Bạn đang xem bài viết 5. Nghi Cúng Vía Phật A Di Đà được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chùa Quang Thiện, California, USAẤn hành 2002
5. NGHI CÚNG DƯỜNG THÁNH ĐẢN ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ
(Ngày 17-11 Âm Lịch) * Tiết thứ làm nghi: – Chuông trống Bát Nhã. – Cử nhạc khai đàn. – Chủ lễ đăng điện. – Cử nhạc tham lễ. – Chủ lễ niệm hương. – Dâng hương – tác lễ. Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, Cúng dường ngôi Tam Bảo. Thề trọn đời giữ đạo, Theo tự tánh làm lành, Cùng pháp giới chúng sanh, Cầu Phật từ gia hộ: Tâm Bồ đề kiên cố, Chí tu học vững bền, Xa biển khổ mông mênh, Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát. Đấng Pháp vương vô thượng, Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người, Cha lành chung bốn loại. Qui y tròn một niệm, Dứt sạch nghiệp ba kỳ, Xưng dương cùng tán thán, – LỄ PHẬT: Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng, Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn, Lưới Đế châu ví đạo tràng, Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời . Trước bảo tọa thân con ảnh hiện, – ĐẢNH LỄ TAM BẢO: (3 lần) Lư vàng vừa bén, Pháp giới hương bay, Mười phương chư Phật thảy đều hay, Theo gió cuốn mây bay, Xin gởi lòng này, Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát.Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại đại bi tâm đà la ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà dạ ta bà ha. Tán lễ Tây phương, Cực lạc thanh hương, Sen vàng chín phẩm hoa hương, Cây báu thành hàng, Thường nghe thiên nhạc du dương. A Di Đà Phật đại phóng từ quang, Hóa đạo chúng sanh vô lượng, Giáng cát tường. Hiền tiền chứng đẳng ca dương, – TỤNG BÀI Ý NGHĨA KỶ NIỆM NGÀY THÁNH ĐẢN: (Tất cả đồng ngồi, tụng châm, đậu câu thay vì bạch sớ). Nam mô Tây phương Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. Chúng con cung kính nghe rằng: Thân vàng tươi tốt, Ba đời uy đức huy hoàng; Ao báu sen vàng, Mười cõi hào quang rực rỡ. Tịnh nghiệp pháp môn nguyện mở, Thiện nhơn liên xã xin đăng, (3 lần) Niệm Phật vãng sanh Thánh cảnh. Nhớ đức Di Đà Đại thánh, Thương tình tiếp dẫn Lạc bang. Hôm nay tất cả chúng con: Cung kính quỳ trước đạo tràng, Chí thành dâng nguyện lên pháp cúng. Di Đà kinh văn phúng tụng, Hồng danh Thánh hiệu xưng dường
– TÁN HƯƠNG:
Theo ngài Tuệ Viễn cao tăng, (11)
Dâng đủ ngũ căn hương, (1)
Cúng đầy bát đức thủy. (2)
Cúng duờng Cực lạc Đạo sư, Tôn vinh giờ thiêng vía Thánh Đông Tây hai cảnh, Cảm cách một lòng, Cúi đầu cầu mong, Dủ lòng chứng giám. Tất cả chúng con nghĩ rằng: Tự tánh Di Đà mặc cảm, Duỳ tâm Tịnh độ nghĩ suy. A Di Đà Phật là gì? Là vô lượng quang, Vô lượng thọ, Là vô biên trí tuệ từ bi! Duy tâm Tịnh độ là gì? Là đất nước trang nghiêm công đức Là phương trời tự tại an vui! Thế nhưng tất cả chúng con, Từ vô thỉ kiếp đến nay:
Cùng thất chi quả quí, (3)
Với chúng diệu hoa tươi. (4)
Đến như thế giới chúng con:
