Bạn đang xem bài viết 5 Cách Trưng Bày Bàn Thờ “Đẹp Lòng” Ông Bà Tổ Tiên được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Văn hóa thờ cúng từ bao đời nay đã ăn sâu vào tập quán, tiềm thức của mỗi người dân Việt. Tuy vậy, cách trưng bày bàn thờ đúng chuẩn theo phong thủy lại không có nhiều người biết. Điều này vô tình làm giảm nguồn vượng khí tốt, may mắn cũng như tài lộc vào nhà. Vậy, trưng bày bàn thờ như thế nào mới đúng, “đẹp lòng” các bậc Thần Phật và ông bà tổ tiên?Bàn thờ gia tiên cần trưng bày những gì và cách sắp xếp theo phong thủy?
Những vật thờ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên bao gồm:
Bát hương ở giữa lớn và được đặt cao nhất thờ Thần linh
Bát hương bên trái thờ Bà Cô, Ông Mãnh
Bát hương bên phải thờ tổ tiên ông cha.
Thông thường là khung ảnh thờ hoặc tượng thờ đúc đồng.
Vật thờ này thường được thắp lên trong những ngày cúng, giỗ,… để tạo sự kết nối đến tổ tiên đã khuất với gia đình con cháu nơi dương thế. Đèn dầu, chân nến thường được đặt ở hai bên góc phía ngoài của bàn thờ.
5 cách trưng bày bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy, linh thiêng và trang trọng
Bên cạnh những vật thờ nhất định phải có ở trên, mỗi gia chủ còn sử dụng các đồ thờ khác, như: tượng chân dung, bộ đỉnh đồng, bộ cuốn thư câu đối,… để không gian bàn thờ thêm đẹp và trang trọng. Khi có thêm các vật thờ này, gia chủ cũng cần trưng bày cho đúng phong thủy. Đồ đồng Dung Quang Hà sẽ chia sẻ 5 cách trưng bày phổ biến nhất hiện nay để quý bạn đọc tham khảo và vận dụng cho bàn thờ nhà mình.
Bộ tam sự bao gồm đôi chân nến cùng đỉnh đồng được đúc từ đồng vàng nguyên khối vừa giá trị vừa bền đẹp theo thời gian. Bên cạnh đó, bộ câu đối chất liệu đồng nguyên chất và trên đại tự khắc ba chữ Đức – Lưu – Quang. Sự kết hợp hài hòa này mang đến không gian thờ uy nghiêm, đồng thời thể hiện được cả lời răn dạy mà cha ông để lại và mong ước cuộc sống được an nhiên.
Đây là cách trưng bày bàn thờ thể hiện ý nghĩa tâm linh phong phú, đồng thời còn cho thấy địa vị cũng như gia thế của gia chủ. Thông thường những gia chủ là con trưởng, trưởng họ hoặc chi trưởng,… thường ưa chuộng cách bài trí bàn thờ có ngai thờ. Vị trí của ngai thờ là phía sau đỉnh đồng ngũ sự.
Cách trưng bày này tuy đơn giản nhưng vẫn tạo được không gian ban thờ vừa thanh tịnh, vừa thông thoáng mà đủ đầy. Theo đó, bộ tam sự hạc được đặt phía trong, đôi nến sắp xếp hai góc ngoài bàn thờ để tiện thắp nến và châm hương.
Cuốn thư đặt gần với đỉnh đồng mà không gây mất thẩm mỹ vì trên bàn thờ không trưng bày nhiều đồ thờ.
663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội.
Hotline/Zalo: 0944.58.1111 Telephone: 02466.747.666
Website: https://dungquangha.com
Email: ducdongdungquangha@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!
Cách Trưng Bày Bộ Thờ Cúng Gia Tiên 2022
Trước hết bàn thờ là nơi linh thiêng, thanh khiết nên ngoài những đồ thờ tự và đồ trang hoàng ra không được để vật gì khác lên bàn thờ. Bộ đồ thờ bằng đồng đầy đủ gồm rất nhiều món, nhưng cũng không nhất thiết phải sắm đầy đủ các món mà tùy theo từng kích thước bàn thờ, tùy theo vị trí của gia chủ như con trưởng, con thứ… mà chọn bộ đồ thờ cho phù hợp.
