Bạn đang xem bài viết Bài Vị Cửu Huyền Thất Tổ Chữ Việt được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài vị cửu huyền thất tổ chữ Việt bằng gỗ được rất nhiều người tìm kiếm hiện nay. Bởi vì, đặt Bài Vị trên bàn thờ gia tiên là để con cháu ghi nhớ cội nguồn, công đức và tỏ lòng thành kính của ông bà, tổ tiên. Ngoài ra, bài vị cửu huyền viết bằng chữ Việt cũng khiến rễ đọc hơn. Mẫu bài vị cửu huyền thất tổ chữ ViệtNhư quý vị thường thấy có rất nhiều mẫu bài vị khác nhau. Do từng hoàn cảnh, gia thế của từng gia đình nên kiểu dáng và chạm khắc bài vị cũng không giống nhau.
Với bài vị cửu huyền chữ Việt cũng vậy. các mẫu bài vị theo từng phong tục vùng miền và gia cảnh từng nhà.
Mẫu bài vị thờ còn quyết định bởi không gian thờ, kích thước ban thờ. Trường hợp bài vị được đặt trên ngai thờ thì mẫu hoa văn, kiểu dáng cũng cần phù hợp.
Cách viết bài vị huyền chữ ViệtTheo quan điểm nhiều người cho rằng bài vị cửu huyền viết bằng chữ Việt thì không linh thiêng bằng chữ Hán. Nhưng ngày nay, nhiều người đã chấp nhận chữ Việt, bởi mọi người đều đọc được.
Bài vị cửu huyền chữ Việt sử dụng chữ Thư Pháp viết thảo hay chữ trong hình tròn nghệ thuật. Đặc biệt có gia đình cầu kỳ đặt riêng thiết kế chữ Triện vuông nhìn rất bắt mắt.
Màu sắc bài vịMàu bài vị cũng là vấn đề rất được chú ý, xưa kia có nhiều bài vị son son thếp vàng hoặc màu đen điểm vàng,… Ngày nay cũng vậy, với nhiều không gian khác nhau nên các bài vị cũng có nhiều tông màu để phù hợp nơi thờ tự.
Với màu vàng son, thì bài vị cửu huyền thất tổ chữ Hán hay chữ Việt đều có được trang hoàng đặc biệt. Bởi để đạt được vẻ đẹp đó một cách tỉ mỉ từ nghệ thuật sơn thếp truyền thống
Tuy nhiên, với nhiều không gian thờ hiện đai ngay nay. Nhưng gia đình có không gian sống hiện đại,. Do vậy sự lựa chọn bàn thờ và bài vị thờ cũng hiện đại, đơn giản hơn xưa.
Chất liệu gỗ làm bài vịKhông chỉ các mẫu vài vị khắc chữ Hán mới làm theo những loại gỗ truyền thống. Mà bài vị cửu huyền thất tổ chữ Việt cũng cần làm theo những chất liệu gỗ mà xưa nay thường chọn làm đồ tâm linh.
Giờ đây loại gỗ Thị ngày càng hiếm. Các loại gỗ có chọn làm bài vị thờ chỉ còn gỗ Mít, Vàng tâm và Dổi. trong ba loại gỗ kể tên thì gỗ mít là lựa chọn hàng đầu chọn làm bài vị.
Vị trí bài vị trên bàn thờBài vị cửu huyền được đặt ở chính giữa ban thờ phía sau đỉnh đồng và bát hương. Trong trường hợp gia chủ có có thờ phật hay bài vị thần linh ở giữa thì bài vị thờ thờ cửu huyền đặt ờ bên tay phải nhìn vào, bên trái đặt bài vị tổ cô, tổ mãnh.
Bài vị cửu huyền thất tổ chữ Việt sử dụng nhiều đờiĐộ bền của bài vị quyết định chủ yếu ở nhà sản xuất. Từ khâu chọn gỗ, kỹ thuật làm mộc, và khâu hoàn thiện sơn.
