Bạn đang xem bài viết Bài Phát Biểu Của Chủ Tịch Hđht Việt Nam Tại Lễ Khởi Công Xây Dựng Nhà Thờ Họ Trương Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kính thưa ông Trương Tấn Sang, nguyên UVBCT, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kính thưa bà Nguyễn Thị Thanh, UVTW Đảng, bí thư tỉnh Ninh Bình. Kính thưa các Đồng chí lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, các ban ngành, tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo huyện Hoa Lư, thị trấn Thiên Tôn, bà con làng Đa Giá. Thưa toàn thể bà con họ Trương có mặt trong buổi lễ ngày hôm nay. Suốt dặm dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, ơn nhờ Phúc Tổ, các thế hệ con cháu, anh em họ Trương đã kề vai sát cánh cùng bách gia trăm họ, đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều người đã trở thành danh nhân, hào kiệt từ cổ xưa cho tới nay. Trải qua bao năm tháng nhọc nhằn của cuộc mưu sinh, bao li tán trong thời giặc giã, bao thăng trầm của những biến cố lịch sử, họ Trương đã biết sống dựa vào nhau, đùm bọc nhau, vượt qua khó khăn để trụ vững và trường tồn trên quê hương mình. Ngay từ xưa, để tưởng nhớ, ghi ơn, các vị tiền hiền của dòng họ mình ông cha ta đã biết dùng Gia phả để lưu giữ lại cội nguồn của Tổ tiên, dùng sử sách, bia ký để ghi nhận và ngợi ca những công đức của dòng họ, biết xây dựng nhà thờ để tưởng nhớ, tôn vinh Tổ tiên và là nơi truyền lửa cho muôn đời con cháu mai sau. Để giữ lửa và truyền lửa cho con cháu mai sau, nhiều dòng họ trên đất nước ta hiện nay đã có chung một nhà thờ dòng họ cho cả nước. Đây là nơi thờ cúng, tưởng nhớ về tiên tổ, nơi gặp gỡ và tổ chức các sự kiện lớn của dòng họ, là nơi con cháu xa gần đi về. Qua thực tiễn hoạt động, các nhà thờ họ này đã phát huy tác dụng tốt. Nhà thờ họ Trương Việt Nam khi hoàn thành sẽ tọa lạc trên khu đất có diện tích 6.742 m2, tại làng Đa Giá, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khu đất xây dựng nhà thờ được đánh giá qua các nhà phong thủy trong dòng họ, ngoài dòng họ, qua các hội nghị của đại diện bà con họ Trương trong cả nước, đã hội tụ được đầy đủ 5 yếu tố đó là: – Là vùng đất cổ có bề dày về truyền thống lịch sử văn hoá. – Là vùng đất có người họ Trương Việt Nam sinh sống từ lâu đời và liên tục cho đến ngày nay. – Là khu đất có phong thủy tốt và linh thiêng. – Là vùng đất thuận tiện về giao thông đi lại, tiện đường miền Bắc đến, thuận lối Nam Trung ra. – Là khu đất đạt được sự nhất trí và đồng thuận của bà con trong dòng họ. Hôm nay, ngày 11 tháng 6 năm 2017, tức ngày 17 tháng 5 năm Đinh Dậu, chúng ta đang đứng trên mảnh đất Hoa Lư linh thiêng – Cố đô của 3 đời vua, 3 triều đại có vị trí quan trọng nhất, phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử Phong kiến Việt Nam: Đinh – Tiền Lê – Lý. Chúng ta cũng đang đứng trên mảnh đất sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp – nơi đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới, để cùng chứng kiến thời khắc thiêng liêng của dòng họ Trương Việt Nam khi chính thức khởi công xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam. Tới dự lễ khởi công hôm nay có Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ bổ nhát cuốc đầu tiên động thổ xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam. Nhà thờ khi hoàn thành sẽ là nơi thờ tự tất cả chân linh người họ Trương Việt Nam đã khuất từ xa xưa, cho đến nay. Là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu họ Trương tri ân tiên tổ, tri ân những người họ Trương đã khuất. Là nơi giáo dục cho người họ Trương hôm nay và mai sau truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, khơi dậy cho con cháu họ Trương lòng tự hào về cha ông tiên tổ, giáo dục cho