Xu Hướng 6/2023 # Bài Văn Thuyết Minh Về Tết Trung Thu Hay Lớp 9, Bài Văn Mẫu Về Lễ Trung Thu 15/8 # Top 14 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bài Văn Thuyết Minh Về Tết Trung Thu Hay Lớp 9, Bài Văn Mẫu Về Lễ Trung Thu 15/8 # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Bài Văn Thuyết Minh Về Tết Trung Thu Hay Lớp 9, Bài Văn Mẫu Về Lễ Trung Thu 15/8 được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về tết trung thu lớp 9 hay nhất ngắn gọn, bài văn thuyêt minh về trung thu, mâm ngũ quả ngày trung thu chiếc đèn, mâm cỗ bánh trung thu đầy đủ các phần tại wikihoc.com

Chắc hẳn đã là người Việt Nam, đặc biệt là trẻ em, không ai là không biết đến bài hát quen thuộc này. Nó vẫn được các em hát vang mỗi dịp Tết trung thu đến. Tết trung thu là ngày tết cổ truyền của Việt Nam và một số nước Á Đông khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…Nhắc đến Tết trung thu là nhắc đến những giây phút quây quần đầm ấm bên gia đinh, thưởng thức miếng bánh nướng, bánh dẻo thơm nức, múi bưởi chua ngọt, chia sẻ với nhau những câu chuyện cổ tích; những giây phút theo lũ bạn đi múa sư tử, rước đèn, phá cỗ. Ôi thấy thân thương sao ngày tết ý nghĩa của thiếu nhi. Trong chương trình ngữ văn lớp 9, ta sẽ bắt gặp đề bài Thuyết minh về tết trung thu. Để làm được bài tập này, chúng ta cần hiểu rõ nguồn gốc của Tết Trung Thu, những hoạt động đặc trưng trong ngày Tết và những ý nghĩa của nó.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 THUYẾT MINH VỀ TẾT TRUNG THU

Với nền văn hóa đa dạng và độc đáo, hàng năm nước ta có không ít những ngày lễ tết cổ truyền giàu ý nghĩa như tết nguyên đán, tết thanh minh, tết táo quân,….Trong đó không thể không kể đến tết trung thu ngày tết gắn liền với niềm vui, tiếng cười thiếu nhi.

Trung thu mang nghĩa là giữa mùa thu. Có thể hiểu tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đông. Ở nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu rồi và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên không vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt.

Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ thiếu nhi quốc tế 1/6 được du nhập về từ phương Tây cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kì. Và đặc biệt không thể thiếu được thức quà đặc trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước thường có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kĩ càng mâm cỗ, khi mặt trăng lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống. Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy phố, ánh đèn lồng với hình: con cá, con thỏ,… rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những tháng ngày mệt mỏi vì công việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ ngoài hiên nhà.

Và phần đặc sắc và hấp dẫn nhất thường vẫn luôn là màn múa sư tử. Những anh thanh niên khoác trên mình chiếc áo lấp lánh, người đội đầu sư tử, người khom lưng làm đuôi. Đầu sư tử được làm bằng giấy bồi, với đôi bàn tay khéo léo nó được làm nên mang chút nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần duyên dáng, tinh nghịch. Người điều khiển sư tử dẻo dai múa đầy tài tình, hấp dẫn. Những màn nhảy lên chồm xuống theo nhịp trống liên hồi khiến người xem không khỏi kinh ngạc. Thi thoảng lại có chú cuội, chị Hằng đeo mặt nạ màu mè phe phẩy chiếc quạt đi chọc ghẹo mọi người. Màn đêm tĩnh mịch thường ngày vì thế mà bị phá tan, chỉ còn ánh trăng chảy lênh láng trong không gian, đọng lại trong những tiếng cười giòn giã.