Bức Hoành Phi, Đại Tự, Cuốn Thư là phần đầu tiên, đặt trên cùng của bàn thờ sát bức tường với nội dung chính thường là ba chữ Quang Lưu Đức ý muốn nói công đức của tổ tiên lưu truyền cho con cháu, phù hộ cho con cháu, soi sáng đường đi, lối bước cho con cháu, cho thế hệ sau.
Ngai thờ được đặt chính giữa ban thờ và ở phía trong cùng (vị trí số 3), ngai thờ có thể được đúc bằng đồng hoặc bằng gỗ sơn son thếp vàng, trên ngai thờ đặt bài vị, linh vị tổ tiên.
Di ảnh thờ, tượng thờ hoặc tượng đồng chân dung ông, bà tổ tiên
Đôi chân nến đồng
Vị trí số 6 là đôi chân nến đồng, được đặt hai bên đỉnh thờ, sau bát hương. Đôi nến thờ bằng đồng rất quan trọng, người ta cứ ngỡ rằng đôi nến thờ chỉ có tác dụng thắp nến, tỏa sáng cho bàn thờ, hoặc để châm hương nhưng đó chỉ là công dụng phụ. Công dụng chính của đôi chân nến lại khác. Chân nến bên Tả (hướng Đông) tượng trưng cho hành Dương, tức là mặt trời. Chân nến bên Hữu (hướng Tây) tượng trưng cho hành Âm, tức là mặt Trăng. Bởi vì Nhật Nguyệt đổi vần để ngày đêm tuần tự thì muôn vật mới được sinh sôi, muôn vật cần ánh nắng để quang hợp, để trao đổi chất, để trưởng thành, thì muôn vật cũng cần ánh trăng để xui khiến cho đực cái tìm nhau, cho thủy triều lên xuống, cho nhịp mùa được vận hành. Cho nên mặt trăng và mặt trời sẽ được tuần tự trên bàn thờ của người Việt.
Bát hương đồng thờ cúng
Ở vị trí số 8 là bát hương. Bát hương là đồ thờ quan trọng nhất và không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Bát hương gồm một bát hoặc ba bát được xếp ở ngay trước bộ tam sự, bộ ngũ sự. Bát hương ở giữa dùng chung thờ thần linh, thổ địa, hai bát hương hai bên là thờ cúng tổ tiên và thờ bà cô ông mãnh. Bát hương là cửa ngõ giữa nhân gian và cõi thiêng liêng, cõi hư vô, là cửa ngõ để con người bày tỏ khát vọng, bày tỏ sùng kính và con người mong cầu nhận được điều may mắn, điều tốt đẹp, những điều phi phàm từ cõi hư vô. Bát hương thường được chạm khắc mặt nguyệt và đôi rồng chầu ( song long chầu mặt nguyệt)
Trước bát hương được đặt bộ đài thờ hoặc chóe thờ ở vị trí số 10. Bộ Đài thờ gồm 3 đài nhỏ có nắp và trên nắp có núm để cầm. Ba đài này dùng đựng các chén nhỏ bên trong chứa rượu (hoặc nước, muối, gạo tùy theo phong tục từng nơi) những ngày cúng, giỗ còn ngày thường đài được đậy nắp để tránh bụi bặm.
đài thờ khay chén, chóe đồng
Vị trí số 11 là bộ ngai chén thờ dùng để đựng nước hoặc rượu. Bộ ngai chén thờ gồm một ngai 3 chén hoặc 1 ngai 5 chén tùy từng kích thước ban thờ mà chọn cho phù hợp
Đôi ống đựng hương được bày trí sắp đặt ở hai bên ngoài của bàn thờ dùng để đựng hương hoặc cắm đũa trên bàn thờ gia tiên
Cách sắp xếp đồ thờ cúng bằng đồng ở trên là tương đối phổ biến trên ban thờ gia tiên của người Việt, tuy nhiên cũng không nên quá cứng nhắc mà tùy theo từng phong tục tập quán vùng miền, kích thước bàn thờ mà mỗi nơi có một cách sắp xếp có thể khác đi một chút nhưng tựu chung lại vẫn xoay quanh những nguyên tắc trên. Bài viết có sử dụng tài liệu của Ban Tôn Giáo Chính Phủ và tư liệu nghiên cứu của Tiến sĩ Triệu Thế Việt (giảng viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân Văn). Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi! Qúy khách tham khảo bộ lư đồng vui lòng liên hệ trực tiếp .
