Bạn đang xem bài viết 3 Bài Cúng Rằm Tháng 7 Đúng Nhất 2023, Phân Biệt Vu Lan Với Xá Tội Vong Nhân được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày rằm tháng 7 (tức 15/07 Âm lịch) đang đến gần, Đá mỹ nghệ Ninh Bình xin gửi tới quý khách 3 bài cúng rằm tháng 7 đúng nhất, tại sao tháng 7 lại được gọi là tháng cô hồn ? cách phân biệt lễ Vu Lan báo hiếu với ngày Xá tội vong nhân, hi vọng sẽ cung cấp được cho quý khách hàng một số thông tin hữu ích.
Tháng 7 âm lịch, người Việt có một ngày lễ mà giới tăng ni Phật tử thường gọi là ngày lễ Vu Lan. Đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất – một tập tục đáng quý, đáng trên trọng của người Việt, thể hiện đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Rằm tháng 7 Âm lịch cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày của chúng sinh.
Lễ Vu Lan là gì ?Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp quỷ đói. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) với quan niệm báo hiếu cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiều Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải làm quỷ đói, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tránh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi các cứu mẹ, Phật dạy rằng: “dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó’.
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
A Nan đem câu chuyện thưa với Đức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ đà la ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra coi đây là ngày cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt đầu từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là quỷ miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Phóng diệm khẩu là “thả quỷ miệng lửa”, lại hiểu rộng ra là “tha tội cho tất cả những người đã chết, thế nên có câu “tháng bẩy ngày rằm xá tội vong nhân”.
Còn theo tín ngưỡng dân gian thì ngày rằm tháng 7 là ngày mở cửa địa ngục, các vong nhân được xá tội. Một số người Việt tin rằng lễ này bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hàng năm cứ đến tháng 6/7 (âm lịch) là vào vụ thu hoạch mùa màng, để công việc được thuận lợi người dân thường cầu xin thần thánh, thổ địa bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu. Đến đúng ngày 15/07 mọi việc đã hoàn tất nên “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Mâm cúng cô hồn thường có: quần áo chúng sinh gỡ ra từng món, trải xuống mâm một ít tiền vàng, vài chén cháo loãng, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 1 ít bỏng gạo và kẹo bánh các loại .. người ta còn đổ cháo lá đa gài vào cái que cắm ở các bụi cây, góc vườn cho các vong hồn già yếu không tranh cướp được.
Tết rằm tháng bảy thể hiện tính cộng đồng sâu sắc, là cái tết hướng về đa nguyên hóa và nhân văn hóa, đặc biệt là luôn tôn trọng sinh mệnh và phát triển phương hướng phát huy giá trị sinh mệnh làm cho ngày tết truyền thống này có ý nghĩa và nội hàm giáo dục sinh mệnh phong phú nhất. Đối mặt với tháng ma quỷ này, con người đã vứt bỏ đi những cái cấm kỵ sợ hãi không thích hợp, dùng tư duy mới xem xét mối quan hệ giữa người và quỷ, gạt bỏ những sợ hãi và hoang mang của tử vong từ đó xây dựng nên đạo lý thích hợp với trí tuệ và cách nhìn đúng đắn về tử vong, phát huy ý nghĩa giá trị của sinh mệnh mở ra cuộc đời hiểu biết trọn vẹn. Rằm tháng 7 là dịp để người sống tri ân cùng người đã khuất, thể hiện một tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
VĂN KHẤN THẦN LINH RẰM THÁNG BẢY(Trong nhà)
Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Nam mô A Di Đà Phật!Kính lạy:
Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát
Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả
Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy năm …Tín chủ con là: ……….Thành tâm sửa biện:Hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.Chúng con thành tâm kính mời:
Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát
Ngày Mục Kiền Liên Tôn Giả
Chúng con thành tâm kính mời:Các thần linh đương niên:
Ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa
Ngài Bản gia Táo Quân
Và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài xét soi, chứng giám.Nay gặp tết Vu Lan – ngày vong nhân được xá tội.Chúng con đội ơn Trời Phật phù hộ,Thần Linh các đấng chở che,Công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.Chúng con và toàn gia xin kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành,Mong được phù hộ độ trì cho chúng con và toàn gia,Người người mạnh khỏe,Già trẻ bình an, hướng về chính đạo,Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng longCứu giải thoát oan khiên thuở trướcMong mọi điều tốt đẹp cho đời sauGiãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.Cẩn cáo !