Những nét đẹp cổ truyền luôn rất giàu ý nghĩa. Ngày tết thiếu nhi tất nhiên là nó phải mang lại cho trẻ em niềm vui, gắn kết gia đình. Không những thế nó còn mang nét rất đặc trưng của đất nước có nền văn minh lúa nước. Tết trung thu thể hiện mong ước của mọi người về một mùa màng bội thu. Nhìn trăng cũng là một cách để dự đoán thời tiết, vụ mùa thậm chí là cả vận mệnh quốc gia theo kinh nghiệm dân gian. Có thể thấy ngày tết trung thu mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa.

Cuộc sống hiện đại hôm nay bận rộn với guồng quay cơm áo gạo tiền tết trung thu cũng đã được thay đổi đi rất nhiều. Tuy nhiên giá trị của nét văn hóa cổ truyền đẹp đẽ ấy không vì thế mà phai nhạt, nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ TRUNG THU

” Tết Trung Thu rước đèn đi chơi

Em rước đèn đi khắp phố phường

Lòng vui sướng với đèn trong tay

Em múa ca trong ánh trăng rằm “

Câu hát ấy đã nằm lòng với bao người, đã gắn bó với thời thơ ấu của bao nhiều người dân Việt Nam. Và tết trung thu, cái tết thiếu nhi thân thương ấy đã trở thành những hồi ức không thể nào quên của những ai đã đi qua những đêm say xưa trong ánh đèn ông sao và nhảy múa dưới ánh trăng rằm sáng rỡ.

Dù đã được nhiên cứu nhưng vẫn chưa có phân tích nào chỉ ra được nguồn gốc của ngày tết dân gian này. Tết trung thu có thể bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước Việt Nam, hình ảnh tết trung thu đã từng được tìm thấy trên trống đồng Ngọc Lũ xa xưa. Song cũng có thể là dân ta tiếp nhận từ nền văn hóa Trung Quốc. Người dân Việt Nam thường biết đến nguồn gốc tết trung thu qua các câu chuyện truyền thuyết về chú Cuội, Hằng Nga và cung trăng của dân gian. Trong “Việt Nam phong tục”, Phan Kế Bính cho rằng tục bày cỗ có từ thời vua Đường Hoàng Minh như một nghi thức ăn mừng sinh nhật vua, tục rước đèn tự do là có từ thời nhà Tống, tục hát trống quân là từ thời Quang Trung Nguyễn Huệ.

Tết trung thu, hay còn gọi là tết thiếu nhi, tết trông trăng, tết hoa đăng, được tổ chức vào ngày rằm tháng tám hằng năm. Tết trung thu được tổ chức ở nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,… Ở Đài Loan, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, ngày tết này còn một ngày nghỉ lễ quốc gia. Tết trung thu được tổ chức vào một ngày rằm nhưng việc chuẩn bị được thực hiện từ trước đó và được nhiều người tham gia góp sức. Trước ngày tết, mọi người sẽ cùng làm đèn lồng, làm bánh trung thu, chuẩn bị mâm ngũ quả,… Đến ngày tết thì cùng nhau xem múa lân, đi rước đèn dưới cung trăng, phá cỗ,…

Đèn lồng, đèn trung thu thường được là bằng những vật liệu thông dụng như gỗ và giấy ni lông. Khung gỗ được tạo thành nhiều hình dáng khác nhau rồi được dán ni lông bóng màu sắc lên để trông đẹp mắt. Nào là ông sao, con gà, con cá,… Ngày nay, người ta còn sản xuất những lồng đèn bằng điện với nhiều hình thù khác nhau và đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, nó không lưu giữ được những giá trị dân gian như lồng đèn thủ công và không tạo được sự gắn kết như khi mọi người cùng làm lồng đèn. Lễ rước lồng đèn thường được duy trì ở các làng xóm vùng nông thôn, nơi mọi người sống gần gũi với nhau, còn đối với những vùng đô thị thì ít thấy hơn. Một hoạt động không thể thiếu của ngày tết này chính là múa lân, hay còn gọi là múa sư tử. Trước ngày tết chính, những đoàn múa sư tử đã biểu diễn trên dọc các con đường rồi, nhưng nhộn nhịp nhất và thu hút nhiều người nhất vẫn là đêm mười lăm mười sáu. Trung thu, cũng như bao ngày tết khác, cũng có một mâm cỗ, thường có trung tâm là con chó làm bằng tép bưởi, xung quanh bày thêm hoa quả và bánh kẹo. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam có tục ăn bánh vào ngày này, gọi là bánh trung thu. Đó có thể là bánh nướng truyền thống, bánh nướng hình con lợn, bánh dẻo,… Ngày tết trung thu còn là ngày xem trăng, người ta ngắm trăng để tiên đoán mùa màng và quốc gia. Nếu trăng vàng thì trúng mùa tơ tằm, trăng xanh hay lục thì thiên tai, trăng cam thì quốc gia thái bình thịnh trị.

