Xu Hướng 6/2023 # 5 Món Chay Cúng Rằm Tháng 7 Không Thể Không Có Của Người Việt # Top 10 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 5 Món Chay Cúng Rằm Tháng 7 Không Thể Không Có Của Người Việt # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết 5 Món Chay Cúng Rằm Tháng 7 Không Thể Không Có Của Người Việt được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhân gồm có: 0,5g miến ngâm mềm cắt đoạn nhỏ, 1 củ đậu nhỏ, 1 nắm giá đỗ, 1 củ cà rốt bào sợi, 10 nấm hương, 1 tai mộc nhĩ to băm nhỏ (được 22 chiếc nem).

Cách làm: Trộn đều nhân trong bát sau đó múc nhân vào bánh đa nem hoặc chả ram, gói lại. Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho nem vào chảo ran chín vàng.

Sushi chay

Cách làm cơm cuộn sushi chay cũng tương tự như cơm cuộn sushi thường. Ở cơm sushi chay chỉ thay thức ăn bằng ruốc nấm, đậu chiên sợi to,… có thể thay thế theo sở thích của mọi người, rau cũng vậy.

Khoai tây chiên

Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Ngâm trong chậu nước có vắt quả chanh, rửa lại lần nữa cho bớt nhựa. Đun sôi 1 nồi nước, cho vào 2 thìa canh đường, cho khoai vào đảo nhanh tay, vớt khoai ra 1 chậu nước đá ngâm khoảng 10 phút, đổ khoai ra rổ cho thật ráo nước rồi chiên nổi dầu. Như vậy khi ăn khoai sẽ có độ giòn.

Canh củ sen táo đỏ

Chuẩn bị: 1/2kg củ sen gọt vỏ, cắt miếng dày khoảng 1cm; 1/2 kg quả bí đỏ gọt vỏ bỏ ruột, 1 ít quả táo đỏ, bột nêm(nấu chay), bột ngọt.

Ngâm củ sen trong nước muối loãng, vắt thêm vào nước muối 1 quả chanh để củ sen sạch và không bị thâm trong 15 phút. Vớt củ sen ra rổ và rửa lại cho sạch. Cắt bí đỏ thành miếng to ninh cùng 1 lít nước khoảng 20 phút bí đỏ nhừ, dùng dây (lọc cua) lọc lấy phần nước trong để làm nước dùng cho món canh có vị ngọt. Đun sôi nước bí đỏ cho củ sen vào ninh, thêm bột nêm ninh khoảng 15 phút (tuỳ theo độ nhừ của củ sen). Khi củ sen đã nhừ thêm táo đỏ, bột ngọt xôi thêm 2 phút tắt bếp là xong món canh củ sen.

Chả lá lốt chiên

Đậu phụ, nấm hương, hành khô băm nhỏ, thêm gia vị vừa ăn, cuốn với lá lốt, chiên chín vàng rồi bày ra đĩa ăn nóng.

5 Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Mâm Cơm Ngày Tết Của Người Hà Nội

Người Hà Nội vốn có nếp sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh lịch và tinh tế. Sự thanh lịch, tinh tế ấy gửi gắm ở từng món ăn, thức uống, đặc biệt là ở mâm cơm dịp Tết Nguyên đán. Mỗi món ăn lại mang những hương vị riêng, gửi gắm những ý nghĩa đặc biệt. Từ xa xưa, ông cha ta đã quan niệm rằng mâm cơm ngày tết đầy đủ thể hiện cho mong muốn một năm mới sung túc, ấm no vì vậy các món ngon ngày tết thường được chuẩn bị rất công phu. Bên cạnh các món ăn truyền thống như bánh chưng, thịt gà luộc, xôi… thì mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội không thể thiếu nem rán, canh măng khô, giò lụa, hành muối và thịt đông.

Nem rán

Không phải ngẫu nhiên mà món nem rán lại được rất nhiều du khách nước ngoài tấm tắc khen ngợi và không quên nhắc đến khi nói về ẩm thực Việt Nam. Đây là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của người miền Bắc đặc biệt là trong những dịp lễ Tết. Cách làm món ăn này không đơn giản như những món gỏi cuốn thông thường mà phải chuẩn bị và trộn nhân theo tỉ lệ chính xác thì cuốn chả giò mới ngon. Khi rán, dầu phải nóng, vớt ra đúng lúc thì mới thưởng thức được toàn diện món ăn ngon nhất Việt Nam này. Món nem rán thường được ăn kèm với bún hoặc các loại rau sống, chấm cùng với nước chấm chua ngọt.

