Xu Hướng 12/2023 # Ban Thờ Nhập Trạch Nhà Mới Cần Chuẩn Bị Những Gì? # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Ban Thờ Nhập Trạch Nhà Mới Cần Chuẩn Bị Những Gì? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chuẩn bị đồ thờ trên ban thờ

+ Bát hương: Nên mua trước 1 đến 2 bát hương để tiến hành bốc bát hương về nhà mới trước khi làm lễ nhập trạch. Gia đình có thờ Phật hoặc thờ gia tiên cần chuẩn bị đủ số bát hương cần có.

+ Mâm bồng: Trong nghi lễ nhập trạch sẽ cần dâng khá nhiều lễ vật như hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, tiền vàng. Gia chủ có thể chuẩn bị 1 đến 3 mâm bồng để đặt lễ vật trên ban thờ.

+ Chóe thờ: Muối, gạo và nước sạch sẽ không thể thiếu trong lễ nhập trạch. Gia chủ nên chuẩn bị trước 3 chóe thờ để đựng muối, đựng gạo và đựng nước sạch. Sau khi làm lễ xong, chóe đựng muối, gạo và nước cần giữ lại, không rắc đi nên gia chủ đựng vào chóe thờ sẽ rất phù hợp.

+ Lọ hoa: Nên chuẩn bị 2 lọ hoa để cắm hoa tươi. Lọ hoa cùng bộ với các sản phẩm đồ thờ sẽ rất đẹp mắt và sang trọng.

+ Đèn dầu, chân nến: Khi chuyển vào nhà mới sẽ cần thắp nến theo hướng phong thủy, do đó gia chủ hãy chuẩn bị chân nến để đặt trong nhà. Đèn thờ đặt trên ban thờ để châm hương.

+ Ống hương, nậm rượu, kỷ chén: Ngoài những đồ thờ cơ bản trên, gia chủ có thể chuẩn bị thêm ống hương để đặt hương gọn gàng, nậm rượu để đựng rượu thờ và kỷ chén để rót nước.

Lưu ý, đồ thờ nên chọn mua hàng chất lượng tốt, xuất xứ rõ ràng, có sự hài hòa và đồng đều giữa các món đồ thờ với nhau.

Các đồ thờ cần có trên ban thờ nhập trạch nhà mới

Chuẩn bị mâm cỗ cúng nhập trạch

Mâm cỗ cúng nhập trạch không cần thiết quá cầu kỳ, chỉ cần đảm bảo những lễ vật cơ bản là được.

+ Mâm cỗ cúng, lễ vật cơ bản phải bao gồm: Hoa tươi; hoa quả; bánh kẹo; 1 bộ tam sanh (Gồm 1 miếng thịt luộc, 1 trứng luộc, 1 con tôm); đĩa xôi; vàng mã; muối; gạo; nước; rượu; trầu cau.

+ Mâm cỗ cúng cầu kỳ, gia chủ có thể chuẩn bị thêm gà luộc, chè, oản chay, tiền thật, hoa quả thì chọn theo ngũ quả gồm: Cam, đào, chuối, thanh long, táo.

Mâm cỗ cúng nhập trạch

Người Việt có rất nhiều nghi lễ thờ cúng khác nhau, việc chuẩn bị đồ thờ cúng cần chu toàn và cẩn thận. Quý khách có thể liên hệ tới Hotline Gốm Lam để được tư vấn về nghi lễ thờ cúng và đặt mua sản phẩm đồ thờ cao cấp chính hiệu Bát Tràng!

Thông tin liên hệ

Gốm Lam Bát TràngShowroom: Số 46 ngõ 232 Trần Điền, Định Công, Hoàng Mai Hà NộiXưởng sản xuất: Xóm 4 Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà NộiHotline: 0961554050 / 0977528861Email: [email protected]@gomlam.vn

Lễ Nhập Trạch Nhà Mới Cần Chuẩn Bị Những Gì?

là nghi thức quan trọng khi gia chủ về nhà mời, bởi vậy cần phải chăm chút và tỉ mỉ . Người Việt ngàn đời nay vẫn nhắc nhau “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Cuộc sống nhất là ở thành phố, không tránh khỏi việc có lúc phải di chuyển nhà ở.

Lễ nhập trạch nhà chung cư

Lễ nhập trạch nhà chung cư, văn phòng là phần không thể thiếu khi gia chủ chuyển nhà hoặc về nhà mới.

Theo quan niệm của cha ông, mỗi ngôi nhà sẽ có một vị thần cai quản riêng.

