Xu Hướng 6/2023 # 4 Sai Lầm Thường Mắc Khi Cúng Rằm Tháng Giêng # Top 12 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 4 Sai Lầm Thường Mắc Khi Cúng Rằm Tháng Giêng # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết 4 Sai Lầm Thường Mắc Khi Cúng Rằm Tháng Giêng được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cúng Rằm tháng Giêng là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Để lễ cúng được thành tâm và chu đáo, cần tránh những sai lầm sau.

Sai lầm cần tránh khi cúng Rằm tháng Giêng. (Ảnh: @malo.nguyen)

Sai lầm khi cúng Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu là một trong những ngày lễ truyền thống của người Việt. Ngày này rất được coi trọng vì là ngày rằm đầu tiên của năm mới, mọi người đều gửi gắm vào đó hy vọng về một cuộc sống thuận hòa, sung túc. Ngày Rằm tháng Giêng còn mang ý nghĩa của sự sum vầy, được coi là “Tết muộn” khi mà những người con chưa thể về ăn Tết cùng gia đình thì sẽ trở về vào dịp này.

Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình có phong tục chuẩn bị mâm cơm cúng Phật và cúng gia tiên. Mâm cúng Phật thường là mâm cỗ chay, mâm cúng gia tiên là mâm cỗ mặn. Ngoài ra, mọi người còn đi chùa cầu bình an và cốt để cho tâm thanh thản.

Lễ cúng Rằm tháng Giêng là một trong những lễ cúng quan trọng nhất năm, vì thế khi tiến hành, cần tránh những sai lầm sau.

Chuẩn bị cỗ cúng không phù hợp điều kiện gia đình

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị tùy theo điều kiện gia đình, và nên được bày biện gọn gàng. (Ảnh: Trần Thị Minh)

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng được chuẩn bị sạch sẽ, bày biện gọn gàng, đơn giản hay cầu kỳ phụ thuộc vào điều kiện của gia đình. Điều quan trọng hơn cả là lòng thành khi chuẩn bị cũng như khi dâng cúng.

Mâm cỗ chay cúng Phật thường gồm các lễ vật như hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh không thêm nhiều hương liệu, đặc biệt có thêm bánh trôi nước với mong muốn mọi việc trong năm mới sẽ trôi chảy, thuận lợi.

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên thường gồm các món ăn truyền thống, giống như món ăn ngày Tết Nguyên đán như bánh chưng, chả lụa, nem rán, thịt gà, món xào, canh măng. Ngoài ra còn có xôi gấc mang màu đỏ của sự may mắn.

Mâm cỗ cúng không nhất thiết phải cầu kì, mà cần chuẩn bị phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình. Không phải cứ mâm cao cỗ đầy là tốt, mâm cỗ đơn giản là không tốt. Quan niệm như vậy là sai. Dù chuẩn bị mâm cỗ như nào, thì cũng cần bày biện gọn gàng và tiến hành nghi lễ với thái độ kính cẩn, thành tâm. Đó mới là điều quan trọng nhất. Nếu gia chủ bày biện cầu kì, không phù hợp tình hình tài chính của gia đình, sẽ dẫn tới tâm trạng không tốt, điều này ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa đẹp của việc cúng lễ.

Không lau dọn ban thờ

Nên lau dọn ban thờ trước khi cúng Rằm tháng Giêng. (Ảnh: Giang Hoài- Nguyễn)

Dọn dẹp ban thờ là một trong những nghi lễ cần phải làm vào ngày Rằm tháng Giêng, được tiến hành trước khi chuẩn bị dâng lễ. Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ban thờ là nơi linh thiêng, vì thế luôn cần được giữ sạch sẽ, gọn gàng để biểu thị lòng thành, sự tôn kính với thần linh và gia tiên.

Ban thờ gia tiên của người Việt thường có ba bát hương. Bát chính giữa là thờ quan thổ công, thổ thần, Táo quân… Hai bat hai bên thờ ông bà, tổ tiên của gia đình. Bát hương cần được đặt ở vị trí chắc chắn, không được để chỗ chông chênh vì có nguy cơ bị xê dịch.

Luôn nhớ rằng ban thờ là nơi tôn nghiêm và linh thiêng, vì thế khi lau dọn ban thờ, tuyệt đối không dùng dụng cụ bẩn. Trước khi lau dọn, nên chuẩn bị các đồ mới như chổi quét, khăn lau. Nước dùng để lau cũng cần phải sạch. Theo quan niệm dân gian, nếu dùng chổi, khăn lau dọn chung, vốn mang nhiều uế tạp, thì sẽ không đảm bảo sự tôn nghiêm nơi thờ cúng.

