Xu Hướng 5/2023 # 4. Nghi Cúng Lễ Phật Đản # Top 5 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # 4. Nghi Cúng Lễ Phật Đản # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết 4. Nghi Cúng Lễ Phật Đản được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chùa Quang Thiện, California, USAẤn hành 2002

4. NGHI CÚNG DƯỜNG LỄ PHẬT ĐẢN (Ngày 15-04 Âm Lịch)

* Tiết thứ làm nghi:

– Chuông trống Bát Nhã. – Cử nhạc khai đàn. – Chủ lễ đăng điện. – Cử nhạc tham lễ. – Chủ lễ niệm hương. – Dâng hương – tác lễ, Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương, Phưởng phất khắp mười phương, Cúng dường ngôi Tam Bảo. Thề trọn đời giữ đạo, Theo tự tánh làm lành, Cùng pháp giới chúng sanh, Cầu Phật từ gia hộ: Tâm Bồ đề kiên cố, Chí tu học vững bền, Xa biển khổ mông mênh, Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát. Đấng Pháp vương vô thượng, Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người, Cha lành chung bốn loại. Qui y tròn một niệm, Dứt sạch nghiệp ba kỳ, Xưng dương cùng tán thán, – LỄ PHẬT: Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng, Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn, Lưới Đế châu ví đạo tràng, Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời . Trước bảo tọa thân con ảnh hiện, Lư vàng vừa bén, Pháp giới hương bay, Mười phương chư Phật thảy đều hay, Theo gió cuốn mây bay, Xin gởi lòng này, Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát.– TỤNG CHÚ ĐẠI BI: Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại đại bi tâm đà la ni. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà dạ ta bà ha. Trên trời dưới đất không bằng Phật, Thế giới mười phương cũng khó bằng, Thế gian có gì con đã thấy, Tất cả không ai bằng Phật vậy! Nam mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. – CHỦ LỄ VÀ TẤT CẢ ĐỒNG NGỒI XUỐNG TỤNG BÀI Ý NGHĨA NGÀY PHẬT ĐẢN. (Tụng đậu câu, tụng chậm thay vì bạch và sớ).

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Chúng con cung kính nghe rằng: Nhớ lại thuở xa xưa, Đấng đại bi cứu thế, Đức Bồ Tát Thiện Huệ, Bổ xứ tại Ta Bà. Từ cõi trời Suất Đà, Quán nhơn duyên thời tiết, Tịnh Phạn Vương cung khuyết, Ứng mộng bà Ma Gia. Cõi voi trắng sáu ngà, Mang Thánh thai Bồ Tát, Trong vườn hoa thơm ngát, Một buổi sáng tinh sương. Hoàng hậu đi dạo vườn, Bỗng hạ sanh Thái tử, Tin vui truyền khắp xứ, Rằng Hoàng hậu sanh con. Mừng vui cả nước non. Hân hoan cùng vũ trụ, Hàng chư thiên ca vũ, Các tầng trời rải bông. Tắm thân có nước chín rồng, Đỡ gót có sen bảy đóa, Ứng thân mở đường giáo hóa, Linh tích báo việc độ sanh. Ít có mộng đẹp điềm lành, Chẳng không tình thương đạo đức, “Trong ngoài thế gian đệ nhất, Trên dưới trời đất độc tôn!” Cỏ cây chờ Thánh gọi hồn, Người vật đợi Thầy truyền đạo, Nhơn gian có thêm tôn giáo Thiên hạ không thiếu Thánh Hiền. Kiếp sống giảm bớt não phiền, Cuộc đời tăng thêm lợi lạc, Phật Đản hôm nay khai mạc, (3 lần) Hương thơm phụng hiến một lư, Hoa quí cúng dường mấy phẩm, Trước điện cúi đầu suy gẫm, Công ơn giáo hóa cao dày. Dưới tọa ngửa mặt tỏ bày, Hạnh nguyện tín tâm kiên cố, Chớ tạo ác duyên đau khổ, Nên xây thiện nghiệp an vui. Gập ghềnh đường Thánh không lui, Tăm tối ngõ phàm chớ tới. Việc làm: tự, tha lưỡng lợi, Ý nghĩ: mê, ngộ phân minh. Thương người giúp vật như mình, Trọng mạng quí thân của chúng, Thực hiện từ bi diệu dụng, Trau dồi trí tuệ thần thông. Đạo nghiệp mong thuở thành công, Phước duyên đợi ngày mỹ mãn. Hôm nay đón mừng Phật Đản, Thành tâm tán tụng hồng danh, Giờ này rước lễ giáng sanh, Cung kính quan chiêm bảo tượng. Vị thánh muôn đời vô thượng, Bậc thầy ba cõi tối cao, (3 lần) (3 lần) Chúng con cùng tất cả chúng sanh, Sống kiếp hậu sanh thiếu đức, Sanh đời mạt pháp ít duyên, Rất may gặp được Từ thuyền. (3 lần) Mong ơn đạo sư giáo hóa, Thấm nhuần lẽ đạo nhiệm mầu, Thỏa lòng bao thuở nguyện cầu. Vui sống một đời giải thoát, Cúi mong Thế Tôn Đại giác, Phục nguyện: Từ thệ không dời, Pháp luân không chuyển, Truyền cho chúng con, Lời vàng Lộc Uyển. Ban cho Phật tử, Xe báu ngưu xa, Nhà lửa mau ra, Pháp hội Linh Sơn man mác, Đạo tràng Xá Vệ nghiễm nhiên. Rạng rỡ nhà thiền, Vẻ vang họ Thích, Nhơn thiên lợi ích, Thế giới an vui. (Tất cả đứng dậy).

Tán lễ Thích Tôn, Giáo chủ Ta Bà, Tu nhơn nhiều kiếp lâu xa, Thần giáng Hoàng gia, Giã từ ngôi báu mẹ cha. Dưới cây an tọa, Hàng phục quân ma, Thấy ánh sao Mai đạo thành, Chuyển pháp luân, Ba thừa Thánh chúng tu hành, Vô sanh đã chứng, Hiện tiền chứng đẳng tu hành, – LỄ 12 LỄ LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT.