VĂN KHẤN TỔ TIÊN RẰM THÁNG BẢY(Trong nhà)
Nam Mô A Di Đà Phật !Nam Mô A Di Đà Phật !Nam Mô A Di Đà Phật !Kính lạy Tổ tiên nội, ngoại và chư vị hương linh !Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy năm …Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên,Nhớ đến công ơn tổ tiên như trời biển:Ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con,Gây dựng cơ nghiệp xây đắp đức nhân,Để đến nay chúng con được hưởng ân đức,Nghĩ đến đức cù lao khôn báo,Cảm công trời biển khó đền.Chúng con kính sửa lễ vật, bày trước linh tọa.Thành tâm kính mời:
Các Cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ,
Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội
Cùng tất cả các hương linh nội, ngoại.Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng,Chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật,Phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe bình an,Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.Cẩn cáo !
VĂN KHẤN CHÚNG SINH RẰM THÁNG BẢY(Văn khấn dân gian – cúng ngoài trời)
Phân Biệt Ngày Xá Tội Vong Nhân Và Ngày Lễ Vu Lan.
Tháng 7 âm lịch nói chung và rằm tháng 7 (Tết Trung Nguyên) là một trong những tháng lễ quan trọng nhất của người Việt. Nó đã đi sâu vào truyền thống văn hóa và chính trong tâm khảm của biết bao thế hệ con người. Bởi thế dân gian ta mới có câu “Cúng cả năm không bằng rằm tháng bảy”. Tháng 7 chính là tháng để con người tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên, cha mẹ – những người còn sống hay đã khuất và tích cực làm việc thiện, cầu phúc phổ độ chúng sinh. Ngày xá tội vong nhân và lễ Vu lan có phải là một?
Có rất nhiều người nhầm lẫn cho rằng lễ Vu Lan và ngày xá tội vong nhân đều là một, ý chỉ tên gọi khác của Rằm tháng 7. Song trên thực tế, đó lại là hai lễ khác biệt nhau.
Ngày Xá tội vong nhân và Lễ Vu lan giống nhau là đều có chung nguồn gốc ra đời từ Phật giáo. Hai ngày lễ đều được tổ chức vào Rằm tháng 7 với mục đích thể hiện lòng kính trọng, biết ơn với những tổ tiên và các bậc sinh thành.
Dân gian quan niệm trong tháng cô hồn thì ngày rằm tháng bảy là ngày “Xá tội vong nhân” – ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế. Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối, tiền vàng và quần áo cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày.
Lễ Vu Lan là một trong những đại lễ quan trọng của Phật giáo thường được gọi là “Lễ Vu Bồn” hay là Lễ báo hiếu.
Ân Cha Mẹ là ân đầu tiên trong tứ ân, Cha Mẹ ở đây không phải chỉ là người sinh thành ra mình mà có thể hiểu là chúng sinh. Bởi khi còn tại thế, một lần trên đường đi thuyết pháp Đức Thích Ca Mâu Ni gặp một đống xương khô, Người đã quỳ xuống bái và Người đã giải thích cho các đệ từ rằng biết đâu người này kiếp trước là cha mẹ ta.
Ở Việt Nam không rõ tài liệu nào ghi chép Lễ Vu lan xuất phát từ năm nào, chỉ biết rằng trong một số văn bản của Lê Quý Đôn đã xuất hiện ngày lễ này.
Nghi thức thực hiện của hai ngày lễ ngày cũng có sự khác biệt rõ rệt, ngày xá tội vong nhân, người dân sẽ làm lễ cúng chúng sinh ở trước cửa nhà hoặc vỉa hè. Nhưng Lễ Vu Lan người Việt lại lên chùa lễ Phật phù hộ cho các bậc sinh thành và mọi thành viên trong gia đình được phước lộc, bình an.