Để họ chứng giám sự có mặt của gia đình, phù hộ độ trì cho cuộc sống tại nơi ở mới bình an và gặp nhiều may mắn.

Đây là nghi lễ cổ truyền quan trọng của người Việt được lưu giữ từ ngàn đời qua.

Tương đương việc “đăng ký hộ khẩu” với Thần Linh, Thổ Địa đang cai quản vùng đất, ngôi nhà.

Là lời cầu xin các vị thần phù hộ cho gia đình có một cuộc sống bình an, tốt lành, công việc thuận buồm xuôi gió.

ngày nhập trạch tháng 7 năm 2023

Lễ nhập trạch có vai trò vô cùng quan trọng, người Việt có câu “An cư lạc nghiệp”.

Chính là để khẳng định tầm quan trọng của nơi ở với cuộc sống và sự nghiệp mỗi người.

Cha ông ta xưa cũng quan niệm, “làm nhà” là một trong ba việc quan trọng nhất của đời nam nhi.

Nghi lễ nhập trạch chính là bước cuối cùng để hoàn tất công việc trọng đại ấy.

Một ban thờ linh thiêng ấm cúng, vật phẩm thờ đầy đủ, trang trọng.

Được đặt để theo đúng vị trí phong thủy không chỉ giúp gia chủ trấn trạch an gia còn giúp thu hút những luồng sinh khí mới đến cho ngôi nhà.

Đó mới là thực sự là đánh dấu một khởi đầu mới cho cuộc sống gia đình với tài vận, phúc lộc, công danh mới.

Kiến thức bổ ích: Mở cung tài lộc như thế nào là tốt nhất?

Nhập trạch lấy ngày nào, giờ nào cho đúng được xem là tối quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền tài, thành công và hạnh phúc cho gia chủ.

Câu trả lời từ chuyên gia của Xưởng Gốm Bát Tràng là nên có bàn thờ.

Ngày và giờ làm lễ nhập trạch theo hướng nhà

Nhà hướng Bắc, đây là hướng thuộc hệ Thủy, vì Thủy khắc Hỏa nên cần tránh các ngày Dần, Ngọ, Tuất

nhập trạch lấy ngày đúng vô cùng quan trọng Ngày và giờ làm lễ nhập trạch theo tuổi chủ nhà

Nếu phụ nữ làm chủ gia đình, có thể chọn ngày theo tuổi của họ.

Chọn theo giờ hoàng đạo Giờ hoàng đạo được xem là những thời khắc đất trời giao hòa, mang lại nhiều điều may mắn.

Bởi vậy, việc chọn giờ quan trọng không kém so với việc chọn ngày.

Ngày nguyệt kỹ các ngày mùng 5, 14, 23. – Ngày Tam Nương (ngày 3, 7 – Sơ Tam dữ sơ Thất.

Ngày 13, 18 – Thập tam Thập bát dương; ngày 22, 27 – Chấp nhị dữ Chấp thất).

Theo Truyền thuyết, đây là những ngày Ngọc Hoàng sai Tam Nương xuống trần thử lòng người nên thường xảy ra những chuyện bất như ý, công việc gặp cản trở, rủi ro.

Bởi vậy, khi thực hiện các việc trọng đại, gia chủ nên tránh các ngày này.

Thời gian vào nhà mới phải là buổi sáng sớm, buổi giữa trưa.

Hoặc trước lúc hoàng hôn, tránh khi trời tối mới dọn đồ đến bởi vì lúc này dương khi đã giảm.

Lễ nhập trạch nhà mới

Gia chủ có thể chia lễ vật làm 3 mâm nhỏ, hoặc bày chung trên một mâm lớn, tùy điều kiện mà sửa soạn hoành tráng hay gọn nhẹ.

Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất khi chuẩn bị mâm cúng vẫn là lòng thành.

Gia chủ nên tự tay sắm lễ cúng chuyển nhà mới và trong khả năng tài chính để thể hiện lòng thành với Thần linh và Gia Tiên.

Lễ vật sẽ được kê lên bàn hoặc mâm, đặt ở vị trí có hướng đẹp với gia chủ.

Đồng thời khi làm lễ, gia chủ nên tự tay thắp nhang vào một bát nhang làm tạm thời.

Mâm cúng chay hay mặn tùy thuộc vào quan niệm thờ cúng của từng gia đình.

Điều quan trọng nhất là cơm canh tươm tất, không được quá sơ sài.