Sáu đường sanh tử tới lui, (9)
Ba cõi luân hồi qua lại. (10)
Đến đây tất cả chúng con: Nguyện phát minh thể tánh chơn thường, Hầu thấy Di Đà tự tánh. Mong xây dựng cuộc đời đạo hạnh, Ngõ thành Tịnh độ duy tâm. Cúi đầu thệ nguyện âm thầm, Nam mô Tây phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, tác đại chứng minh. Duy nguyện: Núi bạch hào uyển chuyển, Biển thệ nguyện bao la. Thả thuyền vô để đến Ta bà, Rước chúng hữu tình về Cực lạc. Đồng lên bờ giác, Cùng thoát bến mê, Viên mãn lời thề, – TÁN: Tây phương thế giới cõi an lành, Người vật nơi đây thảy hóa sanh. Bảy báu trang nghiêm đầy đất nước, – TỤNG: (Kinh A Di Đà, lễ 12 Phật hiệu sau kinh hoặc tụng 48 lời nguyện; nên soạn kinh trước khi làm lễ). – TỤNG: (Bát Nhã Tâm kinh: Ma ha Bát nhã … hoặc: A Di Đà Phật thân kim sắc …) – TÁN: A Di Đà Phật, Thệ nguyện khôn lường, Phóng quang tiếp dẫn khắp muôn phương, Thánh đản ca dương, Nam mô Tây Phương A Di Đà Phật. – CHỦ LỄ XƯỚNG: Tôn vinh Thánh Đản lễ viên hoàn, Công đức vô biên nguyện cúng dàng, Xin nguyện chúng sanh cùng pháp giới, – PHỤC NGUYỆN: Vừng hồng Phật nhựt huy hoàng, Tiếng gọi Pháp âm vang dội, Trang nghiêm Pháp hội, Thanh tịnh Tăng đoàn, Sông núi bình an, Phổ nguyện: Đàn na thí chủ, Tăng ích phước điền, Pháp giới nhơn thiên, Nam mô A Di Đà Phật. – TỤNG: Nguyện tiêu ba chướng trừ phiền não, Nguyện được trí tuệ thật sáng tỏ, Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ, Nguyện sanh Cực Lạc cảnh Tây phương, Chín phẩm hoa sen là cha mẹ, Hoa nở thấy Phật chứng vô sanh, Bất thoái Bồ Tát là bạn hữu, Nguyện đem công đức này, Hướng về khắp tất cả, Đệ tử và chúng sanh Tự qui Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. Tự qui y Pháp, xin nguyện chúng sanh thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển. Tự qui y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. Thù ân kỷ niệm, Lễ đã viên thành, Chuông trống hòa thanh, Cúi đầu lễ tất. * Ghi chú: (1 lễ) (1 lễ) (1 lễ) (đồng hòa) (3 lần)
Tám nạn, ba tai kinh hãi, (5-6)
Bốn suy, tám khổ chán chường. (7-8)
1. Ngũ căn hương: Tín, Tấn, Niệm, Định, và Tuệ – 5 công hạnh.
2. Bát đức thủy: Nước có 8 công đức: ngọt, lạnh, mềm dẻo, nhẹ, trong sạch, không hôi, uống rồi không khô cổ, uống không hại bao tử.
3. Thất giác chi: Bảy giác quán là trạch pháp, tinh tấn, hỷ xả, khinh an, niệm, định và hành xả.
4. Chúng diệu hoa: các thứ hoa quí; xem kinh A Di Đà Sớ Sao thì rõ hơn.
5. Tám nạn: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Uất đơn việt, (nơi đầy đủ mọi thứ sung sướng) trời sống lâu, câm điếc, ngọng lịu, thông minh thế gian, trước Phật, sau Phật.
6. Ba tai: chiến tranh, đói khát và bệnh hoạn.
7. Bốn suy: sanh, già, bệnh, chết; hoặc: thành, trụ, hoại, không.
8. Tám khổ: sanh, lão, bệnh, tử, thương yêu xa nhau, oán ghét gặp nhau, tìm cầu không được, và năm ấm đầy nhầy (tức thân thể to mập, nặng nề, và tinh thần suy nhược); Năm ấm gồm: sắc, thọ, tưởng, hành và thức.