Canh măng khô

Tết Hà Nội còn đặc biệt hơn với món canh măng, một món ăn từ ngàn xưa để lại nhưng chưa bao giờ thôi hấp dẫn. Món canh măng này được làm từ măng đã phơi khô, chúng được nấu lên sau khi đã được ngâm trong nước. Người ta dùng chúng đem ninh với xương gà, cổ cánh gà hoặc giò lợn. Ninh cho tới khi nào cả măng và thịt đều mềm là có thể thưởng thức. Đặc biệt, người nấu có thể thêm vài mảnh quế hoặc hồi để tạo mùi hương, có thêm hành, mùi, tiêu để tạo vị thơm ngon và thanh mát.

Dưa hành

Dưa hành thường được nhắc đến như một món ăn kèm cùng bánh chưng xanh cũng như với một số món ăn đặc trưng khác gồm có thịt đông, thịt kho Tàu, thịt luộc…. Món ăn có vị chua, cay dịu nhẹ sẽ giúp chúng ta tận hưởng được vị ngon của những món ăn khác cũng như giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn.

Giò lụa

Từ xưa đến nay, giò luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Việt. Các món giò cũng vô cùng phong phú như giò lụa, giò bò, giò thủ… Trong mâm cơm ngày Tết của người Hà Nội, đĩa giò chả luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Một món ăn đơn giản, không phức tạp nhưng gửi gắm vào đó hy vọng trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà. Mùi thơm của lá chuối quyện lại, ăn kèm một chút dưa muối, tạo nên một hương vị đặc trưng mà bất cứ người con Hà Nội nào khi xa quê cũng luôn nhớ về.

Thịt đông

Giữa tiết trời se lạnh, thịt đông là món ăn vô cùng hấp dẫn. Món ăn này có thể được làm từ thịt lợn, thịt gà hoặc đôi khi là cả chân giò lợn. Sau đó, các nguyên liệu được cho vào ninh nhừ và qua một đêm đã trở thành món thịt đông vô cùng hấp dẫn. Một món thịt đông ăn kèm với một củ dưa hành là đúng vị nhất.

Phần thịt đông trong suốt như tượng trưng cho một khởi đầu của sự tin h khôi, trong trẻo, mang lại may mắn cả năm. Hơn nữa, sự gắn kết của từng miếng thịt cũng như sự gắn kết trong tâm hồn của các thành viên trong gia đình, mang lại một hạnh phúc sum vầy.

Các Món Ăn Cúng Rằm Tháng Giêng Không Thể Thiếu

Tùy vào điều kiện cũng như tập quán của mỗi gia đình, mỗi đồng bào dân tộc mà mâm cúng sẽ được chuẩn bị khác nhau. Chủ yếu chỉ cần tập trung vào tấm lòng thành kính của gia chủ. Do vậy, bạn không cần quá câu nệ về việc mâm cúng phải đầy đủ tất cả mọi thứ mà chỉ cần vừa đủ theo khả năng của mình.

Bạn có thể cúng bánh kẹo, món mặn hay các món ăn chay. Bởi có nhiều gia đình cúng chỉ bằng đồ ăn chay thanh đạm, cũng có gia đình nấu các món ăn mặn. Việc cúng rằm đơn giản mà bạn có thể chuẩn bị tại nhà.

Các món ăn cúng ngày rằm tháng Giêng bạn cần chuẩn bị (Ảnh: Internet)

Món xôi gấc cúng rằm tháng Giêng

Xôi là một trong những món ăn thơm ngon và được dùng để thờ cúng khá nhiều. Xôi gấc được nhắc đến bởi nó có độ dẻo ngon, vị ngọt của đường cũng như vị béo của nước cốt dừa. Màu đỏ của xôi gấc giúp mâm cũng ngày rằm tháng Giêng thêm phần đẹp mắt và còn tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc tràn đầy của gia chủ trong năm mới.

Xôi gấc được chế biến khá đơn giản với những nguyên liệu dễ kiếm. Chỉ cần có gấc, đường, nước cốt dừa là bạn đã có thể đồ xôi nhanh mà còn đảm bảo thơm ngon để cúng rồi.