Nếu là mâm cỗ mặn thì nên gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc lợn quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác tùy điều kiện gia chủ.

Nếu gia chủ chọn cơm có thể bày cỗ theo gợi ý sau từ chuyên gia: rau củ xào, canh rau củ, chè, các món ăn cần phải được bài trí 1 cách gọn gàng và bắt mắt.

Mâm cúng lễ nhập trạch Hương hoa

Gia chủ chuẩn bị lọ hoa tươi theo số lẻ (nên chọn cúc hoặc ly), 2 hũ muối gạo nhỏ, 1 hũ nước, đồi đèn cầy, nhang thơm, vàng mã, trầu cau.

Ngũ quả

Gia chủ lựa chọn 5 loại trái cây tươi ngon theo mùa để bày mâm ngũ quả.

Con số 5 chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, thực tế có thể nhiều hoặc ít hơn, miễn sao mâm trái cây tươi ngon và đẹp mắt.

Các loại quả thường dùng là chuối, cam, quýt, bưởi, đu đủ, mãng cầu, dưa hấu….

Tùy vào vùng miền và mùa mà gia chủ lựa chọn trái cây cho phù hợp.

Lưu ý, chủ nhà cần chọn những loại quả tươi, mới.

Không nên chọn những loại quả có gai bởi theo tâm linh có mang sát khí.

– Văn khấn Thần linh.

– Văn khấn cáo yết Gia tiên.

Gia chủ nên khấn Thần Linh theo nội dung sau:

+ Xin nhập vào nhà mới.

+ Xin lập bát hương mới thờ các vị thần linh tại gia.

+ Xin phép các vị thần linh tại gia cho phép rước vong linh tổ tiên về nhà mới để thờ phụng.

Xưởng gốm Bát Tràng – Gốm tinh hoa phụng sự mọi nhà

Lưu ý: Bài văn khấn trình bày mong muốn của gia chủ, xin phép chuyển nhà, chuyển bàn thờ đến nhà mới. Cần đọc rõ ràng, rành mạch và thành tâm khi làm lễ.

Để có thể có tất cả những thông tin về lễ nhập trạch nhà mới mời bạn tham khảo ebook do chuyên gia tâm linh của chúng tôi biên soạn. Xưởng Gốm Bát Tràng với kinh nghiệm nhiều năm cung cấp các bộ đồ thờ, vật phẩm phong thủy cũng như tư vấn về cách bài trí và lễ nghi theo phong tục, xin được giới thiệu cuốn ebook ngắn về Hướng dẫn thực hiện nghi lễ nhập trạch gồm đầy đủ:

Có thể bạn sẽ cần: Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên đúng cách cho gia đình

Tags:

Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới Cần Chuẩn Bị Những Gì?

1 Cần chuẩn bị gì trước khi Nhập Trạch

Để buổi lễ nhập trạch diễn ra một cách suôn sẻ và thành công, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ trình tự các bước sau:

Hoàn thiện không gian sống

Trước khi chuyển về nhà mới gia chủ cần đảm bảo hoàn thiện việc xây bếp, đặt bàn thờ, bài vị, chuẩn bị gạo nước, có những đồ dùng như bàn ghế,…

Ngoài ra gia chủ cũng nên lưu ý tự tay mang những vật dụng đó đến không gian sống mới của mình. Việc làm này giúp tránh những vía không tốt đi theo đồ đạc của chủ nhà theo đến nơi ở mới.

Chọn giờ tốt để thực hiện nghi lễ về nhà mới

Thông thường, việc chọn ngày giờ tốt để về nhà mới cần phải đi tham khảo một số sách về phong thủy hoặc đến các thầy phong thủy có kinh nghiệm để chọn giờ tốt phù hợp với mệnh của gia chủ và hướng nhà để dọn đến nhà mới. Nếu chọn ngày giờ không tốt sẽ mang đến những điều kém may cho cả gia đình.

Lễ vật cần chuẩn bị

Mâm cúng về nhà mới có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện lòng thành của chủ nhà với gia tiên, thần linh nên không thể làm qua loa, đơn giản.

2 Danh sách đồ cúng Nhập Trạch cụ thể dễ nhớ Mâm ngũ quả thường có các quả: Mâm hương hoa

Hoa tươi.

Nhang.

Đèn cầy đỏ 1 cặp.

3 miếng trầu cau đã têm.

Giấy vàng bạc.

1 đĩa muối gạo và 3 hũ đựng muối, gạo, nước trộn lẫn.