Trăng tròn mùa hạ tháng Tư. (15-4)

1) Chí tâm đảnh lễ: A tỳ ngục tốt, mới phát lòng lành, Nhiều kiếp tu hành, nhơn viên quả mãn. 2) Chí tâm đảnh lễ: Một đời Bổ xứ, hiện ở Suất Đà, Hóa độ Ta Bà, giáng sanh trần thế. 3) Chí tâm đảnh lễ: Từ trời Đâu Suất, ứng mộng Ma Gia, Cỡi voi sáu ngà, trong lòng mẹ. 4) Chí tâm đảnh lễ: Dưới cây Vô Ưu, đản sanh thị hiện, Chín rồng phun nước, bảy bước xưng tôn. 5) Chí tâm đảnh lễ: Hiện hưởng dục lạc, chán cảnh vô thường, Dạo chơi bốn phương, thương đời đau khổ. 6) Chí tâm đảnh lễ: Nửa đêm vượt thành, xuất gia tìm đạo, Tóc xanh cắt bỏ, núi Tuyết tu hành. 7) Chí tâm đảnh lễ: Dưới cây Đạo thọ, hàng phục ma quân, Thấy ánh sao Mai, thành Bồ đề đạo. 8) Chí tâm đảnh lễ: Bốn mươi chín năm, độ sanh thuyết pháp Ba thừa giáo hóa, hạnh nguyện viên thành. 9) Chí tâm đảnh lễ: Dưới cây Ta La, Niết Bàn thị hiện, Để lại Xá lợi, phước khắp trần gian. 10) Chí tâm đảnh lễ: Hiện tọa đạo tràng, Ta Bà giáo chủ, Đạo sư ba cõi, Từ phụ bốn loài. (Hiệu 10 này lễ 3 lần thì đủ 12 lễ lịch sử Đức Phật). – TỤNG BÀI KHÁNH ĐẢN: Đệ tử hôm nay, Gặp ngày Thánh đản, Một dạ vui mừng, Cúi đầu đảnh lễ. Thập phương Tam thế, Điều ngự Như Lai, Cùng Thánh Hiền Tăng. Chúng con cùng pháp giới chúng sanh, Bởi thiếu nhơn lành, Thảy đều sa đọa, Tham sân chấp ngã, Quên hẳn đường về, Tình ái si mê, Từ trong lục đạo, Trăm đây phiền não, Nghiệp báo không cùng, Nay nhờ Phật Tổ Năng nhơn, Dủ lòng lân mẫn, Không nỡ sinh linh thiếu phước, Nặng kiếp luân hồi, Đêm dày tăm tối, Đuốc tuệ Sáng soi Nguyện cứu muôn loài. Pháp dùng phương tiện, Ta bà thị hiện, Thích chủng thọ sinh, Thánh Ma Gia mộng ứng điềm lành, Vua Tịnh Phạn phước sinh con thảo, Ba mươi hai tướng hảo, Vừa mười chín tuổi xuân, Lòng từ ái cực thuần, Chí xuất trần quá mạnh, Ngai vàng quyết tránh, Tìm lối xuất gia, Sáu năm khổ hạnh rừng già, Bảy thất nghiêm tinh thiền tọa, Chứng thành đạo quả, Hàng phục ma binh, Ba cõi đều dậy tiếng hoan nghênh, Chúng con nguyện: Dứt bỏ dục tình gây khổ, Nguyện học đức tánh quang minh, Cúi xin Phật Tổ giám thành. Từ bi gia hộ: Chúng con cùng pháp giới chúng sanh, Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. – TỤNG THÂP HẠNH PHỔ HIỀN: Nhất giả lễ kính chư Phật, Nhị giả xưng tán Như Lai. Tam giả quảng tu cúng dường, Tứ giả sám hối nghiệp chướng. Ngũ giả tùy hỷ công đức, Lục giả thỉnh chuyển pháp luân. Thất giả thỉnh Phật trụ thế, Bát giả thường tùy Phật học. Cửu giả hằng thuận chúng sanh, Thập giả phổ gia hồi hướng. Vừa rồi, bao nhiêu công đức, Bấy nhiêu hương hoa, Thành kính thiết tha, Nguyện xin cúng dưỡng, Bổn sư sơ sanh bảo tướng, Đại hùng điện thượng tọa tiền, Duy nguyện ai liên, – PHỤC NGUYỆN: Đạo thọ nghìn thu đứng vững, Đàm hoa muôn thuở thắm tươi, Sông Ni nước vẫn đợi người, Chúng con nghĩ: Người không bắt đầu từ non khổ hạnh, Cũng chẳng chấm dứt tại nước Thi La. Nguyện Pháp luân tái chuyển Ta Bà, Mong Phật nhật trùng quang pháp giới. Mọi người trông đợi, Một dạ nguyện cầu, Ngõ đền ơn sâu, Chúng con cũng nguyện: Núi rừng biển dã, Gió thuận mưa hòa, An cư lạc nghiệp mọi nhà, Trấn tịnh thái bình cả nước. Tăng Ni hưởng phước, Nam mô A Di Đà Phật. Phật đản hôm nay đã mở màn, Vui mừng rước lễ khắp nhơn gian, Nguyện cầu Đức Phật thường gia hộ, Phật đản đến đây đã lễ hoàn, Niềm vui Đại lễ vẫn chưa tan, Nguyện cầu Đức Phật thường gia hộ, – TỤNG: MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH. “Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la Tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha”. Tiêu ba chướng trừ phiền não, Nguyện chơn trí tuệ thường sáng tỏ, Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ, Nguyện sanh Tịnh độ cảnh Tây phương, Chín phẩm hoa sen là cha mẹ, Hoa nở thấy Phật ngộ vô sanh, Bất thoái Bồ Tát là bạn hữu. Nguyện đem công đức này, Hướng về khắp tất cả, Đều trọn thành Phật đạo. – PHỤC NGUYỆN: Đạo thọ Bồ đề, Nảy sanh cành lá, Đàm hoa Bát Nhã, Mây lành che mát muôn phương, Mưa pháp thấm nhuần mọi vật. Huy hoàng tuệ nhật, Nhờ đó: An cư lạc nghiệp xóm làng, Tăng Ni hưởng phước, Lạc đạo an bần, Thiện tín triêm ân, Tự qui Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. Tự qui y Pháp, xin nguyện chúng sanh thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển. Tự qui y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. – CHỦ LỄ XƯỚNG: Đón mừng Phật đản, Lễ đã viên thành, Chuông trống hòa thanh, Cúi đầu lễ tất. * Ghi chú: (1 lễ) (1 lễ) (1 lễ) (đồng hòa)

Giáng thần vằng vặc trăng sao, (1)

Hạ sanh huy hoàng mặt nhật. (2)

Tốt phước đón nhằm Pháp giá, (3)

( Chủ lễ xướng đến: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thì nhịp khánh hướng dẫn Phật tử đồng hòa: Bổn Sư Thích Ca …)

(1) Trăng sao: ban đêm.

(2) Mặt nhật: giáng sanh ban ngày.

(3) Giá: xe.

Nghi Thức Cúng Dường Lễ Phật Đản

NGHI THỨC CÚNG DƯỜNG LỄ PHẬT ĐẢN

(Ngày 15-04-Âm lịch)

*Tiết thứ làm nghi :

– Chuông trống Bát nhã.

– Cử nhạc khai đàn.

– Chủ lễ đăng điện.

– Cử nhạc tham lễ.

– Chủ lễ niệm hương.

– Dâng hương-tác lễ.

+ CÚNG HƯƠNG (Chủ lễ quỳ xướng) :

Nguyện đem lòng thành kính,

Gởi theo đám mây hương,

Phưởng phất khắp mười phương,

Cúng dường ngôi Tam Bảo.

Thề trọn đời giữ đạo,

Theo tự tánh làm lành,

Cùng pháp giới chúng sanh,

Cầu Phật từ gia hộ :

Tâm Bồ đề kiên cố,

Chí tu học vững bền,

Xa biển khổ mông mênh,

Chóng quay về bờ giác.

