Bạn đang xem bài viết 6 Tráp Mâm Qủa Ngày Cưới Phổ Biến Của Người Huế được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
thường do nhà gái đưa ra (gọi là thách cưới) nhưng bây giờ, nhiều gia đình không còn nặng nề chuyện này, miễn sao thuận tiện cho cả đôi bên. Trong trường hợp này, tuy nhà gái đã cho phép nhà bạn được chủ động mọi việc nhưng gia đình bạn có thể tham khảo ý kiến của bên kia. Bạn có thể lựa lời trao đổi với bạn gái, nhờ bạn gái dò hỏi hoặc sắp xếp một buổi nói chuyện giữa bố mẹ hai bên để biết được bên gái muốn tổ chức theo phong tục miền Bắc hay Nam. Đối với các tỉnh từ Huế trở vào, phần lễ vật ăn hỏi hơi khác so với miền Bắc. Trước tiên, số lượng tráp luôn là số chẵn, phổ biến nhất là 6 tráp mâm quả– biểu trưng cho tài lộc. Trong các tráp, số lượng vật phẩm lại là số lẻ, biểu tượng cho sự sinh sôi. Các mâm quả phổ biến thường có:– Trầu cau. – Bánh phu thê. – Gà hoặc lợn quay. – Xôi. – Rượu, thuốc và chè. – Hoa quả.
Đối với các tỉnh từ Huế trở vào, phần lhơi khác so với miền Bắc. Trước tiên, số lượng tráp luôn là số chẵn, phổ biến nhất là- biểu trưng cho tài lộc. Trong các tráp, số lượng vật phẩm lại là số lẻ, biểu tượng cho sự sinh sôi. Các mâm quả phổ biến thường có:- Trầu cau.- Bánh phu thê.- Gà hoặc lợn quay.- Xôi.- Rượu, thuốc và chè.- Hoa quả.
Trước đây,thường do nhà gái đưa ra (gọi là thách cưới) nhưng bây giờ, nhiều gia đình không còn nặng nề chuyện này, miễn sao thuận tiện cho cả đôi bên. Trong trường hợp này, tuy nhà gái đã cho phép nhà bạn được chủ động mọi việc nhưng gia đình bạn có thể tham khảo ý kiến của bên kia. Bạn có thể lựa lời trao đổi với bạn gái, nhờ bạn gái dò hỏi hoặc sắp xếp một buổi nói chuyện giữa bố mẹ hai bên để biết được bên gái muốn tổ chức theo phong tục miền Bắc hay Nam.
“Bật Mí” 6 Mâm Quả Cưới Phổ Biến Theo Phong Tục Miền Tây
Đám cưới là một sự kiện trọng đại nhất trong cuộc đời của những đôi lứa yêu nhau ở bất kì nơi đâu chứ không phải riêng mảnh đất miền Tây sông nước. Trong bài viết hôm nay, Viet Fun Travel muốn giới thiệu đến Quý khách một nét văn hóa rất đẹp ở miền Tây Nam Bộ chính là mâm quả cưới. Như chúng ta đã biết thì cưới hỏi là một trong những nghi thức vô cùng quan trọng của các cặp đối trước khi bắt đầu nước vào cuộc sống hôn nhân, gia đình. Vì thế, khâu chuẩn bị mâm quả trong 1 đám cưới truyền thống được người dân miền Tây vô cùng chú ý.
Trong những phong tục cưới hỏi trong một đám cưới miền Tây thì những mâm quả đám cưới là thứ không thể thiếu. Vậy, mâm quả đám cưới miền Tây cần có gì đặc biệt? Du khách có biết không?