Hotline: 093 789 269 – 09 69 32 446
Quan Công Là Ai? Ý Nghĩa, Cách Trưng Bày Và Cách Thờ Quan Công
Chào các bạn. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu với các bạn tất cả mọi thứ về vị hổ tướng Quan Công nổi tiếng của lịch sử Trung Hoa. Ông là vị tướng quân được biết tới nhiều nhất tại Đông Nam Á.
Bài viết khá dài nên mời bạn ấn vào Mục lục bên dưới để chọn phần bạn muốn đọc.
Tên thật của ông là Quan Vũ còn được gọi là Quan Công. Ông có tự là Quan Vân Trường. Những tên khác như Trường Sinh, Mỹ Nhiêm Công, Quan Đế cũng đều là chỉ tới ông.
Ông sinh vào khoảng năm 160 – 162. Năm sinh của ông không được sử sách ghi chép chính xác. Ông mất vào năm 220.
Quê quán của ông là ở Huyện Giải, Quận Hà Đông. Nay là Vận Thành, Sơn Tây, Trung Quốc. Ông mất tại Lâm Tự, Kinh Châu. Nay là Nam Chương, Tương Dương, Hồ Bắc, Trung Quốc.
Cha ông là Quan Nghị, ông có hai người con là Quan Bình và Quan Hưng.
Ông là một vị tướng quân rất giỏi và đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán với vị Vua là Lưu Bị. Ông là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng của nhạc Thục gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung.
Ông xuất hiện trong tác phẩm lịch sử nổi tiếng Tam Quốc Diễn Nghĩa. Sau này thì ông còn xuất hiện ở nhiều tác phẩm nghệ thuật như kịch, chèo, truyện, phim ảnh, … Ông được xuất hiện với hình ảnh cao tới 2 mét, mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài 50 cm, oai phong lẫm liệt. Tay ông cầm cây Thanh Long Yển Nguyệt đao nặng tới 50 kg, cưỡi ngựa xích thố.
Trong dân gian, mọi người coi ông là một biểu tượng của tính hào hiệp trượng nghĩa, ghét kẻ xấu và luôn đứng ra bênh vực người yếu. Ông cũng là một hình ảnh của tính trung thành, chính trực.
Ông được sinh ra trong gia đình nghèo nhưng ông vẫn được học cả văn cả võ. Thời niên thiếu, ông làm nghề bán đậu phụ. Do tính hào hiệp, bênh vực kẻ yếu của mình mà ông phạm tội giết người. Ông đã phải bỏ quê hương tới quận Trác để sống.
Tại đây, ông đã gặp được Lưu Bị và Trương Phi. Ba người đã kết nghĩa huynh đệ thề chết cùng ngày cùng tháng cùng năm. Giờ vẫn còn nhiều tác phẩm nghệ thuật kể lại câu chuyện ba người kết nghĩa huynh đệ tại vườn đào hay còn được gọi là “đào viên kết nghĩa”.
Sau này, khi Lưu Bị gặp được Khổng Minh thì Quan Công cùng Khổng Minh đã trở thành hai cánh tay đắc lực phò trợ cho Lưu Bị lập lên nhà Thục Hán. Khi ông mất, Ông được người đời phong là Thánh Võ. Khổng Minh được phong là Thánh Văn.
Trước kia, Quan Công là một vị tướng quân hào hiệp trượng nghĩa, luôn sẵn sàng đứng ra bảo vệ dân lành. Ngày nay, mọi người coi tượng Quan Công giống như một vật phẩm phong thủy để bảo vệ gia đình, người thân giúp họ mang tới cuộc sống bình an và phước lành.