Ăn mặc xuề xòa khi cúng lễ

Người thực hiện nghi thức cúng phải ăn mặc trang trọng, nghiêm túc khi đứng trước bàn thờ gia tiên. Tránh ăn mặc xuề xòa, lôi thôi khi cúng Rằm tháng Giêng bởi đó là biểu hiện của thái độ thiếu nghiêm túc, làm mất đi sự trang trọng của nghi thức cúng.

Cầu xin quá nhiều tài lộc

Điều quan trọng khi chuẩn bị lễ vật cúng Rằm tháng Giêng là thái độ kính cẩn, thành tâm của gia chủ. Ngoài ra, không nên cầu xin quá nhiều tài lộc, tham lam những điều quá xa xôi. Nếu cầu xin quá nhiều, sẽ làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của việc cúng Rằm tháng Giêng.

Cúng Rằm tháng Giêng năm 2020 vào giờ nào là đẹp nhất?

Thời gian cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào sáng 8/2/2020 (tức ngày 15/1 âm lịch). Nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến …

Mâm cúng Rằm tháng Giêng không thể thiếu những món ăn này

Sau dịp Tết Nguyên đán thì “Rằm tháng Giêng” được coi là một trong những ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm mới. Dưới …

Chuyên Gia Chỉ Ra Sai Lầm Trong Đốt Vàng Mã Rằm Tháng 7 Ai Cũng Mắc

Trong tháng 7 âm lịch, người Việt thường có tục lệ cúng cô hồn (xá tội vong nhân) với ý nghĩa tưởng nhớ, cầu siêu cho các vong hồn đói khổ, lang thang, không nơi nương tựa. Ngoài ra, đây cũng là dịp báo hiếu hay còn gọi là lễ Vu Lan của những người theo đạo Phật.

Vào ngày này, các gia đình thường làm mâm cơm cúng tổ tiên và một mâm cỗ cúng chúng sinh ngoài trời. Quan niệm “trần sao âm vậy”, nên nhiều người có thói quen đốt tiền, vàng mã với mong muốn người chết có cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia.

Theo tục lễ cũ, những vàng mã ấy là do các gia đình tự cắt theo kiểu tượng trưng, không tốn kém và thể hiện lòng thành, tâm nguyện của người sống. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, tập tục đốt vàng mã trong ngày xá tội vong nhân đã bị biến tướng.

Vào dịp rằm tháng 7 âm lịch, nhiều gia đình có tục lễ đốt vàng mã cho người âm đã khuất.

Người ta quan niệm rằng dâng cúng càng nhiều thì càng được thánh thần hay người âm phù hộ mà sẵn sàng bỏ ra hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng để mua những mô hình vật dụng đốt cho người âm. Thậm chí, nhiều người còn tin rằng đốt thật nhiều vàng mã là cách để họ báo hiếu cha mẹ đã khuất và tự hào vì đã lo được một cái lễ tươm tất, đầy đủ hơn người.

Tuy nhiên trao đổi với PV Dân trí, Ts Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho rằng, đây là những quan niệm sai lầm. Thực tế, tục lễ đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Theo tích xưa kể lại, trước đây, nhiều dân tộc ở Trung Quốc có tục lệ chôn đồ vật theo người chết, nhất là những đồ mà khi còn sống người đó luôn gắn bó. Sau này, đến thời Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo bằng giấy… để cúng rồi đốt đi, thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật. Nghề làm vàng mã từ đó trở nên thịnh hành.

Việc đốt vàng mã theo tiến sỹ Vũ Thế Khanh mang màu sắc mê tín dị đoan, gây lãng phí tiền của

Tuy nhiên, có một thời gian, việc đốt vàng mã cho người âm không còn phổ biến, nghề này cũng dần bị mai một dần. Lúc bấy giờ, hậu duệ của Vương Dũ là Vương Luân đã tiến hành bài binh bố trận cho một người giả chết rồi đưa vào quan tài.

Khi họ hàng thân quyến đến nhà thắp nhang, cúng lễ và đốt rất nhiều tiền vàng thì bỗng dưng “người chết” sống lại và phán rằng: “Do biếu nhiều vật dụng, tiền bằng hàng mã, lại có cả hình nhân thế mạng nên đã mua chuộc đươc Ma quỷ, Diêm Vương di căn cải mệnh, và đã được tha mạng”.

Ở nước ta, do bị đô hộ của văn hoá Trung Quốc thời gian dài nên cũng bị ảnh hưởng bởi phong tục này. Hàng năm, trên phạm vị toàn quốc, người ta tốn hàng hàng nghìn tỷ để dùng vào việc đốt đồ mã.