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ tát. (3 lần)

+ TÁN PHẬT (Tán dương công đức Phật) :

Đấng Pháp vương vô thượng,

Ba cõi chẳng ai bằng,

Thầy dạy khắp trời người,

Cha lành chung bốn loại.

Quy y tròn một niệm,

Dứt sạch nghiệp ba kỳ,

Xưng dương cùng tán thán,

Ức kiếp không cùng tận!

+ LỄ PHẬT :

Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng,

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,

Lưới Đế châu ví đạo tràng,

Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời.

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện,

Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tận Hư Không, Biến Pháp Giới, Quá Hiện Vị Lai Thập Phương Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng Thường Trụ Tam Bảo. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngư Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật; Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật; Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát; Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát; Hộ Pháp Chư Tôn Bồ tát; Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ tát. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật; Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát; Đại Thế Chí Bồ tát; Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát; Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát.(1 lễ)

+ TÁN HƯƠNG (nhạc cúng hương) :

Lư vàng vừa bén,

Pháp giới hương bay,

Mười phương chư Phật thảy đều hay,

Theo gió cuốn mây bay,

Xin gởi lòng này,

Chư Phật nguyện về đây.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ tát (3lần)

+ TỤNG CHÚ ĐẠI BI :

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ tát. (3lần)

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại đại bi tâm đà la ni.

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị gia bà lô kiết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa ba da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tả. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a lị gia bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đặt đậu đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế ca ra đế, di hê lị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, giá ra giá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha, tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha.Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư gia, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Bà đà ma kiết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà rị thắng kiết ra dạ ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế thước bàn ra dạ, ta bà ha.

Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà dạ ta bà ha.

+ TÁN PHẬT :

Trên trời dưới đất không bằng Phật,

Thế giới mười phương cũng không sánh.

Thế gian có gì con đã thấy,

Tất cả không ai bằng Phật vậy!

Nam mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. (3 lần)

+ CHỦ LỄ VÀ TẤT CẢ ĐỒNG NGỒI XUỐNG TỤNG BÀI Ý NGHĨA NGÀY PHẬT ĐẢN.

(Tụng đậu câu tụng chập thay vì bạch và sớ).

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Ma Mâu Ni Phật. (3 lần)

Chúng con cung kính nghe rằng :

Nhớ lại thuở xa xưa,

Đấng Đại bi cứu thế,

Đức Bồ tát Thiện Huệ,

Bổ xứ tại Ta Bà.

Từ cõi trời Suất Đà,

Quán nhơn duyên thời tiết,

Tịnh Phạn Vương cung khuyết,

Ứng mộng bà Ma Gia.

Cỡi voi trắng sáu ngà,

Mang Thánh thai Bồ tát,

Trong vườn hoa thơm ngát,

Một buổi sáng tinh sương.

Hoàng hậu đi dạo vườn,

Bỗng hạ sanh Thái tử,

Tin vui truyền khắp xứ,

Rằng Hoàng hậu sanh con.

Mừng vui cả nước non,

Hân hoan cùng vũ trụ,

Hàng chư thiên ca vũ,

Các tầng trời rải bông.

Tắm thân có nước chín rồng,

Đỡ gót có sen bảy đóa,

Ứng thân mở đường giáo hóa,

Linh tích báo việc độ sanh.

Ít có mộng đẹp điềm lành,

Chẳng không tình thương đạo đức,

“Trong ngoài thế gian đệ nhất,

Trên dưới trời đất độc tôn!”

Từ đó…Cỏ cây chờ Thánh gọi hồn,

Người vật đợi Thầy truyền đạo,

Nhơn gian có thêm tôn giáo,

Thiên hạ không thiếu Thánh Hiền.

Kiếp sống giảm bớt não phiền,

Cuộc đời tăng thêm lợi lạc,

Phật Đản hôm nay khai mạc,

Trăng tròn mùa hạ tháng Tư. (15-4)

Hương thơm phụng hiến một lư,

Hoa quý cúng dường mấy phẩm,

Trước điện cúi đầu suy gẫm,

Công ơn giáo hóa cao dày.

Dưới tọa ngửa mặt tỏ bày,

Hạnh nguyện tín tâm kiên cố,

Chớ tạo ác duyên đau khổ,

Nên xây thiện nghiệp an vui.

Gập ghềnh đường Thánh không lui,

Tăm tối ngõ phàm chớ tới.

Việc làm: tự, tha lưỡng lợi,

Ý nghĩ: mê, ngộ phân minh.

Thương người giúp vật như mình,

Trọng mạng quí thân của chúng,

Thực hiện từ bi diệu dụng,

Trau đồi trí tuệ thần thông.

Đạo nghiệp mong thuở thành công,

Phước duyên đợi ngày mỹ mãn.

Hôm nay đón mừng Phật đản,

Thành tâm tán tụng hồng danh,

Giờ này rước lễ giáng sanh,

Cung kính quan chiêm bảo tượng.

Vị thánh muôn đời vô thượng,

Bậc thầy ba cõi tối cao,

Giáng thần vằng vặc trăng sao, (1)

Hạ sanh huy hoàng mặt nhật. (2)

Chúng con cùng tất cả chúng sanh,

Sống kiếp hậu sanh thiếu đức,

Sanh đời mạt pháp ít duyên,

Rất may gặp được Từ thuyền.

Tốt phước đón nhằm Pháp giá, (3)

Mong ơn đạo sư giáo hóa,

Thấm nhuần lẽ đạo nhiệm mầu,

Thỏa lòng bao thuở nguyện cầu.

Vui sống một đời giải thoát,

Cúi mong Thế tôn Đại giác,

Từ bi tác đại chứng minh!

Phục nguyện :

Từ thệ không dời,

Pháp luân thường chuyển,

Truyền cho chúng con,

Lời vàng Lộc Uyển.

Ban cho Phật tử,

Xe báu ngưu xa,

Nhà lửa mau ra,

Đường mê sớm thoát.

Pháp hội Linh Sơn man mác,

Đạo tràng Xá Vệ nghiễm nhiên.

Rạng rỡ nhà thiền,

Vẻ vang họ Thích,

Nhơn thiên lợi ích,

Thế gian an vui.

(Tất cả đứng dậy).

+ TÁN (hoặc tụng) :

Tán lễ Thích Tôn,

Giáo chủ Ta Bà,

Tu nhơn nhiều kiếp lâu xa,

Thần giáng Hoàng gia,

Giã từ ngôi báu mẹ cha.

Dưới cây an tọa,

Hàng phục quân ma,

Thấy ánh sao Mai đạo thành,

Chuyển pháp luân,

Ba thừa Thánh chúng tu hành,

Vô sanh đã chứng,

Hiện tiền chúng đẳng tu hành,

Vô sanh sẽ chứng.

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lễ)

+ LỄ 12 LỄ LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT

(Chủ lễ xướng đến : Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thì nhịp khánh hướng dẫn Phật tử đồng hòa : Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật).

1/ Chí tâm đảnh lễ :

A Tỳ ngục tốt, mới phát lòng lành,

Nhiều kiếp tu hành, nhơn viên quả mãn.