Hiện nay, có rất nhiều người sử dụng tượng Quan Công để trưng bày trong nhà. Tượng Quan Công được đặt ở những vị trí có sao xấu chiếu tới để Ngài có thể che chở, giúp đỡ gia chủ hóa giải hung khí, sát khí.
Đối với những hướng nhà xấu thì mọi người sử dụng tượng Quan Công hướng thẳng mặt ra cửa chính để ngăn chặn tà ma ngoại đạo xâm nhập vào nhà. Gia chủ nên lựa chọn bức tượng Quan Công có thần thái dữ dằn một chút vì như thế sẽ có nhiều năng lượng để bảo vệ gia đình hơn.
Ngoài ra, khi có tượng Quan Công ở trong nhà sẽ giúp cho tình cảm gia đình luôn hòa thuận, êm ấm và công việc làm ăn của người Cha sẽ rất thuận lợi, may mắn.
Rất nhiều người sử dụng tượng Quan Công để trưng bày tại nhà riêng, cửa hàng hay văn phòng, công ty. Tùy theo công việc của từng người mà quan niệm của mỗi người lại khác nhau.
● Đa phần người dân bình thường đều coi Ngài như một vị thần Hộ mạng, bảo vệ bản thân. Vì thế mà sử dụng những món đồ như móc khóa hình Quan Công, vòng cổ Quan Công, …
● Giới thương nhân, người kinh doanh thì coi Quan Công như thần tài. Vốn dĩ có ý nghĩa này vì thời niên thiếu, ông có làm nghề bán đậu phụ.
● Giới văn sĩ, học giả, tri thức thì họ coi ông là thần văn học. Họ sử dụng tượng Quan Công đọc sách, miêu tả hình ảnh Quan Công cầm cuốn Kim Xuân Thu. Đặt tượng Quan Công đọc sách ở bàn làm việc, bàn học sẽ giúp gia chủ có những kế sách hay, tinh thần thép và ý trí kiên cường. Con cháu sau này cũng được lộc học hành giỏi giang, văn võ song toàn.
● Giới quân sự, quân nhân trong quân đội coi ông thì như một vị thần bảo vệ bản mệnh.
● Đối với những nhà lãnh đạo, chức quyền cao thì họ coi ông như một vị thần giúp họ có thêm sự kính nể của cấp dưới. Họ tin rằng Quan Công sẽ phò trợ giúp họ tránh được việc tiểu nhân dùng thủ đoạn hãm hại.
3, Vị trí trưng bày tượng Quan Công phong thủy
Tượng Quan Công là một bức tượng phong thủy có năng lượng rất mạnh mẽ, có khả năng bảo vệ gia đình và hóa giải hung khí, sát khí. Vì thế mà gia chủ có thể đặt ở tất cả các hướng chỉ cần tránh những vị trí không trang nghiêm, gây bất kính với Ngài.
Nếu gia chủ đặt tượng ở hướng tốt thì sẽ có nhiều may mắn hơn, còn nếu gia chủ đặt ở hướng xấu thì sẽ được Ngài che chở, hóa giải hướng xấu đó.
Những vị trí hay được mọi người sử dụng để trưng bày tượng Quan Công nhất là:
● Đặt tại phòng khách, đối diện với cửa chính và hướng mặt tượng ra cửa chính. Mục đích của vị trí này là giúp gia chủ ngăn chặn được tà ma ngoại đạo xâm nhập vào nhà. Đây là vị trí đặc biệt tốt với những gia đình có hướng nhà xấu. Đặt tượng Quan Công như vậy sẽ giúp Ngài hóa giải hướng xấu này, ngăn chặn hung khí, sát khí vào nhà.
● Đặt tượng Quan Công ở phía sau lưng bàn làm việc. Đây là một vị trí giúp gia chủ được thuận lợi trong làm ăn, tránh được tiểu nhân hãm hại, tăng thêm uy quyền của mình đối với cấp dưới.
