Xu Hướng 6/2023 # 6 Loài Hoa Không Nên Bày Trong Nhà Và Trên Ban Thờ, Tránh Tán Tài Tán Lộc # Top 7 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 6 Loài Hoa Không Nên Bày Trong Nhà Và Trên Ban Thờ, Tránh Tán Tài Tán Lộc # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết 6 Loài Hoa Không Nên Bày Trong Nhà Và Trên Ban Thờ, Tránh Tán Tài Tán Lộc được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt đã có từ rất lâu đời, và được coi trọng trong cuộc sống tâm linh, cội nguồn của dân tộc.

Đặc biệt trên bàn thờ các ngày lễ Tết lớn, dù cúng mặn hay cúng chay thì đều không thể thiếu một bình hoa tươi .

Tuy nhiên, chưa hẳn chị em nào cũng hiểu rõ về các loại hoa cúng trên ban thờ, loại nào cần kiêng kị xuất hiện tại vị trí trang trọng này.

Theo quan niệm xưa, hoa tươi là điều tinh khiết. Dâng hoa lên cúng cũng với ý nghĩa thiện lành, mang điều tốt đẹp dâng cúng cho tổ tiên.

Những loại hoa không nên để trên ban thờ và trong nhà

1. Hoa đại

Hoa đại là hoa thơm, màu đẹp tuy nhiên theo quan niệm của người xưa thì đây cũng là loài hoa không nên để trên ban thờ vì hình dáng hoa giống với bộ phận nhạy cảm ở nữ giới.

Theo sự tích Lào thì hoa đại cũng không nên dùng trong chuyện tình yêu trai gái vì nó mang lại những điều không may mắn.

2. Hoa nhài

Hoa nhài là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian đây là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh. Ví dụ: hoa nhài cắm bãi phân trâu.

3. Hoa cúc áo

Tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, lại có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ có thể chơi được chứ không thể đặt lên ban thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp.

4. Cúc vạn thọ

Là loại hoa tên hay, màu vàng, ở miền Trung hay dùng vì dễ trồng dễ sống. Hoa cúc vạn thọ có màu vàng tươi tắn, mang tới sự may mắn và thịnh vượng.

Tuy nhiên theo các nhà phong thủy thì không nên để cúc vạn thọ lên ban thờ và trong nhà để tránh gặp những điều không may mắn.

Mặt khác hoa cúc vạn thọ có mùi rất hôi nên không được nhiều gia đình sử dụng để thờ cúng tổ tiên.

5. Hoa dâm bụt

Là loài hoa có màu đỏ, bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì tên hoa chưa phù hợp. Mặt khác hoa dâm bụt cũng thường mọc và nở ở những bụi rậm nên thường mang tới nhiều điều không may mắn.

Chính vì vậy nên hoa dâm bụt không dùng để thờ cúng tổ tiên và chưng trong nhà.

6. Hoa phù dung

Hoa phù dung có tên đẹp nhưng lại mau tàn, có tích không hay nên cũng không được dùng trong việc thờ cúng tổ tiên và đặt lên ban thờ.

theo HELINO

Về Nhà Mới Nên Cắm Hoa Gì Để Thay Đổi Tài Lộc Và Những Loài Kiêng Kỵ Cần Tránh?

Tại Sao Cần Phải Chọn Lựa Loại Hoa Để Cắm Khi Dọn Về Nhà Mới?

Mua hoa cắm trong ngày lễ nhập trạch nhà mới không chỉ dùng để trang trí, làm đẹp và trang trọng thêm cho bàn thờ. Mà còn mang tính phong thủy hay tâm linh rất cao. Đối với người Việt Nam, việc cắm hoa trưng trên bàn thờ tại những buổi lễ quan trọng của là cách để thể hiện sự thành tâm với các thần linh, chu đáo với gia tiên. Như một sự thông báo với ông bà, tổ tiên đã khuất về sự chuyển đổi nơi sinh sống. Dâng hoa cúng là dâng điều thiện lành và bày tỏ sự biết ơn đối với tổ tiên, thần linh.