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

2/ Chí tâm đảnh lễ :

Một đời Bổ xứ, hiện ở Suất Đà,

Hóa độ Ta Bà, giáng sanh trần thế.

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

3/ Chí tâm đảnh lễ :

Từ trời Đâu Suất, ứng mộng Ma Gia,

Cưỡi voi sáu ngà, vào trong lòng mẹ.

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

4/ Chí tâm đảnh lễ :

Dưới cây Vô Ưu, đản sanh thị hiện,

Chín rồng phun nước, bảy bước xưng tôn.

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

5/ Chí tâm đảnh lễ :

Hiện hưởng dục lạc, chán cảnh vô thường,

Dạo chơi bốn phương, thương đời đau khổ.

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

6/ Chí tâm đảnh lễ :

Nửa đêm vượt thành, xuất gia tìm đạo,

Tóc xanh cắt bỏ, núi Tuyết tu hành.

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

7/ Chí tâm đảnh lễ :

Dưới cây Đạo thọ, hàng phục ma quân,

Thấy ánh sao Mai, thành Bồ đề đạo.

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

8/ Chí tâm đảnh lễ :

Bốn mươi chín năm, độ sanh thuyết pháp,

Ba thừa giáo hóa, hạnh nguyện viên thành.

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

9/ Chí tâm đảnh lễ :

Dưới cây Ta la, Niết bàn thị hiện,

Để lại Xá lợi, phước khắp trần gian.

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

10/ Chí tâm đảnh lễ :

Hiện tọa Đạo tràng, Ta Bà giáo chủ,

Đạo sư ba cõi, Từ phụ muôn loài.

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

(Hiệu 10 này lễ 3 lần thì đủ 12 lễ lịch sử đức Phật)

+ TỤNG BÀI KHÁNH ĐẢN :

Đệ tử hôm nay,

Gặp ngày Thánh đản,

Một dạ vui mừng,

Cúi đầu đảnh lễ.

Thập phương Tam thế,

Đều ngự Như Lai,

Cùng Thánh Hiền Tăng.

Chúng con cùng pháp giới chúng sanh,

Bởi thiếu nhơn lành,

Thảy đều sa đọa,

Tham sân chấp ngã.

Quên hẳn đường về,

Tình ái si mê,

Từ trong lục đạo,

Trăm dây phiền não,

Nghiệp báo không cùng,

Nay nhờ Phật Tổ Năng nhơn,

Dủ lòng lân mẫn,

Không nỡ sinh linh thiếu phước,

Nặng kiếp luân hồi,

Đêm dày tăm tối,

Đuốc tuệ rạng soi,

Nguyện cứu muôn loài.

Pháp dùng phương tiện,

Ta bà thị hiện,

Thích chủng thọ sinh,

Thánh Ma Gia mộng ứng điềm lành,

Vua Tịnh Phạn phước sinh con thảo,

Ba mươi hai tướng hảo,

Vừa mười chín tuổi xuân,

Lòng từ ái cực thuần,

Chí xuất trần quá mạnh,

Ngai vàng quyết tránh,

Tìm lối xuất gia,

Sáu năm khổ hạnh rừng già,

Bảy thất nghiêm tinh thiền tọa,

Chứng thành đạo quả,

Hàng phục ma binh,

Ba cõi đều dậy tiếng hoan nghênh,

Muôn vật thảy nhờ ơn tế độ.

Chúng con nguyện :

Dứt bỏ dục tình gây khổ,

Học đòi đức tánh quang minh,

Cúi xin Phật Tổ giám thành.

Từ bi gia hộ :

Chúng con cùng pháp giới chúng sanh,

Chóng thành đạo quả.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ tát.

Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát.

Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát.

Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ tát (3 – 10 lần)

+ TỤNG THẬP HẠNH PHỔ HIỀN :

Nhất giả lễ kính chư Phật,

Nhị giả xưng tán Như Lai.

Tam giả quảng tu cúng dường,

Tứ giả sám hối nghiệp chướng.

Ngũ giả tùy hỷ công đức,

Lục giả thỉnh chuyển pháp luân.

Thất giả thỉnh Phật trụ thế,

Bát giả thường tùy Phật học.

Cửu giả hằng thuận chúng sanh,

Thập giả phổ giai hồi hướng.

+ HỒI HƯỚNG :

Vừa rồi bao nhiêu công đức,

Bấy nhiêu hương hoa,

Thành kính thiết tha,

Nguyện xin cúng dường,

Bổn sư sơ sanh bảo tướng,

Đại hùng điện thượng tọa tiền,

Duy nguyện ai liên,

Thùy từ minh chứng.

+ PHỤC NGUYỆN :

Đạo thọ nghìn thu đứng vững,

Đàm hoa muôn thuở thắm tươi,

Sông Ni nước vẫn đợi người,

Núi Tuyết cây còn chờ Thánh.

Chúng con nghĩ :

Người không bắt đầu từ non khổ hạnh,

Cũng chẳng chấm dứt tại nước Thi La.

Do đó :

Nguyện Pháp luân tái chuyển Ta Bà,

Mong Phật nhật trùng quang pháp giới.

Mọi người trông đợi,

Một dạ nguyện cầu,

Ngõ đền đáp ơn sâu,

Hầu phụng thờ đạo cả.

Chúng con cũng nguyện :

Núi rừng biển dã,

Gió thuận mưa hòa,

An cư lạc nghiệp mọi nhà,

Trấn tịnh thái bình cả nước.

Tăng Ni hưởng phước,

Thiện tín triêm ân.

Nam mô A Di Đà Phật. (đồng hòa)

+ TÁN (Dùng cho đêm 14-04) :

Phật đản hôm nay đã mở màn,

Vui mừng rước lễ khắp nhơn gian,

Nguyện cầu đức Phật thường gia hộ,

Rạng rỡ muôn đời ánh đạo vàng.

+ TÁN (Dùng cho đêm 15-04)

Phật đản đến đây lễ đã hoàn,

Niềm vui Đại lễ vẫn chưa tan,

Nguyện cầu đức Phật thường gia hộ,

Rạng rỡ muôn đời ánh đạo vàng.

+ TỤNG :

MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH.

Quán Tự Tại Bồ tát hành, thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

“Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị. “Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệc, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệc, đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu tam Bồ đề. Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư, cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú. Tức thuyết chú viết:”Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la Tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha”.

+ TỤNG :

Nguyện tiêu ba chướng trừ phiền não,

Nguyện chơn trí tuệ thường sáng tỏ,

Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ,

Kiếp kiếp thường tu Bồ tát đạo.

Nguyện sanh Tịnh độ cảnh Tây phương,

Chín phẩm hoa sen là cha mẹ,

Hoa nở thấy Phật ngộ vô sanh,

Bất thoái Bồ tát là bạn hữu.

Nguyện đem công đức này,

Hướng về khắp tất cả,

Đệ tử và chúng sanh,

Đều trọn thành Phật đạo.

+ PHỤC NGUYỆN :

Đạo thọ Bồ đề,

Nảy sanh cành lá,

Đàm hoa Bát nhã,

Tươi đẹp sắc hương.