thế hệ người họ Trương hôm nay tiếp bước truyền thống vẻ vang của tổ tiên, noi gương lớp người đi trước, để lại đức sáng cho đời sau, cùng dạy bảo con cháu luôn là công dân tốt của đất nước, cháu con hiếu thảo của dòng họ. Đồng thời đây sẽ là địa chỉ, nơi chốn đi về của người họ Trương khắp mọi miền Tổ Quốc để gặp gỡ, giao lưu biết thêm anh, thêm em, cành Bắc, cành Nam vui ngày hội ngộ. Nhà thờ cũng là nơi tổ chức các sự kiện lớn của dòng họ, là nơi con cháu dâng hương và báo công với tiên tổ về các thành tích, những nỗ lực phấn đấu của người họ Trương hôm nay đạt được trong quá trình học tập, lao động, công tác, xây dựng quê hương, đất nước. Chúng ta tin tưởng rằng, nơi đây sẽ là điểm tựa để dòng họ chúng ta trụ vững trên quê hương mình. Nơi đây sẽ tạo ra đôi cánh giúp con cháu chúng ta bay cao, bay xa hơn tới chân trời trí tuệ. Thưa Tiên Tổ anh linh Hôm nay, dưới bầu trời cao xanh lồng lộng, trên đất mẹ hiền hòa, bao dung, chúng ta đã làm được một việc mà các thế hệ trước chắc cũng mong muốn như chúng ta, nhưng chưa làm được, đó là chúng ta xây một ngôi nhà thờ chung cho dòng họ Trương cả nước để tưởng nhớ và báo đáp công ơn tiên tổ, để lại một di sản thiêng liêng cho con cháu mai sau. Nhà thờ sẽ là một dấu gạch nối – nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai Dù năm tháng có trôi qua, dù thế gian có nhiều đổi thay dâu bể, song con cháu chúng ta sẽ nhớ mãi việc làm có ý nghĩa của thế hệ chúng ta hôm nay. Những con người đầy tình thương và trách nhiệm. Để những ước nguyện của bà con sớm thành hiện thực, tôi kêu gọi các nhà Doanh nghiệp cùng toàn thể bà con họ Trương Việt Nam trong và ngoài nước, hãy chung tay góp sức, đóng góp tiền của và công sức để nhà thờ họ Trương Việt Nam sớm được hoàn thành. Nhân đây, thay mặt cho toàn thể bà con họ Trương cả nước, tôi xin cảm ơn nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, bà Nguyễn Thị Thanh, ủy viên Trung ương Đảng, bí thư tỉnh ủy tỉnh Ninh Bình, ban lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, các sở, ban ngành tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo huyện Hoa Lư, thị trấn Thiên Tôn và nhân dân làng Đa Giá, cụ Thủ từ Đền thờ Danh nhân Trương Hán Siêu tại thành phố Ninh Bình, đã quan tâm động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ để họ Trương có kết quả ngày hôm nay. Tôi xin cảm ơn Ban xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam đã dành thời gian, công sức để chuẩn bị chu đáo cho buổi khởi công. Tôi xin cảm ơn Hội đồng họ Trương Hà Nam Ninh, Thủ từ của nhà thờ họ Trương Việt Nam sau này, đã huy động toàn thể bà con họ Trương quê nhà góp sức, góp công cho sự thành công trong ngày lễ ngày hôm nay. Tôi cũng xin cảm ơn các Doanh nghiệp, bà con họ Trương cả nước đã đóng góp tiền của, công sức để cho công việc xây dựng nhà thờ trong thời gian qua.
Huyết mạch họ hàng nối dài theo đất nước Tinh hoa Trương tộc truyền mãi với thời gian.
Gợi Ý Cách Nấu Các Món Chay Để Cúng Lễ Giỗ Tại Nhà
Món chè – Món ngọt không thể thiếu trong mâm cỗ chay
Gợi ý cách nấu các món chay để cúng lễ giỗ đầu tiên phải kể đến chè bởi nó là món ngon và giải nhiệt rất tốt. Chè thì bạn có nhiều lựa chọn để nấu vì cơ bản nó không dùng các gia vị nhiều và phù hợp với chế độ ăn chay. Bạn có thể lựa chọn nấu chè đậu xanh đánh, chè trôi nước, chè hạt sen hay chè đường (gạo và đậu) đều được.
Món ngon cỗ chay dễ thực hiện
Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn nấu món chè đơn giản nhất là chè đậu xanh đánh. Cách làm như sau: Cho ít đậu xanh không vỏ vào vo và ngâm như gạo với nước lạnh khoảng 30 phút. Sau đó cho vào nồi điện cùng nước để nấu, lân lâu nên khuấy đều để chè không bị đọng lại dưới nồi sẽ bị cháy.