Việc cắm hoa hay đặt bàn thờ như vậy là rất quan trọng. Do đó việc chọn lựa loại hoa để cắm trưng bàn thờ cũng quan trọng không kém. Không phải loại hoa nào cũng có thể bày lên bàn thờ theo quan niệm tâm linh. Mỗi loài hoa sẽ có một số màu sắc, hương thơm và cả ý nghĩa khác nhau. Hãy tìm hiểu xem những loài hoa nào có thể dùng để cắm trên bàn thờ trong lễ nhập trạch nhà mới.

Loại Hoa Không Nên Cắm Khi Về Nhà Mới

Hoa lan móng rồng: Với tên gọi thể hiện sự hung tợn, đồng thời cánh hoa cũng trông giống như chiếc móng rồng nên thường không được ưa chuộng khi dùng làm đồ cúng cho ngày lễ nhập trạch.

Hoa phong lan: Chữ “phong” trong tên “phong lan” thể hiện sự đa tình, phóng túng nên không tốt cho bàn thờ trong lễ nhập trạch.

Hoa ly: Dù rực rỡ, ngát hương là như vậy nhưng đây lại là loại hoa không nên dâng lễ lên bàn thờ. Bởi nó có ý niệm ly tán, chia ly. Người xưa thường kiêng không cắm loại hoa này để trưng lên bàn thờ nhất là trong lễ nhập trạch.

Hoa đại: Đây là một loài hoa mang hương thơm ngát dễ chịu, màu sắc đẹp nhưng kiêng dùng trưng ban thờ bởi theo sự tích của Lào thì loài hoa này còn là tượng tương của chuyện tình yêu nam nữ, vì vậy không được dùng cắm trang trí bàn thờ vào lễ nhập trạch.

Hoa phù dung: Đây là một loài hoa đẹp nhưng mau tàn, không chơi được lâu nên người ta cũng kiêng cắm trang trí ban thờ, vì quan niệm hoa mau tàn thì mang lại sự lụi tàn cho gia chủ.

Hoa râm bụt: Hoa râm bụt có màu đỏ, bông to đẹp nhưng không dùng cắm bàn thờ vì cái tên “râm bụt” chứa chữ “râm” khá nhạy cảm và trần tục, không phù hợp để trưng bàn thờ trước thần linh, tổ tiên.

Chuyển Về Nhà Mới Nên Cắm Hoa Gì?

Hoa Trạng Nguyên

Hoa trạng nguyên có màu đỏ cũng rất được ưa chuộng để trang trí bàn thờ. Thể hiện không khí rộn ràng vui tưoi và may mắn cho cả nhà. Cái tên trạng nguyên cũng rất có ý nghĩa đối với các “sĩ tử”. Do vậy gia đình có con cái đang thi cử cũng hay trưng bày loại hoa này trên bàn thờ với ý nghĩa đem lại may mắn đường công danh cho con.

Hoa Cúc – Hoa Nên Cúng Khi Dọn Về Nhà Mới

Hoa cúc là chọn lựa hàng đầu và phổ biến của người Việt mỗi khi mua hoa cắm dâng bàn thờ. Dù không sở hữu hương thơm ngào ngạt. Nhưng hoa cúc rất rẻ, tươi lâu và mang ý nghĩa đem lại may mắn, niềm vui cho các thành viên gia đình. Màu vàng của hoa cúc vàng thể hiện sự hân hoan và nụ cười cho những thành viên trong nhà. Còn hoa cúc trắng biểu hiện cho sự duyên dáng, lòng hào hiệp.

Hoa Lay Ơn – Hoa Nên Cúng Về Nhà Mới

Hoa lay ơn có khá nhiều màu sắc cùng mùi thơm nhẹ, thân dài. Nhiều hoa trên một cành, tươi lâu. Và để bền cùng vẻ đẹp tinh tế hoa lay ơn thường được dâng lên bàn thờ những ngày lễ tết. Với mong muốn có một sức sống bền bỉ cho cả gia đình, luôn tươi, luôn đẹp như những bông lay ơn.

Hoa Đồng Tiền

Hoa đồng tiền, cái tên nói lên tất cả. Bông hoa tượng trưng cho tài vận vào nhà. Hoa đồng tiền khá đa dạng với loại cánh đơn và cánh kép cùng màu sắc rực rỡ với các gam màu nóng như đỏ, cam, vàng, hồng… Nếu trưng bày lên bàn thờ sẽ mang lại sự rạng rỡ cho không gian, tiền vào như nước cho chủ nhà.