Mây lành che mát muôn phương,

Mưa pháp thấm nhuần mọi vật.

Huy hoàng tuệ nhật,

Sáng chói từ quang.

Nhờ đó :

An cư lạc nghiệp xóm làng,

Thạnh trị thái bình đất nước.

Tăng Ni hưởng phước,

Lạc đạo an bần,

Thiện tín triêm ân,

Tu thân giữ đạo.

Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 lễ)

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 lễ)

Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy vô ngại. (1 lễ)

+ CHỦ LỄ XƯỚNG :

Đón mừng Phật đản,

Lễ đã viên thành,

Chuông trống hòa thanh,

Cúi đầu lễ tất.

*Ghi chú :

(1) Trăng sao: ban đêm.

(2) Mặt nhật: giáng sanh ban ngày.

Thực Trạng Nghi Lễ Phật Giáo Hiện Nay – Phần 4

Tiếp linh

Khi cầu siêu cho các chân linh, vong hồn, trước hết người ta lập đàn lễ để gọi vong linh về, gọi là khoa Tiếp linh. Đây là khoa cúng mở đầu của khóa lễ cầu siêu. Người bình thường không thể tự mình gọi lên các chân linh, vì thế phải phiền đến các vị sứ giả đi tìm vong đang lưu lạc khắp nơi về tham dự đàn tràng để quy y cửa Phật.

Khoa Tiếp linh diễn ra ở ban thờ Vong.

Trong khoa Tiếp linh, lễ vật là 1 mâm lễ mặn gồm có xôi, gà, trầu, rượu, thuốc lá; 1 cỗ ngựa đỏ (bao gồm 1 ông ngựa mã, 1 mũ mã, 1 đôi hia mã, 1 bộ quần áo mã) kèm theo 1 lá sớ Tiếp linh nhờ sứ giả cầm sớ, đi tìm vong linh về cho mình. 

Trong phần lễ Tiếp linh, trai chủ sẽ tiến hành đỉnh lễ tôn thần sứ giả tứ bái. Hai bên tả, hữu (thầy cúng) ứng đối theo một bài khấn Tiếp linh.

Các vị tăng (trong hai buổi lễ ngày 01.03.2009 và ngày 29.03.2009 đều là 2 người) tuyên đọc sớ thỉnh mời 5 vị sứ giả là: Thiên phủ Tứ thiên sứ giả, Phi thiên Tập tiệp sứ giả, Địa phủ Diễn ma sứ giả, Thủ phủ Không hành sứ giả và Thổ địa Linh quan sứ giả .

Kết thúc bài khấn Tiếp linh là tới phần Kham thán chung (do các vị tăng tham gia khóa lễ và thầy cúng ngồi ở hai bên đàn lễ cử) nói lên nỗi niềm tưởng nhớ, tiếc thương của gia đình đối với người đã quá cố; đồng thời gửi gắm ước nguyện chư Phật chỉ đường dẫn lối cho vong linh được tới nghe kinh.

Tùy theo quan hệ giữa người đã mất với người chịu lễ có mặt tại đàn lễ mà người ta có thể thán các bài riêng:- Vợ chồng thán cho nhau, Cha mẹ thán con.

Tuy nhiên, khoa Tiếp linh do chùa Phúc Khánh tổ chức chỉ dừng lại ở phần cử bài văn khấn. Không tuyên đọc sớ Tiếp linh. Không cử phần Kham thán chung cũng như Khám thán riêng.

Trong khóa lễ cầu siêu hoàn chỉnh, kết thúc phần Tiếp linh là khoa Phát tấu.

          Cúng Tổ diễn ra tại nhà Tổ của ngôi chùa. Nội dung của phần Cúng Tổ chỉ gồm có 1 mâm quả, nước, hương, hoa… dâng cúng lên những vị tổ đã có công sáng lập, gây dựng nên ngôi chùa hiện nay.

Khoa Phát tấu là sự nối tiếp của khoa Tiếp linh.

Được các vị sứ giả giúp đỡ mời vong linh về, kế tiếp, gia chủ chuẩn bị lễ Phát tấu để tiến lễ mã ngựa cho 5 vị sứ giả đến Tây Phương thỉnh cầu chư Phật về dự đàn lễ Cầu siêu.

Lễ vật của đàn lễ Phát tấu bao gồm: 1 mâm cơm mặn (tam sinh: thủ lợn, gà, ngan), thuốc lá (5 bao), ngựa mã (5 con), mũ mã (5 chiếc), hia mã (5 đôi), áo mã (5 chiếc).

          Nội dung của khoa Phát tấu là cử bài khấn, trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh.Trong lễ cầu siêu tại chùa Phúc Khánh không có Cúng Tổ và Phát tấu.

Triệu linh

Từ khoa Triệu linh trở về sau, tại chùa Phúc Khánh thường chỉ có một vị tăng và hai thầy cúng đảm nhiệm công việc. Có thể thay đổi vị tăng này tạm ngừng thì vị tăng khác lên đàn lễ thay thế. Biểu hiện này duy trì trong suốt 5 khóa lễ mà chúng tôi có điều kiện quan sát.

Triệu linh là nghi lễ mà đại diện gia đình mời các vong linh thân nhân của họ về để Cầu siêu. Khoa cúng Triệu linh ở các nơi khác diễn ra tại bàn thờ Tam Bảo. Nhưng ở chùa Phúc Khánh, Triệu linh được thực hiện tại bàn thờ Vong.

Trong phần Triệu linh này, người chủ lễ sẽ trình bày một bài khấn có nội dung bao hàm những lời mà đại diện gia chủ (có thể là cha, là con, hay những người thân khác của gia đình) nói lên những khát vọng, những điều khẩn cầu với đức Phật độ trì cho các vong linh của họ; đồng thời cũng là những lời mời gọi vong về đàn lễ để “nương nhờ cửa Phật” mong được siêu thoát, tịnh độ.

Trong khoa cúng Triệu linh, ngoài phần nội dung chính do trai chủ kiến thành đỉnh lễ, còn có những bài khấn riêng dành cho thân nhân của người mất, tùy theo mối quan hệ gia đình:Vợ chồng cúng cho nhau (1bài), Cha mẹ cúng cho con (2 bài)

Sau khi kết thúc lễ Triệu linh, gia chủ sẽ sửa soạn một mâm lễ mặn để cúng chúc thực – mời vong linh về ăn.

 Tắm vong và Hóa mã

Một lễ cầu siêu hoàn chỉnh thì kế tiếp khoa Triệu linh là bốn nội dung liên tục bao gồm: Tắm vong, Sái tịnh, Hóa mã và Khai quang vong. Ở nhiều ngôi chùa, trong khóa lễ cầu siêu cơ bản, người ta thường chỉ tiến hành Tắm vong và Hóa mã. Chùa Phúc Khánh là một trong những nơi như vậy.

