Bạn đang xem bài viết 84 Năm Ngày Truyền Thống Công Nhân Vùng Mỏ được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
84 năm ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ – Truyền thống ngành Than: Một chặng đường lịch sử và cách mạng vẻ vang
Thứ Ba, ngày 03/11/2020
Ngày 12/11/2020, công nhân viên chức và lao động ngành Than – Khoáng sản kỷ niệm 84 năm ngày truyền thống vẻ vang của đội ngũ những người thợ mỏ – ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ – Truyền thống Ngành Than (12/11/1936 – 12/11/2020). Đây là ngày hội lớn, ngày kỷ niệm lịch sử đáng ghi nhớ nhất đối với tất cả các thế hệ công nhân ngành Than Việt Nam.
Tình thần “Kỷ luật và đồng tâm” luôn được các thế hệ thợ mỏ gìn giữ và phát huy
Gần một thế kỷ và là gạch nối giữa hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ đã đi qua, lịch sử đã chứng kiến biết bao sự đổi thay trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Cùng với nhân dân cả nước, công nhân ngành Than dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh với tinh thần ”Kỷ luật và đồng tâm” đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh lập nên nhiều thành tích xuất sắc góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng nước Việt Nam độc lập đổi mới, tiến lên giàu mạnh. Nhân ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ – Truyền thống Ngành Than 12/11, trên 96 nghìn công nhân cán bộ ngành Than – Khoáng sản cùng nhau ôn lại lịch sử truyền thống vẻ vang của những người thợ mỏ năm xưa để càng hiểu thêm và tự hào về chặng đường phát triển hào hùng ấy.
Cách đây 84 năm, ngày 12/11/1936, hơn 3 vạn thợ mỏ vùng Hòn Gai, Cẩm Phả, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh đã dũng cảm đứng lên làm cuộc tổng bãi công yêu cầu chủ mỏ phải tăng lương, chống đánh đập, ngược đãi công nhân, cải thiện điều kiện lao động. Nhờ tinh thần đấu tranh quả cảm, đoàn kết và ý thức kỷ luật cao, bất chấp các thủ đoạn lừa phỉnh dụ dỗ và đàn áp dã man của bọn chủ mỏ, bọn thống trị thực dân Pháp và tay sai, cuối cùng bọn chủ mỏ phải chấp nhận mọi yêu sách của công nhân. Cuộc tổng bãi công đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Cán bộ công nhân ngành Than tự hào về đội ngũ công nhân mỏ là một tổ chức vô sản ra đời sớm nhất ở nước ta, từ khi chủ nghĩa thực dân Pháp tiến hành chính sách khai thác thuộc địa, bóc lột lao động và vơ vét tài nguyên của Việt Nam. Từ cuối thế kỷ 19 các mỏ khoáng chất đã ra đời, trong đó có Công ty than Bắc kỳ được thành lập năm 1888 là tập đoàn tư sản lớn nhất của thực dân Pháp. Và cũng từ đây, vùng mỏ Quảng Ninh trở thành khu công nghiệp lớn và quan trọng nhất ở Việt Nam và Đông Dương. Đội ngũ công nhân mỏ cũng được hình thành và dần dần trở thành lực lượng công nhân công nghiệp trong giai cấp công nhân Việt Nam.
Công nhân mỏ xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ bị địa chủ phong kiến và bọn cường hào gian ác áp bức bóc lột phải ra mỏ làm phu kiếm sống. Một số khác là anh em thợ thủ công bị thất nghiệp phiêu bạt ra đất mỏ làm ăn. Những người thợ mỏ mang trong lòng nỗi nhục của người dân mất nước phải làm nô lệ và mối căm thù bọn tay sai phong kiến nên ý thức phản kháng luôn luôn sục sôi trong trái tim họ, khi có thời cơ và có hạt nhân lãnh đạo, họ sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Công việc khai thác mỏ lúc bấy giờ hoàn toàn là thủ công hết sức nặng nhọc vất vả. Mỗi ngày thợ phải làm từ 10 đến 12 giờ tiền lương ít ỏi, cuộc sống cơ cực lại thường xuyên bị bọn cai ký đánh đập bớt xén. Điều kiện ăn ở sinh sống rất lầm than. Họ không có con đường nào khác là phải đấu tranh đòi chủ mỏ tăng lương cải thiện điều kiện làm việc.