Trong ngày Vu Lan tại một số ngôi chùa có lễ “Bông hồng cài áo”. Nghi thức này nhằm để tưởng nhớ những bà mẹ đã khuất và vinh danh những bà mẹ còn sống tại trần thế với con cháu. Trong lễ này, những ai còn mẹ sẽ được cài một bông hồng đỏ, ai mất mẹ sẽ được cài một bông hồng trắng. Nghi thức này nhằm nhắc những ai còn mẹ hãy biết trân trọng những ngày tháng quý giá mẹ còn ở cạnh bên, phải biết hiếu kính với mẹ.
Cả hai lễ đều được tổ chức vào rằm tháng 7 nhưng Ngày xá tội vong nhân thì được người Bắc coi trọng hơn, còn Lễ vu Lan Báo hiếu thì lại phổ biến ở miền Nam và miền Trung. Lễ Vu Lan ngày nay cũng được tổ chức rộng rãi với quy mô lớn hơn. Bắt đầu từ những ngày đầu tháng 7 âm lịch nhiều ngôi chùa lớn tổ chức Đại lễ kéo dài đến hết tháng.
Ngày xá tội vong nhân và Lễ Vu Lan giống hay khác nhau có còn quan trọng hay không khi đó đều là những lễ quan trọng nhất của người Việt Nam? Cả hai lễ đều mang ý nghĩa thể hiện lòng kính trọng, biết ơn với các bậc sinh thành, đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí. Hơn nữa, ngày Xá tội vong nhân và lễ Vu Lan mang tính nhân văn cao cả, mang đậm nét văn hóa của con người Việt Nam.
Phân Biệt Lễ Vu Lan Và Ngày Xá Tội Vong Nhân
Hàng năm cứ vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch, người dân Việt theo đạo Phật có một ngày lễ lớn là ngày lễ Vu Lan. Đi kèm đó là ngày xá tội vong nhân.
Lễ Vu lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo vì vậy mà dân gian ta có câu ” Tết cả năm không bằng rằm tháng bảy”.
Hàng năm cứ vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch, người dân Việt theo đạo Phật có một ngày lễ lớn gọi là ngày lễ Vu Lan hay còn có tên gọi khác là Tết Trung Nguyên. Đi kèm đó là ngày xá tội vong nhân, hay dân gian gọi nôm na là ngày cúng cô hồn.
Tương truyền rằng, Mục Kiền Liên là người kính Phật. Khi cha chết, ông bảo mẹ là bà Thanh Đề, dùng một phần tài sản để cúng dường Trai Tăng. Tuy nhiên, Thanh Đề tâm địa tham lam, độc ác. Nhân lúc con không có nhà, bà xui đầy tớ đánh đuổi chư tăng rồi dùng tiền mua gà, vịt, trâu, bò về giết tế thần rồi ăn hết.
Vì gây nhiều nghiệp ác nên khi chết phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở. Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Từ đó, lễ Vu lan ra đời.
Lễ Vu lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo vì vậy mà dân gian ta có câu ” Tết cả năm không bằng rằm tháng bảy”. Đây là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên – một tập tục đáng quý của người Việt, thể hiện truyền thống đạo lý ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
2. Ngày xá tội vong nhân hay lễ cúng cô hồn
Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên”. A Nan đem chuyện bạch với Đức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.
Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian thì hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. ì vậy, ngày nay mới có câu : “Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.
Bông hồng cài áo – nét đẹp trong văn hóa Việt Nam
Dù là ngày lễ đặc trưng của người Á Đông nhưng ở nước ta, có một phong tục rất cao thượng vào lễ Vu Lan mà không ở đâu có được.
Người Việt quy ước, vào ngày Rằm tháng bảy, ai còn cha hoặc mẹ thì sẽ cài một bông hồng lên áo, ai đã mất mẹ và mẹ thì cài hoa hồng trắng. Người cài hoa sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên công ơn cha mẹ.Người Việt quy ước, vào ngày Rằm tháng bảy, ai còn cha hoặc mẹ thì sẽ cài một bông hồng lên áo, ai đã mất mẹ và mẹ thì cài hoa hồng trắng.