Tắm vong

Trước khi đưa các vong vào quy y cửa Phật để làm lễ tụng kinh, người ta thực hiện một nghi lễ đặc biệt là lễ Tắm vong. Ý nghĩa của nghi lễ này là trước khi chính thức vào quy y cửa Phật, các chân linh, vong hồn cần phải “tắm gội” sạch sẽ.

Để tiến hành Tắm vong, nhà chùa chuẩn bị cho mỗi vong linh (trường hợp 49 ngày) ba bát nước gồm: nước hương (nước có rắc tàn hương), nước hoa (nước có rắc cánh hoa hồng) và nước gừng.

Phần Tắm vong thường chỉ có một nhà sư cùng hai thầy cúng tham gia. Tắm vong ở các nơi khác diễn ra tại bàn thờ Tam Bảo vì đây là một phần nội dung của khoa Triệu linh. Nhưng ở chùa Phúc Khánh, Tắm vong được thực hiện tại bàn thờ Vong. Sau khi kết thúc bài văn khấn dành cho lễ Tắm vong, vị sư này sẽ hướng dẫn cho các gia đình mang ba bát nước tắm vong đổ ra vườn. Lễ Tắm vong kết thúc.

Tùy theo thời điểm mà có những bài văn khấn Tắm vong khác nhau. Có bài khấn dành riêng cho dịp 35 ngày hoặc 49 ngày. Lại có bài khấn dành riêng cho những dịp khác. Trong phần Phụ lục của đề tài này có giới thiệu bài khấn được sử dụng tại chùa Phúc Khánh cũng như nhiều ngôi chùa khác mà người viết có điều kiện tìm hiểu.

Hóa mã (còn gọi là Tiến mã)

Đây chỉ là một nội dung nhỏ trong khóa lễ. Người ta quan niệm rằng, sau khi tắm rửa sạch sẽ cho vong linh thì tiến hành hóa mã. Tất cả quần áo, mũ mão, ngựa xe… mà gia chủ chuẩn bị cho người quá cố cùng với 1 bộ quần áo mà phía nhà chùa đã sắp sẵn sẽ được các gia đình mang ra khu vực đốt vàng mã của chùa để hóa, gửi tới vong linh.

Thông thường trong phần Hóa mã ở các chùa khác, các vị tăng sẽ tuyên đọc sớ Trạng mã.

 Như vậy, tương ứng với mỗi vong linh sẽ có một tờ sớ Trạng mã. Tại chùa Phúc Khánh, sau khi cử bài khấn Tiến mã , thay vì tuyên đọc đầy đủ, tờ sớ được đính kèm theo bộ quần áo cho vong linh mà nhà chùa đã chuẩn bị. Tất cả được đưa cho gia đình người quá cố để đem đi hóa chung.

Sái tịnh

          Chuẩn bị một chén nước gừng đặt sẵn trên bàn. Người chủ lễ tiến hành múa Sái tịnh: đọc văn sái tịnh, khai chuông mõ, tán hương… sau đó tay cầm chén nước, tay cầm ba nén hương và một cành hoa nhỏ, vừa niệm chú, vừa dùng cành hoa chấm vào chén nước.

          Ý nghĩa của lễ Sái tịnh là nhằm tẩy trần cho vong khỏi những thứ không sạch sẽ đeo bám trên mình để có thể lên đàn quy y Tam Bảo.

Khai quang

          Khai quang là một nghi lễ khá quan trọng trong phần Triệu linh của lễ Cầu siêu. Mục đích của Khai quang nhằm khai mở lục thức cho vong linh: khai nhãn, khai nhĩ, khai tỵ, khai thiệt, khai thân, khai ý (khai tâm).

          Quan niệm về lục thức khởi nguồn từ lục căn.

Lục căn là 6 giác quan của con người để nhận biết sự việc: 1. Nhãn (mắt) – 2. Nhĩ (tai) – 3. Tỵ (mũi) – 4. Thiệt (lưỡi) – 5. Thân (da thịt) – 6. Ý (tư tưởng).

Lục thức được sinh ra từ lục căn, bao gồm:

1. Nhãn thức: cái biết của mắt do nhìn thấy

2. Nhĩ thức: cái biết của tai do sự nghe

3. Tỵ thức: cái biết của mũi do sự ngửi

4. Thiệt: cái biết của lưỡi do sự nếm

5. Thân thức: cái biết của da thịt do đụng chạm

 6. Ý thức: cái biết của tư tưởng do trí não.

Người ta quan niệm quần áo của vong linh là quần áo không sạch sẽ của trần gian. Vì thế, vong linh sau khi được tắm rửa sạch sẽ, khai quang làm sáng rõ lục thức thì gia chủ sẽ tiến hành hóa quần áo vàng mã để vong mặc vào, lên đàn dự lễ quy y.

Để tiến hành Khai quang vong, trai chủ một tay cầm chén nước, một tay cầm ba nén hương và cành sái. Bắt đầu lễ, chống tay thử vào chén nước, trống, nhạc đồ hương giống như sái tịnh. Sau đó đặt chén nước xuống, tay cầm hương + khăn mặt và múa (niệm chú và kết ấn).         

Cúng Phật

Theo tiến trình của một khóa lễ cầu siêu, khoa Cúng Phật phải diễn ra ngay sau Tiếp linh (hoặc Phát tấu, tùy thuộc vào lễ cầu siêu cơ bản hay lễ cầu siêu hoàn chỉnh). Tuy nhiên, ở chùa Phúc Khánh, khoa cúng này lại đặt sau khoa Tiếp linh. Về hình thức, ý nghĩa của lễ này gần giống với lễ Tiếp linh nhưng có điểm khác nhau cơ bản: nếu như trong lễ Tiếp linh, chư tăng đọc sớ nhờ sứ giả đi tìm vong về quy y cửa Phật, thì ở lễ Cúng Phật, lời sớ là sự thỉnh cầu 5 vị sứ giả mời Đức Phật về dự và làm chứng cho đàn lễ cầu siêu. Bài khấn sử dụng trong khoa Cúng Phật là bài Thỉnh Phật . Sớ sử dụng trong khoa Cúng Phật là sớ Phật âm. Ngoài đọc bản sớ, trong lễ Cúng Phật còn tụng kinh.

Tùy theo quy mô của từng đàn lễ cũng như điều kiện kinh tế của gia đình đứng lên lập đàn lễ kéo dài ngày hay ngắn ngày mà người ta tụng nhiều bộ kinh. Thông thường người ta tụng ba bộ kinh là kinh Pháp hoa, kinh Báo ân và kinh Thủy sám. Đây là kinh pháp nhà Phật để hóa giải cho các vong hồn được gọi về, đồng thời giúp cho các chân linh được sáng trí, sáng lòng thông qua nội dung trong kinh của Đức Phật.

Tại chùa Phúc Khánh, vị tăng chỉ tụng kinh Di Đà, không sử dụng sớ Phật âm trong khoa cúng này.

Lễ vật của khoa Cúng Phật là: 1 mâm cơm chay, xôi, oản, chè. Lễ Cúng Phật diễn ra tại bàn thờ Tam Bảo.

Quy y vong

          Quy y vong diễn ra tại bàn thờ Tam Bảo.