Cúng rằm tháng Giêng không thể thiếu món gà

Cúng rằm tháng Giêng với món canh miến

Món canh miến dùng để cúng rằm tháng Giêng (Ảnh: Internet)

Món bánh trôi nước dùng để cúng trong ngày rằm

Bánh trôi nước là món ăn chay vị ngọt cũng là món không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết. Tùy mỗi nhà mà bánh có thể là nhân đường hoặc nhân đậu xanh. Theo quan niệm của người Việt, bánh trôi nước có ý nghĩa như thể hiện cho một năm thuận buồm xuôi gió.

Dĩa trái cây không thể thiếu trên mâm cúng rằm tháng Giêng

Không chỉ là ngày lễ Tết, dĩa ngũ quả tươi ngon càng không thể thiếu trên ban thờ tổ tiên, thần linh. Nếu trong thời gian ngắn bạn không kịp chuẩn bị đầy đủ các loại trái cây thì có thể chuẩn bị đơn giản hơn cũng được. Miễn sao tỏ lòng thành tâm của gia chủ là được.

Món thịt heo không thể thiếu để cúng rằm tháng Giêng

Món thịt heo không thể thiếu khi cúng rằm tháng Giêng (Ảnh: Internet)

Bên cạnh món thịt gà thì thịt heo cũng không thể thiếu để bạn cúng trong dịp rằm tháng Giêng sắp tới đây. Chỉ đơn giản là đĩa thịt luộc hay được nướng lên cũng được. Như vậy dường như món ăn ngày rằm tháng Giêng đã đầy đủ để bạn có thể dâng cúng tổ tiên rồi.

Ngoài những món ăn cúng rằm tháng Giêng như đã kể trên, bạn có thể chuẩn bị thêm cơm tẻ, dưa hành, nước chấm để mâm cúng thêm đủ đầy, thể hiện sự bình an, may mắn, khởi nghiệp vững vàng hơn.

Bà Nội Trợ Đảm Đang Làm Mâm Cỗ Chay Rằm Tháng Bảy Không Thể Thiếu 5 Món Ngon Dễ Làm Dưới Đây

Trong bất cứ mâm cỗ nào của người Việt, món xôi là món chay không thể thiếu khi cúng tổ tiên. Chính vì vậy, theo truyền thống nhà nhà thường nấu xôi đỗ xanh để trên mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy.

Đĩa xôi mềm dẻo, thơm nức mũi, hạt gạo nếp trắng tinh xen đều là hạt đỗ xanh bở mềm là gợi ý hoàn hảo cho mâm cỗ truyền thống của người Việt.

Để nấu xôi đỗ xanh, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây: 1,5 bát gạo; 0,5 bát đỗ xanh đã bỏ vỏ (có thể cho ít, nhiều tùy theo sở thích); ½ thìa muối; 2 thìa đường / 1 thìa mật ong; 1/3 bát con nước cốt dừa (nếu có)

Cách nấu xôi đỗ xanh: Gạo và đỗ cho ra thau, đổ nước ấm ngập mặt gạo và đỗ. Ngâm trong vòng 4-5 tiếng (hoặc trước khi đi ngủ ngâm gạo đỗ, sáng hôm sau nấu) nếu có thời gian, còn không thì 3 tiếng cũng được. Gạo ngâm trước sẽ giúp xôi dền, dẻo, mềm hơn rất nhiều đó bạn.

Gạo đỗ sau khi ngâm nở to hơn, đem vo nhẹ, xóc, để ráo nước. Cho muối, đường/mật ong vào xóc đều để gạo ngấm rồi đổ gạo vào chõ đồ chín. Khi xôi đã chín tới lần 1, bạn mở chõ ra để đảo đều nước cốt dừa vào xôi rồi hấp tiếp khoảng 15 phút nữa là chín.

Xới xôi ra khuôn rồi ép thành khuôn có hoa văn đẹp mắt để cúng tổ tiên.

Ngoài ra, các chị em thành thị không có chõ, có thể tận dụng lò vi sóng hoặc nồi cơm điện để nấu xôi.

2. Nem chay

Nem chay là món ăn thứ hai không thể thiếu trong mâm cỗ cúng truyền thống vào ngày Rằm tháng Bảy của các gia đình Việt.

Nguyên liệu làm nem chay gồm: Miến dong, mộc nhĩ, củ đậu, nấm hương, nấm rơm, rau thơm, rau sống, bánh đa nem loại nhỏ cùng các loại gia vị cơ bản.