Tuy nhiên, việc đốt vàng mã mang màu sắc mê tín dị đoan, đó là tín ngưỡng dân gian do ảnh hưởng của Văn hóa Trung Hoa từ xa xưa, hoàn toàn không phải là tín ngưỡng của Đạo Phật. Hiện nay, một số chùa vẫn duy trì tục đốt vàng mã, tục lệ này do các Phật tử tự đem vào chùa chứ các Tăng Ni không chủ trương việc này.

Tiến sỹ Vũ Thế Khanh cũng khẳng định, muốn thành tựu mùa Vu Lan báo hiếu, điều quan trọng nhất là con cháu hiếu thảo thực hành những việc hiếu hạnh phụng dưỡng cha mẹ

Theo Tiến sỹ Vũ Thế Khanh, việc cúng cho người đã mất dù đồ vật thật hay là đố tượng trưng thì người đã khuất cũng không thể nhận được mà chủ yếu là thể hiện đươc tấm lòng thành của những người còn sống. Đương nhiên, việc cúng đồ mã nhiều không những gây lãng phí tiền của mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường.

“Nếu cứ đổ xô đốt vàng mã, tốn kém cho người cõi âm với mong muốn được nhiều tài lộc, được trợ duyên thăng quan tiến chức thì cũng chẳng khác nào hối lộ người đã mất. Điều này đi ngược lại với truyền thống, văn hóa hướng về tổ tiên, trân trọng chính những người đang sống quanh mình. Vì vậy, các gia đình chỉ đốt tiền vàng một cách văn minh, vừa phải phù hợp với phong tục, tập quán của dân gian ta”, tiến sỹ Vũ Thế Khanh khẳng định.

Chuyên gia này cũng cho biết, trong dịp rằm tháng 7 và lễ Vu Lan tại các tư gia, các gia đình có thể thắp hương, làm mâm lễ cúng cầu nguyện cho người đã khuật.

Cũng có thể chuẩn bị các đồ cúng lễ theo truyền thống cho các “cô hồn” tại các khu vực công cộng như: cháo loãng, bánh kẹo, khoai sắn, muối, gạo… Lễ cúng gia tiên tốt nhất nên dùng đồ chay, thanh tịnh. Không nên đốt vàng mã, không cúng tiền giả, không cúng đồ sát sinh, các đồ tanh hôi.

Thực hiện các lễ đàn tâm linh, tụng kinh sám hối , tụng kinh Vu lan báo hiếu cho linh hồn cha mẹ tổ tiên được xóa bỏ nghiệp chướng tham sân si, phiền não để trở về cảnh giới an lạc. Ngoài ra, nên tích đức, làm các việc thiện lành, khởi niệm từ bi với mọi chúng sinh và hồi hướng công đức cho ông bà tổ tiên.

Tiến sỹ Vũ Thế Khanh cũng khẳng định, muốn thành tựu mùa Vu Lan báo hiếu, điều quan trọng nhất là con cháu hiếu thảo thực hành những việc hiếu hạnh phụng dưỡng cha mẹ, ông bà đang còn sống, và phát nguyện hồi hướng công đức cho họ khi đã khuất. Nếu không làm được việc đó, thì việc đi lễ chùa, mâm cao cỗ đầy, dâng cúng vàng mã chỉ mang tính hình thức, tốn kém thời giờ và tiền của.

Hiệp Nguyễn

Những Sai Lầm Cần Tránh Khi Cúng Thần Tài Mùng 10 Tháng Giêng

Khi tiến hành lễ cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, cần chú ý những điều sau để lễ cúng được chu đáo.

Cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng

Trong tín ngưỡng của người Việt, Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc cho gia chủ. Dân gian chọn ngày mùng 10 tháng Giêng (ngày Thần Tài bay về trời) là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này, mọi người chuẩn bị lễ vật để cúng Thần Tài, với hy vọng năm mới sẽ phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn.

Để chuẩn bị lễ cúng Thần Tài được chu đáo và đầy đủ, cần hiểu về lễ cúng này và tránh những sai lầm sau.

Mâm cúng Thần Tài nên chuẩn bị tùy vào điều kiện của gia chủ. (Ảnh: @huong9695)

Mâm cúng Thần Tài quá cầu kỳ

Theo tín ngưỡng của người Việt, Thần Tài là vị thần chuyên quản Tài – Phúc – Phú – Quý mang đến sự sung túc, tài lộc và may mắn. Việc nghênh đón Thần Tài đầu năm bằng những hành động như sắm lễ, dọn dẹp nhà cửa đều có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người dân. Vào ngày vía Thần Tài, mọi người thường chuẩn bị lễ vật dâng cúng Thần Tài. Tuy nhiên nhiều người chưa hiểu rõ về lễ cúng, dẫn đến tiến hành không đúng.