Quy y này được gọi là quy y âm. Vong linh khi còn sống có thể đã quy y Tam Bảo – đó gọi là quy y dương. Quy y âm có 3 ý nghĩa: 1. Quy y Phật: vong linh sẽ không phải vào địa ngục; 2. Quy y Pháp: vong linh sẽ không phải làm ngạ quỷ; 3. Quy y Tăng: vong linh sẽ không phải đọa vào cõi súc sinh.

Kết thúc lễ Quy y là cấp điệp cho vong linh. Tờ điệp này do phía nhà chùa chuẩn bị, trong đó ghi tên, ngày sinh, ngày mất của vong linh và trao lại cho gia đình. Theo tìm hiểu của người viết, ở chùa Phúc Khánh không sử dụng tờ điệp cấp này.

Tụng kinh A Di Đà

Sau khi các vong linh đã được quy y, người ta rước vong lên chùa và làm lễ tụng kinh. Kinh được tụng trong nghi lễ này gồm: kinh A Di Đà, kinh Thuỷ sám, kinh Địa Tạng, kinh Lương hoàng sám, kinh Pháp hoa, kinh Báo ân… Ý nghĩa của của việc tụng kinh là tôn vinh công ơn đức Phật; đồng thời, thông qua những lời kinh Phật, thỉnh cầu chư Phật cứu vớt, hóa giải cho các chân linh, vong hồn được siêu thoát – được “nương nhờ cửa Phật” để nhanh chóng đầu thai sinh kiếp người khác.

Khóa lễ cầu siêu tại chùa Phúc Khánh chỉ tụng kinh A Di Đà. Phần này do một vị tăng đảm nhiệm.

Tuyên sớ Biểu âm

          Phần Tuyên sớ Biểu âm ở những chùa khác do một vị tăng tiến hành. Nhưng tại chùa Phúc Khánh, sau khi tụng kinh, chỉ còn lại hai hoặc ba thầy cúng tham dự đàn lễ. Vì vậy, phần tuyên sớ do một thầy cúng chịu trách nhiệm.

Lễ Phá ngục

Sau lễ Tụng kinh, người ta tiến hành bày đàn tràng Phá ngục (còn gọi là đàn ngục) để giải thoát cho các chân linh, vong hồn. Mở đầu cho Phá ngục là nghi lễ Thỉnh xá, phóng xá để yêu cầu quản ngục xoá tên các chân linh vong hồn đã qua đàn cầu siêu ra khỏi danh sách tại địa ngục.

Lễ Giải oan – Cắt kết

Lễ Giải oan – Cắt kết bao gồm các tiểu nghi lễ như tra tội, định tội được mở để mở đường cho các vong được thoát khỏi tội lỗi, kiếp nạn. Giải oan – Cắt kết là để minh oan, xóa tội cho các chân linh vong hồn, đồng thời cắt đứt các oan nghiệp giúp cho các chân linh vong hồn luân hồi, đi sang một kiếp người khác.

Cúng chúc thực, Cúng thí thực

Chúc thực

Chúc thực  là cúng cơm cho vong linh. Có thể cúng cơm chay hoặc cơm mặn, tùy theo sự thỏa thuận giữa nhà chùa và gia đình người quá cố.

Tại chùa Phúc Khánh, ở bàn thờ Vong người ta đặt một mâm cơm chay và một mâm cơm mặn, dùng chung cho tất cả vong linh của các gia đình. Thầy cúng cử bài khấn Chúc thực, không sử dụng sớ Cấp vong như tiến trình cơ bản của khóa lễ cầu siêu .

Thí thực và Phóng sinh (nếu có)

Là sự dâng cúng cơm nước, hoa quả, cho các vong hồn lang thang, cô quạnh… Lễ này ít được tiến hành trong những khóa lễ cầu siêu cơ bản, thường chỉ xuất hiện trong khóa lễ hoàn chỉnh. Chùa Phúc Khánh không tổ chức lễ này cho các gia đình có vong linh gửi lên chùa

.

          Trong phần này chúng tôi trình bày về tiến trình của một khóa lễ cầu siêu – rước vong lên chùa diễn ra tại chùa Phúc Khánh.

          Phía nhà chùa, công việc chuẩn bị cho lễ cầu siêu do các phật tử chấp tác tại chùa đảm nhiệm. Họ mua sắm hoa quả, đồ mã, sớ, bài vị…; nấu cỗ mặn, cỗ chay, xôi chè; bày biện, sắp xếp đồ lễ lên bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ Vong theo vị trí đã quy định từ trước. Các gia đình không phải chuẩn bị thêm lễ vật. Nếu thành tâm, có thể mang đến chùa thêm một ít hoa quả, vàng mã để thắp hương cho vong linh.

          Khóa lễ cầu siêu – rước vong tại chùa Phúc Khánh được tổ chức vào lúc 9h – 11h30 sáng chủ nhật hàng tuần.

Nội dung của khóa lễ cầu siêu – rước vong lên chùa bao gồm 8 nội dung: Tiếp linh, Triệu linh, Tắm vong và Hóa mã, Cúng Phật, Quy y vong, Tụng kinh A Di Đà, Tuyên sớ Biểu âm, Chúc thực.

Tham dự khóa lễ cầu siêu là đại diện nhà chùa và thân nhân của người quá cố được đưa rước lên chùa. Do nhiều nguyên nhân, cách họ nhận biết về những nội dung của lễ cầu siêu có nhiều điểm khác nhau. Trong phần tiếp theo, chúng tôi xin đề cập tới một số vấn đề mà chúng tôi rút ra từ quá trình khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn được thực hiện tại chùa Phúc Khánh. (còn tiếp)

Lễ Phật Đản – Chùa Phổ Hiền

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN – PL 2559 – 2015

Dưới sự chứng minh của Hoà-Thượng Thích Như-Điển,

TT Thích Thị Qủa, TT Thích Đồng Văn

_(())_

Từ vườn Lâm Tỳ Ni Đức Thế Tôn Đản sinh

Đóa Vô Ưu tươi nở ngát hương thơm mười phương

Thành Ca Tỳ La Vệ gió reo vui trời bừng sáng

Người người hân hoan loan tin vui Tất Đạt Đa thái tử ra đời

Ánh sáng Như Lai diệt tham sân si sáng soi Đạo Vàng

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

_(())_

Trân trọng kính mời quý Phật tử đồng hương đến tham dự đông đủ.