Chất liệu gỗ tốt, liên kết mộng chặt, độ dày của gỗ đảm bảo tạo nen sự chắc chắn. Đạt độ bền đên trăm năm.
Bài vị cửu huyền được truyền từ đời này qua đời khác. Do đó cách bảo quản của gia chủ cũng góp phần quan trọng trong quá trình bao sái ( lau chùi hàng năm) và bảo quản.
Cách Thức An Vị Bài Vị Cửu Huyền Thất Tổ
Trên thực tế rất ít gia đình thờ riêng “cửu huyền” và “thất tổ” mà thông thường là gộp thờ chúng trên cùng một bàn thờ. Trên bàn thờ đó có thể bày hoành phi liễn thờ hoặc bài vị ghi 4 chữ “Cửu huyền thất tổ”. Việc bày trí các đồ vật thờ cúng mang tính chất tâm linh bởi thế nhiều người thường băn khoăn không biết làm thế nào để đặt bài vị cửu huyền thất tổ sao cho đúng, cần phải thực hiện những nghi thức gì khi đặt bài vị lên bàn thờ gia tiên.
Ý nghĩa của bài vị cửu huyền thất tổTheo quan niệm tín ngưỡng tâm linh của người Việt, các vị gia tiên được xem như thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, gia sự an lành. Bởi vậy việc bày trí bài vị cửu huyền thất tổ trên bàn thờ gia tiên là cách con cháu ghi nhớ công đức của ông bà, tổ tiên, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Đồng thời cầu mong cho các bậc gia tiên phù độ độ trì cho con cháu may mắn, sức khỏe và tài lộc.
Đầu tiên bạn mua hoặc thỉnh một tấm bài vị cửu huyền thất tổ tại các cửa hàng đồ thờ uy tín hay tại chùa, dùng giấy báo bọc kín mang về nhà đặt ở chỗ trang nghiêm chờ ngày làm lễ an vị.
Chuẩn bị sắp xếp bàn thờ. Nếu gia đình bạn thờ chung bàn thờ gia tiên với bàn thờ phật thì bài vị cửu huyền thất tổ phải đặt thấp hơn tượng phật.
Tiếp theo đó chuẩn bị lư hương, bình hoa, đĩa hoa quả, nước, hương, đèn cầy để làm nghi thức cúng hương hoa trong lễ an vị. Chọn ngày đẹp trong tháng, khung giờ Tỵ ( từ 9 đến 11 giờ sáng) để tiến hành nghi thức an vị bài vị cửu huyền thất tổ.
Đến ngày làm lễ, sắp bàn thờ theo thứ tự: bên ngoài đặt lư hương ở giữa, bình hoa bên phải, đĩa hoa quả bên trái, đổ nước sạch vào chén, pha bình trà nhỏ đặt phía trên, đốt đèn cầy.
Đến giờ hành lễ, quý gia chủ ăn mặc sạch sẽ, mở giấy bọc bài vị ra dùng khăn sạch pha chút rượu trắng lau sạch mặt bài vị, vừa lau vừa đọc câu chú “án lam xóa ha” 9 lần, sau đó đặt bài vị vào phía trong cùng bàn thờ
Đốt hương trầm trung lư hương, thắp đèn, đốt nhang đứng trang nghiêm trước bài vị, xá 3 xá sau đó đưa nhanh lên trán và khấn
“Hôm nay là ngày…….tháng……….năm ………. (Chúng) con tên là ……………., ………..tuổi, ở tại……………… Được ngày lành tháng tốt, (chúng) con thành tâm kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ, nội ngoại tông thân, đồng lai lâm tọa vị, chứng minh lòng thành của con cháu. Kính mong Cửu huyền thất tổ anh linh, phù hộ độ trì cho (chúng) con và gia đình được bình an mạnh khỏe, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được thuận lợi may mắn.
(Chúng) con thành tâm kính thỉnh và hết sức biết ơn cao cả của Cửu huyền thất tổ và Nội ngoại tông thân.
