Bạn đang xem bài viết 8 Loại Quả Không Nên Bày Trên Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Tân Sửu 2022 được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(Lichngaytot.com) Tết Tân Sửu thêm phần trọn vẹn khi gia chủ biết 8 loại quả không nên bày trên mâm ngũ quả này!
1. Trái cây có vị cay, đắng
Khi bày mâm ngũ quả ngày Tết, chú ý tránh những loại quả có vị cay, đắng hoặc quá chua. Có quan niệm cho rằng, “trần sao âm vậy”, dâng lên Thần Phật gia tiên những thứ quả quá đắng cay các Ngài cũng không thụ hưởng được.
Vì thế, những trái cây có vị cay đắng hay quá chua cũng không được đưa lên bàn thờ gia tiên hoặc trong mâm cơm cúng Tết.
2. Quả có gai nhọn
Những loại quả có gai như: mít, sầu riêng… bạn cũng không nên trưng trong mâm ngũ quả ngày Tết.
Theo quan niệm của nhiều người, gai của những loại quả này sẽ khiến các thần linh phật lòng, do đó đầu năm bày quả này thì cả năm sẽ chông gai, trắc trở trong công việc, cuộc sống và gia đình.
3. Trái cây đã chín nẫu
4. Quả có mùi hắc, nồng
Trái cây thắp hương ngày Tết tốt hơn cả là chỉ có mùi hương thoang thoảng, thơm ngát mà vương vấn lâu. Hương thơm dịu nhẹ không chỉ tốt cho không gian mà cũng thể hiện sự tôn kính Thần Phật, gia tiên – Đấng bề trên có trí huệ cao minh.
Vì thế, trên ban thờ ngày Tết không nên chọn những quả có mùi quá nồng như sầu riêng hay mít.
Chưa kể, mùi của sầu riêng không phải ai cũng ngửi được bởi đây là loại trái cây đặc trưng của người miền Nam, vài năm gần đây mới phổ biến dần ở miền Bắc. Bàn thờ là nơi thiêng liêng, thanh tịnh, do đó bạn chỉ nên chọn các loại trái cây có hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng mà thôi.
5. Quả mọc sát đất
Những loại quả mọc sát đất hoặc có họ hàng với rau như cà chua, me hay thanh trà, dứa… cũng ít khi được lựa chọn để sắp lên mâm lễ thắp hương.
6. Quả có hình thù dị dạng, kỳ quái
Trái cây dùng để cúng trước hết phải đạt yêu cầu là có hình thù tròn trịa và đều đặn, vỏ mịn trơn láng vì chúng mang năng lượng tốt, tượng trưng cho sự suôn sẻ, thuận lợi. Ngoài ra, tròn tượng trưng cho trời (trời tròn đất vuông), thể hiện được tấm lòng thành kính của người cúng.
Những quả méo mó và có nhiều vết sẹo, gai góc, quả héo, hỏng,… là những quả sẽ mang đến nguồn năng lượng xấu, không nên bày trong mâm ngũ quả ngày Tết. Đồng thời những loại quả này cũng thể hiện sự không thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên.
7. Quả thuộc hệ rau
Các loại quả như cà chua, thanh trà, chua me… cũng là loại quả không nên bày trên mâm ngũ quả ngày Tết Tân Sửu 2021.
Dù cho sắc màu của các loại quả này có đẹp đến mấy, bày trên ban thờ là điều không nên bởi không thể hiện sự thành kính với gia tiên, Thần Phật.
8. Trái cây giả
“Trần sao âm vậy”, người trần đâu có “ăn” được trái cây giả, vậy thử hỏi người âm sao “hưởng” được?
Các chuyên gia phong thủy vẫn luôn khuyên rằng tuyệt đối không cúng bái các loại hoa quả giả bởi đó là hành động không tôn trọng ông bà, tổ tiên, và cũng không tốt cho phong thủy.