Khi chè sôi lật vung lên đến khi thấy đậu xanh nhuyễn bạn lấy muỗng đánh đều để đậu xanh tan ra. Lưu ý là không nên để quá đặc vì chè sẽ cứng, không ngon, để nước nhiều hơn mức sền sệt là được. Cho đường vào khuấy đều cho tan đường để thêm 5 phút. Múc ra chén khi chè nguội sẽ tự đông lại.
Nem chay chiên giòn – Món khai vị hấp dẫn
Mâm cỗ chay cần có món khai vị và nem là lựa chọn hợp lý. Gợi ý cách nấu các món chay để cúng lễ giỗ đừng bỏ qua nem chay. Nguyên liệu bao gồm: Tàu hũ ki, mộc nhĩ, cà rốt, giá, măng, gừng, tỏi, hành lá, dầu đậu nành. Cách làm như sau:
Tàu hũ cắt miếng vuông, còn cà rốt, củ hành, mộc nhĩ, gừng, măng cắt dạng sợi. Cho dầu vào chảo và gừng tỏi đập dập vào phi vàng rồi cho mộc nhĩ vào đảo đều. Cho tiếp giá,cà rốt, măng,hành củ vào xào tiếp để làm nhân. Sau đó nhét nguyên liệu vào tàu hủ rồi gói lại đem chiên vàng giòn là được.
Cơm chiên thập cẩm chay – Món ăn no
Gợi ý cách nấu các món chay để cúng lễ giỗ cần phải có món ăn no. Cơm chiên thập cẩm chay vừa ăn no mà lại không ngán nhưu cơm chiên thường nhờ có nhiều rau củ quả.
Nguyên liệu để làm cơm chiên gồm: cơm trắng, đậu Hà Lan, cà rốt, bắp Mỹ, bí khô, rong biển cắt sợi, nấm đông cô khô, dầu ăn,nước tương, muối. Cách làm như sau:
Bí khô, nấm đông cô, cà rốt cắt dạng hạt (sau đó đem chần qua cà rốt cho mềm)
Bắc chảo và cho dầu ăn vào, khi dầu sôi cho bí khô vào xào, tiếp tục cho cà rốt, đậu, bắp Mỹ và nấm vào xào chung.
Cho cơm vào chiên cùng rồi nêm gia vị như muối, bột ngọt, nước tương vào xào cùng đến khi rau củ chín, thấm đều gia vị.
Chiên đến khi cơm tơi và rau củ chín đều, múc ra dĩa rồi trang trí bằng ngò tây và rong biển sợi.
Món rau càng cua trộn – Món chay dễ ăn và bắt miệng
Món trộn cũng là món nằm trong gợi ý cách nấu các món chay để cúng lễ giỗ hấp dẫn. Nguyên liệu gồm rau càng cua, cà chua bi, sườn non chay, hành tím, chanh, gia vị cơ bản. Cách làm như sau:
Nhặt và rửa rau càng cua, cắt khúc vừa. Cà chua rửa rồi cắt dọc. Sườn non ngâm nước mềm rồi vắt khô, xé nhỏ rồi chiên giòn.
Cắt mỏng hành tím rồi phi vàng.
Làm sốt trộn: Chanh, đường, muối, tiêu xay lượng vừa khẩu vị đánh tan rồi cho dầu dùng để phi hành vào đánh đều.
Bỏ rau càng cua vào bát to khi nào chuẩn bị dọn thì trộn với sườn non chiên, nước sốt. Múc ra dĩa và cho cà chua kèm rắc hành phi lên trên.
Hi vọng với những gợi ý cách nấu các món chay để cúng lễ giỗ này sẽ giúp các bạn lên được thực đơn nhanh chóng. Nếu bạn không biết nấu cỗ chay thế nào cho ngon hoặc quá bận rộn. Hãy đặt cỗ chay tại Nấu Cỗ 29 để đảm bảo ngon – an toàn- giá rẻ và nhanh chóng nhé!
Báo Cáo Tình Hình Xây Dựng Nhà Thờ Họ Trương Việt Nam – Clb Dn Họ Trương Tp Hcm
BAN XÂY DỰNG NHÀ THỜ
HỘI ĐỒNG HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NHÀ THỜ HỌ TRƯƠNG VIỆT NAM
Kính thưa Bác Trương Văn Đoan – Chủ tịch Hội đồng họ Trương Việt Nam
Kính thưa quý vị đại biểu, các cụ, các bác và các anh chị.