Với người dân miền Tây thì đám cưới là ngày vui nhất trong cuộc đời họ
1. Mâm quả đám cưới truyền thống ở miền Tây
Đến du lịch miền Tây mà du khách còn được tham gia vào một đám cưới miền Tây thì quả là một điều vô cùng thú vị bởi đám cưới ở đây được tổ chức vô cùng long trọng, theo đúng nghi thức của lễ cưới truyền thống của người Việt. Đám cưới miền Tây có gì? Tham dự một đám cưới miền Tây, du khách sẽ khám phá được rất nhiều nét văn hóa trong nghi thức dạm hỏi, xin cưới và rước dâu mà những đám cưới miền Bắc, miền Trung không hề có. Đặc biệt, trong đám cưới của người miền Tây không thể thiếu 1 thứ, đó chính là mâm quả đám cưới mà họ nhà trai chuẩn bị sẵn trước khi đón dâu.
Mâm quả là thứ không thể thiếu trong 1 đám cưới miền Tây
Theo truyền thống xưa nay của người dân miền Tây, lễ vật mà nhà trai mang đến để hỏi cưới nhà gái sẽ bao gồm những hiện vật tượng trưng có giá trị được đựng trong những mâm quả sơn son thếp vàng, một số nơi còn gọi là tráp. Số mâm quả trong 1 đám cưới sẽ thay đổi theo từng vùng, mâm quả đám cưới của người miền Bắc, miền Trung thường có 8 mâm.
Trong khi đó, mâm quả đám cưới miền Tây thường chỉ có 6 mâm nhưng mâm nào cũng có ý nghĩa riêng của nó. Tuy nhiên, ngày nay, hầu như vùng miền nào cũng ít nhiều có sự thay đổi cho phù hợp và tiện lợi cho cuộc sống, không nhất thiết phải đủ số lượng như xưa nhưng cơ bản mâm quả đám cưới vẫn luôn phải có trong các lễ cưới.
2. Những lễ vật trong 6 mâm quả đám cưới của người miền Tây
Mâm trầu cau được sắp xếp gọn gàng, tinh tế
Theo quan niệm tâm linh của người miền Tây thì “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Chính vì thế, trong mâm quả đám cưới của người dân miền Tây thì bắt buộc phải có 1 mâm quả đựng trầu cau. Trầu và cau trong mâm cỗ sẽ được rửa thật sạch và đặt gọn gàng trong mâm quả. Chùm cau sẽ đặt ở giữa mâm và lá trầu xung quanh. Số cau trong mâm cũng được chỉ định rõ ràng là 105 quả, không thêm cũng không bớt. Theo lý giải của người dân ở miền Tây thì số 105 có ý nghĩa chúc cặp đôi sinh sôi nảy nở, trăm năm hạnh phúc. Cứ mỗi quả cau sẽ đi với 2 lá trầu, tổng cộng là 210 lá trầu.
Mâm trà rượu sẽ được để trong khay
Mâm quả thứ 2 sẽ là mâm trà, rượu và nến. Trà, rượu và nến không chỉ là lễ vật hỏi cưới đơn thuần mà đây còn là sự hiếu kính của người con rể, con dâu dành cho các bậc bề trên và ông bà tổ tiên 2 họ. Trà là lễ vật thể hiện sự hiếu thảo của cô dâu chú rể với các bậc sinh thành. Trà và trầu cau trong 2 mâm quả đầu sẽ được sử dụng trong lúc người đại diện 2 họ nói chuyện xin cưới và rước dâu.
Còn lại rượu và nến là lễ vật dâng lên ông bà tổ tiên, mời ông bà tổ tiên chứng giám và chúc lành cho cặp đôi sắp nên vợ nên chồng. Nếu để ý thật kĩ thì du khách sẽ thấy nhà trai miền Tây luôn sử dụng cặp nến có khắc hình long – phụng để thắp sáng trên bàn thờ tổ tiên nhà gái, rượu cũng được đặt trong bình khắc hình rồng phượng rất đẹp. Sự chuẩn bị chu đáo đó làm cho nghi thức cúng vái tổ tiên trong đám cưới thêm phần trang trọng.