Ngoài những loại quả không nên bày trên mâm ngũ quả ngày Tết, bạn đọc nên tìm hiểu các loại quả dễ thu hút tài lộc nếu đặt trên ban thờ ngày Tết:
Những loại quả RƯỚC LỘC và TÁN LỘC trên ban thờ ngày Tết Mâm ngũ quả thường bày trên bàn thờ ông bà tổ tiên để thể hiện lòng thành, hướng về nguồn cội, tổ tiên, đúng với câu thành ngữ uống nước nhớ nguồn.
Những Loại Quả Tuyệt Đối Không Được Bày Trên Mâm Ngũ Quả Ban Thờ Ngày Tết
Việc lựa chọn những loại quả tươi, ngon để bày trên ban thờ ngày Tết là một điều không thể thiếu trong phong tục của người Việt ta.
Quả là sự biểu thị cho thành quả của người lao động sau một năm làm việc vất vả mệt nhọc và hưởng thụ thành quả đó trong những ngày cuối năm.
Đây cũng là một vật phẩm mà mọi gia đình đều muốn dâng biếu các vị thần linh, những vị thần tối cao quyết định và phù trợ tài lộc, may mắn và sức khỏe của cả gia đình.
Tuy nhiên, có những loại quả bạn cần tránh đặt lên bàn thờ vào những ngày Tết để mang đến tài lộc, may mắn cho gia đình.
Các loại quả chín nẫu
Gia chủ không nên chọn những loại trái cây đã chín nẫu như đu đủ chín, xoài chín, chuối chín quá. Lý do là những loại quả này khi đã chín nẫu sẽ thu hút ruồi muỗi, bọ lui tới làm ổ từ đó là ô uế nơi thờ cúng, nơi linh thiêng nhất của gia đình.
Quả có gai nhọn
Không nên mang những quả có gai nhọn lên bàn thờ như mít, sầu riêng… vì theo quan niệm phong thủy, những trái cây có gai nhọn là những quả sẽ mang đến nguồn năng lượng xấu, không nên bày cúng trên bàn thờ. Nếu không, nguồn năng lượng này sẽ gây ảnh hưởng đến tài lộc cũng như vận may của gia đình trong suốt năm mới.
Quả có mùi quá hắc
Không phải người trong gia đình thích ăn quả nào sẽ cúng ông bà tổ tiên quả ấy. Cũng không phải người quá cố thích ăn những quả có mùi nồng mà chúng ta lại dâng loại quả ấy lên bàn thờ. Bàn thờ là nơi thiêng liêng, thanh tịnh, do đó chỉ nên chọn các loại trái cây có hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng mà thôi.
Quả giả
Các chuyên gia phong thủy vẫn luôn khuyên rằng tuyệt đối không cúng bái hoa quả giả bởi đó là hành động không tôn trọng ông bà, tổ tiên, và cũng không tốt cho phong thủy.
Không nên cúng các loại quả mọc sát đất hoặc những loại quả có họ hàng với rau như cà chua, me, thanh trà. Cũng không nên đưa lên ban thờ những loại quả có vị cay, đắng như ớt, khổ qua… để tránh liên tưởng đến những đắng cay gia chủ sẽ gặp phải trong năm mới.
Vì việc cúng lễ là thiêng liêng và cầu mong sự may mắn an lạc, ta nên chú trọng chọn những loại quả có tên gọi mang ý nghĩa tốt lành để càng tăng thêm sự may mắn và an tâm cho gia chủ.
Theo phong thủy, bưởi là loại trái cây tượng trưng cho sự thanh khiết đầy đặn. Quýt tượng trưng cho sự may mắn. Xoài vừa thơm ngon vừa được dân gian đọc biến âm là “xài” ngụ ý về có tài lộc trong chi tiêu.