9. Sáu đường: Địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, người, trời và A tu la.
10. Ba cõi: Cõi dục, cõi sắc, và cõi vô sắc.
11. Cao tăng Huệ Viễn: Tổ lập ra Tịnh nghiệp Đạo tràng để giáo hóa người tu pháp môn Tịnh độ đầu tiên ở Trung Quốc.
Đèn Cúng Phật In Hoa Sen Chữ A Di Đà Phật
Đèn cúng Phật in chìm hoa sen 3D Chữ A Di Đà Phật được khắc chìm trong khối hình cầup bằng pha lê trong suốt, chân đế bằng chất liệu hợp kim nguyên khối, sơn tĩnh điện màu nâu đồng, chống oxy hóa cao, cảm giác cầm chắc chắn, an toàn khi trưng bày trên không gian cao, tạo sự uy nghiêm cho không gian thờ cúng. Đây là một tuyệt tác được thiết kế để trưng bày bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên, ánh hào quang 5 màu từ đèn Led là những vệt ánh sáng dài, sáng đẹp, điều khiển bởi bộ Adapter nhỏ gọn, có chế độ điều chỉnh màu nhanh chậm tùy ý.
Đặc tính siêu tiết kiệm điện của đèn Led, kết hợp màu sắc đẹp khi vận hành, Đèn cúng Phật in chìm hoa sen 3D Chữ A Di Đà Phật ngoài công dụng trưng bày bàn thờ cúng thêm trang trọng trong các dịp lễ cúng, thì tại gia đình hoặc đạo tràng có thể sử dụng để tô điểm không gian chung thêm ấm áp và thiêng liêng hơn.
Tại Shop Tĩnh Tâm Quán ngoài cung cấp dòng sản phẩm Tượng Phật A Di Đà , Bổn Sư Thích Ca, Quán Thế Âm Bồ Tát… Thì dòng sản phẩm tượng Phật bằng gỗ, gốm, đá ép, đá lưu ly cũng được chế tác tinh xảo, giúp cho mỗi người khi lễ lạy đều sinh tâm hoan hỉ.
“Shop Tĩnh Tâm Quán – Kênh Mua Bán Online Tranh Tượng Phật Đồ Thờ Cúng cam kết với khách hàng luôn đảm bảo tính chính xác rõ ràng, nguồn góc xuất xứ cũng như thái độ hoan hỷ khi phục vụ với mong muốn đem lại cho Quý khách hàng cảm giác mua hàng ONLINE ĐÚNG MẪU ĐÚNG CHẤT LƯỢNG AN TOÀN CAO ” – Với phương châm: ” Chữ Tín Làm Đầu” – Chất lượng phục vụ tốt – Giao hàng đúng hẹn – Dịch vụ nhanh, chuẩn xác độ tinh cậy cao. – Hàng hóa được chọn lọc rất kỹ trước khi phát hành. A Di Đà Phật!
Shop Tĩnh Tâm Quán Web: tinhtamquan.com Fanpage : Shop Tĩnh Tâm Quán Call: 0932.808.715 – zalo – Viber – Messger
Phân Biệt Phật Thích Ca Và Phật A Di Đà Để Không Nhầm Lẫn
(Lichngaytot.com) Không ít người nhầm tưởng Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là một. Bởi khi nhắc tới hai vị Phật này, mọi người thường hay niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hay “Nam Mô Bổn Ni Thích Ca Mâu Ni Phật”. Vậy làm thế nào để phân biệt và không nhầm lẫn giữa hai Ngài?
1. Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là 2 vị Phật tách biệt
Về , nếu được hỏi có phải Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là tên một vị Phật, rất nhiều người sẽ phân vân không biết câu trả lời như thế nào. Bởi bạn vẫn thấy mọi người niệm Nam Mô A Di Đà Phật hay Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, dễ nhầm tưởng đây là 1 vị Phật.
Tuy nhiên, câu trả lời chính xác, đây là 2 vị Phật tách biệt. Một Vị có thật trong lịch sử và một Vị xuất hiện trong kinh Phật giáo.
2. Tìm hiểu Phật Thích Ca là ai?
Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử, chính là Hoàng Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca, thuộc Ấn Độ ngày nay. Ngài sinh vào khoảng năm 624 TCN, là Thái tử con Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Da.
Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên trái đất này và đã sáng lập ra Phật Giáo. Theo thuật ngữ Phật giáo, cõi Ta Bà (đau khổ) chính là trái đất, nơi con người đang sinh sống.