Bánh xu xê trong mâm quả miền Tây tượng trưng cho tình yêu bền vững
Trong mâm cỗ đám cưới miền Bắc, miền Nam hay miền Tây đều không thể thiếu món bánh xu xê. Bánh xu xê còn được ông bà ta gọi là bánh phu thê hay bánh âm dương (tượng trưng cho trời đất). Theo phong tục đám cưới ở miền Tây, bánh xu xê sẽ được nặn vuông vức, sau đó gói lại trong lá dừa.
Âm dương đồng thuận, đôi trai tài gái sắc sẽ gắn kết với nhau trọn đời. Mâm quả chứa đầy bánh xu xê trong đám cưới ở miền Tây mang một ý nghĩa sâu sắc như vậy đó!
Màu đỏ của mâm xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn
Xôi là món ăn rất quen thuộc với người dân miền Tây nói riêng và Việt Nam nói chung. Món xôi có đặc điểm là no lâu. Mâm quả đựng xôi trong đám cưới miền Tây thay cho lời chúc đôi lứa ấm no, hạnh phúc bền chặt của các bậc sinh thành. Người miền Tây họ thích chọn xôi gấc làm mâm xôi trong 6 mâm cỗ đám cưới vì quan niệm màu đỏ của xôi gấc là màu sẽ mang lại may mắn và hạnh phúc.
Mâm hoa quả với đầy đủ trái cây miền Tây
Trong 6 mâm quả đám cưới được nhà trai ở miền Tây mang đi hỏi cưới thì mâm hoa quả là mâm cỗ đa dạng và có nhiều chủng loại nhất. Trong một mâm hoa quả đúng kiểu miền Tây thường sẽ có những loại trái cây đặc trưng của miền Tây sông nước như mãng cầu, măng cụt, đu đủ, xoài, táo, nho… Với người dân miền Tây thì sự ngọt ngào của mâm hoa quả “cầu đủ xài” sẽ mang đến cho cặp đôi 1 cuộc sống hôn nhân ngọt ngào nhất, cầu gì được nấy.
Tuy nhiên, trong mâm hoa quả đám cưới miền Tây không đặt những loại trái cây có cái tên mang không may mắn, lại có vị đắng như chuối, lê, cam…
Heo quay là mâm không thể thiếu trong nghi thức hỏi cưới ở miền Tây
Người miền Tây họ quan niệm rằng heo quay sẽ mang lại hạnh phúc và sự may mắn, “vị mặn” cho cuộc sống hôn nhân sau này của hai người. Thường trong các nghi lễ long trọng đặc biệt là cưới hỏi thì phần vật phẩm heo quay là không thể thiếu. Heo quay ngày xưa làm đơn giản thì ngày nay được làm vô cùng cầu kỳ, có gắn hoa và để vào trong cái khay đẹp được bọc bằng giấy màu đỏ.
Mặc dù chỉ là một phần lễ vật trong đám cưới miền Tây, thế nhưng 6 mâm quả trong đám cưới đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong một nghi thức lễ cưới. Sự có mặt của những mâm quả vàng son trong đám cưới miền Tây khiến không khí của ngày lễ trọng đại trở nên vô cùng long trọng và hấp dẫn.
3. Tìm hiểu về những nghi thức trong đám cưới của người miền Tây
Ở thì người dân nơi đây vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa đám cưới miền Tây. Họ vẫn giữ những nghi thức đám cưới xưa như dạm hỏi, đám nói và đám cưới. Ngày xưa, ngoài 3 nghi thức trên, đám cưới miền Tây xưa còn có thêm 3 lễ nữa là: lễ giáp lời, thông gia và phản bái. Đặc biệt, những hủ tục kiêng kị tổ chức đám cưới vào năm Kim Lâu hay không cưới nếu kị tuổi với cha mẹ chồng… những nghi lễ này đã không còn tồn tại do không phù hợp với văn hóa hiện đại.