Quả đu đủ là sự đầy đủ no ấm. Quả nho sang trọng cao quý. Nhãn là sự đoàn kết sum vầy. Quả sung và lúa làm thành một bộ sung và túc, là sự ăn nên làm ra. Phật thủ vừa là loại quả quý vừa mang ý nghĩa tâm linh là các loại trái ưu tiên dùng để dâng cúng.
theo Gia đình và xã hội
Ý Nghĩa Các Loại Trái Cây Trên Mâm Ngũ Quả Ngày Tết
Theo quan niệm của nhân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm Giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ.
Mâm ngũ quả thể hiện ước muốn của gia chủ trong năm mới, mong những điều tốt đẹp đến với gia đình.
Theo đó, mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo 5 sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên; hay quy luật đất trời theo ngũ hành: 5 màu của quả tượng trưng cho Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng).
Từ những quan niệm này, mâm ngũ quả miền Bắc thường bày 5 loại quả có màu sắc khác nhau theo ngũ hành như: Chuối xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm (sapôchê) hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.
Còn ở miền Nam, các loại quả trong mâm khi ghép lại trở thành những cái tên ý nghĩa, theo ước nguyện cầu mong của gia chủ như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dưa hấu, thơm, bưởi, thanh long…
Ý nghĩa một số loại quả được dùng trong mâm ngũ quả như sau:
Chuối xanh: Tượng trưng cho cho mệnh Mộc, mang ý nghĩa như bàn tay ngửa che chở, đem lại sự bình an, sung túc, đùm bọc và gắn kết. Nải chuối xanh được để dưới cùng của mâm ngủ quả, nâng đỡ các loại quả khác đã nói lên điều đó.
Phật thủ: Trái phật thủ những năm gần đây trở nên thông dụng trong mâm ngũ quả bởi như tên gọi, Phật thủ là bàn tay Phật đang che chở, bảo vệ, phù hộ cho gia đình gia chủ.
Bưởi: Được đặt trên nải chuối xanh, tượng trưng cho phúc lộc với mong muốn an khang, thịnh vượng.
Trưng bưởi trên mâm ngũ quả với mong muốn an khang, thịnh vượng.
Dưa hấu: Dưa hấu với vỏ xanh và ruột đỏ sẽ mang lại sự may mắn. Quả căng tròn mọng nước, ngọt thanh tượng trưng sự sung túc và căng tràn sức sống. Hiện dưa hấu ruột vàng cũng được lựa chọn nhiều vì màu vàng cũng là màu may mắn.
Đu đủ: Giống như tên gọi của nó, chưng đu đủ trong ngày Tết, người Việt Nam mang theo mong muốn được sự đầu đủ,thịnh vượng trong cuộc sống không những trong kinh tế mà còn cả tình cảm.
Xoài: Người miền Nam phát âm là “xài”, ý muốn cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn, cuộc sống sung túc.
Dừa: Người miền Nam phát âm là “vừa”, ý muốn cầu mong sự vừa đủ, không túng thiếu và viên mãn trong cuộc sống.
Sung: Người ta chọn sung để biểu trưng cho sự sung mãn không những về tình cảm, sức khỏe mà về cả tiền bạc, như cái tên vốn có của nó.
Thơm (miền Nam gọi là khóm): Với dáng như rồng (thân có vảy như vảy rồng) với ý nghĩa mang lại sự giàu có, may mắn và thịnh vượng.
Cam, quýt, chanh: Người ta tin rằng ba loại trái này có thể mang lại may mắn do hương vị dễ chịu và tinh khiết của nó, tránh được những điều xui xẻo.
Nho: Trong phong thủy, nho tượng trưng cho sự tạo ra sự phong phú của cải vật chất. Nho cũng đại diện cho sự thành công. Đôi khi, nho cũng được sử dụng như là công cụ phong thủy cho việc hóa hung thành cát, biến vận hạn rủi ro thành may mắn.
