Bạn đang xem bài viết Bài Khấn Gia Tiên Ngày Rằm Tháng Chạp 2022 Và Thời Gian Làm Lễ Cúng Rằm Chuẩn Nhất được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Chạp đầy đủ và tươm tất, gia chủ cần chú ý chuẩn bị những đồ lễ gồm hương, hoa tươi, trái cây, trầu cau, nước sạch, đèn nến, vàng mã, rượu, thuốc lá
Đây là lễ chay cần có, các gia đình có thể chuẩn bị thêm lễ mặn tùy vào điều kiện kinh tế, nhưng thường sẽ có những món đặc trưng cho ngày Tết như gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, giò chả, nem rán, thịt đông, canh miến, măng xào…
Thời gian làm lễ cúng Rằm tháng Chạp
Về việc làm lễ cúng rằm tháng Chạp khi nào thì tốt, điều này không có quy định rõ ràng nhưng thường không nên tiến hành lễ cúng quá sớm hay quá muộn. Gia chủ có thể bắt đầu làm lễ cúng từ ngày 14 cho tới ngày 15 âm lịch tháng Chạp, chú ý không làm lễ quá khuya, tốt nhất là trước khi trời tối.
Văn khấn Gia Tiên ngày Rằm tháng Chạp
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng các chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
Tín chủ chúng con là:………………………………………………………….
Ngụ tại:…………………………………………………………………
Hôm nay là ngày ….. tháng…. năm….., gặp tiết………… (ngày Rằm/ mồng Một), tín chủ chúng con nhớ đất ơn đức trời đất, chư vị Tôn tần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dân lên trước án.
Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngàn Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các vụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ chúng con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà ngày, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ , cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
Cúng Sao Giải Hạn Ngày Rằm Tháng Giêng: Cách Sắm Lễ Và Thời Gian Cúng Chuẩn Nhất
Theo nhà nghiên cứu văn hóa, nguồn gốc dâng sao giải hạn xuất phát từ quan niệm trong Đạo giáo của Trung Quốc. Theo đó, sẽ có 9 ngôi sao chiếu mệnh vào con người. Trong đó có các sao xấu như: La Hầu, Thổ Tú, Kế Đô, Thái Bạch, Vân Hán. Các sao tốt như Thủy Diệu, Thái Dương, Thái Âm và Mộc Đức. Mỗi năm có một vì sao chiếu mạng vào tuổi của từng người. Theo chu kỳ 9 năm, sẽ trở lại sao ban đầu.
Theo quan niệm dân gian, có 9 ngôi sao chiếu mệnh con người
Dân gian cũng tin rằng, làm lễ dâng sao giải hạn vào đầu năm vào ngày rằm tháng Giêng là tốt nhất vì mọi tai ách, mọi sự xui xẻo ta phải giải trừ nó ngay từ đầu năm thì suốt cả năm con người đều yên tâm, vui vẻ và hạnh phúc.
Đặc biệt, vào Tết Nguyên Tiêu, sao Thái Bạch giáng trần. Sao Thái Bạch được cho là “xấu nhất trong các sao xấu”, gắn liền với câu “Thái Bạch quét sạch của nhà”. Người nào bị sao Thái Bạch chiếu, trong năm nay sẽ gặp hạn về sức khỏe, mất tiền của, không làm ăn được…
Do đó, ngày rằm tháng Giêng làm lễ cúng giải hạn sẽ hóa giải được mọi vận đen trong một năm, để mỗi gia đình sẽ được bình an, may mắn và phát tài.
Cúng sao giải hạn nhằm mục đích hóa giải những vận đen của mỗi người trong từng năm
Việc dâng sao giải hạn ngày rằm tháng Giêng bản chất không phải là hình thức mê tín dị đoan mà là một hoạt động tâm giúp nhân dân ta cảm thấy thanh thản, thư thái, bình tĩnh giải quyết khi gặp các sự vật được coi là vận hạn trong cuộc sống.
Chính vì vậy, bạn cũng không nên quá tin rằng khi giải hạn rồi thì các điều không tốt sẽ không đến với mình và mong chờ có một phép màu nào giải quyết sự việc đó giúp chúng ta. Khi làm bất cứ việc gì, bạn vẫn nên cẩn thận, bình tĩnh thì mới đạt được kết quả tốt.
Cách sắm lễ cúng sao giải hạn
Lễ vật gồm:
Hương
Hoa tươi
Ngũ quả
Trầu cau
Rượu
Nước
Tiền vàng
Gạo
Muối
Không thể thiếu mâm ngũ quả trong lễ cúng sao giải hạn ngày Rằm tháng Giêng
Bài vị cúng sao giải hạn: được viết trên giấy, có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao. Bài vị dán trên chiếc que cắm vào ly gạo và đặt ở khoảng giữa phía trong cùng của bàn lễ.
Bàn hương án cúng dâng sao thường đặt ở sân trước nhà hoặc trên sân thượng.
Thời gian cúng: tối ngày rằm tháng Giêng.
Lưu ý: Lễ xong hóa cả tiền, vàng, văn khấn, bài vị.