Người cài hoa sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên công ơn cha mẹ. Ý tưởng này được hòa thượng Thích Nhất Hạnh đề xuất những năm 1960 thực sự trở thành một nét đẹp nhân văn cao cả, đầy ý nghĩa.
Ở nước ta, người dân thường tổ chức lễ Vu lan và lễ Xá tội vong ấy vào cùng ngày Rằm tháng 7. Chỉ có điều, người phía Bắc thì trọng ngày Xá tội vong nhân hơn còn miền Trung và miền Nam thì đề cao lễ vu Lan báo hiếu.
Bài Cúng Rằm Tháng 7: Lễ Vu Lan Và Xá Tội Vong Nhân
1. Văn khấn, cách sắm lễ cúng cô hồn
Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (Âm lịch).
Lễ cúng cô hồn nên đơn giảm, gồm:
– Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
– Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).
Mâm lễ cúng cô hồn.
Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà.
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng, che làn heo may
Cô hồn Nam Bắc Đông Tây
Trẻ già trai gái về đây họp đoàn
Dù rằng chết uổng, chết oan
Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu
Chết tai nạn, chết ốm đau
Chết đâm chết chém, chết đánh nhau tiền tình
Chết bom đạn, chết đao binh
Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi
Chết vì sét đánh giữa trời
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hoà hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hoá kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:………………………….
Con trai:……………………………
Con gái:…………………………….
Ngụ tại:……………………………..
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
2. Văn tế khấn tổ tiên ngày rằm tháng 7
Mâm cỗ cúng tổ tiên.
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.
Hôm nay là rằm tháng Bảy năm ….
Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.
Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Dương. Nguyễn, Lê, Trần …)
Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.
Tín chủ lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Giằm Tháng 7 Là Gì? Phân Biệt Ngày Xá Tội Vong Nhân Và Ngày Lễ Vu Lan!
Hàng năm, cứ đến Rằm tháng Bảy âm lịch, người dân cả nước lại sắm sửa những mâm đồ lễ cho ngày lễ Xá tội vong nhân hay còn gọi là cúng cô hồn, “mở cửa địa ngục” và lễ Vu Lan lễ báo hiếu. Hàng năm, cứ đến Rằm tháng 7 âm lịch, người dân cả nước lại sắm sửa những mâm đồ lễ cho ngày lễ Vu Lan hay còn gọi báo hiếu và lễ Xá tội vong nhân hay còn gọi là cúng cô hồn, “mở cửa địa ngục”. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Á Đông.
Rằm tháng 7 là ngày Tết Trung Nguyên, cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông. Nhiều người cho đến nay vẫn còn nhầm lẫn, cho rằng rằm tháng 7 và lễ Vu lan là một. Thực ra đây là hai lễ khác nhau hoàn toàn. Ngày xá tội vong nhân còn gọi là lễ cúng cô hồn, mục đích để cầu siêu, tưởng nhớ những vong hồn lang thang. Trong khi đó lễ Vu lan là ngày lễ để con cháu tri ân, báo hiếu tổ tiên, gia tiên, cha mẹ đã khuất, mục đích để giáo dục con người về lòng hiếu thảo, biết ơn và biết đền ơn đấng sinh thành.
Tết Trung Nguyên vào rằm tháng Bảy. Người xưa tin theo sách Phật, coi hôm ấy là ngày vong nhân được xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ, nên tại các chùa thường làm chay chẩn tế và cầu kinh Vu Lan.
Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch có 2 ngày lễ cúng.
Lễ cúng được truyền tụng lâu đời trong dân gian vào tháng 7, ngày rằm xá tội vong nhân (tha tội cho tất cả người chết), nhiều người gọi là cúng cô hồn.
Quan niệm dân gian cho rằng đây là lễ cúng những linh hồn vật vờ lang thang không nơi nương tựa, không còn người thân ở trần gian để thờ phụng hoặc thất lạc, hoặc vì một oan khiên nào đó.
SGV, tết trung nguyên là gì Cùng ngày rằm tháng Bảy còn có lễ Vu Lan, xuất phát từ tích truyện Đại Mục Kiều Liên.