Ở cõi giới này, Đức Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh, nên người đời tôn xưng Đức Phật Thích Ca là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài là vị Phật lịch sử chứ không phải là một vị Phật huyền thoại.
3. Tìm hiểu Phật A Di Đà là ai?
Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Thọ, là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang, ánh sáng vô lượng.
Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Cực lạc (an vui) Tây phương. Trong cuộc đời hoằng Đạo của Đức Phật Thích Ca, rải rác trong các Kinh điển, Ngài đã giới thiệu cho tín đồ của mình về Đức Phật A Di Đà và cõi nước Đức Phật A Di Đà đang giáo hóa chúng sinh.
Đức Phật Thích Ca sau khi chứng Thánh quả, Ngài có khả năng vận dụng trí tuệ, thần thông thấy biết sự vận hành của tất cả sự vật, hiện tượng, nhân sinh trong vũ trụ một cách chuẩn xác.
Nhờ khả năng đặc biệt này nên Ngài thấy rõ quá trình tu hành của Đức Phật A Di Đà qua nhiều kiếp. Thấy rõ môi trường sống và đời sống sinh hoạt của chúng sanh ở Tây Phương Cực Lạc do Đức Phật làm giáo chủ. Như vậy, Phật A Di Đà là vị Phật được Đức Phật Thích Ca giới thiệu cho chúng ta.
Theo lời dạy của Phật Thích Ca, con người nếu muốn sau khi chết được tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc thì trong quá trình sống, làm việc luôn hướng về điều thiện, làm điều thiện, siêng năng niệm Thánh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, thì khi chết chúng ta sẽ đước tái sinh về cõi Tây Phương Cưc Lạc này.
Sau khi tái sinh đến cõi này, chúng ta tiếp tục cùng mọi người tu hành theo sự hướng dẫn của Phật A Di Đà cho đến khi chứng đắc Thánh quả giải thoát. Theo đó, các Phật tử thường chào nhau bằng Phật hiệu ” Nam mô A Di Đà Phật”.
Có thể bạn chưa biết:
4. Phân biệt Phật A Di Đà và Phật Thích Ca qua hình dáng, đặc trưng
– Về Phật Thích Ca
Phật Thích Ca thường trong các chùa Phật giáo Bắc tông (Đại Thừa) đều thờ Ngài ở chính giữa chính điện. Nên gọi Ngài là đấng Trung Tôn, vì Ngài là vị Giáo chủ cõi Ta bà này.
Hình tượng Ngài không nhất thiết phải giống người Ấn Độ, vì theo quan niệm Phật giáo Bắc tông, nhất là Thiền tông cho rằng, mỗi người đều có ông Phật (Phật tính) nên người nước nào tạc tượng giống người nước đó. Từ nét mặt cho đến hình tướng. Nên hình tượng thờ trong các chùa không nhất thiết phải giống nhau. Đó là xét trên đại thể, còn các chi tiết tương đối giống nhau.
– Hình dáng đặc trưng của Phật Thích Ca
+ Tóc Phật Thích Ca có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc.
+ Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, không đắp y khoát vuông để trống trước ngực với chữ Vạn (tức không có chữ Vạn).
+ Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.
+ Tay tượng Phật Thích Ca có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng…
+ Phật cũng có thể cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, dấu hiệu cho giáo chủ.
Phật Thích Ca Mầu Ni có thể được minh họa cùng hai vị tôn giả là Ca Diếp (vẻ mặt già, bên trái) và A Nan Đà (vẻ mặt trẻ, bên phải). Đây là hai đại đệ tử của Phật Thích Ca khi ngài còn ở thế gian.
– Về Phật A Di Đà
+ Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây),
+ Áo có thể khoát vuông ở cổ, trước ngực có chữ “vạn”.
+ Phật A Di Đà có thể trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa – tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.
+ Phật A Di Đà cũng có thể ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau). Trên tay Phật có thể giữ một cái bát, là dấu hiệu cho giáo chủ.