Mâm rượu thịt

1 bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc)

Xôi, gà luộc nguyên con.

3 chung trà, 3 chung rượu và 3 điếu thuốc.

3 Ý nghĩa lễ cúng Nhập Trạch

Nhập trạch là một nghi lễ cổ truyền bên cạnh lễ động thổ, cất nóc việc làm lễ nhập trạch tức là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà đã tọa lạc.

Quan niệm từ ngàn xưa của ông bà ta cho rằng, mỗi một vùng đất, khu vực đều có thần linh trấn quản. Vậy nên việc chuyển đi hoặc đến đều phải làm lễ trình báo xin phép, có như vậy mới được chấp thuận, cuộc sống gia đình, công việc sau này theo đó mới thuận buồm xuôi gió.

Đồng thời, do tổ tiên, thần tài – thổ địa đang được thờ cúng tại nhà cũ nên khi chuyển dọn nhà, cúng nhập trạch xin phép được chuyển họ đến nhà mới là việc cần làm, để gia đạo tiếp tục được phù hộ.

Tục xông nhà mới: Xông nhà mới không bắt buộc trong nghi thức nhập trạch, nhưng nếu muốn bạn có thể thực hiện để xua đuổi tà khí và làm không khí trong nhà lưu thông. Bạn chỉ cần mua một ít thảo dược, trầm hương đốt trong lư hương hoặc nồi nhỏ rồi xông khắp nhà, đặc biệt là các khu vực ẩm thấp, ngóc ngách.

Lễ Nhập Trạch Về Nhà Mới Cần Chuẩn Bị Những Gì

Lễ nhập trạch là một nghi lễ cổ truyền quan trọng của người Việt trước khi chuyển dọn vào nhà mới. Đó có thể là ngôi nhà mới mua hay ngôi nhà tự xây cất điều này đã được truyền qua bao đời.

Hiểu một cách nôm na nhập trạch nghĩa là vào nhà. Vậy lễ nhập trạch nghĩa là làm lễ vào nhà. Nếu ở ngoài đời bạn đăng ký cư trú, tạm trú với chính quyền địa phương. Thì lễ nhập trạch đồng nghĩa với việc đăng ký hộ khẩu trước các đấng thần linh và thổ địa đang cai quản, quản lý căn nhà mới của bạn. Vậy lễ nhập trạch về nhà mới cần chuẩn bị những gì?

Làm lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì?

Để buổi lễ nhập trạch được diễn ra một cách suôn sẻ và thành công, chủ nhà cần chuẩn bị đầy đủ trình tự các bước sau:

Hoàn thiện không gian sống

Trước khi chuyển vào nhà mới gia chủ cần đảm bảo hoàn thiện việc đặt bàn thờ, bài vị, xây bếp, chuẩn bị gạo nước, có đầy đủ những đồ dùng như bàn ghế,…

Ngoài ra gia chủ cũng nên chú ý tự tay mang những vật dụng đó đến không gian sống mới của mình. Việc làm này nhằm giúp tránh những vía không tốt đi theo đồ đạc của gia chủ theo đến nơi ở mới.

Hoàn thiện không gian sống giúp tránh những vía không tốt đi theo đồ đạc của gia chủ theo đến nơi ở mới.

Chọn ngày, giờ tốt để thực hiện nghi lễ về nhà mới

Thông thường, việc chọn ngày giờ tốt để chuyển về nhà mới cần phải đi tham khảo một số sách về phong thủy hay đến các thầy phong thủy có kinh nghiệm để chọn giờ tốt phù hợp với mệnh của chủ nhà và hướng nhà để dọn đến nhà mới. Nếu chọn ngày giờ không tốt sẽ đem đến những điều kém may cho cả gia đình.

Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch (hay sắm lễ nhập trạch)

Tùy thuộc vào mỗi gia đình mà chọn cúng mâm cơm chay hay mâm cơm mặn. Đối với mâm cơm mặn, thì bạn cần có:

Bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 quả trứng vịt luộc)

Cùng 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc lá.

Với mâm cúng mặn, chủ nhà có thể chuẩn bị tùy tâm hay theo lễ nghi của từng vùng miền mà không cần quá câu lệ.

Đối với mâm cơm chay, thường mâm cúng này sẽ có từ 4 món trở lên tùy thuộc theo khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đình. Thông thường, mâm cỗ chay sẽ có những món cơ bản như: Nem chay, rau củ xào chay, canh nấm hay xôi chè…

Nhìn chung, mâm lễ cúng hoa quả trong lễ cúng nhập trạch cũng không yêu cầu quá nhiều. Bạn chỉ cần chọn lựa đủ 5 loại trái cây là các quả to, căng bóng, với màu sắc bắt mắt và không bị thối, nát.