Thứ bảy, ngày 16/05/2015

09 giờ 00 : Phật tử tề tựu

09 giờ 15 : Khai thị và Truyền Giới Bát Quan Trai

10 giờ 45 : Tịnh Tu

11 giờ 45 : Quá Đường và Kinh Hành

13 giờ 00 : Chỉ Tịnh

14 giờ 00 : Tịnh Tu+Thính Pháp

17 giờ 00 : Mông Sơn Thí Thực

18 giờ 00 : Dược Thực

19 giờ 00 : Tịnh Độ

20 giờ 00 : Tịnh Tu+Pháp Đàm

22 giờ 00 : Chỉ Tịnh

Chủ nhật, ngày 17/05/2015 :

            06 giờ 00 : Công Phu Khuya

            07 giờ 30: Điểm tâm

            09 giờ 30 : Lễ Xả Giới + Lễ Quy-y Tam Bảo+ Lễ Tạ Pháp

            10 giờ 15 : Đại Lễ Phật Đản:

                    * Cung thỉnh Chư Tôn Đức Quang Lâm Chánh Điện (hát bài Kính Mến Thầy)

                     * Cung Thỉnh Chư Tôn Đức an toạ

                     * Lời nói đầu

                     * Lễ Dâng Hoa (Oanh vũ GĐPT) 

                     * Diễn Văn Phật Đản (Sư Cô) 

                     * Lời Đạo Từ của Hoà Thượng Phương Trượng

                     * Chư Tôn Đức Niệm Hương Bạch Phật

(hát bài Trầm Hương Đốt)

– Tụng Kinh Mừng Khánh Đản

– Lễ Tắm Phật (Đồng tụng bài kệ tắm Phật)

11 giờ 45: Cúng Dường Trai Tăng và Thời Ngọ Trai

                                        Cúng Chư Tiên Linh Trí Tự

 13 giờ 30: Văn Nghệ Cúng Dường Phật Đản

 14 giờ 15: Họp BCH nhân Mùa Phật Đản, dưới sự chứng minh của HT

             17 giờ 00: Mông Sơn Thí Thực và hoàn mãn

(Chương trình có thể tùy nghi thay đổi)

Album hình ảnh ngày Đại Lễ Phật Đản 2015-PL 2559: https://plus.google.com/…/102928…/albums/6159482403899111857

_o0o_

LÁ THƯ PHẬT ĐẢN

HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI STRASBOURG-PHÁP QUỐC Association Bouddhique Phổ-Hiền de Strasbourg CHÙA PHỔ-HIỀN 7, Rue de Guebwiller – 67 100 STRASBOURG Tél. 03 88 84 58 31 E-mail : phohientu2550@yahoo.fr – Website : www. chúng tôi ***************************

PL. 2559-Réf. PH16, 30/04/2015

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Lá thư Phật Đản 2559

Kính thưa quý Phật tử cùng quý đồng hương!

Từ sau ngày đặt viên đá đầu tiên đến nay, chúng ta ai nấy đều nôn nóng muốn biết chi tiết về ngôi Chùa Phổ-Hiền mới… Nhân trong thư mời dự lễ mừng ngày Đức Từ Phụ Đản Sanh, chúng tôi xin trình bày đôi điều cho quý chư liệt vị tường.

Thưa quý vị, sự việc xây dựng đang diễn tiến tốt đẹp như ý muốn của chúng ta, mọi thủ tục giấy tờ và thầu khoán cũng như những vấn đề khác đang tiến hành trong sự cân nhắc rất cẩn thận trước khi khởi công. Tuần nào cũng vậy, vào tối thư năm, dưới sự chứng minh của Sư Bà, Sư Cô cùng Ông Kiến trúc sư và kỹ sư về bê-tông, về hệ thống điện nước, sưởi, những đường thông rãnh nước, đường nước vào v.v…cùng ban kiến thiết mà chúng ta tạm gọi là Groupe de Travail, chứ thực ra những buổi họp đó đều mở rộng cho tất cả bà con Phật tử, ai nấy đều có thể tham gia, đóng góp ý kiến…, những ý kiến hợp lý đều được xem xét và thông qua theo như nhu cầu và điều kiện của công trình xây cất.

Thật vậy, Chùa xây lên cũng vì Phật tử, vì sự hoằng pháp độ sanh, nếu không vì lợi ích chung thì chắc chắn không thể nào thành tựu được.

Tất cả chi tiết về sơ đồ xây dựng và làm việc có dán tại Chùa, xin mời quý vị đến tham khảo,  vì chỉ trong vài trang giấy rất hạn hẹp, chúng tôi không thể nào trình bày đầy đủ được. Chúng tôi cũng như quý Phật tử đều rất lo lắng, đó là: Tài Chánh. Thật đúng vậy! Thưa chư liệt vị, vì kinh tế đương thời, vì cuộc sống… Chùa không biết làm sao để mở lời kêu gọi hổ trợ. Hiện tại các ban, nhất là ban ngoại vụ lo chạy khắp nơi để được sự trợ giúp của chính quyền điạ phương, hoặc xin TVA, mọi việc cũng có rất nhiều khả quan, nhưng họ không chiụ giải ngân liền cho mình được… Vì vậy, mượn tiền nhà băng là là điều không tránh khỏi.

Lãi xuất và đìều kiện cũng không thể bỏ qua được. Còn các ban Nội vụ và quý cô, quý bác ở Chùa thì lo từng cái bánh để phát hành, gây quỹ. Như vậy làm sao để tránh mượn tiền nhà băng? Chỉ có Hội thiện… Theo sự tính toán về ngân quỹ hiện tại thì: nếu có 50 người cho mượn 10000 thì Chùa khỏi cần vay muợn, hoặc 100 người / mỗi người cho muợn 5000 hoặc 200 người/mỗi người 2500 hoặc 334 người / mỗi người 1500€ (giá trị của 1m²) thì chắc là không cần mượn nhà băng. Đó là số tiền cần mượn, nhưng thật ra, chỉ cần một góp sức nhỏ của quý Phật tử và quý đồng hương nhưng với một tấm lòng to lớn góp sức xây dựng, cầu nguyện cho sự thành tựu của ngôi Chùa… thì nhất định sẽ thành công.

Theo kinh nghiệm của quý Chư Tôn Đức đã từng xây Chùa cho biết, thì sự xây Chùa nhất là trong điều kiện khó khăn như vậy không thể lường được. Tuy nhiên luôn có sự mầu nhiệm đưa đến và từ những phát tâm của chư liệt vị là công đức không thể nghĩ bàn. Vì vậy, quý vị phải vững niềm tin cho ngôi Chùa Phổ Hiền Strasbourg trong tương lai nhất định sẽ thành tựu viên mãn.

Về giấy chứng nhận Hội Thiện, những tháng Sư Cô kiết đông không ai kiểm soát, nên một số người nóng lòng và bị trễ nải… mong quý vị thông cảm cho, thủ quỹ Chùa đang liên lạc với nhà băng để có thể kiểm tra trực tiếp lúc nào cũng được, không cần phải chờ đầu tháng mới có giấy nhà băng gởi về.

Nhân mùa Phật Đản, chúng tôi kính chúc Chư Liệt vị thân tâm thường lạc, trí tánh thường minh và tâm bồ đề hằng kiên cố.

Thay mặt Hội Phật Giáo và Chùa Phổ Hiền

Tỳ Kheo Ni, TN Như  Quang

(đã ký )

Quý Phật tử phát tâm xây dựng chùa Phổ Hiền mới với mọi hình thức (Hội Thiện, cúng dường, hộ trì Tam Bảo…).

Xin mời vào mục Cúng Dường này để biết rõ về cách thức gởi tiền. 

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát

Cập nhật thông tin chi tiết về 4. Nghi Cúng Lễ Phật Đản trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!