Trước khi đi vào báo cáo chi tiết việc thi công xây dựng nhà thờ họ Trương Việt Nam, tôi xin nhắc lại tóm tắt tổng thể quy hoặch và dự trù kinh phí xây dựng:
– Quần thể tâm linh nhà thờ họ Trương Việt Nam có địa chỉ tại phường Đa Gía, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa lư, tỉnh Ninh Bình. Mảnh đất nằm trong khu vực Cố đô Hoa lư, kinh đô của 3 triều vua Đinh, Tiền Lê, Lý.
– Tổng diện tích mặt bằng 6.742m2
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho Hội đồng họ Trương Việt Nam. Mục đích sử dụng: Xây dựng nhà thờ họ. Thời hạn sử dụng: lâu dài
– Thiết kế tổng thể đã được Hội đồng họ Trương Việt Nam phê duyệt và Sở xây dựng tỉnh Ninh Bình cấp giấy phép xây dựng tháng 4 năm 2017.
– Quần thể nhà thờ gồm các hạng mục chính: Nhà thờ (bao gồm cả Tiền đường và Hậu cung), nhà Tả vu – Hữu vu, nhà đa năng, gác chuông, gác trống, tường bao, cổng tam quan, cổng tứ trụ, hồ bán nguyệt và các hạng mục phụ trợ: sân thượng, sân lễ, núi non bộ, hệ thống thoát nước, cây xanh v.v…
– Tổng dự toán kinh phí theo thiết kế là 53.400.000.000đ.
Ngày 11 tháng 6 năm 2017 Hội đồng họ Trương Việt Nam đã tổ chức Đại lễ khởi công xây dựng nhà thờ trước sự chúng kiến của các quý vị khách quý đại diện chính quyền từ Trung ương đến địa phương và sự có mặt của gần 2000 bà con, anh chị em đại diện cho hơn 600 chi, tộc họ Trương trên cả nước.
Kính thưa quý vị đại biểu.
Thực hiện sự chỉ đạo của Hội đồng họ Trương Việt Nam, sau lễ khởi công Ban xây dựng đã cho san lấp mặt bằng, triển khai xây móng tường bao quanh toàn bộ khu đất. Ngày 8/11/2017 chính thức ép cây cọc bê tông đầu tiên xuống móng chính của nhà thờ. Đến cuối năm 2017 Ban xây dựng đã tổ chức thi công hoàn thành móng tường bao, cơ bản xong phần móng chính của nhà thờ, triển khai xây dựng nhà đa năng. Đầu năm 2018 một mặt Ban xây dựng tiếp tục thi công mặt nền bê tông nhà thờ, một mặt tổ chức triển khai cho thi công phần khung gỗ. Tháng 7/2018 vừa qua tiếp tục tổ chức thi công nhà tả vu và hữu vu.
Về phần móng tường bao, nền móng nhà thờ đến nay đã hoàn chỉnh cơ bản, nhà đa năng đã được đưa vào sử dụng. Hội đồng họ Trương Việt Nam cũng đã tất toán những hạng mục này, cụ thể:
– Thi công móng tường rào và nhà tạm bằng tôn của năm 2017 hết 530 triệu
Trong đó Doanh nhân Trương Xuân Sơn ở Thanh Hóa cung tiến 100 triệu.
– San lấp mặt bằng hết 354 triệu.
– Xây móng nhà thờ chính tổng chi phí hết 2 tỷ 992 triệu.
Trong đó Doanh nhân Trương Công Hiệp ở Hà Nội cung tiến 70 tấn sắt tương đương 840 triệu. Doanh nhân Trương Xuân Sơn ở Thanh Hóa cung tiến 295 triệu tiền ép cọc bê tông móng.
– Chi phí xây nhà đa năng hết 757 triệu đồng
Trong đó Doanh nhân Trương Công Hiệp cung tiến 10 tấn sắt bằng 120 triệu, Doanh nhân Trương Công Biên cung tiến 30 tấn xi măng bằng 30 triệu, Doanh nhân Đỗ Hồng cung tiến sơn để sơn nhà bằng 10 triệu.
Kính thưa các quý vị đại biểu.
Trong các hạng mục đã triển khai xây dựng thì trọng điểm vẫn là phần thi công xây dựng nhà thờ.