Hoa quả sau khi chọn xong đem rửa sạch và sắp xếp lên mâm. Lưu ý rằng không cần quá cầu kỳ trong việc chọn quả, bạn chỉ cần chọn lựa lễ vật thành tâm và bày trí sao cho thật phù hợp là được.

Mâm cúng hoa quả nhập trạch đơn giản

Với mâm cúng này, bạn cần có một số món lễ vật như sau:

Hoa tươi: Nên chọn hoa hồng hay hoa cúc tránh chọn các loại hoa dại, không sạch sẽ.

Muối, gạo và nước

Hương và 1 cặp nến

Trầu cau đã têm sẵn

Chuẩn bị bài văn khấn nhập trạch

Văn khấn nhập trạch sẽ bao gồm 2 phần là văn khấn thần linh và tổ tiên. Lưu ý cần đọc đọc văn khấn một cách rõ ràng và chân thành. Vì văn khấn là nêu lên những mong muốn của chủ nhà với Thần Linh trong việc chuyển đến nhà mới. Đọc văn khấn theo quy tắc đọc văn khấn thần linh trước, đọc văn khấn gia tiên sau.

Cần chuẩn bị bài văn khấn nhập trạch trước khi làm lễ về nhà mới

Chuẩn bị các loại vật phẩm cúng khác

Bếp than đặt chính giữa cửa

Chiếu hay nệm (đang dùng)

Các thành viên mỗi người cầm theo một vài vật phẩm may mắn: Gạo, muối, vàng, tiền bạc, chổi mới, bếp than hay bếp gas (không được dùng bếp điện). Tuyệt đối không được đi tay không.

Các bước để tiến hành nghi lễ nhập trạch

Nam trụ cột trong gia đình nên là người cầm bát hương vào nhà và bắt đầu nghi lễ nhập trạch

Việc đầu tiên cần làm khi thực hiện nghi lễ nhập trạch là đốt lò than & đặt chính giữa cửa chính. Để tránh mất thời gian một thành viên trong gia đình nên đến nhà mới trước và thực hiện việc đốt lò.

Khi đồ dùng gia đình được chuyển tới thì bày mâm cúng lên ngay ngắn. Chuẩn bị sẵn những vật phẩm sẵn sàng làm lễ nhập trạch.

Gia chủ bước qua lò than trước tiên. Tay cầm theo bát hương cùng bài vị tổ tiên. Lưu ý gia chủ nên là người nam trụ cột của gia đình. Khi bước qua lò than thì chân trái bước trước, và chân phải bước sau.

Các thành viên cũng lần lượt theo gia chủ bước qua lò than. Tay cầm theo các vật phẩm may mắn đã chuẩn bị sẵn. Tuyệt đối không mang tay không.

Sau khi vào nhà mới. Việc đầu tiên cần làm là thắp sáng nhà mới: mở tất cả các bóng điện cùng các cánh cửa. Việc làm này tượng trưng cho việc khai thông khí, và đánh thức ngôi nhà.

Các thành viên bày mâm cúng ra giữa nhà. Số khác thực hiện việc bố trí bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Ông Địa, Thần Tài cho ngay ngắn.

Một thành viên đại diện thắp nhang và đọc văn khấn. Những thành viên khác đứng chắp tay, nghiêm trang trước mâm cúng.

Sau khi đọc văn khấn nhập trạch xong. Trong thời gian chờ nhang tàn Chủ nhà nấu nước pha trà. Việc nấu nước mang ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống cho nhà mới. Nên để nước sôi từ 5 đến 7 phút trước khi pha trà. Trà pha xong dâng lên mâm cúng và cho các thành viên dùng.

Tiến hành hóa vàng. Sau khi cháy hết thì dùng rượu để rưới lên tàn tro.

3 hũ gạo, muối, nước chủ nhà nên giữ lại để dâng lên bàn thờ Táo quân. Biểu hiện cho sự đầy đủ.

Hoàn tất nghi lễ nhập trạch.

Chuyển đồ vào nhà mới và bố trí sắp đặt.

