Xu Hướng 5/2023 # Ba Nghi Lễ Người Việt Thường Thực Hiện Trước Ngày 30 Tết # Top 8 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Ba Nghi Lễ Người Việt Thường Thực Hiện Trước Ngày 30 Tết # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Ba Nghi Lễ Người Việt Thường Thực Hiện Trước Ngày 30 Tết được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Người Việt có một số nghi lễ chung với cộng đồng và nghi lễ riêng với từng gia đình, cá nhân trong những ngày cuối cùng của năm cũ.

Lễ tiễn thần phật là một tập tục quan trọng với cộng đồng người Việt xưa. Lễ này thường được thực hiện vào ngày 25 tháng Chạp, để tiễn thần, Phật đi chầu trời. Lễ này đánh dấu bằng việc vào ngày 25 tháng Chạp, các vị hương chức làm lễ sửa con dấu, ấn, sau đó bỏ vào hộp niêm kín (lễ Niêm ấn hoặc Sắp ấn). Mọi công việc hành chính, xử phạt từ ngày này đến ngày mùng 7 tháng Giêng đều không được tiến hành.

Vào ngày lễ, các vị hương chức trong làng sẽ sắm sửa lễ vật cúng tiễn thần chầu Ngọc Hoàng để chư thần tấu trình việc tốt xấu trong địa phận mình cai quản. Trong lễ này, hương chức sẽ dựng nêu ở đầu làng, dân chúng dựng nêu sau ngày đó, không ai được dựng nêu tại nhà mình trước ngày lễ. Do vậy, lễ này còn được gọi là lễ Dựng nêu. Đến 30 tháng Chạp, làng lại làm lễ rước thần về ăn Tết, thần tái nhận công việc bảo hộ cộng đồng trong năm mới.

Ngày 25 tháng Chạp cũng là ngày các tín đồ Phật giáo làm lễ tiễn Phật về chầu trời. Sau khi cúng lễ (lễ vật chay gồm nhang, đèn, trà, quả) là thời gian chư Phật, Bồ Tát đã về cõi thương, nên mọi người tranh thủ lau rửa bàn thờ, giặt giũ màn trướng ở ban thờ Phật, tắm tượng Phật.

Người ta không đốt hương, cúng gì cho đến đêm trừ tịch, khi làm lễ thỉnh Phật trở về. Ở Chùa, chư tăng sư cũng tiến hành lễ này và sau đó lau chùi đồ tự khí, bửu điện, hương án, tượng thờ và dọn dẹp tu viện.

Nếu như lễ tiễn thần, phật là nghi thức của cộng đồng, thì lễ Chung niên là nghi thức của từng gia đình. Lễ này được tổ chức từ rằm tháng Chạp đến trước ngày 30 cuối năm. Với các nhà làm nghề thủ công, họ thường làm lễ muộn để cúng tạ tổ sư và gia thần, là dịp để liên hoan giữa thầy và thợ trước khi nghỉ Tết.

Những người buôn bán thường làm lễ cúng tạ thần thánh đã phù hộ công việc làm ăn trong suốt năm qua. Theo nghi thức xưa, mỗi lần cúng lễ xong thì chủ nhà sẽ gửi một miếng thịt lợn quay hay một lễ vật nào đó biếu cho con nợ để con nợ biết mình đã làm lễ chung niên, hãy nhanh chóng thanh toán các khoản nợ nần trước ngày cuối năm.

Từ rằm tháng Chạp trở đi cũng là khoảng thời gian để mọi người chuẩn bị quà biếu xén nhau. Học trò đi Tết thầy, người bệnh biếu quà thầy thuốc, trong dòng họ, con cháu đem lễ vật gửi người đứng đầu gia tộc để cúng tổ tiên.

Một lễ thức phổ biến dịp cuối năm là lễ tảo mộ. Đây là một tập tục quan trọng, biến đổi ở từng vùng miền khác nhau. Một số nơi có lễ Chạp hàng năm theo tục của từng dòng tộc. Việc tu bổ mồ mả tổ tiên vào thời gian trước Tết là tập tục hiếu đạo, biểu thị tín niệm về sự thông linh giữa con cháu và các thể hiện tổ tiên quá vãng.

Cùng tảo mộ là tục dẫy mộ vào những ngày cuối năm. Theo lệ, vào một ngày nào đó (thường sau Tết ông Táo), mọi người cùng đi rẫy cỏ, chặt cây, đắp đất tu bồi các mồ mả vô chủ trong địa giới thôn làng. Mọi người cũng góp tiền bạc sắm sửa lễ vật để cúng, lễ chung tại miếu tâm linh. Tu bổ mộ hoang là việc làm thể hiện lòng nhân nghĩa đối với những người có số phận hẩm hiu trong cộng đồng.