Phật A Di Đà thường được minh họa cùng hai vị Bồ Tát là Quán Thế Âm (bên trái, cầm cành dương và bình nước cam lộ) và Đại Thế Chí (bên phải, cầm bông sen xanh).
Cách Bài Trí Ban Thờ Tượng Phật A Di Đà Tại Gia Đúng Chuẩn
Đức Phật A Di Đà là giáo chủ Tây phương giới, Ngài biểu tượng cho thế giới Cực Lạc. Ngoài hệ thống chùa, tịch xá, tu viện, nhiều gia đình thờ phụng tượng Đức Phật tại gia. Nhưng cách sắp xếp, bài trí tượng Phật A Di Đà như thế nào mới tốt?
Tìm hiểu nguồn gốc Phật A Di Đà
A Di Đà Phật được phiên âm từ Amitābha có nghĩa là ánh sáng vô lượng, hay còn được biết đến với tên gọi Amida hoặc Amitāyus có nghĩa là thọ mạng vô lượng. Dựa vào tên gọi này, Đức Phật A Di Đà được xem là đức Phật Vô Lượng Thọ Vô Lượng Quang hay Tiếp Dẫn đạo sư. Ngài là một trong những vị Phật được thờ trong Phật giáo Đại thừa, Tịnh Độ tông, ngụ ở tịnh độ của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu độ.
Phật A Di Đà lần đầu tiên được nhắc đến trong Kinh Vô Lượng Thọ, khi Đức Phật Thích Ca trong một lần thuyết giảng lúc tại thế. Tuy vậy, các bằng chứng khảo cổ chỉ tìm thấy kinh Vô Lượng và các ghi chép về Phật A Di Đà vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên. Phần giải thích lịch sử nguồn gốc về niềm tin A Di Đà được trích ở bách khoa toàn thư Việt Nam cho rằng Phật A Di Đà là 1 sản phẩm của học giả Phật giáo của thế kỷ thứ 1 trước công nguyên. Do đó, không có cơ sở nào chứng minh được Đức Thích Ca có thật sự nói về Phật A Di Đà hay không, hay Phật A Di Đà chỉ là một sản phẩm của học giả.
Đến hiện tại, vẫn còn rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc Phật A Di Đà
Còn theo Đại Kinh A Di Đà, Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, Phật A Di Đà từng là một vị tăng tên là Pháp Tạng – Dharmākara trong 1 kiếp trước. Ngài nguyện khi đắc quả Phật sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những quốc độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Sau đó Dharmākara đắc đạo trở thành Phật A Di Đà. Phật A Di Đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới đã tịnh hoá, gọi là Cực Lạc tịnh độ ở Tây phương. Từ thế giới này Ngài sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị Bồ Tát, đón những chúng sinh đã khuất và dẫn họ đi tái sinh trong đất nước thanh tịnh của Ngài.
Trong lịch sử Phật giáo thì Phật A Di Đà được tôn thờ sớm nhất trong lịch sử. Ngài được coi là Đức Phật ở kiếp trước. Trong Tam Thế Phật thì Đức Phật cũng biểu thị cho thế quá khứ. Tượng Phật A Di Đà thường được vẽ hoặc đúc với màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây. Một tay của Ngài bắt ấn thiền định, tay kia giữ một cái bát, biểu trưng của một giáo chủ, cũng có khi một tay Đức Phật cầm tòa sen, một tay xòe ra đưa xuống đất có ý nghĩa để dẫn dất chúng sinh lên tòa sen về cõi tịnh độ.
Ý nghĩ thờ tượng Phật A Di Đà
Đức Phật A Di Đà xuất hiện vớ 48 đại hạnh nguyện lớn, trong đó chủ yếu nói về việc Ngài phổ độ chúng sinh khi thành Phật. Ngài đưa con người thoát ra khỏi những điều khốn khổ trong cuộc sống. Hướng về những điều thiện, tránh những cái ác trong cuộc sống. Dẫn dắt những người đã mất ở trần thế về thế giới Tây phương Cực lạc, nơi Ngài làm Giáo chủ.
Nếu con người sớm thức tỉnh, nhận ra chân lý của sự khổ đau, thoát khỏi bể ái thì sẽ được Phật dẫn dắt. Nhờ đó con người nhận ra những điều chân lý và tránh khỏi buồn đau cuộc sống.