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, công nhân cả nước đã có nhiều hoạt động đấu tranh chống giới chủ, bọn cầm quyền thực dân Pháp và tay sai. Trong ngành mỏ, ở các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, công nhân mỏ cũng có nhiều cuộc phản kháng sự áp bức bóc lột của bọn chủ mỏ. Cho đến những năm 30 của thế kỷ XX sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tại các vùng mỏ nhiều chi bộ Đảng cộng sản được bí mật thành lập, thu hút những người thợ mỏ giác ngộ, có tinh thần đấu tranh, những người tiên tiến nhất trong đội ngũ công nhân tham gia. Thời kỳ này, phong trào vô sản hoá của Đảng đã đưa nhiều đảng viên về vùng mỏ làm công nhân, sống gần gũi với thợ mỏ để tuyên truyền vận động giác ngộ họ, cùng họ tổ chức những cuộc đấu tranh. Trước mắt là cuộc đấu tranh có tính chất kinh tế, đòi quyền lợi và tập dượt để phát triển thành cuộc đấu tranh chính trị chống chế độ thống trị cuả bọn thực dân Pháp, trong đó cuộc tổng bãi công vang dội của hơn 3 vạn thợ mỏ từ chiều ngày 12/11/1936 đã đánh dấu chặng đường trưởng thành của phong trào đấu tranh của công nhân mỏ.
Sau khi công nhân Cẩm Phả kết thúc cuộc bãi công thì ngày 22/11 đến ngày 24/11 tại các mỏ Mông Dương, Hòn Gai, Cửa Ông, Bãi Cháy… Công nhân mỏ cùng lần lượt nghỉ việc để hưởng ứng. Một sự kiện có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc tổng bãi công lần này là mối quan hệ anh em gắn bó giữa những người thợ điện nhà máy điện Cọc 5 và công nhân mỏ vùng Hòn Gai – Cẩm Phả. Bất chấp sự ngăn cản của địch, công nhân nhà máy điện vẫn đòi nghỉ việc để hưởng ứng cuộc bãi công.
Trước ý chí và quyết tâm mạnh mẽ của công nhân mỏ nên sáng ngày 28/11/1936 công nhân mỏ vùng Hòn Gai, Mông Dương, Cửa Ông đã cùng giành được thắng lợi. Cuộc tổng bãi công đã toàn thắng trên một địa bàn rộng thu hút hơn 3 vạn người tham gia kéo dài gần 17 ngày căng thẳng, quyết liệt thể hiện ý chí sắt đá của những người thợ mỏ Than Việt Nam.
Thắng lợi vang dội của cuộc tổng bãi công đã làm rung chuyển hệ thống cai trị của bọn thực dân xâm lược và tay sai, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân cả nước trong thời kỳ 1936- 1945. Đây là cái mốc quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của đội ngũ công nhân ngành Than về ý thức chính trị, trình độ giác ngộ và đấu tranh giai cấp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương nay là Đảng Cộng sản Việt Nam.
84 năm đã đi qua nhưng chiến thắng của thế hệ những người thợ mỏ năm 1936 mãi mãi là niềm tự hào trong lịch sử và truyền thống của ngành Than Việt Nam. Sự kiện đó như một chương mở đầu bản anh hùng ca của những người thợ mỏ được viết bằng xương máu, bằng tâm lực của các thế hệ thợ mỏ Việt Nam.
Để ghi lại mốc son lịch sử, ngày 4/11/1982 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã có quyết định số 292- CT chính thức công nhận ngày 12/11 hàng năm là Ngày Hội Truyền thống của Ngành Than trong cả nước.