Kính thỉnh. ”
Xá ba xá. Cắm nhang vào lư hương. Nhang trường cắm phía trước, các cây nhang nhỏ cắp phía sau (trong) tạo thành ba điểm rời nhau, có trật tự (không cắm loạn xạ, bừa bãi).
Thay chun nước lạnh bằng nước trà.
Quỳ xuống, lạy bốn lạy. Đứng dậy xá ba xá.
Lễ an vị hoàn thành. Sau đó hàng ngày nhang khói
Ý Nghĩa Bài Vị Cửu Huyền Thất Tổ
Giữa: Cửu Huyền Thất Tổ Phải: Kính Cửu Huyền ngàn năm bất tận Trái: Trọng Thất Tổ nội ngoại tương đồng Cửu huyền: Nghĩa là 9 đời hay 9 thế hệ 1. Cao Tổ: Ông sơ 2. Tằng tổ: Ông cố 3. Tổ phụ: Ông nội 4. Phụ: Cha 5. Bản thân 6. Tử: Con trai 7. Tôn: Cháu nội 8. Tằng tôn: Chắt (cháu cố) 9. Huyền tôn: Chít (cháu sơ) Thất Tổ gồm có: 7. Thỉ Tổ (Tỷ Khảo) : Thất Tổ 6. Viễn Tổ (Tỷ Khảo) : Lục Tổ 5. Tiên Tổ (Tỷ Khảo) : Ngũ Tổ 4. Cao Tổ (Tỷ Khảo) : Tứ Tổ 3. Tằng Tổ (Tỷ Khảo) : Tam Tổ 2. Nội Tổ (Tỷ Khảo) : Nhị Tổ 1. Phụ thân (Tỷ Khảo) : Nhứt Tổ
1. Truyền thống ở gia đình Việt Nam chúng ta thường chỉ thờ cúng Cửu huyền, còn Thất tổ thì chỉ dành cho vua chúa mới được thờ cúng. Nho giáo cho rằng “Cửu huyền Thất Tổ” là một hệ thống, trong đó Cha không liệt vào Thất Tổ và qui định cách thờ Tổ Tiên có thứ bậc từ dân cho đến vua như sau: – Sĩ và thứ dân chỉ được thờ tới Nhất Tổ (祖, Tổ, Ông Nội). – Các quan Ðại Phu được thờ tới Tam Tổ (高祖, Cao tổ, Kị). – Các vua chư Hầu được thờ tới Ngũ Tổ (玄祖, Huyền tổ, Sơ). – Hoàng Ðế (Thiên tử) thì thờ tới Thất Tổ (遠祖, Viễn tổ) Theo đó, thờ Thất tổ chỉ dành chua Vua, dân thường không được thờ. Khi muốn thờ Tổ Tiên cao hơn nữa thì người dân nói là thờ Cửu Huyền, tránh dùng chữ Thất Tổ mà bị tội phạm thượng.
2. Cửu huyền thì tính từ bản thân mình làm mốc, trên chúng ta có 3 thế hệ, bản thân (ta) và dưới có 4 thế hệ. Chúng ta thờ 3 thế hệ ở trên thì không có gì phải suy nghĩ, nhưng tại sao lại phải thờ thêm cả ta và 4 thế hệ ở dưới?
Bởi vì, cuộc sống là một chuỗi mốc xích tương quan với nhau và trùng trùng duyên khởi.