Lễ cúng giải hạn vào ngày rằm tháng Giêng nên được tổ chức vào buổi tối
Việc cúng sao giải hạn còn phụ thuộc vào tuổi con giáp, vận mệnh của từng người mỗi năm. Tuy nhiên, đây chỉ là một hoạt động tâm linh giúp chúng ta cảm thấy an tâm hơn trong cuộc sống.
Vì thế, bạn không nên lạm dụng và làm biến tướng nghi lễ này khiến việc cúng sao giải hạn trở thành một thành tố không tốt trong văn hóa Việt Nam.
Làm Mâm Cỗ Cúng Gia Tiên Ngày Rằm Tháng 7 Chuẩn Nhất
Năm nào cũng vậy, cứ cách Rằm tháng 7 một vài ngày, mình lại tranh thủ chuẩn bị một mâm cơm chay đơn giản thắp hương, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên, cầu mong những điều an lành và may mắn đến với mọi người.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7
Ngày rằm tháng 7, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.
Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.
Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Và cũng vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.
Trong ngày rằm tháng 7, hay còn gọi là lễ xá tội vong nhân, người Việt lại làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát. Có hai cách làm cơm cúng rằm tháng 7: một là các món chay; hai là mâm cơm mặn để cúng. Tuy nhiên hiện nay, khá ít người làm món chay để cúng.
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7
Theo phong tục của người Việt, ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…và cho những ma đói ma khát được ăn no.
Trong ngày này, các gia đình thường lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên… vào ban ngày, sau đó về nhà làm một mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ Phật.
Những món cần có trong mâm cỗ Xôi đỗ xanh bở mềm, thơm nức mũi
Trong bất cứ mâm cỗ nào của người Việt, món xôi là món không thể thiếu khi cúng tổ tiên. Chính vì vậy, theo truyền thống nhà nhà thường nấu xôi đỗ xanh để trên mâm cỗ cúng Rằm tháng 7. Đĩa xôi mềm dẻo, thơm nức mũi, hạt gạo nếp trắng tinh xen đều là hạt đỗ xanh bở mềm là gợi ý hoàn hảo cho mâm cỗ truyền thống của người Việt.
Gà luộc hấp dẫn, vàng ươm
Trong bất cứ mâm cỗ mặn nào, gà luộc là món không thể thiếu, trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 cũng vậy. Người ta chọn mua những con gà sống với cái mào đỏ rực, đem về làm sạch rồi luộc chín, quết thêm thứ mỡ gà vàng ươm cho mình gà căng bóng. Khéo tay hơn, người ta vặn mình con gà để hai cánh kết vào cái mỏ, cài thêm bông hoa hồng tươi hoặc bông hoa được tỉa bằng ớt… để dâng cúng tổ tiên.
Món nem rán nóng giòn
Nem rán là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp rằm, lễ Tết. Nem rán từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống của người Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Bắc. Không chỉ trong dịp lễ Tết, ngay cả cuộc sống đời thường nhiều gia đình vẫn thường rán nem để đổi bữa.
Đĩa giò lụa mềm thơm
Trong mâm cỗ truyền thống, ai ai cũng không thể quên đặt 1 đĩa giò lụa được tỉa khéo léo hoặc xếp thật ngay ngắn, giản đơn bên các món gà luộc, đĩa xôi. Đĩa giò, đĩa chả luôn giữ vị trí mỹ vị và đã trở thành món ăn không thể thiếu nhất là trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7.
Văn Khấn Cúng Gia Tiên Mùng 1 Và Ngày Rằm Hàng Tháng Chuẩn Nhất
Bài văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm hàng tháng. Hướng dẫn sắm lễ, chuẩn bị đồ cúng, cách hành lễ và bài văn khấn cúng gia tiên ngày rằm và mồng 1 hàng tháng.
Ý nghĩa văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
Theo phong tục của người Việt Nam, ngày mùng 1 gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc. Ngày Rằm gọi là ngày vọng . Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người xưa cho rằng: Ngày này, mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau; soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch; đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.
Nhờ sự thông suốt của mặt trăng mặt trời, nên thần thánh và Tổ tiên ông bà sẽ thông thương với con người. Lòng thành cầu nguyện, sẽ đạt tới sự cảm ứng giữa quỷ thần và con người trong tiểu vũ trụ “thiên địa nhân” , nên luôn được an lành.
Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.
Lễ vật và văn khấn cho mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
Lễ vật cúng ngày mống 1 và ngày rằm hàng tháng đơn giản:
Hương
Trầu cau
Hoa Quả ( không dùng quả xanh)
Tiền vàng
Nước ( không dùng nước lã) và Rượu
Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn. Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.
Có nhiều gia đình còn thắp hương, làm lễ từ chiều ngày 30 hàng tháng và ngày mồng một mới là ngày lễ chính.
Cách cúng ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
Trước khi cúng gia tiên, phải cúng ông Công trước.
Văn khấn ngày mùng 1 và ngày rằm cúng Thổ Công và các vị Thần
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy).
Văn khấn gia tiên ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là: ………………
Ngụ tại: ………………………………..
Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Khấn Gia Tiên Ngày Rằm Tháng Chạp 2022 Và Thời Gian Làm Lễ Cúng Rằm Chuẩn Nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!