Người dân miền Tây thích rước dâu bằng thuyền
Mâm quả trong nghi lễ đám cưới ở miền Tây cũng có một vài thay đổi nhỏ, như mâm xôi có thể thay thế bằng mâm bánh kem, mâm rượu có thêm những nhãn hàng rượu ngoại hay mâm trái cây xuất hiện những loại trái kiwi, táo mỹ, nho mỹ… nhập khẩu từ nước ngoài. Những thay đổi này góp phần làm cho mâm quả ngày đám cưới trở nên hấp dẫn và đẹp mắt hơn.
Một điều thú vị chỉ thấy xuất hiện ở đám cưới miền Tây đó là nghi lễ rước dâu bằng ghe, thuyền. Chú rể và họ nhà trai sẽ đi ghe đến họ nhà gái ăn cưới, sau đó rước cô dâu về bằng ghe. Hình ảnh quen thuộc này hiện nay vẫn còn và trở thành tục lệ không thể thay thế của những đám cưới rước dâu ở miền Tây.
4. Cách thuê mâm quả cưới miền Tây
Ngày nay, việc chuẩn bị mâm quả cưới hỏi trở nên vô cùng đơn giản vì mọi thứ đều có dịch vụ cung cấp và thậm chí là mang đến tận nhà. Khách dù ở đâu, miền Tây, Sài Gòn, miền Trung hay thậm chí ở miền Bắc xa xôi hay ở nước ngoài đều có thể thuê dịch vụ mâm quả cưới miền Tây như ý thích. Du khách chỉ cần alo, gọi zalo, chat Facebook hoặc gửi mail nói rõ yêu cầu thì sẽ có dịch vụ cung cấp ngay. Do vậy việc chuẩn bị mâm quả cưới ngày nay không còn quá phức tạp và khó khăn như trước.
Du khách muốn đặt mâm quả cưới miền tây thì thường liên hệ đến các chỗ cho thuê rạp cưới, áo cưới hoặc gọi thẳng đến các tiệm trái cây mà mình thấy phù hợp. Người ta sẽ cung cấp cho khách hàng các loại mâm quả tùy vào số tiền mà mình đặt hoặc tùy vào loại trái cây mà mình yêu cầu. Cũng có chỗ cung cấp dịch vụ trọn gói từ cho thuê áo quần, cô dâu chú rể phụ, mâm quả cưới, trang trí cổng chào… Khách hàng chỉ việc gọi điện xem báo giá và check lại những hạng mục mình cần là được.
Mâm quả đám cưới miền Tây tuy chỉ là hiện vật nhưng đây lại là một nét văn hóa không thể thay thế trong tục lệ cưới hỏi ở miền Tây. Nét đẹp văn hóa mâm quả đám cưới còn mang ý nghĩa cầu chúc tốt lành nên cần phải được bảo tồn và phát huy. Bài viết hôm nay Viet Fun Travel vừa chia sẻ đôi nét về mâm quả cưới miền Tây. Hi vọng rằng Quý khách sẽ có cơ hội được tham gia vào một đám cưới miền Tây để biết nhiều điều thú vị khác nữa xung quanh mâm quả cưới này.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
6 Mâm Quả Ngày Cưới Cơ Bản Của Việt Nam
Theo phong tục từng miền, thành phần và số lượng mâm quả cưới hỏi có thể khác nhau. Tuy nhiên, có những thứ trong mâm quả cưới hỏi không thể thiếu được. Đây là sính lễ quan trọng để nhà trai mang sang nhà gái làm lễ Nạp tài.
Ý nghĩa của mâm quả cưới hỏi
Mâm quả cưới vốn được xem như một phần chi phí tượng trưng mà nhà trai góp cùng nhà gái để tổ chức ngày cưới hỏi. Số mâm quả miền Nam thường là số chẵn, 4 hoặc 6 mâm là lựa chọn của nhiều gia đình. Trong khi đó, quả cưới ở miền Bắc chuộng số lẻ hơn, 5 hay 7 quả cưới là còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của các gia đình.