● Đặt tượng Quan Công ở hướng Tây Bắc và quay mặt tượng ra cửa. Đây là vị trí giúp cho Quan Công có thể canh chừng những người ra vào nhà giúp gia chủ.
Đó là những cách trưng bày tượng Quan Công đơn giản mà nhiều người áp dụng. Chúng tôi xin giới thiệu một cách trưng bày tượng Quan Công theo cung mệnh của gia chủ. Cách làm này phức tạp hơn nhưng cũng linh nghiệm hơn rất nhiều.
Các hướng trong nhà được chia làm 8 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc.
Tùy theo Cung Phi của từng người mà mỗi hướng lại ứng với 8 hướng trong Bát Trạch khác nhau là: Sinh Khí, Diên Niên, Thiên Y, Phục Vị, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hại, Tuyệt Mệnh.
Cung Phi có 8 cung là Khảm, Ly, Cấn, Đoài, Càn, Khôn, Tốn, Chấn. Để xác định được 8 hướng Bát Trạch của bản thân thì gia chủ cần phải biết Cung Phi của mình. Mời bạn xem bảng sau:
Bảng tra Cung Phi của từng người theo năm sinh Âm lịch
Sau khi xác định được cung phi, các bạn có thể xác định các hướng Bát Trạch của mình theo bảng sau:
Xin cảm ơn
Hướng Dẫn Cách Trưng Bày Đồ Cúng Đúng Kiểu
HƯỚNG DẪN CÁCH TRƯNG BÀY ĐỒ CÚNG ĐÚNG KIỂU
Chào bạn!
Đến với bài viết Hướng dẫn cách trưng bày đồ cúng đúng kiểu của đơn vị Heo Quay Đệ Nhất.
Mâm cúng chẳng còn xa lạ với nhiều người trong chúng ta nữa nhỉ?
Nhưng làm thế nào để có được mâm cúng đầy đủ và đúng nghĩa thì không phải ai cũng làm được. Thì sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn hiểu thêm về cách thức sắp xếp một mâm cúng chuẩn nhất mang lại nhiều may mắn nhất chúng tôi từng biết.
Có rất nhiều ngày để chúng ta thực hiện nghi thức dâng cúng.
Vậy điều đầu tiên bạn phải biết mâm cúng đó dành cho ai?
Sau đó bạn chuẩn bị đồ cúng bao gồm những gì?
Lưu ý rằng bạn phải biết vật cúng chính là gì? Hay sở thích của đối tượng ấy ra sao?
Ví dụ: Cúng thôi nôi, đầy tháng cần heo quay – gà cúng. Cúng Ông Địa Thần Tài gồm heo quay miếng, cá lóc, chuối,…
Dựa trên sự hiểu biết hoặc những thứ mình có để dâng cúng chứ không nhất thiết hay bắt buộc bởi đó là tấm lòng của bạn.
Cách đặt heo quay – gà cúng sao cho đúng kiểu?
Sẽ có 2 cách sắp xếp như sau:
Khi cúng Gia tiên, Ông Địa – Ông Thần Tài nên đặt vật cúng hướng vào trong để tỏ lòng thành kính , biết ơn với ý muốn dâng tặng.
Khi cúng khai trương, nhà cửa, đất đai, cô hồn, thôi nôi đầy tháng,… chúng ta thường đặt giữa nhà hay ngoài cửa, ngoài đường thì toàn bộ vật cúng nên hướng ra ngoài để cầu và đón những điều tốt đẹp.
Song nếu như bạn băn khoăn không biết được những điều trên thì cách tốt nhất bạn có thể làm là CHẶT những vật cúng đó ra như: heo – gà – vịt,.. rồi bày xếp gọn gàng trên mâm dĩa.
Như vậy cũng được.
Hy vọng bạn sẽ có được nhiều may mắn hơn khi biết cách trưng bày này
Cần tư vấn hỗ trợ liên hệ: 0979 622 694 (Zalo)
Trân trọng cảm ơn!
Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Cách Trưng Bày Bàn Thờ “Đẹp Lòng” Ông Bà Tổ Tiên trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!