Một vài lưu ý về thủ tục làm lễ nhập trạch

Để mọi điều được suôn sẻ, trong ngày làm lễ nhập trạch bạn cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:

Lễ nhập trạch nhà chung cư cũng tương tự như nhập trạch nhà mới dưới đất. Tuy nhiên do là nhà chung cư (nơi cư ngụ chung) nên chúng ta có phần hạn chế không được tự do như tại nhà riêng dưới đất. Mọi sinh hoạt đều cần phải tuân theo quy định chung của Ban quản lý chung cư. Đặc biệt là khâu phòng cháy chữa cháy. Nên việc đốt than cần phải tham khảo kỹ BQL chung cư. Nếu không được phép bạn nên bỏ qua khâu này. Để tránh những rắc rối không đáng có trong ngày lễ nhập trạch này.

Lễ cúng nhập trạch văn phòng mới. Dù là công ty nào cũng đều mong muốn công việc kinh doanh của mình thuận lợi, suôn sẻ, thành công tiến tới. Và nghi lễ nhập trạch sẽ có thể giúp bạn an tâm về tinh thần cũng như thể hiện được lòng thành của mình với các vị thần linh. Từ đó giúp công việc của bạn trở nên thuận lợi và may mắn trong tương lai!

Lễ nhập trạch nhà thuê, nhà trọ. Việc này tùy theo quan điểm của mỗi người. Có người cho rằng cần làm lễ nhập trạch nhà thuê. Cũng có người lại cho rằng không cần. Nếu cảm thấy cần thiết bạn có thể thực hiện nghi lễ nhập trạch cho nhà thuê. Các bước thực hiện không khác với thủ tục nhập trạch nhà mới.

Nhập trạch lấy ngày. Nếu bạn đã chọn được ngày đẹp dọn chuyển nhà. Nhưng vì lý do nào đó chưa thể dọn đồ về được. Thì nên làm lễ nhập trạch lấy ngày.

Trước khi chuyển về nhà mới bạn cũng cần xin phép chuyển bàn thờ gia tiên cũng như bàn thờ thổ địa, thần tài trước.

Bạn cũng cần xin phép chuyển bàn thờ gia tiên cũng như bàn thờ thổ địa, thần tài trước.

Ngoài ra bạn cũng cần bố trí bàn thờ gia tiên sao cho hợp phong thủy

Vấn đề chuyển nhà mới khi mang thai có nên không? Và cần lưu ý những gì?

Và người tuổi Dần có nên tham gia phụ chuyển dọn nhà hay không?. Nếu nhà bạn có phụ nữ mang thai hay cầm tinh con hổ nên thuê dịch vụ chuyển nhà trọn gói.

Không ngủ trưa lại nhà mới vì đó là biểu hiện của sự lười biếng, ù lì. Đây là điều mà bạn cần biết để tránh khi nhập trạch.

Luôn tuân thủ quy định “phòng cháy, chữa cháy” khi đốt lò than & hóa vàng

Giữ tinh thần luôn tươi vui, nói những điều tốt đẹp. Làm việc cẩn thận nhằm tránh té ngã, đổ vỡ.

Lễ Nhập Trạch Chuyển Về Nhà Mới Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Lễ nhập trạch chuyển nhà mới vô cùng quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng không hề nhỏ đến phong thủy nhà ở của gia đình bạn khi sống trong căn nhà của mình.

Những bước cần chuẩn bị trước khi làm lễ nhập trạch Hoàn thiện ngôi nhà mới của bạn

Khi muốn làm lễ nhập trạch, bạn nên chuẩn bị nhà cửa ở ngôi nhà mới được hoàn tất không gian sinh sống của bạn. Nhất là những nơi phong thủy trong nhà như chỗ thờ cúng, nhà bếp, bàn ghế, tủ thờ,… để có thể thỉnh thần linh và tổ tiên vào nhà và thờ tự tại nơi ở mới. Gia chủ nên tự tay đem những vật phong thủy vào trong ngôi nhà của mình như bài vị thờ tự vào nhà.

Chọn giờ tốt làm lễ nhập trạch Chuẩn bị đồ dùng cho buổi lễ

Việc làm lễ cúng nhập trạch thì không thể thiếu được mâm đồ cúng lễ, bạn cần phải chuẩn bị một mâm đồ cúng lễ thật tươm tất thì mới có thể giúp cho gia đình bạn đạt được nhiều thành công trong cuộc sống và sự nghiệp ngày càng thăng tiến.