Cuối năm âm lịch 2017, đầu năm dương lịch 2018 nhờ sự giúp đỡ của Doanh nhân Trương Văn Hiền ở Nghệ An cho vay 4 tỷ, chủ tịch Trương Văn Đoan cho vay 1 tỷ và Giáo sư – Tiến sỹ Trương Việt Bình cung tiến 500 triệu, họ Trương chúng ta đã mua được 304 m3 gỗ lim xanh Công gô để làm nhà thờ, những ngày giáp tết nguyên đán 2018 Hội đồng họ Trương Việt Nam đã tổ chức lễ phạt mộc, chính thức khởi động bước thi công phần công việc trọng tâm là xẻ gỗ làm nhà thờ. Cuối tháng giêng năm 2018 đơn vị thi công triển khai làm lán xưởng, lắp dựng máy cẩu, máy xẻ và cuối tháng 2 âm lịch năm nay (2018) chính thức đi vào thi công. Đến nay qua hơn 4 tháng vừa xẻ vừa thi công phần mộc, đơn vị thi công đã xẻ hết 243m3 gỗ tròn, xẻ đến đâu gia công chi tiết ngay đến đó. Đã xẻ và bào tròn, làm nhẵn, lót sơn đủ 41cây cột nhà thờ, trong đó có cả hai cây cột bằng gỗ hương nghệ và gỗ cẩm vàng mà các doanh nhân họ Trương Nghệ Tĩnh cung tiến và ban xây dựng tổ chức tìm mua tại Hải Phòng. Còn 3 cột hậu cung đã cắt để riêng chưa xẻ, như vậy toàn bộ cột nhà thờ đã có đủ. Đã xẻ đủ các kẻ, bẩy, xà, hoành, cột lốc, trụ hiên, câu đầu, bò, đố, dui mè của nhà tiền tế và đang sàm mộng. Riêng Hậu cung mới đủ các loại cột, câu đầu… còn thiếu xà lòng, xà dằng, xà mích, xà dọc, câu đầu và một số cấu kiện nhỏ khác. Cụ thể đã xẻ 243 m3 gỗ tròn, được 180m3 gỗ thành khí, đạt trên 80% số cấu kiện thành phẩm cần có. Số lượng gỗ tròn còn lại 61m3, dự tính xẻ được trên 40m3 thành phẩm còn thiếu, trong đó nhà Tiền tế cần xẻ tiếp 16m3 và Hậu cung 27m3. Như vậy tổng số lượng gỗ tròn đã mua (bao gồm cả 2 cây gỗ xẻ cột mua thêm mà Nghệ An cung tiến) sẽ xẻ đủ số lượng cấu kiện nhà thờ (bao gồm cả nhà Tiền tế và Hậu cung) khả năng thiếu rất it, và chỉ thiếu ván thưng, ván cửa. Riêng phần chạm khắc trên các cấu kiện nhà thờ, do điều kiện mặt bằng và thời gian thi công ngắn, ban xây dựng đã thống nhất cho đơn vị thi công nhận phôi đưa đi gia công. Về tiến độ thi công: do một số yếu tố khách quan như thời tiết, mặt bằng, lán xưởng, phương tiện v.v… tiến độ thi công đã chậm hơn dự tính, ban xây dựng đã đôn đốc nhắc nhở và cùng đơn vị thi công tính toán, sắp xếp để thời gian tới đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành khung nhà chính kịp thời gian đã định để hội đồng tổ chức cất nóc vào trung tuần tháng 11 âm lịch 2018. Tỷ lệ xẻ từ gỗ tròn ra gỗ thành phẩm đạt 65% tổng khối lượng, tương đương và có thể cao hơn dự tính ban đầu của Hội đồng.
Bên cạnh việc tổ chức thi công phần gỗ, ban xây dựng đã thống nhất chi tiết phần cột hiên đá, chân tảng, lan can v.v… và mời một số đơn vị làm mẫu sống, báo giá để sắp tới thống nhất lựa chọn một đơn vị thi công, kịp thời đưa vào lắp đặt cùng với khung gỗ nhà thờ vào tháng 11 âm lịch năm nay, lên kế hoạch chuẩn bị cho thi công phần đá lan can ngoài sân rồng, bậc lên xuống, lan can lối lên xuống. đá ốp tường móng, gạch lát, ngói và xây tường nhà thờ vào đầu năm 2019.