Tết trung thu mang nhiều ý nghĩa hơn cái tên tết thiếu nhi của nó. Đó là ngày lễ để trẻ em được tung tăng vui chơi, gặp gỡ nhau, cùng nhau phá cỗ rước đèn, tận hưởng ngày lễ dành riêng cho mình. Hơn thế, đây còn là dịp mọi người quây quần nói chuyện cùng nhau, là ngày để mọi người gần gũi nhau hơn. Ngày tết trung thu này cũng là ngày lễ của dân tộc, là nét văn hóa dân gian mang hơi thở truyền thống đậm đà, thể hiện sâu sắc bản sắc văn hóa dân tộc, là một nét đặc trưng của đất nước. Cho đến bây giờ, người dân vẫn duy trì tổ chức ngày tết này những ít nhiều đã làm hao hụt đi những giá trị truyền thống như không còn những đoàn rước đèn rộ rã, đèn lồng truyền thống bị những loại đèn hiện đại khác thay thế,… Vì vậy, ta không chỉ duy trì ngày tết mà còn cần bảo tồn những giá trị vốn có của nó, cần giữ cho ngày tết đúng với ý nghĩa ban đầu để mang lại một ngày tết vẹn tròn cho lứa tuổi thơ.

” Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng

Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang “

Một câu hát quen thuộc, một câu hát nữa của tuổi thơ gọi bao tâm trí về với những ngày trung thu đẹp đẽ. Cứ như thế, dư vị trung thu đã đi qua bao lớp người, đã đi qua bao lứa tuổi thơ và vẫn mãi in dấu với những đêm vui chơi bên mâm cỗ, trong tiếng trống linh đình dưới ánh trăng vàng dịu êm.

Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết, Văn Mẫu Lớp 9, Đặc Sắ

Đề bài: Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết

Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết

Mẹo Cách làm bài văn thuyết minh hay

Bài văn mẫu Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết

Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam, mỗi dịp xuân về nhà nhà ai cũng đều náo nức chuẩn bị đón chào năm mới. Bên cạnh bánh chưng, bánh giầy, kẹo, bánh mứt tết hay hoa đào, hoa mai thì không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên mâm ngũ quả ngày tết.

Mâm ngũ quả không chỉ tạo nên những hình thù đẹp mắt trưng bày trên bàn thờ mà nó còn mang nhiều ý nghĩa văn hoá, tín ngưỡng đẹp đẽ. Khi mùa xuân đến, cây cối cũng đâm chồi nảy lộc, hoa quả càng nở rộ. Những loài hoa, loại quả đều từ công bàn tay chăm sóc của người nông dân và kết tinh từ những tinh hoa mà đất trời và thiên nhiên ban tặng. Những thức quả đều đẹp, đều quý, con cháu dâng lên ông bà như bày tỏ niềm thành kính đến ông cha, tổ tiên mình cũng là dâng lên đất trời nhưng hương hoa tinh túy nhất để cầu bình an, phúc lành cho năm mới. Đó là một nét đẹp nhân văn trong ngày tết truyền thống được lưu giữ qua bao đời, ngày nay vẫn tiếp tục được trân trọng và phát huy.