Những thứ cần chuẩn bị khi làm lễ nhập trạch Mâm ngũ quả

Trong bàn lễ cúng nhập trạch thì không thể thiếu đi được mâm ngũ quả dùng để cúng lễ thần linh. Do đó bạn cần phải chuẩn bị cho mình một mâm quả thật tươm tất để có thể dâng lên thần linh thì mới hợp với phong thủy, và có thể được thần linh phù hộ chứng giám cho những ước nguyện của mình. Mâm trái cây bạn có thể chọn cho mình măng cụt, dừa, đu đủ, xoài, mãng cầu, chuối,…. để có thể dâng lên bàn lễ để thực hiện buổi lễ nhập trạch được trọn vẹn nhất.

Mâm đồ rượu thịt

Mâm rượu thịt để cúng lễ bạn có thể chuẩn bị cho mình một mâm lễ cúng tùy theo tài chính của bạn là được. Không nên ép buộc tài chính của bạn vfi như vậy hoàn toàn không tốt cho phong thủy may mắn của mình. Bạn có thể chuẩn bị gà, vịt, heo quay, xôi đậu, cháo. Và không thể nào thiếu được bộ tam sên tôm luộc, thịt luộc, trứng gà luộc để dâng lên bàn lễ nhập trạch. Bạn cũng nên chuẩn bị thêm 1 dĩa muối gạo và 3 hũ đựng muối gạo trộn lẫn

Chuẩn bị hương hoa

Đồ cúng làm lễ hoàn chỉnh nhất là không thể thiếu được hoa tươi dâng lên cho bàn lễ. Bạn có thể chuẩn bị chi mình hoa cúc, hoa hồng hay hoa ly,…. để dâng lên bàn lễ cúng. Ngoài ra bạn hãy chuẩn bị những đồ dùng cho buổi lễ như đèn cầy, giấy tiền vàng mã, 3 ly rượu, 3 ly trà 3 điếu thuốc.

Tác giả:Trung Lư

Nguồn : https://sites.google.com/view/vinamovesvn

Nhập Trạch Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Rất nhiều người thắc mắc lêc nhập trạch cần chuẩn bị những gì? Để biết một cách chính xác chúng ta cùng tìm hiểu bài viết sau:

Nhập trạch cần phải chuẩn bị Chuẩn bị mua sắm lễ vật theo hướng dẫn của Thầy cúng

Bàn thờ và bát hương mua về trước khi bày đặt phải được lau chùi, rửa tẩy sạch sẽ bằng nước ngũ vị hương. Mỗi một bát hương để bốc lập thờ cần có: 1 thất bảo, 1 giây chỉ ngũ sắc, 2 đồng xu là tiền âm dương bằng đồng; 1 tờ giấy châm kim màu vàng vuông rộng từ 35-40 cm, 1 túi giấy bóng vuông ( để gói bài vị gồm 1 thất bảo, 1 giây chỉ ngũ sắc, 2 đồng xu tiền âm dương bằng đồng. khi gói bài vị phải nhớ phần trên và phần dưới để tránh đặt ngược bài vị.

Gói đặt đứng bên trong bát hương, mặt tên và phía trên áp sát mặt nguyệt phía trước của bát hương), 1 quả cau, 1 lá trầu đẹp ( gói đặt dưới đáy bát hương) tuỳ theo bát hương to nhỏ mà chuẩn bị lượng tro sạch vừa đủ để đổ vào bát hương; tro thường được lấy từ cành lá chuối khô đem đốt là tốt nhất, bởi vì lá chuối héo khô vẫn không rời thân cây thể hiện như lòng hiếu nghĩa vẹn tình của con người, hoặc dùng rơm chấu sạch đốt lấy tro rây mịn.