Lý Do Tết Hàn Thực Người Việt Thường Cúng Gia Tiên Bánh Trôi Bánh Chay

Hàng năm cứ đến ngày 3.3 (âm lịch), nhiều gia đình người Việt lại làm bánh trôi, bánh chay thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Chính phong tục này đã làm Tết Hàn thực mạng đậm văn hóa người Việt.

Nguồn gốc ngày Tết Hàn thực

Theo các nhà nghiên cứu về văn hóa, Tết Hàn thực ở Việt Nam được bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc được lưu truyền tới ngày nay.

Đó là vào đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở.

Lúc bấy giờ, có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, do lương thực hết nên Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong 19 năm trời, cùng nhau nếm trải bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Nghĩ vậy, Giới Tử Thôi về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh. Rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.

Tết hàn thực của người Việt gắn với bánh trôi, bánh chay

Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3.3 đến mồng 5.3 Âm lịch hàng năm).

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, Tết Hàn thực của người Việt không phải để tưởng nhớ đến Tử Thôi mà mang ý nghĩa đánh dấu sự chuyển mình của vạn vật.

Khi tiết trời bước sang tháng 3 sẽ bắt đầu nóng lên, chuẩn bị bước sang mùa hè. Người Việt xưa đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay là những món ăn nguội, mang tính mát. Món ăn này vị ngọt thanh, rất phù hợp cho những ngày nóng nực.

Theo TS Nguyễn Ánh Hồng – Trưởng Khoa Văn hóa Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), trong Tết Hàn thực, người Việt thường dùng bánh trôi, bánh chay để cúng gia tiên. Vì thế, ngoài tên gọi Tết Hàn thực, ngày 3.3, với người Việt còn có tên gọi khác là Tết bánh trôi, bánh chay.

Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên. Đặc biệt, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.

Lễ Cúng Nhập Trạch Gồm Những Gì? Cách Thức Thực Hiện Nghi Lễ?

CHUẨN BỊ LỄ CÚNG NHẬP TRẠCH GỒM NHỮNG GÌ VÀ NGHI THỨC THỰC HIỆN.

Chuẩn bị lễ cúng thì trước hết bạn đã định hình được thời gian cụ thể chưa? Công việc cần làm khi thực hiện là gì? Vậy thì, điều đầu tiên cần biết là chuẩn bị hai vấn đề này.

Thời gian tổ chức rất quan trọng. Nếu bạn tìm hiểu tâm linh thì biết rõ, việc ngày giờ có tác động như thế nào đến đời sống sinh hoạt hay tâm tính của con người. Cũng như vận khí công việc như thế nào. Vì thế, khi làm bất cứ công việc nào quan trọng thì đầu tiên họ đều xem ngày giờ phù hợp.

Lễ nhập trạch cũng không ngoại lệ. Việc thực hiện nghi lễ vào giờ tốt được xem là cách tạo dựng sự gắn kết gia đình. Mang lại nhiều niềm vui không chỉ trong sinh hoạt gia đình mà cả công việc nữa. Do đó, xem giờ thì nên tìm hiểu những nhà chuyên môn hay những dịch vụ online uy tín.

Bạn đã quan tâm tới việc cúng phù hợp với lễ nghi, phong tục truyền thống. Thì không thể bỏ qua sự quan trọng của bài cúng nhập trạch được. Do bài cúng sẽ giúp bạn thực hiện nghi thức đúng quy củ. Vậy thì bài cúng sẽ gồm những gì?

Bài cúng thực hiện lễ nhập trạch chia làm hai phần chính. Một là cúng gia tiên. Thứ hai là cúng thần linh. Cúng gia tiên sẽ có một bài cụ thể. Còn việc cúng thần linh có đôi chút khác biệt.

Việc bạn cúng chung hoặc tách riêng cúng Thổ Công, Thần Tài và Táo Quân. Đều dựa trên quan điểm của bạn. Cúng chung hay riêng không có ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, để trắc chắc trong việc thờ cúng thì nên nói rõ điều kiện nhà mình: bao nhiêu người, nhà cửa ra sao,… Để những thầy phong thủy đưa ra lời khuyên phù hợp.

Theo quan niệm dân gian về lễ cúng nhập trạch cần những gì. Thì mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa và rượu thịt.

Người ta thường sử dụng ít nhất là 5 loại quả trở lên để bày lên đĩa cúng. Ví dụ: nải chuối, xoài, đu đủ, mãng cầu, dừa, dưa hấu… Các trái phải được chọn lựa theo tiêu chí to, đẹp, không bầm, dập, thối. Sau khi rửa sạch phải xếp ngay ngắn lên đĩa theo hình thức phù hợp.