Thờ cúng 3 thế hệ ở trên là thờ cúng những người đã có công sanh, nuôi dưỡng và xây dựng sự nghiệp cho chúng ta nên người, uống nước nhớ nguồn…
Thờ cúng 5 thế hệ sau (có cả ta): là để nhắc nhở cho chúng ta kiếp hiện tại này phải làm những điều phước thiện và tin hiểu luật nhân quả 3 đời: quá khứ – hiện tại – tương lai đều có mối quan hệ với nhau. Dân gian có câu: “Đời cha ăn mặn, đời con uống nước” hoặc câu: “Nhứt nhơn tác phước thiên nhơn hưởng, độc thọ khai hoa vạn thọ hương”… 3. Bàn thờ “Cửu huyền thất tổ”:
Bài vị ở giữa ghi chữ 九玄七祖 (Cửu huyền thất tổ) Đôi liễn hai bên bên trái viết: 崇德九玄恩上重 (âm: Sùng đức Cửu Huyền ân thượng trọng, nghĩa: Kính bái đức độ của Cửu Huyền đó ơn cao trọng) và bên phải viết: 尊功七祖義高深 (âm: Tôn công Thất Tổ nghĩa cao thâm, tức là: Tôn trọng công nghiệp của Thất Tổ là nghĩa cao sâu). Thực tế ít gia đình lập bàn thờ “Cửu huyền thất tổ” riêng mà thường đặt chung một ban thờ, và không hẳn ai cũng có thể hiểu được “ngọn nguồn” mà chỉ hiểu chung là kính nhớ Tổ tiên. Cốt ở tấm lòng !
Nguồn: chúng tôi và các nguồn.
Hướng Dẫn Nghi Thức An Vị Bài Vị Cửu Huyền Thất Tổ
Trên thực tế rất ít gia đình thờ riêng “cửu huyền” và “thất tổ” mà thông thường là gộp thờ chúng trên cùng một ban thờ. Trên ban thờ đó có thể bày hoành phi liễn thờ hoặc bài vị ghi 4 chữ “cửu huyền thất tổ”. Việc bày trí các đồ vật thờ cúng mang tính chất tâm linh bởi thế nhiều người thường băn khoăn không biết làm thế nào để đặt bài vị cửu huyền thất tổ sao cho đúng, cần phải thực hiện những nghi thức gì khi đặt bài vị lên ban thờ gia tiên.
Ý nghĩa của bài vị cửu huyền thất tổTheo quan niệm tín ngưỡng tâm linh của người Việt, các vị gia tiên được xem như thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, gia sự an lành. Bởi vậy việc bày trí bài vị cửu huyền thất tổ trên ban thờ gia tiên là cách con cháu ghi nhớ công đức của ông bà, tổ tiên, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Đồng thời cầu mong cho các bậc gia tiên phù độ độ trì cho con cháu may mắn, sức khỏe và tài lộc.
Nghi thức an vị bài vị cửu huyền thất tổĐầu tiên bạn mua hoặc thỉnh một tấm bài vị cửu huyền thất tổ tại các cửa hàng đồ thờ uy tín hay tại chùa, dùng giấy báo bọc kín mang về nhà đặt ở chỗ trang nghiêm chờ ngày làm lễ an vị.
Chuẩn bị sắp xếp ban thờ. Ban thờ phải đặt nơi giữa hoặc hai bên nhà phía trên cao nếu là nhà 1 tầng. Nếu nhà có nhiều tầng ban thờ phải được đặt ở vị trí trang nghiêm nơi tầng cao nhất của căn nhà. Nếu gia đình bạn thờ chung ban thờ gia tiên với ban thờ phật thì bài vị cửu huyền thất tổ phải đặt thấp hơn tượng phật.
Tiếp theo đó chuẩn bị lư hương, bình hoa, đĩa hoa quả, nước, hương, đèn cầy để làm nghi thức cúng hương hoa trong lễ an vị. Chọn ngày đẹp trong tháng, khung giờ Tỵ ( từ 9 đến 11 giờ sáng) để tiến hành nghi thức an vị bài vị cửu huyền thất tổ.