Mua 6 con ngựa kèm theo ngựa có đủ mũ cờ kiếm giầy áo quần gồm các màu: Ngựa đỏ 2, ngựa trắng, xanh, vàng, tím mỗi màu 1 con cùng 5 tập tào quan, 5 tập giấy tiền, 5 tập vàng lá, 5 loại nến 5 màu để cắm đốt theo ngựa màu nào đốt nến đó, hương 10 bó. Mua ngũ vị hương 3 gói, lấy nước sông lớn sạch cho vào ấm đun dùng các việc: 1 bát để thầy cúng làm lễ; phần nữa để tuỳ theo nhà to hay bé mà để 1,2,3 bát để vẩy tẩy uế 3 gian nhà hay 3 tầng nhà khi lễ xong; để 5 bát con rồi đổ chung và 1 chậu hoà 5 loại đất lấy ở 5 nơi mỗi nơi một ít gồm: (Đất ở chùa, đất chợ, đất miếu, đất đền, đất ngã ba đường) nghiền bóp nhỏ để hoà tan vào nước ngũ vị hương để đọng cặn gạn chia 5 bát nước mỗi bát ghi rõ tên từng hướng đông, tây, nam , bắc và ở giữa, 5 bát nước cúng xong đặt giữa nhà 1 bát, 4 hướng nhà 4 bát theo 5 con ngựa, 5 mũ, 5 lễ tiền vàng 5 màu cụ thể ngựa đỏ (đặt ở hướng nam), ngựa trắng( đặt ở hướng tây), ngựa vàng (đặt Chính giữa nhà ), ngựa tím ( đặt ở hướng bắc), ngựa xanh ( đặt ở hướng đông) khi cúng lễ xong mang ngựa ra các hướng hoá đốt cháy hết ngựa, mũ, giầy cờ kiếm …tiền vàng thì lấy nước ở bát hướng đó vẩy nước vào tro đã hoá.

Mua hoa hồng đỏ 10 bông để cắm làm 2 lọ hoa mỗi lọ 5 bông, 3 đĩa hoa đặt ở 3 bàn lễ, 10 quả cam, 10 quả đào, 3 nải chuối, 3 quả thanh long, 3 quả táo, oản chay 5 đĩa, xôi 6 đĩa, gà 1 con, thịt lợn luộc 1kg chia cắt 3 đĩa, rượu bia, chè, thuốc, 1 bát gạo, 1 đĩa muối, 3 nghìn hàn the, tiền thật tuỳ điều kiện mà chọn 15 đồng, 17, 19, 21 hoặc 35 đồng tiền lẻ mới đặt các bàn lễ và 2 bát gạo hoặc 2 cốc gạo dùng để cắm hương khi lễ.

Bày đặt lễ nhập trạch

Người Việt lập bàn thờ để làm lễ nhập trạch thường thuận theo hướng nhà vì hướng nhà đã được cân nhắc lựa trọn 1 trong 4 hướng tốt nhất để toạ và quay về hướng tốt đặt cửa chính ( thường gọi là cửa đại hội). Bàn làm lễ phải được lập làm 3 tầng thường gọi là tam cấp; Trên cùng là Bàn Thờ Phật bầy lễ chay gồm hương hoa quả phẩm oản bánh kẹo chè thuốc tiền vàng; tầng 2 thờ đặt lễ vật cúng các vị thánh gồm Ngũ Phương Long Trạch, Thập Vị Kim Cương, Đặt 5 hộp giá mũ từ trái sang phải gồm (1) MŨ ĐỎ ( hướng nam), (2) MŨ TRẮNG ( hướng tây), (3) MŨ VÀNG( Chính giữa), (4) MŨ TÍM ( hướng bắc), (5) MŨ XANH ( hướng đông) thắp theo mũ là nến màu nào đặt vào trước mũ màu đó Đặt gà luộc, xôi, rượu hoa quả bánh kẹo chè thuốc trước mũ; tầng dưới cùng cúng lễ vật dâng thổ công, thổ địa, thổ kỳ, táo phủ thần quân gia trạch bản địa bầy một mũ đỏ của thổ công, 5 lễ tiền vàng thuận theo 5 màu mũ tầng trên tương ứng, thắp nến tương ứng như hàng trên để thổ công nhận từ gia chủ dâng giử thánh thần; bàn thờ thổ công có bia, rượu, thịt, xôi, cau trầu, chè, thuốc, nước. 6 con ngựa đặt chầu ngoài cạnh bàn lễ cũng theo thứ tự trên, bát hương , bài vị để trước mặt thầy cúng để làm lễ.

Chuẩn bị đồ chuyển nhà

Việc chuyển nhà đã được ấn định chính xác đến từng giờ và từng khắc ví dụ giờ thìn từ 7 h đến 9 h thường chọn 7h 5phút – 7h 15 phút đầu thìn; hay 8h5 phút hoặc 8h15 phút là giữa thìn. Khi chuyển cần mang ngay những thứ cần thiết mà phải đủ tối thiểu cho cuộc sống, có đại diện cho ngũ hành 5 thứ kim mộc thuỷ thổ hoả gồm: Bếp, ấm đun nước, nồi nấu cơm, gạo, muối, quần áo, dao, thớt, giường, tủ bàn ghế, ti vi…chổi quét nhà.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ban Thờ Nhập Trạch Nhà Mới Cần Chuẩn Bị Những Gì? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!