Về vấn đề chuẩn bị đồ nội thất, căn cứ thiết kế nhà thờ Ban xây dựng đã lập tờ trình xin ý kiến Hội đồng họ Trương Việt Nam về phương án bố trí nội thất thờ cúng, tờ trình về việc xin nội dung chữ trên các hoành phi, câu đối, bài vị và tờ trình lựa chọn kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm nội thất thờ cúng cũng như phương án tổ chức triển khai thực hiện. Nhân dịp này tôi cũng xin thay mặt ban xây dựng báo cáo tóm tắt phương án bố trí nội thất nhà thờ như sau:
– Nhà thờ họ Trương Việt Nam là nơi phụng thờ Thủy tổ và cộng đồng những người họ Trương Việt Nam đã khuất. Do vậy nội thất nhà thờ dự định sẽ bố trí theo phong tục thờ cúng Tổ tiên tại các nhà thờ họ, bao gồm thờ cúng Thủy tổ, thờ cúng công đồng, thờ cúng bà cô ông mãnh, trong hậu cung bên cạnh việc thờ Thủy tổ sẽ thờ cúng cộng đồng quan văn, cộng đồng quan võ hoặc hai Danh nhân lịch sử tiêu biểu cho văn võ của dòng họ. Nội thất thờ cúng bao gồm có các sản phẩm như ban thờ, khám thờ, long ngai, lư hương và các đồ ngự dụng. Phía trước khu vực thờ trên các hàng xà, cột có treo cửa võng, cuốn thư, đại tự (hay còn gọi là hoành phi), câu đối. Riêng ngoài tiền tế còn bố trí hạc chầu, bát biểu, chấp kích, giá treo chiêng, trống v.v…Tại mỗi gian thờ dự định sẽ kê mỗi gian 3 ban thờ cao thấp theo tam cấp và ngũ cấp, trên các ban thờ (tùy từng gian) sẽ có các đồ thờ như khám thờ, long ngai, lư hương, bát hương, long đình v.v… Sau khi được sự cho phép của Hội đồng họ Trương Việt Nam, ban xây dựng sẽ kết hợp với Hội đồng họ Trương Hà Nam Ninh (địa phương cung ứng) thành lập một ban riêng, có trình độ về thờ cúng tâm linh, có chuyên ngành về đồ gỗ nội thất thờ cúng tổ chức thi công và giám sát thi công.
– Tháng 6/2018 Hội đồng họ Trương Việt Nam chỉ đạo cho triển khai xây dựng tiếp nhà tả vu và hữu vu. Sau lễ khởi công xây dựng nhà tả vu – hữu vu ngày 7/6/2018 chủ tịch Trương Văn Đoan đã họp ban xây dựng, rà soát lại thiết kế, thống nhất thay đổi một số chi tiết kích thước, vị trí, thống nhất phương án tổ chức thi công và lựa chọn đơn vị thi công. Qua 2 tháng triển khai và tổ chức thực hiện đến nay nhà tả vu đã xây xong tường nhà, đổ xong toàn bộ cột, chờ bê tông khô sẽ tiếp tục thi công phần khung mái, đơn vị xây dựng chuyển sang triển khai đào móng, thi công nhà hữu vu và đã đổ xong bê tông móng nhà Hữu vu. Dự định hai công trình nhà tả vu và hữu vu sẽ hoàn thành cơ bản vào cuối năm nay.
Kính thưa quý vị đại biểu.
Trong quá trình tổ chức thi công, ban xây dựng đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từng việc, từng ngày của chủ tịch Trương Văn Đoan, sự quan tâm động viên, góp ý, đôn đốc công việc của Bác Trương Văn Việt, Trương Văn Hiền ở Nghệ An, sự nhiệt tình và cung ứng kịp thời sắt xây dựng của Doanh nhân Trương Công Hiệp, xi măng của Doanh nhân Trương Công Biên ở Hà Nội, Trương Xuân Sơn ở Thanh Hóa… Bên cạnh đó, sự tích cực đóng góp quỹ xây dựng, tranh thủ về thăm nhà thờ và điện thoại hỏi thăm, chia sẻ của các bác, các anh chị em, bà con trên cả nước, đi đầu là các Doanh nghiệp Doanh nhân của dòng họ cũng là một nguồn động viên, cổ vũ rất lớn đối với anh em chúng tôi.
Ban xây dựng cũng xin chân thành cảm ơn các bác, các anh đã bày tỏ tâm nguyện cung tiến cây xanh trồng trên đất nhà thờ, ban xây dựng sẽ sắp xếp bố trí để tiếp nhận trong thời gian tới.