Phật A Di Đà thường được thờ cạnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và tượng Phật Di Lặc. Hàm ý để thể hiện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong đó Phật A Di Đà được coi là hiện hữu của quá khứ. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng thờ tượng Tây phương Tam Thánh gồm Phật A Di Đà ở giữa, hai bên là Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Việc thờ phụng bộ ba này biểu thị cho sự giác ngộ và mong cầu được cứu độ khỏi đau khổ lầm than, dùng ánh sáng trí tuệ để dẫn đường con người về chánh thiện.
Phật A Di Đà là giáo chủ Tây phương Cực lạc, có hạnh nguyện cứu vớt chúng sanh
Cách bài trí tượng Phật A Di Đà đúng chuẩn
1. Vị trí đặt tượng Phật A Di Đà
Nếu thờ tượng Phật A Di Đà tại gia, nên đặt bàn thờ Phật ở vị trí chính của phòng khách, đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà. Bàn thờ Đức Phật ở vị trí trung tâm của nhà để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến của pháp sư hay thầy phong thỷ về vị trí tốt. Tránh đặt tượng Phật gần những nơi như phòng ngủ, phòng vệ sinh, gần cầu thang, lối đi lại. Như vậy sẽ thể hiện sự bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.
Hoặc thờ ban Phật trong không gian phòng thờ riêng biệt, không nên thờ chung với ban thờ gia tiên. Sau tượng Phật không nên có cửa sổ. Tượng Phật phải đặt đối diện với cửa sổ có đủ ánh sáng để cho người khách bước vào có thể thấy ngay được.
Tượng Phật A Di Đà nên đặt ở phòng vắng lặng, không gian thờ cúng riêng, tránh nơi ra vào nhiều người, ồn ào ảnh hưởng tới sự thanh tịnh nơi Phật.
Như đã nói ở trên. không nên thờ tượng Phật cùng với ban thờ gia tiên. Trừ giả nếu không gian nhỏ thì hãy đặt tượng Phật ở vị trí trung tâm, cao nhất, gia tiên tiền tổ đặt xung quanh. Tuyệt đối không thờ chung bát hương. Một số gia đình có thờ thêm các tượng phong thủy, ban Thần tài, Thổ Địa thì vị trí của ban thờ Ngài cũng là trung tâm và tuyệt đối.
Bài trí tượng Phạt A Di Đà đúng chuẩn sẽ giúp gia chủ có được bình an
2. Bài trí tượng Phật A Di Đà đúng chuẩn
Có 3 cách để bài trí tượng Đức Phật cơ bản và đúng chuẩn:
Thứ nhất: Thờ độc tôn, là thờ chỉ 1 vị Phật hoặc 01 vị Bồ Tát, như: Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Quan Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát…
Thứ hai: Thờ theo bộ, Những vị Phật và Bồ Tát hay thờ cùng với Phật A Di Đà gồm có:
Tây Phương Tam Thánh: Phật A Di Đà là Cung chủ của Tây Phương giới, Ngài ngồi ở vị trí trung tâm. Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Hai vị Bồ Tát, một bên đại diện cho tinh thần đại trí, một bên biểu thị cho tinh thần đại bi.
Tam Thế Phật: Ý chỉ vị Phật của 3 thời. Phật A Di Đà tượng trưng cho thời quá khứ, Phật Thích Ca là thời hiện tại và Phật Di Lặc biểu trưng thời tương lai. Dựa theo thứ tự đó, ở giữa là tượng Đức Phật Thích Ca, Ngài Di Lặc ở phía tay trái Đức Phật, bên còn lại à vị trí chủa Phật A DI Đà.
Bài trí tượng Phật A Di Đà thờ độc tôn
Thứ ba: Thờ phối hợp, là thờ theo bộ kết hợp với thờ độc tôn, như thờ: Tam Thế Phật bậc trên, thờ Bồ Tát Quan Âm bậc dưới. Tượng Tây Phương Tam Thánh bậc trên, thờ Bồ Tát Di Lặc bậc dưới. Phật Thích Ca bậc trên, Tây Phương Tam thánh bậc dưới… Kiểu thờ này chủ yếu được áp dụng trong chùa, đền, miếu… những nơi không gian thờ cúng chuyên biệt và rộng rãi.