Vì sao người ta thường gọi đó là “mâm ngũ quả”? “Ngũ” có nghĩa là năm, quả là cây trái, “quả” cũng tượng trưng cho thành quả lao động của người dân sau bao vất vả được hưởng trái ngọt, quả lành. Theo thuyết ngũ hành, năm loại quả còn có ý nghĩa tượng trưng cho năm yếu tố tạo nên vạn vật là kim, mộc, thủy, hoả, thổ. Ngoài ra, “ngũ quả ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn trong nét đẹp văn hóa dân tộc đó là phúc, quý, thọ, khang, ninh. Song, dù bất kỳ ý nghĩa nào nó vẫn mang giá trị cao đẹp trong văn hóa ngày tết của dân tộc.

Mâm ngũ quả thường được bày chính giữa bàn thờ ở mâm cao nhất. Trên một đĩa sành lớn hoặc trên những cái mâm bằng đồng sáng bóng. Tùy vào quan niệm cũng như tục lệ của từng địa phương mà người dân chọn những loại quả khác nhau để tạo nên mâm ngũ quả. Ví dụ như ở miền Nam người ta chọn thờ dừa, xoài ,đu đủ, sung, mãng cầu với ước muốn bình dị “cầu vừa đủ sung túc”, thì ở miền Bắc thường chọn bưởi, quýt, chuối, hồng đào với ước mơ êm ấm, đủ đầy. Ở miền Trung, mâm ngũ quả thường có chuối, ổi, nho, xoài, quýt… Ngoài ra, cũng tùy sở thích và điều kiện của từng gia đình mà có thể lựa chọn, bày nhiều loại quả hơn. Tuy hình thức khác nhau song chúng đều mang tấm lòng thành của con cháu gửi đến đất trời, tổ tiên mong cầu cuộc sống yên lành, một năm làm việc thuận buồm xuôi gió, may mắn, thành công. Trong mâm ngũ quả, gia chủ thường chọn những nải chuối to, đẹp, đều đặt làm trung tâm, những nải chuối to như những đôi bàn tay lớn nâng đỡ những loại quả khác, chúng được phối hợp rất đẹp mặt về màu sắc và kiểu dáng, thường sẽ chọn mỗi loại một kiểu dáng, một màu sắc. Đặt mâm ngũ quả hình chóp mang ý nghĩa sự thịnh vượng và phát triển, với tới những đỉnh cao mới của thành tựu và vinh quang.

Trước khi thực hiện bày biện mâm ngũ quả, gia chủ rất chú trọng đến việc lựa chọn từng loại quả. Các cây trái phải căng, mịn và thường ngắt cùng với cuống tạo nên nét thanh nhã và lịch sự. Quả chọn không được quá chín hoặc quá non thì mới đẹp. Bên cạnh mâm ngũ quả trên bàn thờ là những lễ vật khác được xếp đặt ngay ngắn. Đó là những bánh chưng, những trà, mứt, rượu và hoa cúc vàng được cắm đẹp mắt và tinh tế. Dù gia chủ giàu hay nghèo, dù nông thôn hay thành thị thì ngày tết trên bàn thờ tổ tiên vẫn luôn đủ đầy, ấm cúng.

https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-mam-ngu-qua-ngay-tet-52448n.aspx Mâm ngũ quả ngày tết là nét đẹp hồn hậu trong văn hóa dân tộc. Dù cho bây giờ hay mãi mãi về sau thì con cháu vẫn không thể nào quên được truyền thống làm mâm ngũ quả khi xuân về dâng lên bàn thờ tổ.

“Tết đến rồi nhaCó mâm ngũ quảBên bánh chưng xanhQuả chuối, quả naQuả xoài, quả mậnThanh long, bưởi đậmNào quýt nào lêBé chọn năm quảXếp thành một mâm”

Văn Khấn Rằm Trung Thu (15/8 Âl)

Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu ngoài những món truyền thống thì bao giờ cũng phải có: Bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng, bưởi… Tất nhiên phải có hương, hoa, đèn, nến.