Gồm hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đừng muối, gạo, nước trộn lẫn. Hoa tươi có thể linh hoạt chọn loại theo mùa, ví dụ: hoa hồng, hoa ly, hoa cúc… đều được chấp nhận.

1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc nguyên con, 3 chung trà, 3 chung rượu và 3 điếu thuốc, bộ xôi chè, bộ cháo cúng ( chay hoặc mặn đều được ).

Trước hết, gia chủ cần mang theo một chiếc chiếu đang dùng, một bếp lửa (không dùng bếp điện vì nó sinh nhiệt nhưng không có ngọn lửa), một cái chổi mới, lễ vật… để vào nhà mới. Những thành viên khác trong nhà đi theo sau và mang theo tiền của.

Sau đó, sắp lễ vật lên mâm theo hướng hợp với gia chủ. Đích thân gia chủ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Kế đến, gia chủ sẽ châm bếp và đun nước với mục đích khai bếp và pha trà dâng thần linh, gia tiên.

Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết gia tiên trước rồi mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà.

Khi đã dọn xong đồ đạc, để gia trang được bình an, cả nhà phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên.

Phong Thủy Việt: Văn Khấn Lễ Tạ Mộ Vào Ngày 30 Tết

VĂN KHẤN LỄ TẠ MỘ VÀO NGÀY 30 TẾT.

( phải Tạ Mộ để xin phép Thổ Thần Thổ Địa nơi đó cho Ông Bà về ăn Tết ).

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT ! Kính lạy : _ Ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Ngũ Ôn Chi Thần , Nguyễn Tào Phán Quan. _ Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương. _ Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn thần. _ Các Ngài Ngũ phương , Ngũ thổ long mạch Tôn thần , Tiền Chu Tước , Hậu Huyền Vũ , Tả Thanh Long , Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn thần cai quản ở trong xứ này. Kính lạy Hương Linh cụ……….. Chúng con là :…………… Trước Án tọa kính cẩn thưa trình : Đông tàn sắp hết , năm kiệt tháng cùng , xuân tiết gần kề , minh niên sắp tới . Nay là ngày 30 Tết , chúng con cùng toàn thể Gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa , cơm canh cụ soạn , sửa lễ Tất niên , dâng cúng Thiên Địa , Tôn Thần , phụng hiến Tổ tiên , truy niệm chư Linh . Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế , cúi xin chư vị Tôn Thần , Liệt vị Gia tiên , bản xứ tiền hậu Chủ hương linh , giáng lâm án tọa , phù thùy chứng giám , thụ hưởng lễ vật , phù hộ cho toàn Gia , lớn bé trẻ già , bình an thịnh vượng . Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi , công việc hanh thông . Người người được chữ bình an , tháng ngày được hưởng phần lợi lộc . Âm phù – Dương trợ , sở nguyện tòng tâm . Bốn mùa không hạn ách nào xâm , tám tiết có điềm lành tiếp ứng . Dãi tấm lòng thành , Cúi xin chứng giám . Cẩn cáo .

7- VĂN KHẤN LỄ GIAO THỪA NGOÀI TRỜI.

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT ! ( 3 lần ) Kính lạy : _ Đức Đương lai hạ sinh DI LẶC TÔN PHẬT. _ Hoàng Thiên , Hậu Thổ , chư vị Tôn Thần. _ Ngài Cựu Niên Đương cai Hành khiển. _ Đương niên Thiên Quan Chu Vương Hành khiển , Thiên Ôn hành binh chi thần , Lý Tào phán quan năm Mậu Tý. _ Các Ngài Ngũ phương , Ngũ thổ , Long mạch , Táo Quân , chư vị Tôn Thần. Nay là phút giao thừa năm Kỷ Sửu Chúng con là…………….. Ngụ tại …………………. Phút thiêng giao thừa vừa tới , năm cũ qua đi , đón mừng năm mới , tam dương khai thái , vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân , dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết , lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay , thể đức hiều sinh , ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , nghi lễ cung trần , dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh , dâng hiến Tôn Thần , đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời : Ngài Cựu niên Đương cai , Ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần , Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương , Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa , Phúc Đức Chính Thần , các Ngài Ngũ phương , Ngũ thổ , Long mạch Tài Thần , các Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ : Minh niên khang thái , trú dạ cát tường. Thời được chữ bình an , gia đạo hưng long thịnh vượng. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Cẩn cáo.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ba Nghi Lễ Người Việt Thường Thực Hiện Trước Ngày 30 Tết trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!