Hoa Sống Đời

Loài hoa này có lẽ không quá phổ biến. Nhưng cái tên của nó rất ý nghĩa và hoàn toàn phù hợp để trang trí cho bàn thờ trong ngày lễ nhập trạch nhà mới. Cái tên Sống Đời mang ý nghĩa sức sống bền bỉ, cùng với màu sắc rực rỡ của nó. Thể hiện sự sinh sôi, đoàn kết giữa những thành viên trong gia đình.

Hoa Hải Đường

Chữ “Đường” trong hoa Hải Đường mang ý nghĩa là một căn nhà lớn. Đây là loài hoa tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, an khang thịnh vượng và rất thích hợp để cắm trưng bày lên ban thờ vào lễ nhập trạch nhà mới.

Những Loài Hoa Nên Cắm Để Chưng Bàn Thờ Ngày Tết Rước Tài Lộc Vào Nhà

Theo như truyền thống phong tục người Việt nam, Ngày tết bên cạnh nén hương, chén rượu, mâm cơm, đĩa hoa quả,… bàn thờ của các gia đình Việt không thể thiếu được những bình hoa, chậu hoa đẹp chưng trên bàn thờ trang trí trong nhà ngày tết.

– Vào những ngày tết, việc có 1 chậu hoa trong nhà hay việc được xem là 1 trong những phong tục truyền thống ngày tết trong câu nói chưng hoa bàn thờ ngày tết là chuyện không thể thiếu trong nếp sống người Việt để làm đẹp, đem không khí xuân tràn ngập trong căn nhà, nhất là trong đời sống tâm linh trong việc cúng tổ tiên, các chư vị thánh “Mùa xuân là tết trồng cây”.

– Vì thế việc cắm hoa chưng bàn thờ ngày Tết không phải ai cũng biết rõ, nên chọn loại hoa nào để chưng trên bàn thờ gia tiên để năm mới rước nhiều tài lộc, may mắn và đặc biệt những loại hoa nào không nên cắm trên bàn thờ ngày Tết.

Để các bạn hiểu rõ về cách chọn hoa và cắm hoa, chuyên gia về phong thủy chia sẻ với Hoa Lan Toda Orchids tên một số loài hoa và cách cắm hoa tốt nhất để chưng bàn thờ trong dịp Tết Kỹ Hợi năm 2019

* Những loài hoa nên cắm chưng bàn thờ ngày Tết

– Tùy theo quan niệm của từng vùng mà có những điều kiêng kị khác nhau khi chọn hoa dâng lên ban thờ ngày tết, theo Hoa Lan To da nhìn chung có một số loại hoa được cho là phù hợp để thờ cúng, một số loại hoa lại được kiêng kị vì tên hoa, sự tích loài hoa hoặc mùi hương của loài hoa ấy không mang ý nghĩa tốt lành.

– Khi đi lễ chùa hoặc trong nhà có bàn thờ Phật cần nhất chữ tâm và chữ tịnh, dâng hoa cúng không nên kết hợp nhiều loại vì sẽ giảm mất sự thanh thoát. Hoa cúng lễ Phật nên chọn hoa lan hồ điệp hoặc sen có màu vàng và đỏ là những màu tượng trưng cho nhà Phật như hồ điệp vàng, hồ điệp hồng đỏ….

– Người ta thường chọn những loài hoa mang những tên gọi tốt lành như cát tường, huệ, hồ điệp, cúc để chưng bàn thờ. Đặc biệt, hoa hồ điệp và sen được xem là loài hoa thanh sạch nên dùng để dâng lên bề trên. Những ngày đầu năm, tuyệt đối không được chưng những loại hoa gai góc hay có tên gọi không hay.

– Bất cứ đồ vật nào cũng sẽ tạo ra vận khí riêng, vì vậy hoa và trái cây chưng lên bàn thờ nên chọn những loại thanh sạch, mang nguồn năng lượng tích cực. Có như vậy, trong năm mới gia đình mới gặp được nhiều may mắn, công việc làm ăn thuận lợi thành công.

* Cách cắm hoa chưng bàn thờ ngày Tết

– Trên bàn thờ mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 lọ hoa là đủ. Mỗi lọ hoa không nên cắm quá nhiều hoa và cũng không được cắm xòe sang hai bên. Theo quan niệm dân gian, việc cắm hoa xòe trên bàn thờ sẽ che khuất mắt của các bậc bề trên.

– Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, Thánh, gia tiên, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.

– Để chậu hoa đẹp, sinh động, gia chủ nên phối nhiều màu sắc lại với nhau. Tuy nhiên, không nên chọn quá nhiều màu vì nó sẽ gây rối mắt, ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ trên bàn thờ.

– Muốn năm mới đầy đủ, sung túc gia chủ nên cắm hoa hướng ra ngoài và hướng lên cao. Đây cũng là cách thể hiện sự tôn kính của con cháu với người đã khuất.

Chút Suy Nghiệm Về Lễ “Tán Hoa Cúng Phật”

Chút Suy Nghiệm Về Lễ “Tán Hoa Cúng Phật”

Hoa là tinh túy của các loài thảo mộc, là sự kết tinh từ quá trình phát triển tự nhiên của một mầm sống thực vật. Hoa lan tỏa hương thơm dịu dàng như một chất liệu thanh khiết làm cho tâm ta cảm giác an nhiên thanh tịnh; vì thế mỗi khi thành tâm dâng hoa lên cúng dường chư Phật mười phương cùng thánh Tăng ta sẽ được công đức vô lượng. “Rải hoa trang nghiêm tịnh quang minh Trang nghiêm hoa báu làm màn trướng, Rải các hoa báu biến mười phương, Cúng dường tất cả chư Như Lai”

Bài kệ trên đã cho ta thấy ý nghĩa quan trọng của việc dâng hoa cúng Phật”. Hoa còn được biểu thị trang nghiêm thân Phật, như tướng hảo quang minh của Phật. Hoa có đặc tính thơm tho trang nghiêm thanh tịnh, cho nên hoa là một trong các phẫm vật được dâng lên cúng Phật từ xa xưa cho đến ngày nay, vì Hoa tiêu biểu cho bố thí, vì có bố thí thì khiến người sanh hoan hỷ, còn hương tiêu biểu cho trì giới, vì có trì giới thì hạnh nghiệp thơm lừng. Trong kinh Phật thường đề cập đến các loại hoa, như trong phẩm Thí Dụ kinh Pháp Hoa có nói rằng: “Nếu lúc muốn đi thì có hoa báu đỡ chân…” hay trong phẩm Hoa kinh Pháp Cú ” Hương các loại hoa thơm, không ngược bay chiều gió; Nhưng hương người đức hạnh, ngược gió khắp tung bay; Chỉ có bậc chân nhân, tỏa khắp mọi phương trời. Hoa Chiên đàn, Già la, Hoa sen, hoa Vũ quý, giữa những hương hoa ấy, giới hương là vô thượng “.

Với ý nghĩa của việc cúng hoa trong Phật giáo thể hiện lòng tín tâm hướng về Tam bảo, đồng thời đối với những người hành giả cũng là việc gieo trồng công đức phước báu, trí huệ tốt đẹp trong cuộc sống hiện tại và tương lai; Với tình cảm gắn kết giao lưu văn hóa tâm linh giữa hai dân tộc Việt-Nhật nói chung và tình Đạo Pháp giữa Tu viện Khánh An với Tăng đoàn Phật giáo Tịnh độ tông nói riêng do Hòa thượng Yoshimizu Daichi – Nguyên Tông trưởng Tịnh Độ tông Nhật Bản làm trưởng đoàn cùng các chư Tăng Ni thuộc Tịnh độ tông Nhật Bản đã có chuyến viếng thăm và Tán hoa cúng dường Tam bảo tại Tu viện Khánh An vào sáng ngày 27/11/2018 (nhằm ngày 21/10 ÂL).

Hòa thượng Yoshimizu Daichi – Nguyên Tông trưởng Tịnh Độ tông Nhật Bản

Chuyến viếng thăm lần này của Tăng đoàn Tịnh độ tông Nhật Bản đã giúp cho hàng Phật tử đạo tràng Khánh An được hiểu hơn về ý nghĩa và lễ tán hoa cúng dường chư Phật, một truyền thống Phật giáo Tịnh độ tông được truyền thừa cho đến ngày nay tại Nhật Bản.

Nguyễn Hưng-Minh Trí

Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Loài Hoa Không Nên Bày Trong Nhà Và Trên Ban Thờ, Tránh Tán Tài Tán Lộc trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!