Trong lễ Nạp tài, mâm quả cưới được trao và nhận một cách trang trọng bên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Nghi lễ này làm cho đôi vợ chồng trẻ cảm nhận rõ sự thiêng liêng và trách nhiệm của mình đối với hôn nhân. Mâm quả cưới xuất phát từ ý nghĩa gắn kết cho đôi lứa nên duyên bền chặt, thế nên quan niệm mâm cỗ cao thì hạnh phúc sẽ dài lâu là điều không đúng. Mâm quả cưới còn phải tùy thuộc vào điều kiện kinh tế hai nhà, là món quà khích lệ tinh thần cho đôi uyên ương mới bước vào cuộc sống hôn nhân bền vững. Điều quan trọng, gia đình hai bên phải hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau, mâm quả cưới là sự mở đầu câu chuyện cho mối lương duyên thông gia gắn kết hai nhà.
Mâm quả cưới hỏi có những gì?
1. Trầu Cau
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, từ ngàn xưa đến nay, dù đám cưới theo phong tục Bắc – Trung – Nam đều không thể thiếu khay trầu trong mâm quả cưới. Cây cau có thân tròn, chắc là biểu tượng của người con trai, lá trầu bầu bĩnh xòe ngang mặt đất tượng trưng cho người con gái. Trầu cau hòa quyện cùng vôi sẽ tạo ra màu đỏ hồng như màu máu, tượng trưng cho sự sắt son bền chặt mà tất cả các cuộc hôn nhân đều hướng đến.
2. Trái Cây
Mâm trái cây cũng là thành phần không thể thiếu trong mâm quả cưới. Trái cây nhiều màu sắc, kết hợp với nhau để dâng lên bàn cúng bái tổ tiên. Ông bà ta thường nói “hoa thơm, quả ngọt”, mâm trái cây trong quả cưới là quà tặng từ thiên nhiên, ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi uyên ương mới sẽ ngọt ngào, tươi mới suốt cả cuộc đời.
3. Bánh
Mâm bánh có thể là bánh phu thê, bánh hồng, bánh pía, bánh kem, bánh cốm tùy vào yêu cầu của nhà gái và phong tục từng vùng. Ở miền Trung và miền Bắc, bánh phu thê hay bánh hồng là lễ vật không thể thiếu trong mâm quả cưới. Chiếc bánh phu thê bản thân nó cũng mang nhiều giai thoại khác nhau nhưng chung quy lại vẫn xoay quanh câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng.
Sắc xanh biêng biếc của lá dừa, cái trắng trong nõn nà của thân bánh quyện trong màu vàng óng ả của nhân bánh giấu bên trong làm thành một tác phẩm ẩm thực của người phụ nữ Việt Nam tài hoa, khéo léo.
4. Trà Rượu
Trà và rượu sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên, như lời con cháu mời các vị cao niên, ông bà tổ tiên về chứng giám cho đôi trẻ và cũng là để xin phép tổ tiên cho đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc. Mâm quả cưới có trà rượu cũng xuất phát từ quan niệm xa xưa, người ta thường nói “nam vô tửu như kỳ vô phong”, chất cay nồng của rượu và thơm đắng của trà góp hương vị cho sắc màu cuộc sống. Đôi uyên ương mới chạm ngõ hôn nhân cần có sự bền chặt dài lâu cũng như người đàn ông khi trở thành trụ cột cho gia đình sau ngày cưới cần phải có sự mạnh mẽ, vững vàng che chở cho vợ con vượt qua sóng gió.
5. Gà và Xôi
Mâm xôi gấc vun đầy bên cạnh con gà béo ngậy cũng là lễ vật thường xuyên xuất hiện trong các mâm quả cưới. Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau. Bóng dáng nền văn minh lúa nước hiện hữu trong cả lễ nghi ngày cưới. Con gà, khay xôi là một trong số những thứ thân quen với cộng đồng người Việt. Ngoài ra màu đỏ của xôi gấc, màu vàng béo của gà còn làm tăng phần thẩm mỹ cho mâm quả cưới. Đây là vật làm tin đem lại may mắn trong quan niệm của nhiều người.