Vu Lan được coi là lễ cầu siêu giải thoát cho ông bà cha mẹ bảy đời, xuất phát từ lóng báo hiếu.
Trong những năm gần đây, trong lễ Vu Lan còn có tục (bông hồng cài áo) thể hiện lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ.
Rằm tháng 7 (15/07 Âm lịch): là (1) ngày Xá tội vong nhân , là (2) ngày lễ Vu Lan ( lễ báo hiếu) , là (3) ngày Tết Trung nguyên .
(1)Theo tín ngưỡng dân gian , rằm tháng 7 là xá tội vong nhânLà ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.
Vào “tháng cô hồn” (tháng 7 âm lịch), phong tục dân gian tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm việc từ thiện. Tuy vậy, có rất nhiều nhà kinh doanh cho rằng, tháng 7 âm lịch cũng là tháng bắt đầu mua hàng để tích trữ bán trong dịp tết Nguyên đán.
(2) Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan (lễ báo hiếu)Vu lan (chữ Hán: 盂蘭, bính âm: Zhōngyuán Jié; sa. ullambana), còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông).
Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) – cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Cũng theo kinh Vu-Lan-bồn, Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu-lan ra đời.
(3) Rằm tháng 7 là ngày tết Trung Nguyên (văn hóa Trung Hoa)Trong văn hóa Trung Hoa, ngày rằm tháng bảy âm lịch thuộc Tiết Trung Nguyên và được gọi là Ngày ma (hồn người chết) và tháng thứ bảy nói chung được coi là Tháng ma (鬼月, Quỷ nguyệt), trong đó những con ma và linh hồn, bao gồm cả của tổ tiên đã qua đời, đến từ các cõi âm. Cùng với lễ Thanh minh (vào mùa xuân) và Trùng cửu (vào mùa thu), con cháu còn sống tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên đã qua đời của họ, trong Lễ hội hồn ma, người chết được cho là về thăm những người sống.
Vào ngày thứ mười lăm, cõi thiên đàng và địa ngục và cõi người sống mở cửa và cả tín đồ Đạo giáo và Phật giáo sẽ thực hiện các nghi lễ để chuyển hóa và giải oan khổ của người quá cố.*
Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy thường được cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn
Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian, ngày này là ngày “Xá tội vong nhân” nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là ” cúng cô hồn, ” cúng thí thực ” (tặng thức ăn).
Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều.
Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm.
Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu , cốc gạo trộn lẫn với muối … và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.
#ngày lễ báo hiếu cha mẹ #ngày lễ báo hiếu cha mẹ là ngày nào #tết trung nguyên (ngày rằm tháng 7) #kinh rằm tháng bảy #văn khấn thần linh rằm tháng bảy #khấn lễ rằm tháng 7 #cúng phật rằm tháng 7 #mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7
Bài Cúng Rằm Tháng 7, Lễ Vu Lan, Lễ Xá Tội Vong Nhân
Trước cuộc sống bận rộn, nhiều người thường sắp xếp cúng lễ Vu Lan trước Rằm tháng 7, thậm chí là từ mồng 2. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia tâm linh thì Rằm tháng 7 chỉ nên cúng đúng ngày Rằm bởi từ ngày 2 đến ngày 14/7, cửa Quỷ Môn Quan vẫn chưa mở nên các vong linh gia tiên chưa thể về nhà. Nếu cúng trước hay sau ngày Rằm thì các vong linh đều không thể hưởng được lễ vật mà con cháu dâng lên.
Đốt vàng mã trong lễ Vu Lan
Dân gian cho rằng “trần sao âm vậy” nên người trần cần những đồ dùng gì thì cũng sẽ mua những thứ tương tự như vậy bằng giấy để dâng lên tổ tiên, ông bà ở cõi âm. Tuy nhiên, theo quan điểm hiện đại, trong ngày Rằm tháng 7, không cần thiết phải đốt quá nhiều vàng mã. Kinh Phật cũng không dạy người ta nên đốt nhiều vàng mã, vừa ảnh hưởng đến môi trường, vừa tốn kém tiền của. Tuy nhiên, đây là truyền thống lâu đời nên nhà Phật chỉ hướng dẫn, giảng giải để các Phật tử giác ngộ và hạn chế dần.