Nhân dịp ngày Rằm tháng Tám mọi người đều gửi biếu ông, bà, cha, mẹ, người thân, người mà mình mang ơn bánh Trung Thu, cốm, chuối, hồng… đó là những câu chuyện cảm động về quà tặng cuộc sống để tỏ lòng biết ơn quý trọng đối với ơn sinh thành, bậc bề trên.

Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Nó thể hiện ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của tình yêu thương. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.

Văn khấn cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu (Rằm tháng Tám)

Nam mô A-di-đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật

– Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn Thần

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là: ……………….

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật!

Thuyết Trình Về Mâm Cỗ Trung Thu Hay Nhất Ngắn Gọn

Mâm cỗ trung thu là nét văn hóa​ Thuyết trình về mâm cỗ trung thu hay nhất Trung thu là một dịp lễ tết quen thuộc đối với mỗi người dân đất Việt, đặc biệt là gần gũi với thiếu nhi Việt Nam. Đây là lúc trẻ em được thỏa thích vui chơi, được rước đèn, phá cỗ. Và trong dịp lễ này không thể nào thiếu được mâm cỗ trung thu được bày biện và xếp khéo léo trong nhà của các hộ gia đình. Mâm cỗ trung thu đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với mỗi nhà, mỗi người và trở thành một thứ không thể nào thiếu được trong các dịp lễ trung thu hằng năm. Mâm cỗ trung thu thật đẹp, lung linh và nhiều màu sắc biết bao nhiêu!

Trung thu thường được tổ chức vào tháng Tám theo lịch âm hằng năm tại các nước châu á như: Trung Quốc, Hàn Quốc…và trong đó có Việt Nam. Và mâm cỗ trung thu được coi là một loại hình nghệ thuật không thể không nhắc tới trong dịp lễ này. Một mâm cỗ trung thu thì thường được bày biện và trang trí rất nhiều các loại hoa quả phong phú, rực rỡ, sặc sỡ sắc màu. Trong đó, các loại quả lại mang rất nhiều ý nghĩa và biểu tượng khác nhau. Đu đủ thì biểu tượng cho sự sum vầy ấm cúng, hạnh phúc của mỗi thành viên trong gia đình, mọi người trong gia đình luôn luôn hạnh phúc, quây quần bên nhau và luôn luôn vui vẻ, đoàn kết. Hồng thì là tượng trưng cho may mắn, màu đỏ thắm của những quả hồng vào mùa thu là biểu trưng cho mọi điều tốt đẹp, bình an, thuận lợi, chuyện dữ hóa lành, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ thì coi như là không có. Đặc biệt, trong mâm cỗ trung thu không thể thiếu được bưởi. Những quả bưởi chín mọng, căng tròn nước là thức trái không thể nào thiếu được vào màu thu, nhất là trên mâm cỗ trung thu. Không chỉ thế, trên mâm cỗ đó còn bày biện cả những chiếc bánh trung thu: bánh nướng, bánh dẻo đủ hình đủ kiểu, đủ màu sắc…Một mâm cỗ trung thu đẹp không nằm ở việc là mâm cỗ ấy có nhiều thứ hay không mà một mâm cỗ trung thu đẹp là chúng ta biết cách trang trí, phối hợp máu sắc sao cho hài hòa. Và điều quan trọng là mâm cỗ trung thu đó phải do chính tấm lòng, tình yêu thương chúng ta tạo nên thì chúng mới thực sự có ý nghĩa.