Cách làm nem chay: Trộn mộc nhĩ, miến dong, củ đậu, nấm hương, nấm rơm, hành lá và đỗ tương vào với nhau, nêm thêm 1/4 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa bột ngọt, 1/2 thìa tiêu sao cho vừa ăn để làm nhân nem. Nhúng bánh đa qua nước có pha chút đường để bánh mềm, trải bánh ra đĩa rồi gói nem.

Nem gói xong cho ra đĩa, trước khi rán bạn cho dầu vào chảo thật nóng già, vặn lửa nhỏ và chiên vàng đều từng chiếc nem, khi nem đã chín vàng, vớt nem ra cho vào đĩa có giấy thấm dầu. Trong lúc chờ nem chín, bạn chuẩn bị pha nước chấm nem.

Món nem chay ngon khi được ăn kèm với nước chấm và rau sống rất thơm ngon, lạ miệng và hợp vị.

3. Nộm đu đủ

Với mâm cúng ngày Rằm tháng Bảy, có thêm món nộm đu đủ sẽ mát ruột, đỡ ngán.

Nguyên liệu làm món nộm đu đủ gồm: Đu đủ, cà rốt nạo sợi, chanh, ớt, dấm, tỏi, đường, bột nêm, nước mắm chay, lạc rang giã đập dập, rau thơm, kinh giới.

Cách làm nộm đu đủ như sau: Cho chút muối trắng vào đu đủ, cà rốt đảo đều cho mềm rồi rửa sạch với nước lọc, vắt kỹ cho khô. Pha nước mắm chua, cay, mặn ngọt cùng tỏi ớt băm nhỏ. Cho đu đủ vào tô, trộn đều nước mắm và rau thơm cắt nhỏ, khi ăn bày ra đĩa rắc lạc và trang trí với ớt tươi.

4. Đậu phụ sốt rau củ

Đậu phụ sốt rau củ là không chỉ là món ăn chay rất tốt cho sức khỏe mà còn là món được nhiều người yêu thích chế biến cho mâm cỗ chay Rằm tháng Bảy.

Để nấu được món này cần chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết sau: Đậu phụ non: 1 hộp; Thịt xay: 200 g; Đậu Hà Lan: 50 g; Cà rốt: ½ củ; Tỏi: 3 nhánh; Bột năng: 2 thìa canh.

Cách nấu món đậu phụ sốt rau củ như sau: Phi thơm tỏi rồi cho thịt xay vào đảo đều đến khi thịt chín rồi thêm 2 thìa canh dầu hào. Tiếp tục cho cà rốt vào đảo đều khoảng 2 phút. Cho thêm chút nước, đun với lửa vừa.

Khi cà rốt mềm thì cho thêm đậu Hà Lan vào cùng với bột năng đã pha nước. Nước sốt có độ sánh thì đun thêm khoảng 2 phút nữa, nêm nếm cho vừa ăn và tắt bếp. Thái đậu phụ đã trần qua nước sôi thành miếng vuông, rưới nước sốt lên trên bề mặt đậu là món ăn đã hoàn thành.

5. Canh ngô nấm

Mỗi mâm cỗ chay cúng Rắm tháng Bảy đều nhất định phải có 1 món canh. Canh ngô nấm là món ăn chay được nhiều người yêu thích vì vừa ngọt mát, dễ chế biến lại dễ ăn.

Nguyên liệu làm canh ngô nấm gồm: 1 bắp ngô ngọt; 1 gói nấm thập cẩm các loại (nấm kim châm, đùi gà, bào ngư, đông cô). Bột nêm chay, muối, hành lá.

Cách làm món canh ngô nấm như sau: Bắp ngọt bóc vỏ, bỏ râu, rửa sạch, chặt khúc cỡ 1 đốt ngón tay. Nấm các loại cắt bỏ chân, ngâm sơ trong nước có pha chút muối khoảng 30 phút. Sau đó rửa sạch, vớt ra rổ để ráo. Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Bắc nồi nước, nước sôi nêm chút bột nêm chay. Sau đó cho bắp ngọt vào nấu chín. Khi bắp chín, thả các loại nấm ở trên vào đun sôi thêm khoảng 3-4 phút cho nấm chín kỹ, nêm nếm vừa ăn. Tắt bếp, cho canh ra bát tô, rắc chút hành lá xắt nhỏ ở trên là được.

Tùng Anh (th)

Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Món Chay Cúng Rằm Tháng 7 Không Thể Không Có Của Người Việt trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!