường gồm các lễ vật sau:

1, Hoa tươi: thường là hoa ly, hoa cúc, hoa hồng…..(nên chọn hoa tươi để được lâu trên bàn thờ)

2, Nước thờ (nước thờ cần được thay hàng ngày)

3, Đĩa hoa quả: nên chọn những loại có hình dáng tròn đầy, căng mọng, tránh những loại quả có gai mang sát khí

4, Tách cafe cho Thần tài, Thổ địa vì tương truyền Thần tài rất thích được uống cafe vào mỗi buổi sáng

Những điều cần lưu ý khi thờ cúng Thần tài, ông Địa

Thờ cúng Thần tài – ông địa gia chủ ngoài việc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc đã nêu ra như việc bố trí bàn thờ Thần tài từ trái qua phải, đông bình tây quả….. thì còn phải chú ý các điều sau để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trong thờ cúng.

– Bàn thờ Thần tài nên được đặt ở gần cửa ra vào để thần tài, ông địa tiện cho việc theo dõi số lượng khách ra vào

– Hàng tháng gia chủ nên lau dọn bàn thờ Thần tài ít nhất 1 lần vào ngày cuối tháng vì Thần tài – ông địa là những người ưa sạch sẽ.

– Nước lau, rửa bàn thờ thần tài là nước ngũ vị hương được đun từ 5 loại lá: lá hương nhu, lá sả, lá mùi, hồi quế, quế khô.

– Có thể tắm tượng Thần tài bằng rượu gừng nhưng không nên lau bàn thờ bằng rượu gừng. Tuy nhiên, tượng chỉ nên tắm tối đa 5 lần/năm và vào các ngày mồng 10 hàng tháng.

– Khăn dùng để lau bàn thờ nên dùng khăn riêng, được giữ sạch sẽ chỉ dùng để lau bàn thờ, tắm thần tài

– Hoa quả để cúng lễ bàn thờ Thần tài nên chọn hoa quả tươi, gia chủ nên thay hoa quả thường xuyên không nên để quá lâu. Hoa nên chọn hoa đồng tiền, hoa hồng,…. quả nên chọn ngũ quả có màu sắc tươi sáng, tròn đầy.

2_ https://gomsubattrang360.com/tin-tuc/cach-bo-ban-tho-than-tai-cu-chinh-xac-nhat

3_ https://gomsubattrang360.com/tin-tuc/van-khan-than-tai-ngay-ram

4_ https://gomsubattrang360.com/tin-tuc/cach-rut-chan-nhang-ban-tho-than-tai

Bàn Thờ Thần Tài – Ông Địa Và Những Điều Cần Biết

Thần Tài – Ông Địa là một cặp 2 ông thần được thờ trong một cái tủ thờ, đặt ở dưới đất. Tủ thường làm bằng gỗ và có khi được Tủ thờ Thần Tài – Ông Địa đều đặt hướng thẳng ra phía cửa nhà, thường ở vị trí có vách dựa vào (để tạo sự vững chắc cho tủ thờ cũng như cho sự kinh doanh và cuộc sống bạn). Người ta không chỉ cúng 2 ông vào ngày Tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán, kinh doanh thì người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho các vị thần này chu đáo hàng ngày thì mới được các Thần phù hộ làm ăn thuận lợi “tiền vào như nước”. Sáng sớm khi mở cửa bán hàng hoặc kinh doanh, người ta thường thắp hương cầu khẩn Thần Tài “phù hộ” cho họ mua may bán đắt, cúng cho Ông Địa một ly cà phê đen kèm theo một điếu thuốc để ông “độ” cho trong ấm ngoài êm.sơn son thiếp vàng, phía trong khảm hoặc dán bài vị của Thần Tài.

Thần Tài – Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài, nhưng Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Cần phân biệt Ông Địa của Việt Nam và Phật Di Lặc. Phật Di Lặc mang bao bố hay cười tươi, có đồng tử đi theo. Hình ảnh Ông Địa còn khá quen thuộc trong đội múa lân, Ông Địa thường có vai trò cản trở Lân trong việc nhặt tiền thưởng hay quà cúng của gia chủ. Thần Tài thường tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.