6. Quần Áo
Tục Lệ Cúng Đất Của Người Dân Huế
Tục lệ cúng đất của người dân Huế
Cúng đất còn có tên là lễ ” Tạ thổ kỳ yên”. Cúng đất là lễ dâng cúng cho các vị thần Đất và các vị thần phối thuộc, mỗi năm diễn ra hai lần vào một ngày tốt trong tháng 2 và tháng 8 âm lịch.
Vậy thì vì sao ở Huế có tục lệ cúng đất mà những nơi khác lại không có? Tương truyền, khi Công chúa Huyền Trân được gả cho vua Chế Mân của nước Chiêm Thành vào năm 1306, Đại Việt ta nhận được sính lễ từ vua Chăm là vùng đất 2 châu: Châu Ô, Châu Lý (Châu Rí). Tính theo ngày nay là vùng đất phía Nam tỉnh Quảng Bình cho đến phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Như vậy, cư dân ở vùng đất này vốn là cư dân của Vương quốc Chămpa, theo suy nghĩ của người Đại Việt lúc bấy giờ vùng đất này là vùng đất xa lạ, họ chưa quen thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình cho nên khi vào đây lập nghiệp họ mang trong mình sự tôn kính đối với người dân bản địa và các vị thần linh ở đây. Từ đó, họ có lệ cúng Đất như là việc mong thần linh và những linh hồn người bản địa từng cư ngụ ở đây phù hộ độ trì, chấp thuận cho sự có mặt làm ăn sinh sống của cư dân Đại Việt ta.
Qua đó, ta thấy rằng Lễ cúng Đất không chỉ có ở Huế mà cả vùng từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Nhưng ngày nay, ở các vùng đó vì nhiều lí do họ không còn cúng đều như ở Huế nữa. Là vùng đất xứ Kinh kỳ đầy tâm linh, Huế vẫn giữ nét truyền thống ấy một cách đầy thành kính.
Một lễ cúng đất đầy đủ nhất có đến 3 bàn: bàn thượng, bàn trung và bàn hạ. Mỗi bàn đều có hương đèn, hoa quả, cau trầu rượu, giấy vàng mã. Bàn thượng đặt bộ áo thổ thần, vật thực gồm con gà, bát xôi, xung quanh là xôi chè. Bàn trung đặt hai bộ áo bà, năm bộ áo ngũ phương, lễ vật gồm miếng thịt heo luộc, đĩa xôi, ba đĩa cua trứng luộc chín, có miếng thịt tợ đặt lên trên và mâm cỗ cúng cơm, đặt biệt có đĩa rau khoai luộc, chén nước ruốc và xâu cá, thịt nướng. Bàn hạ đặt áo, cháo, gạo, muối, khoai, sắn, đậu lạc…Ba bàn đặt trước nhà, gia chủ đứng từ trong nhà lạy ra. Danh sách dâng cúng và khấn vái gồm đất nhà cửa của gia chủ cho đến thần suối, thần giếng và tổ tiên làng xã, gia tộc. Đặc biệt là dâng cúng những cô hồn người Chăm từng cư trú, những oan hồ không ai thờ tự…
Khi gần xong lễ, gia chủ sẽ sớt một ít vật thực, và một số thực phẩm nói trên vào cái bẹ chuối gập thành hình cái đãy nhỏ cùng ít áo giấy âm binh đem treo ở góc vườn. Vàng mã thì đốt đi, cháo thánh, gạo muối vãi lên trên khi lửa đốt sắp tàn.
Lễ cúng này biểu tỏ nét đẹp trong tâm thức của cư dân Huế nhằm cầu nguyện âm siêu, dương thái, cuộc sống an lành.
Theo Thiêu Trúc (KPH)
Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Tráp Mâm Qủa Ngày Cưới Phổ Biến Của Người Huế trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!