Cùng với những thuận lợi, thời gian qua cũng có những khó khăn, vất vả mà anh em trong ban xây dựng đã cố gắng khắc phục để tổ chức thi công, giám sát công trình, quản lý nguyên vật liệu đảm bảo tiến độ và kỹ mỹ thuật. Một trong những khó khăn hiện hữu là thời tiết đang vào mùa mưa, đơn vị thi công xây nhà tả vu cứ ngớt mưa thì ra làm, mưa lại phải nghỉ, đôi khi có những việc làm cả khi đang mưa. Đơn vị thi công nhà gỗ mỗi lần lấy phôi gỗ phải mở bạt, lấy xong lại phải che đậy, do lán xưởng tạm thời, những khi mưa to gió tạt cũng phải nghỉ thi công. Phần gỗ xẻ tận dụng chưa làm vào khung nhà thờ do không có lán xưởng phải kê xếp ngoài trời, lấy bạt che tạm, cùng với điều kiện xe nâng phục vụ thi công không có nên chưa thể phân loại, bốc xếp cho gọn, Ban xây dựng dự định sau khi xẻ xong phần gỗ tròn sẽ tiếp tục cho xẻ tận dụng làm thưng vách, cửa và các vật dụng khác của nhà thờ.
Một khó khăn không nhỏ khác chính sự sắp xếp công việc của các thành viên trong ban, giữa công việc của nhà thờ với công việc của gia đình, việc sản xuất kinh doanh, việc tham gia các tổ chức xã hội khác v.v… luôn luôn bị chồng chéo, mặc dù đã rất cố gắng xong chắc chắn cũng có những công việc chưa được trọn vẹn như ý muốn, rất mong được sự cảm thông và giúp đỡ từ những tấm lòng tâm đức.
Những khó khăn trên ban xây dựng cùng các đơn vị thi công gắng sức khắc phục, xong một khó khăn lớn hơn và cấp thiết hơn đề nghị Hội đồng họ Trương Việt Nam, Hội đồng họ Trương, Câu lạc bộ họ Trương các tỉnh, thành phố cùng các Doanh nghiệp, doanh nhân và bà con cả nước chung tay gánh vác đó là vấn đề kinh phí. Trong tổng dự toán kinh phí trên 50 tỷ đồng, đến nay chúng ta mới nhận được và đã chi trả gần 25 tỷ đồng (bao gồm cả vay tiền mua đất và vay mua gỗ). Theo tôi được biết, nguồn quỹ xây dựng nhà thờ hiện nay luôn luôn bị thiếu, trong khi đó tiến độ thi công càng ngày càng gấp rút, thời gian để hoàn thành công việc ngắn dần. Từ nay đến cuối năm 2018 âm lịch chỉ còn 5 tháng, việc hoàn thành nhà tả vu, hữu vu cần thanh toán gần 1 tỷ 200 triệu. Tiền công cho đơn vị làm nhà gỗ it nhất cần 1 tỷ (tương đương 60% công việc). Phần đá cột hiên, lan can, bậc tam cấp, chân tảng lắp đặt cùng với phần khung gỗ nhà thờ trong tháng 10 âm lịch 2018 cần gần 500 triệu. Tiền gạch lát nền, ngói mái, gạch xây, công xây nhà thờ ước tính cần trên 1 tỷ đồng. Phần đá ốp móng, lan can sân thượng, bậc lên xuống v.v… lắp đặt trước và sau tết nguyên đán 2019 dự toán khoảng 1 tỷ 400 triệu đồng theo báo giá bình quân của các đơn vị xin cung ứng. Như vậy trước tết buộc phải thanh toán hơn 4 tỷ đồng và sau tết khoảng gần 3 tỷ chưa tính các công việc khác như xây gác chuông, gác trống, sân hành lễ v.v…Riêng đối với đồ gỗ đồ đồng nội thất, để có thể hoàn chỉnh và khánh thành nhà thờ vào cuối năm 2019, Hội đồng họ Trương Hà Nam Ninh (đơn vị đăng cai cung tiến) cần có kế hoạch kêu gọi bà con, anh em trên cả nước chung tay cung tiến. Dự toán đồ gỗ đồ đồng nội thất khoảng 2 tỷ 8 thì Bà con Hà Nam Ninh mới cung tiến và đăng ký cung tiến được khoảng 500 triệu đồng.
Kính thưa quý vị đại biểu và các bác, các anh chị.
Qua hơn một năm triển khai xây dựng nhà thờ, Ban xây dựng đã cố gắng tổ chức, thực hiện và hoàn thành những công việc mà Hội đồng họ Trương Việt Nam giao phó, trong quá trình thực hiện chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, yếu kém. Công cuộc xây dựng nhà thờ vẫn đang tiếp tục diễn ra khẩn trương, càng gần về cuối, công việc lại càng chồng chéo, phức tạp, anh em trong ban xây dựng rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, sự chung tay góp sức của các Bác, các anh chị để sớm hoàn thành và hoàn thành tốt nhất công trình tâm linh đặc biệt này.
Chúc Hội nghị thành công
Chúc quý vị đại biểu, các bác các anh chị luôn luôn mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn.