Cầu siêu và làm lễ phóng sinh
Cứ đến Rằm tháng 7, ngoài cúng lễ Vu Lan, nhiều gia đình và nhiều chùa còn làm lễ cầu siêu, lễ cúng phóng sinh vừa là để cứu khổ, cứu nạn chúng sinh vừa là để thể hiện lòng từ bi của mình. Để tiện lợi nhất, bạn nên đăng ký với nhà chùa gần nơi mình ở để làm lễ cầu siêu cho những người đã khuất trong gia đình. Việc phóng sinh và cầu siêu là để làm phúc và bản thân cảm thấy thanh tịnh trong tâm hồn, không nên dùng đó là việc để khoe khoang danh tiếng hay chạy theo số đông. Ngoài ra, việc phóng sinh có thể làm mọi lúc, mọi nơi chứ không nhất thiết là vào Rằm tháng 7.
Ăn chay báo hiếu trong ngày lễ Vu Lan
Ăn chay là không giết hại động vật, không ăn thịt, cá… nhằm tích tâm đức để báo hiếu cha mẹ. Bạn có thể tự làm các món ăn chay hoặc ăn chay trong chùa thì ý nghĩa vẫn như nhau, đều là làm việc thiện cả.
Văn tế khấn Tổ tiên ngày rằm tháng Bảy
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.
Hôm nay là rằm tháng bảy năm ….
Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.
Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)
Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.
Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng Bảy
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.
Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm …. (Mậu Tuất)
Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.
Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cúng thí thực cô hồn (hay còn gọi cúng chúng sinh – theo Phật giáo miền Bắc) tại nhà
Ngoài việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…
* Thời gian: Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).
* Sắm lễ:
– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
– Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
– Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
– Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương,
Con lạy Đức Phật Di Đà.
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng, che làn heo may
Cô hồn nam bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây họp đoàn
Dù rằng: chết uổng, chết oan
Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu
Chết tai nạn, chết ốm đâu
Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình
Chết bom đạn, chết đao binh
Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi
Chết vì sét đánh giữa trời
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hoà hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hoá kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:………………………….
Con trai:……………………………
Con gái:…………………………….
Ngụ tại:……………………………..
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Cúng phóng sinh
Có thể phóng sinh chim, cá, tôm, cua v.v, tuyệt đối không phóng sinh rùa tai đỏ vì hủy hoại môi trường. Việc phóng sinh này tùy theo tín tâm và điều kiện của mỗi gia đình phật tử, không bắt buộc.
Văn khấn cúng phóng sinh
Chúng sanh nay có bấy nhiêu
lắng tai nghe lấy những lời dạy răn
các ngươi trước lòng trần tục lắm
nên đời nay chìm đắm sông mê
tối tăm chẳng biết làm lành
gây bao tội ác, lạc vào trầm luân
do vì đời trước ác tâm
nên nay chịu quả khổ đau vô cùng
mang, lông, mai, vẩy, đội sừng
da trơn, nhám, láng, các loài súc sanh
do vì ghen ghét, tham sân
do vì lợi dưỡng hại người làm vui
do vì gây oán chuốc thù
do vì hại vật, hại sanh thoả lòng
do vì chia cách, giam cầm
do vì đâm thọc chịu bao khổ hình
cầu xin Phật lực từ bi
lại nhờ Phật tử mở lòng xót thương
nay nhờ Tăng chúng hộ trì
kết duyên Tam bảo thoát vòng khổ đau
hoặc sanh lên các cõi trời
hoặc liền thức tỉnh về nơi cõi lành
hoặc sanh lên được làm người
biết phân thiện ác, tránh điều lầm mê…..
Chúng sanh quy y Phật
Chúng sanh Quy y Pháp
Chúng sanh Quy y Tăng….
Úm, ngâm ngâm ngâm (3 lần)
Thúy An (T/H)
Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Bài Cúng Rằm Tháng 7 Đúng Nhất 2023, Phân Biệt Vu Lan Với Xá Tội Vong Nhân trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!