Đến giờ hành lễ, quý gia chủ ăn mặc sạch sẽ, mở giấy bọc bài vị ra dùng khăn sạch pha chút rượu trắng lau sạch mặt bài vị, vừa lau vừa đọc câu chú “án lam xóa ha” 9 lần, sau đó đặt bài vị vào phía trong cùng bàn thờ
Đốt hương trầm trung lư hương, thắp đèn, đốt nhang đứng trang nghiêm trước bài vị, xá 3 xá sau đó đưa nhanh lên trán và khấn
“Hôm nay là ngày…….tháng……….năm ………. (Chúng) con tên là ……………., ………..tuổi, ở tại……………… Được ngày lành tháng tốt, (chúng) con thành tâm kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ, nội ngoại tông thân, đồng lai lâm tọa vị, chứng minh lòng thành của con cháu. Kính mong Cửu huyền thất tổ anh linh, phù hộ độ trì cho (chúng) con và gia đình được bình an mạnh khỏe, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được thuận lợi may mắn.
(Chúng) con thành tâm kính thỉnh và hết sức biết ơn cao cả của Cửu huyền thất tổ và Nội ngoại tông thân.
Kính thỉnh. “
Xá ba xá. Cắm nhang vào lư hương. Nhang trường cắm phía trước, các cây nhang nhỏ cắp phía sau (trong) tạo thành ba điểm rời nhau, có trật tự (không cắm loạn xạ, bừa bãi).
-Thay chun nước lạnh bằng nước trà.
-(Tất cả) Quỳ xuống, lạy bốn lạy. Đứng dậy xá ba xá.
-Lễ an vị xong.
Ý Nghĩa Bốn Chữ Cửu Huyền Thất Tổ” Trong Văn Hoá Việt Nam
Trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình Việt thường đặt một bài vị có ghi bốn chữ Cửu Huyền thất Tổ. Vậy bốn chữ Cửu Huyền thất Tổ này mang ý nghĩa gì?
Hỏi: Kính chào quý Thầy và quý đạo hữu, tôi thường nghe đến bốn chữ “Cửu Huyền thất Tổ”, vậy bốn chữ này mang ý nghĩa gì vậy trong văn hoá Việt Nam? Kính chúc quý đạo hữu thân tâm thường lạc. Kính chào thân ái. (Ánh Quang).
Ý nghĩa của bốn chữ “Cửu Huyền thất Tổ”
Trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình Việt thường đặt một bài vị có ghi bốn chữ Cửu Huyền thất Tổ
Đáp: Câu hỏi của cư sĩ làm chúng tôi phải tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học, hơn thế nữa, chúng tôi còn nhờ Đại đức Thích Minh Nghị hiện đang du học tại Trung Hoa tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, nhưng cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này. Như chúng ta biết, phần lớn các thuật ngữ Hán Việt đều được người Việt tiếp thu thông qua các cuộc giao lưu văn hoá, tôn giáo Hán – Việt qua nhiều thời đại. Nhưng bốn chữ này, chúng tôi nghĩ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
Không biết bốn chữ này được xuất hiện trong văn bản nào sớm nhất, nhưng theo chỗ chúng tôi biết, bốn chữ này xuất hiện trong tác phẩm Sự Lý Dung Thông viết bằng thể thơ song thất lục bát của Thiền sư Hương Hải (1728 – 1715) được Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã dày công biên khảo và dịch lại, cho in chung trong Toàn Tập Minh Châu Hương Hải (Nhà xuất bản chúng tôi 2000). Phía sau cuốn sách có in toàn bộ tác phẩm và ngữ lục của Thiền sư bằng chữ Hán. Tác phẩm Sự Lý Dung Thông (trang 416) cũng nằm trong phần phụ lục này, có đề cập đến bốn chữ này trong hai câu thơ:
“Thích độ nhân miễn tam đồ khổ
Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương”
(Ðại ý là giáo lý đức Phật Thích Ca hoá độ chúng sinh để thoát khỏi ba đường khổ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, và có khả năng cứu thoát cửu huyền và thất tổ được siêu thăng).
Có lẽ vì câu trên quá cô đọng nên bản Việt ngữ của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát (trang 392), vẫn giữ nguyên như vậy, và phần dưới có chú thích ngắn gọn về bốn chữ “cửu huyền thất tổ” như sau:
“Cửu huyền: Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ”
Mặc dầu trong các từ điển, chúng tôi không thấy có chữ “huyền” nào có nghĩa là “đời” cả, nhưng qua quá trình Việt Hoá, chữ này được hiểu như là “đời”, và có lẽ nên dịch là “thế hệ” thì chính xác hơn.
Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao – Tằng – Tổ – Khảo – Kỷ – Tử – Tôn – Tằng – Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.
Một vị Hoà thượng mà người viết có duyên học hỏi đã giải thích rằng, sở dĩ gọi chữ “Huyền” ở đây vì chữ “Huyền” trong “cửu huyền” này vốn có nghĩa là “đen”, vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, trả về cho tứ đại, những chất tinh tuỷ xương máu và thịt tan rã, huỷ hoại đều biến thành màu đen nên gọi là “huyền”. Bởi chín thế hệ vần xoay, sống chết như vậy nên gọi là “cửu huyền”.
Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.
Như vậy, chữ “cửu huyền” bao quát hơn chữ “thất tổ”. Vì “thất tổ” chỉ cho các thế hệ đi trước, còn “cửu huyền” không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Chính vì vậy, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là “Nhà Thờ Cửu Huyền” (viết bằng tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ “Cửu Huyền thất Tổ” (viết bằng chữ Hán). Quý Tăng Ni miền Nam và miền Bắc cũng dùng cụm từ này để chỉ cho nơi thờ ông bà, cha mẹ mình nhiều đời, nhưng không phổ biến rộng rãi, các vị thường dùng từ “hương linh” chỉ người đã khuất, và nơi thờ các hương linh ấy được gọi là “bàn linh”. Các tịnh xá thuộc hệ phái Khất Sĩ dùng từ “Cửu Huyền” hoặc cả “Cửu Huyền Thất Tổ” chỉ cho nơi thờ những người đã quá vãng.
“Cửu Huyền thất Tổ” trong nền văn hoá Việt NamTheo cách nhìn tổng quát, văn hóa có hai phần đặc trưng, đó là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Nền văn hóa vật chất bao gồm các lĩnh vực thuộc khoa học kỹ thuật. Văn hóa tinh thần bao gồm các lĩnh vực thuộc học thuật, tư tưởng, tôn giáo và các loại hình giải trí, nghệ thuật
Cách biểu hiện lòng tôn trọng, nhớ ơn và biết ơn ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp qua việc thờ cúng của người Việt Nam thuộc loại hình văn hoá tinh thần. Cách tôn kính, thờ cúng này không phải ở Việt Nam mới có, mà từ thuở nhà Hạ (2183-1752 trước TL), Thương/ Ân (1751-1112 trước TL), Chu (1111? – 249 trước TL) bên Trung Hoa cũng đã có nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên rồi. Các vua chúa thường đi tế Giao (cúng trời đất) ở một nơi được xem là linh thiêng, hoặc cúng tổ tiên trong Thái Miếu. Nền văn hoá Việt Nam thời cổ và trung đại cũng vậy. Các vua chúa thường đi cúng tế nơi Thái Miếu, nơi đền thờ các vị khai quốc công thần. Còn người dân dã thì thường thờ ông bà cha mẹ tại nhà và làm lễ cúng giỗ hàng năm.
Điều đáng nói ở đây, là nền văn hoá tinh thần nầy đã được duy trì, phát huy và thấm sâu vào lòng dân tộc Việt Nam dù trải bao biến thiên lịch sử. Không phải đất nước nào cũng duy trì được nền văn hoá quý báu này. Trung Hoa, một trong 3 cái nôi văn minh nhân loại thời cổ, đến khi Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 thì nền văn hoá tinh thần bị hạ bệ, nhất là giai đoạn “Cách Mạng Văn Hoá” thì tinh thần “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ người đào giếng” hoàn toàn bị xoá sổ, mà thay vào đó là nền văn hoá của “Mao Chủ tịch”.