Đồ lễ cúng Thần Tài nên đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ lãng phí, không cần mâm cao cỗ đầy. Lễ cúng chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch là đủ; hoặc chuẩn bị mâm cỗ mặn gồm 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng tất niên là không cần thiết.

Không lau dọn ban thờ

Để lễ cúng ngày vía Thần Tài được chu đáo, đầy đủ, gia chủ nên lau dọn sạch sẽ ban thờ. Việc lau dọn thường được thực hiện hàng ngày, nhưng trong ngày Thần Tài, cần chuẩn bị chu đáo hơn.

Ban thờ Thần Tài thường được đặt dưới đất, ở nơi trang nghiêm và hướng ra cửa chính. Ban thờ thường là chiếc khảm nhỏ sơn son thếp vàng, còn bài vị của Thần Tài được đặt ở bên trong khảm. Phía trước bài vị là bát hương được kê trên khay vàng giấy, hai bên bát hương có hai cây đèn nhỏ cùng 1 khay nước bao gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Khi lau dọn cần chú ý dùng một tay giữ bát hương, tay còn lại lau dọn xung quanh. Đặc biệt, không nên nhấc bát hương ra vị trí khác để tiện cho việc lau dọn. Dùng khăn sạch, nước sạch hoặc rượu để lau ban thờ Thần Tài.

Cầu xin quá nhiều tài lộc

Điều quan trọng khi chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài là thái độ kính cẩn, thành tâm của gia chủ. Ngoài ra, không nên cầu xin quá nhiều tài lộc, tham lam những điều quá xa xôi. Nếu cầu xin quá nhiều, sẽ làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của việc lễ Thần Tài.

Để chó mèo quậy phá bàn thờ

Bàn thờ là nơi linh thiêng, vì thế nếu gia đình có nuôi vật nuôi trong nhà, cần tránh để cho mèo quậy phá bàn thờ.

Giá vàng hôm nay 2/2: Đón ngày Vía Thần Tài, vàng tăng vọt sát mốc 45 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 2/2 đã đồng loạt tăng mạnh tại các thương hiệu uy tín, trong đó giá vàng SJC đang giao dịch cao …

Sắp đến ngày Vía Thần Tài, vàng tăng vọt sát mốc 45 triệu đồng/lượng

Do ảnh hưởng của giá vàng thế giới tăng cao do dịch virus Corona, cùng với đó là sắp đến ngày Vía Thần Tài, giá …

Giá vàng hôm nay 1/2: Đồng loạt tăng giá sát ngày Vía Thần Tài

Giá vàng hôm nay 1/2 vẫn duy trì đà tăng ở hầu hết tất cả các cửa hàng giao dịch do xu hướng càng gần …

Chuẩn Bị Vàng Mã Cúng Rằm Tháng 7, Cách Đốt Vàng Mã Mà Ai Cũng Mắc Sai Lầm

Vào dịp cúng rằm tháng 7, không ít gia chủ mua nhiều vàng mã để cúng xá tội vong nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu việc đốt vàng mã như thế nào cho đúng trong tháng Cô hồn.

Đốt vàng mã sau khi cúng rằm tháng 7 là phong tục truyền thống của người Việt

Đốt vàng mã sau khi cúng rằm tháng 7 hay các ngày lễ tết từ lâu đã là phong tục truyền thống của người Việt. Tuy nhiên việc hóa vàng mã sao cho đúng với phong tục thì không phải ai cũng biết.

Sắm vàng mã cũng rằm tháng 7 thế nào là đủ?​

Theo quan niệm dân gian, con người sau khi chết đi sẽ tồn tại ở một thế giới nào đó vì thế xuất hiện tư duy “trần sao, âm vậy”, nó có nghĩa con người khi sống cần gì thì chết đi cũng cần có những thứ đó. Vì quan niệm này mà tục đốt tiền, vàng mã xuất hiện với mong muốn những người thân của mình khi chết đi cũng được sống một cuộc sống đủ đầy.

Nếu trước kia đồ mã đều làm nhỏ nhỏ xinh xinh, mỗi lễ gồm những loại tiền gì, bao nhiêu đều quy định rất cụ thể. Chủ yếu vàng mã bao gồm quần áo mũ, hài, đồ trang sức, tiền giấy… Mỗi khi một người thân bốc mộ, chuyển về nhà mới thì mới hóa nhà cho họ. Nhà cũng nho nhỏ tượng trưng thôi, chứ không phải làm to như thật. Thêm vào đó, chỉ cần dâng cúng tiền vàng, tiền vàng đó có thể trao đổi và mua được các vật dụng cần thiết trong thế giới bên kia.