Những lưu ý khi thờ tượng Phật A Di Đà tại gia
+ Giống như bất kì một vị Phật hay Bồ Tát khác, khi thỉnh tượng về thờ tại gia, đều sẽ có nhưng lưu ý và cấm kị gia chủ cầm nắm rõ. Có như vậy mới không phạm vào đại kị hay bất kính với các vị Phật, Bồ Tát.
+ Nên đặt ban thờ để Phật hướng ra ngoài cửa chính. Tại vị trí đó sẽ có tác dụng hữu ích với những người đã khuất trong gia đình gia chủ. Ngài sẽ cứu độ, giải trừ đau khổ của người thân, giúp người đó siêu thoát.
+ Không đặt ban thờ Phật ở vị trí gần nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ hay những nơi dễ bị uế khi lây như góc cầu thang và hướng quay về nhà tắm.
+ Gia chủ không nên thờ chung Thần khác như Thổ công, Thần Tài, Quan Công… cùng với Tây Phương Tam Thánh, bởi vì Thần thánh vẫn nằm trong lục đạo luân hồi. Nếu gia chủ có hành động thờ chung sẽ dẫn tới việc phạm phải điều cấm kỵ trong nhà Phật.
+ Nếu thờ Tam Thánh, cần lưu ý về vị trí sắp xếp 2 vị Bồ Tát 2 bên. Vị trí của ban thờ phải ở vị trí trên cao nhất, ít nhất đỉnh tượng Bồ Tát phải được thờ cao hơn đỉnh đầu của gia chủ trở lên.
Khi thờ tượng Phật tại nhà cần tránh những cấm kị để không bị mang vận xấu cho gia đình
+ Chỉ nên dùng hoa quả và được đặt trên đĩa đựng trái cây khi dâng lễ. Và đặc biệt đồ trái cây để cúng không được dùng trong việc khác, hay để cúng cùng với ban gia tiên.
+ Nếu trong nhà có ban thờ gia tiên thì nên đặt ban gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc phải của ban thờ Phật. Bởi lễ trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, Phật là thầy. Ngay cả những người đã khuất cũng cần có sự giác ngộ từ Phật, chính vì vậy khi được đặt ban gia tiên bên cạnh ban thờ Phật.
+ Không dùng chung bát hương với gia tiên, không đặt tượng Phật A Di Đà thấp hơn ban thờ gia tiên.
Mua tượng Phật A Di Đà ở đâu uy tín?
Bảo Long là đơn vị uy tín, chuyên chế tác và bán tượng Phật A Đi Đà, tượng Phật bằng đồng, đồ thờ đồng khác… Sử dụng công nghệ đúc truyền thống của làng nghề Ý Yên Nam định. Cùng với đó là các nghệ nhân lâu nắm, tài hoa. Các mẫu sản phẩm của chúng tôi luôn đa dạng từ hình dáng, mẫu mã, kích thước. Riêng về chất lượng sản phẩm, chúng tôi tự tin là đơn vị hàng đầu chuyên về đồ đồng hiện nay.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, yêu cầu về chất lượng và thẩm mĩ càng cao. Bảo Long cũng không bị tụt hậu phía sau mà luôn tiên phong trong việc đổi mới, cập nhật xu hướng. Nếu nhìn vào các sản phẩm của chúng tôi, sẽ thấy từ hoa văn chi tiết đều tỉ mỉ và có hồn. Riêng với tượng Phật bằng đồng, là một trong những sản phẩm nổi bật của công ty. Chúng tôi nhận thi công đúc các mẫu tượng Phật đầy đủ kích cỡ phục vụ từ chùa đền, đến thờ tại gia. Đặc biệt, vì là đơn vị trực tiếp sản xuất, giá thành của Bảo Long luôn ổn định và phù hợp với túi tiền người mua.
ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG
Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388
Cập nhật thông tin chi tiết về 5. Nghi Cúng Vía Phật A Di Đà trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!