Ninh Bình, ngày 12 tháng 8 năm 2018
TM Ban xây dựng
Trương Ngọc Vui
Lễ Kỳ Yên Nét Văn Hóa Của Người Dân Nam Bộ
Đại Lễ Kỳ yên được tổ chức trong 3 ngày, gồm nhiều lễ tế, là hoạt động văn hóa truyền thống của người dân Nam bộ được tổ chức thường niên và thông thường nhiều địa phương tổ chức vào ngày rằm tháng 2 hay tháng 3 âm lịch nhằm chiêm bái các bậc Tiền hiền, hậu hiền, các vị anh hùng dân tộc có công khai hoang mở đất, xây dựng và giữ gìn quê hương đất nước, nguyện cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Ở lễ Kỳ yên, phần lễ chiếm phần quan trọng hơn phần hội gồm có các nghi lễ chính là: lễ thỉnh sắc thần; lễ tế Thần Nông, cúng miễu, liệt sĩ; lễ Túc yết; lễ Chánh tế; lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, Hội viên quá vãng; lễ đưa sắc thần…
Lễ Kỳ yên cũng là dịp để người dân họp mặt, bàn chuyện, vui chơi, thắt chặt tính cộng đồng. Ngoài ra, còn là dịp cho người làm vườn giới thiệu các loại cây trái mới, người làm ruộng giới thiệu các giống nếp ngon qua tài nữ công của chị em phụ nữ, để dân làng họp mặt, bàn chuyện gia đình yên ấm, vui chơi nhằm thắt chặt tình cộng đồng. Tuy nhiên, tiệc tùng trong ngày lễ kỳ yên chỉ mang tính liên hoan, chiêu đãi, hoàn toàn không có tục “chiếu trên, chiếu dưới” chè chén say sưa. Còn hát xướng trong ngày lễ Kỳ yên không phải là văn nghệ bình thường mà mang nội dung nghi lễ. Chương trình văn nghệ phải có nội dung đạo lý, kết thúc có hậu.
Ngày đầu là lễ Túc Yết và lễ Tiền Vãng, tức là cúng tế các vị Tiền Hiền khai khẩn, Hậu Hiền khai cơ, những người có công với đất nước. Chủ lễ là vị Chánh Bái có phụ tế và bồi lễ phụ giúp. Toàn bộ nghi lễ đều tiến hành theo lịnh của người thủ xướng, người thủ xướng được dân làng trọng vọng nhất. Do đó người thủ xướng là người hay chữ nhất trong làng, vì mới có thể thuộc lòng các điển lễ, tế tự theo các truyền thống lễ hội từ xưa. Tất cả lễ nhạc, động tác dâng hương, dâng trà, dâng rượu, đọc văn tế, vái lạy đều phải đúng theo lời của người thủ xướng. Trong lễ Túc Yết còn có 4 cô đào hát mừng thần trong lúc dâng rượu. Nếu đình làng có vị thần được vua sắc phong thì còn có Lễ “mở sắc thần” được tổ chức vào giữa đêm thứ nhứt để nhớ công lao khai cơ lập nghiệp của các bậc tiền nhân.
Lễ Chánh tế được tiến hành đêm thứ hai. Người đứng ra đọc văn tế trong buổi Lễ Chánh tế phải là một chức sắc trong làng, vị này áo dài khăn đóng chỉnh tề, quỳ trước bàn hương án, hai tay nâng bản văn tế đưa lên, chậm rãi đọc với một giọng trang nghiêm kính cẩn trong nhạc đệm của dàn nhạc lễ dưới ánh nến soi rõ do hai phụ tế đứng hai bên cầm. Bước sang ngày thứ ba là ngày hội, đây là ngày sôi động và vui nhất trong ba ngày Lễ hội Kỳ yên. Trong ngày hội, mọi người đều ăn mặc đẹp, trang điểm lịch sự, đi lại vui chơi. Đây cũng là dịp trai, gái đến tuổi kén chồng, kén vợ có cơ hội gặp nhau để se duyên. Đêm thứ ba, đêm của ngày hội là đêm mở đầu cho lễ “Xây Chầu” tức lễ đánh trống cầu trời ban cho mưa thuận gió hòa và lễ “Đại Bội” là hát múa cầu cho bốn mùa an vui tươi tốt. Hát bội là truyền thống của Lễ hội Kỳ Yên không thể thiếu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Phát Biểu Của Chủ Tịch Hđht Việt Nam Tại Lễ Khởi Công Xây Dựng Nhà Thờ Họ Trương Việt Nam trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!