Sau ngày cách mạng thắng lợi, công nhân cán bộ ngành Than đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ để khai thác và cung cấp cho đất nước hàng trăm triệu tấn than làm giầu cho Tổ quốc. Thế hệ thợ mỏ hôm nay luôn tự hào về truyền thống công nhân vùng Mỏ, tự hào về các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng hy sinh cho cách mạng, cho Tổ quốc tạo nên một thành quả vô giá, được gìn giữ và phát huy cho đến hôm nay và mai sau…
Ngày Xá Tội Vong Nhân Là Ngày Nào &Amp; Truyền Thuyết Ngày Xá Tội Vong Nhân
Tìm hiểu về truyền thuyết ngày xá tội vong nhân
Ngày xá tội vong nhân là gì? Truyền thuyết ngày xá tội vong nhân được tương truyền lại theo nhiều câu chuyện khác nhau. Tuy nhiên, sự tương truyền được cho là phù hợp nhất với Phật Giáo và phong tục tập quán của người phương Đông thì ngày xá tội vong nhân bắt nguồn từ câu chuyện giữa ông A Nan Đà với con Ngạ Quỷ.
Chuyện kể lại rằng, trong một buổi tối thanh tịnh, trong khi A Nan Đà đang ngồi thiền trong tịnh thất thì một con Ngạ Quỷ bị cháy mặt xuất hiện, nói với ông rằng, nếu không bố thí đồ ăn cho chúng thì 3 hôm nữa, A Nan Đà cũng sẽ bị thiêu rụi cháy hết mặt như chúng. A Nan Đà đã làm theo và đã thoát nạn. Ngày xá tội vong nhân cũng từ đây mà ra đời.
Ngoài ra cũng có tương truyền về sự tích ngày xá tội vong nhân. Ngày xưa, Ngạ Quỷ thường quấy phá trần gian nên người dân đã nhờ sự giúp đỡ của Phật, nhờ Đức Phật nhốt chúng lại ở cửa Quỷ Môn Quan. Tuy nhiên, với lòng từ bi cao thượng, Đức Phật cho phép xá tội cho ngạ quỷ một ngày, cho phép chúng trở lại trần gian, được người trần thờ cúng và bố thí thức ăn cho.
Ngày xá tội vong nhân cũng chính là ngày mà các hồn ma vất vưởng, không được người thân thờ cúng, chết đường chết chợ được phép trở lại dương thế, có cơ hội được xá tội cho những việc làm sai trái khi còn sống. Vì thế vào ngày này người ta thường thực hiện nghi lễ cúng cô hồn bằng những lễ vật cúng như bánh kẹo, bỏng ngô, tiền vàng,… nhằm bố thí đồ ăn cho quỷ dữ, cô hồn để chúng không còn quấy rối công việc làm ăn, được ăn no để trở lại âm phủ. Đây cũng là lễ cầu siêu cho các vong hồn, nhằm ban phước để các vong hồn mau được xóa hết tội lỗi khi còn sống, có cơ hội được đầu thai thành kiếp khác, không phải chịu sự giày vò, đày đọa sau cánh cửa Quỷ Môn Quan nữa.
Ngày xá tội vong nhân là ngày nào?
Theo phong tục thì ngày xá tội vong nhân được hiểu là bất kể ngày nào trong tháng 7 âm lịch, nhưng phải đúng hoặc là trước ngày rằm tháng 7 âm lịch. Bởi cánh cửa Quỷ Môn Quan sẽ được mở vào ngày 1 tháng 7 âm lịch và đóng cửa vào 12h đêm ngày rằm tháng 7, lúc này các vong hồn sẽ được tự do đi lại nơi trần thế. Người trần thường tiến hành làm lễ cúng cô hồn nhằm bố thí đồ ăn và cầu siêu cho các cô hồn không nơi nương tựa. Vào tháng 7 âm lịch này, chúng ta cũng nên hạn chế ra đường vào đêm khuya nhằm tránh bị tà quỷ bám lấy, không tốt cho bản thân.