Ngoài ra, một số loại trái cây khác cũng được sử dụng trưng trên mâm ngũ quả như lựu tượng trưng cho con đàn cháu đống; quả đào thể hiện sự thăng tiến; quả táo thể hiện sự phú quý, giàu sang; quả lêkima (trứng gà) thể hiện lộc trời cho…
Ý Nghĩa Quả Phật Thủ Trên Mâm Ngũ Quả Ngày Tết
Nhiều người cho rằng, vào ngày Tết trên mâm ngũ quả hay bàn thờ nên đặt một quả phật thủ vì loại quả này ngoài hương thơm dịu còn có ý nghĩa rất sâu sắc. Những ngày giáp Tết, khi đi mua sắm các thứ đồ để bầy biện lên bàn thờ tổ tiên hay trên mâm ngũ quả, các chị, các mẹ thường chọn một quả phật thủ thật đẹp để trưng. Việc làm này không đơn thuần chỉ vì loại quả này có hương thơm dịu mát, thoang thoảng mà quả phật thủ còn có một ý nghĩa tốt đẹp.
Theo phân tích của TS.Nguyễn Văn Vịnh Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục – Liên hiệp hội KHKT Việt Nam (VNUSTA), từ lúc bắt đầu xuất hiện phật giáo đã có những vật phẩm cúng tế kèm theo.
Phật giáo tiếp thu trực tiếp từ Ấn Độ giáo, ví dụ như hoa sen là biểu tượng của sự khai thông cho hành trình tâm linh từ cõi tăm tối đến cõi trong sáng, đi từ địa quyển đến thủy quyển đến thạch quyển qua 3 quyển và biểu tượng cho hành trình tâm linh.
Còn với quả phật thủ, giống như phật nghìn tay, nghìn mắt mà con người nghĩ ra những ngón tay đưa ra, cong vào để biểu tượng ôm ấp thì quả phật thủ biểu thị như thế. Chính vì vậy, tùy vào nhu cầu của từng gia đình có thể lựa chọn phật thủ để trưng Tết.
Theo tìm hiểu, quả phật thủ còn tượng trưng cho bàn tay Đức Phật ngự trị trong đời sống tâm linh mỗi người với hình tượng cao quý mang lại phước lành, bình yên, an lạc chính vì thế nhiều người dùng loại quả này để trưng Tết với ý nghĩa mong một năm mới nhiều an lành, vui vẻ, no ấm.
Quan niệm xưa phật thủ là loại quả dùng để thờ Phật và gia tiên vì có mùi thơm quyến rũ, tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ.
TS. Vịnh cũng cho biết thêm, phật thủ còn có tính riêng biệt, trong hệ quả có múi thì quả này có cùi dày nhất, có tương đối nhiều dầu và giữ được lâu nhất, quan trọng là nó có hương dịu, thanh tao nên nhiều người ưa chuộng.
Quả phật thủ thường được bày trên mâm ngũ quả hặc đặt trên bàn thờ để thắp hương cho tổ tiên. Nếu bày trên mâm ngũ quả, người Việt Nam thường đặt loại quả này ở trung tâm, nơi cao nhất trong mâm ngũ quả.
Hiện nay, mỗi quả phật thủ được bán với giá từ vài chục ngàn đến vài triệu đồng. Nhiều người còn đặt mua cả cây, giá một cây phật thủ dao động từ 5 triệu đến 15 triệu đồng. Nhưng để tìm ra được một quả phật thủ với vẻ đẹp thể hiện đầy đủ ý nghĩa ở trên phố không phải dễ.
Thông thường người ta thường căn cứ vào hình dáng của quả, ngoài yêu cầu quả to, tay dài, mập, có nhiều ngón đều thì quả phải già, trơn cật, màu vàng. Nếu không may mua phải quả non sẽ không để được lâu.
Bí quyết giữ được quả phật thủ tươi lâu, màu đẹp người ta thường dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả. Nếu đặt trên bàn thờ có thể đặt thêm bát nước và một vài viên B1, đặt đoạn cành quả phật thủ xuống bát nước đó, một thời gian sau cành sẽ ra rễ và có tác dụng hút nước nuôi quả.
(Theo eva.vn)
Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Loại Quả Không Nên Bày Trên Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Tân Sửu 2022 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!