Ðại đức Minh Nghị đang du học bên Trung Hoa kể cho chúng tôi nghe, khắp đại lục Trung Hoa không có được một nhà có bàn thờ ông bà cha mẹ của mình. Vào nhà chỉ thấy hình của bác Mao Trạch Đông thôi! Các chùa chiền thì không thấy có nhà thờ “Cửu Huyền Thất Tổ” hoặc “Vãng Sinh Ðường”, thậm chí một số chùa chiền cũng không thấy có nhà thờ Tổ (Tổ đường). Khái niệm “thờ cúng” ông bà cha mẹ gần như bị lãng quên và họ còn cho đó là một nghi thức “cổ lổ xỉ”. Họ cho rằng “thờ cúng” là một hình thức mê tín dị đoan, nên đã cực lực loại bỏ! Thế là cả một nền văn hoá “Ẩm thuỷ tư nguyên” (uống nước nhớ nguồn) tốt đẹp mấy ngàn năm, một truyền thống hiếu thảo “phụ hề sanh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hiệu thiên võng cực” (Kinh Thi) đã từng làm xúc động bao con tim của bao thế hệ, nay không còn duy trì nữa. Thật buồn thay cho một nền văn hoá có bề dày nhất nhì trong lịch sử văn minh nhân loại, và cũng là một nền văn hoá được đánh giá là tôn trọng chữ hiếu bậc nhất trong lịch sử nhân loại, thế mà ngày nay lại thiếu vắng tinh thần tri ân và báo ân!
May mắn thay, văn hoá Việt Nam, dù trải bao thăng trầm lịch sử, nhưng đạo lý: “Sang đò nhớ ơn người chèo chống, nằm võng nhớ ơn người mắc dây” vẫn được khắc sâu trong tâm khảm người Việt, vẫn ấm áp trong tiếng hát hời ru con muôn thuở:
“Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ
Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha”.
Lời cuối, cầu chúc cư sĩ thân tâm thường lạc, tinh tấn trong mọi thiện sự.
Thích Giác Hoàng
Cửu Huyền Thất Tổ, Tranh Đồng Thờ Cúng Cửu Huyền Thất Tổ
Cửu huyền thất tổ, tranh đồng thờ cúng cửu huyền thất tổ Ý nghĩa tranh đồng cửu huyền thất tổ
Cửu huyền thất tổ – Tranh đồng cửu huyền thất tổ thờ cúng, hoành phi câu đối thờ cúng, nơi bán tranh cửu huyền thất tổ thờ cúng, tranh đồng cửu huyền thất tổ. Liên hệ công ty Đồ đồng Việt.
Cửu huyền thất tổ – Tranh đồng cửu huyền thất tổ thờ cúngÝ nghĩa của bốn chữ “Cửu Huyền thất Tổ”
“Thích độ nhân miễn tam đồ khổ Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương”
Ðại ý là giáo lý đức Phật Thích Ca hoá độ chúng sinh để thoát khỏi ba đường khổ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, và có khả năng cứu thoát cửu huyền và thất tổ được siêu thăng
Cửu huyền: Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ
Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.
Như vậy, chữ “cửu huyền” bao quát hơn chữ “thất tổ”. Vì “thất tổ” chỉ cho các thế hệ đi trước, còn “cửu huyền” không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Chính vì vậy, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là “Nhà Thờ Cửu Huyền” (viết bằng tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ “Cửu Huyền thất Tổ” (viết bằng chữ Hán).
Quý Tăng Ni miền Nam và miền Bắc cũng dùng cụm từ này để chỉ cho nơi thờ ông bà, cha mẹ mình nhiều đời, nhưng không phổ biến rộng rãi, các vị thường dùng từ “hương linh” chỉ người đã khuất, và nơi thờ các hương linh ấy được gọi là “bàn linh”. Các tịnh xá thuộc hệ phái Khất Sĩ dùng từ “Cửu Huyền” hoặc cả “Cửu Huyền Thất Tổ” chỉ cho nơi thờ những người đã quá vãng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Vị Cửu Huyền Thất Tổ Chữ Việt trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!