Thế nhưng ngày nay đồ vàng mã đa dạng như trần tục. Hàng mã nay có cả dầu gội đầu, đồ gia dụng, người giúp việc cho đến xe máy, ô tô và biệt thự… Giá các loại đồ mã cũng tùy theo từng mặt hàng “thời thượng” mà có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng…

Chia sẻ về quan điểm này với PV báo Dân Việt, bà Nguyễn Võ Uyên Mi (giảng viên phong thủy TP. Hồ Chí Minh) cho rằng: “Đốt vàng mã là một trong những phong tục của người Việt Nam Vàng mã là những loại giấy tiền in các bài kinh văn siêu độ cho vong linh. Tuy nhiên, việc sử dụng loại giấy tiền mô phỏng tiền tệ hiện đại và các vật dụng công nghệ như xe máy, điện thoại, máy tính bảng nên đã làm mất đi phần nào ý nghĩa thiêng liêng của việc đốt giấy tiền ban đầu.

Trong lễ cúng rằm tháng 7 âm lịch năm nay 2019, các gia đình nên mua số lượng vừa đủ giấy tiền vàng bạc nhiều loại xưa nay khác nhau, ưu tiên loại vàng mã có kinh văn siêu độ vong linh. Việc đốt vàng mã quan trọng nhất là thể hiện lòng thành nên việc đốt vàng mã cần chỉ mua phù hợp, vừa đủ, tránh mua quá nhiều sẽ gây lãng phí”.

Đốt vàng mã trong dị rằm tháng 7 Âm lịch ( tháng cô hồn) hay các ngày lễ tết từ lâu đã là phong tục truyền thống của người Việt (Ảnh: VTC news)

Đốt vàng mã khi cũng rằm tháng 7 thế nào cho đúng?

Về cách đốt vàng mã rằm tháng 7, bà Uyên Mi nói: “Khi đốt nên chậm rãi, từ tốn, vừa đốt vừa gọi tên người đã mất. Không được đốt nhanh một lần bằng việc gom tất cả cho vào lửa và bỏ đấy. Hành động này là hấp tấp, không thành tâm.

Vật dụng đốt cho ai nên ghi rõ họ tên, không dùng từ “chết” mà nên dùng từ “đại nạn” vào năm nào. Khi đốt, gia chủ cũng không được dùng “cây khấn” vào tiền đang đốt sẽ làm nát hết phần tro. Đặc biệt, gia chủ càng không nên dùng nước dội thẳng vào để dập lửa khi lửa chưa tàn hết”.

Về giờ cúng và thực hiện đốt vàng mã, bà Uyên Mi cho rằng: “Các gia đình nên cúng trước 11h30 trưa 15 tháng Bảy. Tốt nhất nên chọn giờ cúng hợp với tuổi gia chủ bằng việc dụng thẻ để cúng vào các giờ Hỏa phong đỉnh. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện tại, các gia đình đều bận rộn công việc nên có tâm lý tiện giờ nào cúng giờ đó miễn là đừng để qua 11h30 tối 15 Âm lịch. Không nên cúng rằm tháng 7 qua ngày khác nghĩa là từ đêm hôm trước sang canh của ngày hôm sau”.

Nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong Nghi lễ vòng đời người cho hay: “Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng.

Cúng hoá vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.

Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

Tục hóa vàng mã trong quan niệm Phật giáo

Nói về câu chuyện nhà nhà mua vàng mã, người người đốt vàng mã cho người chết, các bậc cao tăng Phật giáo mà đại diện là Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Trong giáo lý nhà Phật không có việc đốt vàng mã cúng tế người chết. Quan điểm của đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này.”

“Phật giáo chỉ khuyên trong ngày Lễ vu lan (báo hiếu cha mẹ) thì nên ăn chay niệm Phật để tưởng nhớ. Và làm Lễ xá tội vong nhân (cúng chúng sinh) – cúng những vong hồn lưu lạc một mâm cỗ chay để bố thí siêu sinh. Đồng thời, giúp đỡ những người nghèo khổ chốn trần gian, ăn chay niệm Phật và phóng sinh tích đức để siêu độ vong linh” – Thượng tọa Thích Thanh Duệ trả lời báo Gia đình & Xã hội cho hay.

Cập nhật thông tin chi tiết về 4 Sai Lầm Thường Mắc Khi Cúng Rằm Tháng Giêng trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!