Cách cúng ngày xá tội vong nhân
Lễ vật cúng xá tội vong nhân thường bao gồm bánh kẹo, bỏng ngô, chè, hoa quả, gạo muối, cháo loãng,… Cỗ cúng cô hồn nên cúng chay không nên làm món mặn, dễ khơi dậy lòng tham ở cô hồn khiến các vong hồn bám lấy dương gian, vương vấn trần thế không thể đầu thai hoặc càng quấy nhiễu gia chủ.
Lưu ý: + Văn khấn cúng ngày xá tội vong nhân !
+ Việc cúng cô hồn nên thực hiện ngoài trời, ngoài đường xá, trước cổng nhà là tốt nhất. Không nên ăn vụng đồ cúng và sau khi cúng xong thì nên phân phát hết đồ ăn, không nên cất lại lễ vật vào nhà, tránh điều không may.
+ Ngoài ra, vào tháng 7 cô hồn này, ngoài lễ xá tội vong nhân ra còn có một lễ khác cực kỳ quan trọng đó chính là lễ Vu Lan báo hiếu. Hai lễ này thường được tiến hành vào một ngày thế nhưng ý nghĩa của từng nghi lễ lại khác nhau. Lễ cúng xá tội vong nhân nhằm cầu siêu cho các vong hồn vất vưởng, còn lễ Vu Lan nhằm thể hiện lòng thành kính tới công đức của bậc cha mẹ sinh thành.
Những Phong Tục Truyền Thống Cho Năm Mới May Mắn
Mua đào, mai, bày mâm ngũ quả, xông đất, mua muối, lì xì, xin chữ, đi lễ chùa… là những phong tục đem lại may mắn, phước lành mỗi dịp Tết đến, xuân về ở Việt Nam.
Tết Nguyên đán là sự kiện trọng đại với người Việt. Các phong tục truyền thống trong dịp này đều có ý nghĩa sâu sắc, với mong muốn đem lại may mắn, phúc lộc cho một năm mới an khang, thịnh vượng.
Tục trưng đào, quất, mai
Các gia đình miền Bắc thường không thể thiếu cành đào trong nhà mỗi dịp xuân về, Tết đến. Màu hồng đỏ rực rỡ của hoa đào vừa tạo không khí mùa xuân tươi vui, vừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, đem lại may mắn vào năm mới. Loại đào phổ biến nhất là đào bích với bông to, nhiều cánh, màu đậm.
Hoa đào có màu đỏ hồng rực rỡ. (Ảnh: Vũ Minh Quân/Zing).
Đồng thời, cây quất cũng là một nét đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết. Một cây đẹp thường xum xuê, có tán đẹp, với quả vàng, quả non, lá xanh mướt, hoa lộc đầy đủ, tượng trưng cho sự trù phú, tài lộc, ăn nên làm ra.
Trong miền Nam, do đặc trưng khí hậu, người dân thường chơi mai thay cho đào, quất. Màu vàng tươi sáng của hoa mai là biểu tượng của sự vinh hiển, thành đạt, sinh sôi nảy nở. Người dân thường chọn cây có nhiều nụ và lộc trước Tết, do quan niệm hoa nở đúng lúc giao thừa hay sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc cho gia đình trong năm đó. Hoa mai thông thường có 5 cánh, nhưng có những bông 6-7, thậm chí là 10 cánh. Cây càng nhiều bông nhiều cánh thì gia chủ càng gặp nhiều may mắn trong năm mới.
Tục bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là phong tục không thể thiếu của người dân Việt Nam trong dịp đón năm mới. “Ngũ” là số 5, con số biểu trưng của sự sống như ngũ hành, ngũ vị, ngũ sắc, ngũ tạng… Quả (trái cây) thể hiện sự sung túc, dồi dào, ra hoa kết trái. Mỗi miền, mỗi vùng có một cách bày ngũ quả khác nhau, nhưng đều chọn các loại quả có ý nghĩa đặc biệt.