Nếu như Thần Tài người ta cúng hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay cúng ly cà phê. Thông tường Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, thì trái lại người Việt luôn luôn khấn vái Ông Địa. Vào ngày Tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về hoặc bàn thờ cũ hay bị hư cũng được thay thế bàn thờ mới. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và  bàn thờ Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.

Nhìn vào cấu trúc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa đúng cách, ta thấy dán trên vách 1 tấm Bài vị là 1 tấm màu đỏ được viết bằng mực nhũ kim với nội dung “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu địa Chúa Tài thần”. Theo hướng từ bàn thờ nhìn ra,  bên phải là ông Thần tài, bên trái là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy, 3 hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải chọn ngày và theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, người ta dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi chuyện trở nên trục trặc liền. Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả ”, lọ hoa bên tay trái – thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền…. đĩa trái cây bên tay phải – nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, các bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tượng trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển. Cúng 5 chén nước chứ không phải 3 chén cũng vì tượng trưng cho 5 ông Thần tài và 5 ông Địa đã nói ở trên.

Ông Cóc (hình tượng rất đặc trưng văn hóa Việt) để bên phải. Ngoài cùng trên mặt đất, các bạn nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước (làm Minh Đường Tụ Thủy) – một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi. Trong miền Nam khi cúng Thần Tài – Ông Địa, thường cúng kèm theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi nguyên đẹp đẽ hay nhiều khi là cả một bó tỏi . Họ cho rằng tỏi giúp cho ông Địa có phương tiện để bài trừ ”các đạo chích vong binh” ám muội vì người âm cũng có người tốt kẻ xấu như thường giống người dương mình vậy. Ngoài ra, họ dùng bó tỏi đó để phòng chống các Tà sư làm ác, phá hoại bàn thờ nhà người ta bằng Bùa, Ngải . Tỏi có tác dụng tránh được điều đó (vì người luyện Bùa, Ngải thường kiêng ăn Ngũ Vị Tân : Hành , Hẹ, Tỏi, nén, Kiệu).

Trên nóc bàn thờ Thần Tài – Ông Địa, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các câu chú Phạn tự (tượng trưng cho cơ quan chủ quản các Thần). Mục đích là để có sự quản lý, không cho các vị Thần làm điều sai trái. Thổ Công hay Thổ Địa là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam cai quản một vùng đất đai. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai như : xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt…… thì người Việt đều phải cúng vị thần này. Với người Hoa, Thổ Địa cũng là một trong các vị thần Tài. Do ngày xưa, nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đai cùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu ngày xưa nên thần Đất cũng là 1 thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài là do thuyết ngũ hành tương sinh : Thổ sinh Kim (đất sinh vàng bạc)… Có lẽ vì lý do đó mà đến tận bây giờ, Thần Tài và Ông Địa (Thổ Địa) vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ở khắp nơi, từ văn phòng công ty lớn – nhỏ, cửa hàng bán lẻ, tư gia …….vv….Người Hoa sang VN làm nghề buôn bán trở nên giàu có, mỗi nhà người Hoa đều có thờ Ông Địa – Thần tài nên người Việt thấy vậy bắt chước theo. Theo tín ngưỡng dân gian, Ông Địa – Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên nhất là gia đình mua bán hay kinh doanh đều phải có bàn thờ Ông Địa – Thần Tài.Ông Địa – Thần tài được người Hoa truyền cho dân Việt.

Thờ cúng Thần Tài – Ông Địa có 3 đặc tính lưu ý như sau đây:

1. Tuy thờ cúng, bàn thờ để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15 phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Nhiều lần thấy rất Linh diệu

2. Cách thắp nhang : Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.

3. Khi cúng Thần Tài – Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ, nhưng có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt. Thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi…. Nếu ở Sài Gòn, nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài – Ông Địa, người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương – Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt). Thứ tiền này không có bán ở miền Bắc.

Khi khấn cần phải liền mạch, thành tâm cúng bái nhằm thể hiện sự tôn trọng với các vị Thần Tài, Ông Địa quan trọng nhất là thành tâm nói ra ý xin của mình, không nên quá phụ thuộc các bài văn khấn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bàn Thờ Ông Địa Thần Tài Đặt Ở Đâu? Hướng Nào Là Hợp. Điều Mà Không Phải Ai Cũng Biết trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!