Mâm cỗ trung thu ở Việt Nam mới thật đẹp làm sao! Nó cũng là nét đặc trưng cho lễ trung thu ở Việt Nam, là cái nét đẹp, là loại hình nghệ thuật để thương để nhớ trong lòng người. Mai này dù đi đâu xa em cũng không bao giờ quên được hình ảnh mâm cỗ trung thu ấy. Không bao giờ có thể quên… Whalien 25 – VFO.VN

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT TRÌNH MÂM CỖ TRUNG THU HAY NHẤT Thầy cô và các bạn thân mến! Mùa thu đến mang theo khí trời thanh cao mát mẻ, mang theo độ viên mãn của vạn vật thiên nhiên và mùa thu cũng khơi gợi trong lòng người cũng như trong tâm hồn trẻ thơ một sự háo hức khôn nguôi về ngày Tết trung thu. Trung thu có đèn ông sao lấp lánh, có tiếng trộng rộn ràng vang khu xóm và có cả mâm cỗ trung thu đầy hấp dẫn.

Trải dài theo thời gian với những sự biến chuyển không ngừng, mâm cỗ trung thu ít nhiều cũng đã có sự đổi thay nhưng những gì là hồn cốt, là văn hóa của nó thì vẫn được lưu giữ qua hàng ngàn năm. Mâm cỗ không chỉ là món quà cho Trung thu thêm phần rực rỡ, là tấm lòng dâng lên tổ tiên mà mỗi món ăn, mỗi loại quả, mỗi cách trình bày đều gửi gắm trong đó những ước nguyện của tâm hồn con người Việt Nam.

Mâm ngũ quả đã ra đời từ rất lâu theo ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo một số quan niệm thì số năm cũng là số của trung tâm, hội tụ sự sống và quả là tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, sung túc nên mâm ngũ quả đã trở thành một lễ vật quan trọng trong Tết trung thu nói riêng và các ngày lễ đặc biệt khác nói chung. Hôm nay, chúng em đã lựa chọn năm loại quả truyền thống nhất và cũng rất thân thuộc với mọi gia đình gồm chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Nải chuối được đặt ở giữa và các loại quả còn lại cũng được bày lên trên và đan xen giữa các quả chuối là những trái quất hoặc quýt nhỏ lấp ló như những ánh đèn. Sở dĩ chúng em chọn năm loại quả này vì chúng đều gợi về sự đông đúc, ấm no với mong ước tiền tài, thành công sẽ không ngừng sinh sôi, nảy nở. Ngoài ra, đây đều là những loại quả với màu sắc tươi sáng càng làm cho bức tranh mùa thu thêm rực rỡ và tràn đầy hi vọng.

Bánh trung thu cũng đã trở thành sứ giả của mùa Tết đoàn viên. Mâm cỗ của chúng em lựa chọn cả hai loại bánh: bánh dẻo và bánh nướng để trưng bày. Bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh với nhân đậu xanh mang đầy tinh hoa của một nước nông nghiệp. Hình tròn của bánh giống như vầng trăng đêm rằm tròn trịa nhất, to lớn nhất trong năm và cũng chứa chan trong nó ước mong của mọi người về sự tròn đầy viên mãn trong cuộc sống. Hình tròn còn là biểu tượng của sự “đoàn viên gia đình”, về những tình cảm gắn bó khăng khít giữa các thành viên. Trong khi đó, chúng em lại chọn bánh nướng hình vuông bởi nó cũng mang ý nghĩa như những chiếc bánh chứng bánh giày, cho sự hòa hợp giữa đất trời, thiên nhiên và lòng người. Bánh nướng với lớp vỏ ngoài vàng sậm thơm tho gợi lên một sự vững chắc của mái ấm gia đình. Nhân bánh là nhân trứng muối, vừa có ngọt ngạy vừa có vị mặn mòi. Gia đình cũng thế sẽ có những thăng trầm, cuộc sống cũng có những đắng cay và hạnh phúc. Nhưng quan trọng là vị ngọt của chiếc vỏ bánh gia đình sẽ luôn yêu thương và xoa dịu cho mọi người. Chắc chắn khi thưởng thức những chiếc bánh này, dù là đi xa hay đang ở gần vẫn cảm nhận được sự ấm áp thân quen và thêm trân trọng hơn giá trị của tình thân.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Văn Thuyết Minh Về Tết Trung Thu Hay Lớp 9, Bài Văn Mẫu Về Lễ Trung Thu 15/8 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!