Người miền Nam thường bày các loại quả chính là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, đọc chệch thành “cầu vừa đủ xài” với mong muốn có một năm mới nhiều tài lộc, thêm quả sung tượng trưng cho sự sung mãn về sức khỏe, tiền bạc. Ngoài ra, mâm còn có thêm các loại quả đẹp mắt như dưa hấu, táo, đào tiên…
Mâm ngũ quả của miền Bắc không thể thiếu nải chuối xanh, tượng trưng cho mùa xuân, hành mộc, và có ý nghĩa như bàn tay che chở, bao bọc, hứng lấy may mắn. Quả phật thủ hay quả bưởi là hành thổ, cầu mong phúc lộc đầy nhà. Các loại quả đỏ như cam, quýt, hồng thể hiện hành hỏa, quả trắng như roi, đào là hành kim và quả đen như mận, hồng xiêm, nho tượng trưng cho hành thủy. Mâm ngũ quả viên mãn, tròn đầy, đủ ngũ hành cho mọi sự thuận lợi, hanh thông, may mắn.
Tục xông đất
Người Việt Nam có quan niệm người đầu tiên đến nhà sau giao thừa hay sáng mùng một Tết sẽ quyết định vạn sự cả năm. Người được gia chủ mời xông đất thường là người hợp tuổi, khỏe mạnh, thành đạt, tốt tính, với mong ước họ đem lại may mắn cho cả gia đình. Người xông đất sẽ tới thăm nhà, cầu chúc gia chủ những điều tốt đẹp. Bản thân người xông đất cũng được hưởng phúc vì đã làm một việc tốt lành.
Tục lì xì, chúc thọ đầu năm
Sáng mùng một Tết thường là thời điểm con cháu quây quần chúc thọ ông bà, bố mẹ, bày tỏ lòng hiếu thảo và kính trọng người lớn tuổi trong gia đình. Trẻ em sẽ nhận được những phong bao đỏ lì xì đựng những đồng tiền mới gọi là “tiền mở hàng” để hay ăn chóng lớn, có nhiều niềm vui, may mắn trong năm mới.
Ông đồ giảng giải ý nghĩa của chữ viết. (Ảnh: Viết Quân).
Tục xin chữ đầu xuân
Đây là một nét đẹp văn hóa của người Việt, tượng trưng cho truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa. Người dân thường tới nhà các cụ cao niên, đền chùa hoặc Văn Miếu để xin những chữ có ý nghĩa tốt đẹp như Phúc, Lộc, Đức… nhằm cầu mong một năm mới may mắn, như ý. Nét chữ uyển chuyển, hoa mĩ trên nền giấy đỏ hoặc vàng vừa có ý nghĩa tinh thần, vừa đem lại không khí trang trọng cho ngày xuân.
Tục mua muối đầu năm
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” c hắc hẳn là câu người Việt nào cũng thuộc. Theo quan niệm từ xa xưa, muối mặn có thể trừ tà, đem lại may mắn và tượng trưng cho tình cảm bền chặt, keo sơn. Do đó, đầu năm thường có hàng muối bán rong đi khắp nơi để các gia đình mua một bát muối đầy có ngọn, với mong ước năm mới an lành, thịnh vượng, mọi người trong nhà hòa hợp, gắn bó.
Tục lệ đi chùa cầu may
Phong tục này là một hoạt động tâm linh không thể thiếu vào dịp đầu xuân với người dân Việt Nam. Thông thường, sau bữa cơm tất niên, những người phụ nữ trong gia đình thường chuẩn bị lễ và đến chùa gần nhà để cầu phúc. Thay vì hái lộc, hiện nay người dân thường mua mía, hoa hải đường hay cành phất lộc để đem may mắn về nhà cho gia đình. Đầu năm, người dân cũng thường thực hiện các chuyến du xuân tới nhiều điểm hành hương nổi tiếng để cầu mong gia đình được an khang, thịnh vượng.
Những Món Ăn Truyền Thống Trong Mâm Cơm Ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam
Chắc hẳn, mỗi chúng ta không ai không biết đến sự tích bánh chưng, bánh giầy. Theo đó, bánh chưng đã có trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Việt Nam kể từ thời Hùng Vương thứ 6.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa gạo nếp, hồ tiêu thơm thơm cay nhẹ, thịt mỡ béo ngậy và một chút hành, tất cả quyện vào nhau tạo nên hương vị đặc trưng khó lẫn của không khí Tết. Hình ảnh cả nhà quây quần bên nhau cùng gói bánh và trông nồi bánh chưng ngày Tết từ lâu đã đi vào tiềm thức của người dân Việt. Những hình ảnh này cũng đã làm tốn khá nhiều giấy mực của các nhà thơ.
Bánh Tét là món ăn đặc trưng trong dịp Tết của người dân miền Nam. Nguyên liệu làm bánh tét cũng không khác so với bánh chưng là mấy, có chăng chỉ khác ở kiểu cách gói bánh của 2 miền. Một điều thú vị nữa chính là bánh tét phải “có đôi có cặp” với nhau chứ không riêng lẻ như bánh chưng miền Bắc.
Người miền Nam sử dụng lá chuối để gói đòn bánh tét chứ không sử dụng lá dong như bánh chưng miền Bắc. Hình dạng bánh tét tương tự như cây giò lụa vậy.
Người Việt Nam xưa thường quan niệm rằng màu đỏ chính là biểu trưng cho sự may mắn của sự hạnh phúc ngập tràn. Do đó, trong những mâm cơm dịp lễ, giỗ chạp, ngày rằm hay cỗ cưới…người Việt đều làm món xôi gấc.
Xôi gấc được làm từ gạo nếp mùa thơm ngon, trộn cùng ruột gấc tươi rồi hấp chín. Xôi gấc có màu đỏ vị dẻo thơm từ gạo nếp, béo ngậy từ gấc và nước cốt dừa kết hợp cùng vị ngọt thanh của đường sẽ dễ dàng đánh gục mọi tâm hồn ăn uống.
Nhắc đến những món ăn truyền thống trong mâm cơm ngày Tết Việt Nam không thể bỏ qua món dưa hành muối chua. Chẳng phải món sơn hào hải vị, dưa hành đơn giản chỉ là một món ăn mang đậm hương vị dân dã của người miền Bắc.
Với hương vị chua chua và cay nhẹ, dưa hành trứ danh là món ăn đưa cơm nhất trong dịp Tết cổ truyền giữa những mâm cơm đầy rượu và thịt. Dù cuộc sống có đổi thay và hiện đại cách mấy thì chiếc bánh chưng và bát dưa hành là những món không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Việt Nam.
Thịt gà là món ăn đặc trưng trong mâm cỗ của người Việt. Không chỉ riêng , trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp, tân gia, mừng thọ đều không thể thiếu món ăn này. Miếng thịt gà ngọt ngọt, dai dai chấm cùng muối và lá chanh thái mỏng làm nên hương vị khó quên của mâm cơm đãi khách đến chơi nhà.
Đĩa giò thường được đặt ở vị trí trung tâm của mâm cơm ngày Tết với ngụ ý “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”. Do đó, đây là món ăn không thể thiếu trong dịp tết cổ Truyền Việt Nam. Giò được làm từ thịt heo xay nhuyễn cùng vài quả hồ tiêu rồi gói trong lá chuối xanh và luộc chín tạo nên hương thơm nức mũi. Những miếng giò ngày Tết không chỉ được sử dụng trong mâm cơm đãi khách, đây còn là món quà dân dã để dành tặng cho những người thân trong gia đình.
Cập nhật thông tin chi tiết về 84 Năm Ngày Truyền Thống Công Nhân Vùng Mỏ trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!