Xu Hướng 6/2023 # 2 Món Canh Chay Ngon Tuyệt Không Thể Thiếu Trong Mâm Cúng Rằm Tháng 7 # Top 14 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # 2 Món Canh Chay Ngon Tuyệt Không Thể Thiếu Trong Mâm Cúng Rằm Tháng 7 # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết 2 Món Canh Chay Ngon Tuyệt Không Thể Thiếu Trong Mâm Cúng Rằm Tháng 7 được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Canh chay rau củ là món chay phổ biến trong các mâm cúng Rằm tháng 7- Ảnh Eva

Canh chay rau củ ngon ngọt mát

Nguyên liệu chuẩn bị: Đậu phụ : 1 bìa to (hoặc 2 bìa nhỏ). Củ đậu: 50gr. Cà rốt: 50gr. Su hào: 50gr. Nấm hương: 10 cái. Hạt sen khô: 20gr. Đậu Hà Lan hạt: 20gr. Ngô ngọt: 20gr. Rau mùi, mì chính, muối.

Các bước thực hiện:

Hạt sen khô ngâm qua đêm cho nở mềm, rửa sạch. Nấm hương cũng ngâm nước ấm cho nở mềm.

Ngô ngọt, đậu Hà Lan hạt rửa sạch, để ráo nước.

Su hào, cà rốt, củ đậu gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái miếng (hoặc dùng dụng cụ cắt tỉa để cắt thành những hình đẹp mắt).

Đậu phụ rửa sạch, thái miếng vừa ăn.

Đun sôi 1 nồi nước, cho muối vào khuấy cho tan muối. Thả hạt sen vào ninh cho đến khi hạt sen chín mềm. Tiếp theo cho đến đậu Hà Lan và ngô ngọt vào, đun sôi trong khoảng 5 phút. Tiếp đến cho cà rốt, su hào và củ đậu vào đun cho đến khi cà rốt, su hào chín giòn.

Cho nấm hương và đậu phụ vào, đun sôi thêm khoảng 1 phút nữa thì thả rau mùi thái nhỏ, nêm mì chính cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Canh ngũ sắc chay

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 hộp đậu cô ve (khoảng 100g đậu cô ve hạt). 1 hộp ngô (khoảng 100 ngô ngọt ). 2 củ khoai tây. 1 củ cà rốt. 30g nấm hương. Rau mùi thơm. Dầu đậu nành, bột nêm, mì chính.

Các bước thực hiện:

Rửa sạch nấm hương sau đó đem ngâm với nước lạnh cho nấm nở vừa đủ và để cho có độ giòn khi nấu. Phần nước nấm bạn giữ lại để nấu canh.

Tiếp tục cho ngô và đậu cove ra bát để cho ráo nước. Khoai tây thái miếng nhỏ, cà rốt đem tỉa hoa rồi ngâm mắm muối khoảng 10 phút và đem xào. Khi thấy khoai tây và cà rốt chín tái thì cho nấm hương vào xào cùng cho ngấm gia vị. Sau đó, bạn thêm 2 bát nước và nấu trong vòng 10 phút

Cuối cùng bạn đem cho và hạt đậu. Nêm gia vị cho vừa khẩu vị. Cho mì chính và trang trí thêm vài nhánh mùi lên canh ngũ sắc.

Theo .Doisongphapluat

Thật phí nếu không nấu ngay 5 món này cho cả nhà ngày cuối tuần

Món ăn nào cũng ngon và hấp dẫn đảm bảo cả nhà sẽ thích mê khi thưởng thức.

Nguyên liệu:

– Hai chiếc chân giò

– Một củ riềng – Hai thìa mắm tôm – Hai thìa mẻ – Một thìa bột nghệ – 3 cây sả – 1 củ hành khô

Cách làm:

Chân giò rửa sạch, thui trên bếp ga. Nếu có rơm để thui càng tốt. Khi thui nhớ thui bằng lửa to, như thế sẽ giúp cho bì lợn thơm và khi nấu sẽ được giòn và ngon hơn rất nhiều.

Sau khi thui xong thì dùng dao cạo bỏ phần cháy rồi chặt thành miếng vừa ăn.

Riềng rửa sạch, thái lát. Hai cây sả bóc lấy phần non rồi cắt khúc. Cho sả và riềng vào xay thật nhỏ.

Cho riềng, sả xay, mắm tôm, mẻ, bột nghệ và một thìa nước mắm vào trộn đều cũng chân giò và ướp trong vòng 1-2 tiếng.

Cho chút mỡ vào nồi rồi phi thơm hành. Nhớ là chỉ một chút hành thôi nếu không sẽ làm mất đi vị riềng mẻ. Sau đó cho chân giò đã ướp xong vào nồi đảo đều cho đến khi thịt chân giò săn lại.

Tiếp đến cho nước xâm xấp vào nồi và đun cho đến khi gần cạn hết nước thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.

Khi nước sốt còn lại sền sệt thì tắt bếp. Cho món ăn ra đĩa thưởng thức ngay khi còn nóng. Món thịt chân giò giả cầy là món ăn rất thích hợp cho những ngày đông lạnh. Món ăn vừa đậm đà, hấp dẫn, đưa cơm ngay cả những ai khó tính.

Lưu ý: Món làm thịt chân giò giả cầy thì công đoạn thui chân giò rất quan trọng. Thui chân giò trên lửa lớn để phần bì lợn cháy sém mà bên trong không bị chín. Điều này giúp cho món ăn sau khi nấu sẽ giòn, thơm, đậm đà.

Hơn nữa sả và hành khô là những gia vị chỉ được cho ít, nếu cho quá nhiều sẽ khiến món ăn mất đi vị chuẩn của món giả cầy.

BÍ NHỒI TÔM THỊT

Nguyên liệu:

– 2 quả bí đao

– 120g tôm nõn băm nhỏ

– 80g thịt xay

– 2 cái nấm đông cô khô; 250 nước dùng gà (không có thì dùng nước thường); 1.5g tinh bột ngô; ½ muỗng cà phê dầu mè; muối vừa đủ, hạt tiêu vừa đủ

Cách làm:

– Bí đao gọt vỏ, cắt thành từng khúc; dùng thìa múc bớt ruột bí bên trong ra nhưng để lại phần đáy.

– Nấm ngâm mềm rồi thái hạt lựu.

– Tôm, thịt heo, nấm, muối vừa ăn, dầu me, 1 ít hạt tiêu, ½ muỗng canh bột năng cho tất cả vào trong một bát, trộn đều.

– Dùng thìa nhồi phần nhân tôm thịt vào trong miếng bí, ấn chặt một chút để khi nấu không bị bung ra.

– Đun sôi nước dùng gà sau đó xếp các miếng bí ôm tôm thịt vào, nấu với lửa vừa từ 5-8 phút là chín.

– Sau đó vớt các miếng bí ôm tôm thịt ra, xếp lên đĩa. Phần nước nấu có thể thêm chút bộ năng, nấu cho sệt lại rồi rưới lên bí trước khi ăn.

ỨC GÀ CHIÊN MẮM

Chuẩn bị:

– 1 phần ức gà (lườn gà)

– 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa nhỏ đường, 1 thìa ớt bột, mì chính và dầu rán

Cách làm:

– Ức gà rửa sạch với muối sau đó để ráo nước, tiếp theo phết lên phần da ức gà một lớp mỏng dấm (dấm giúp gà có mùi thơm hơn và làm phần da khi chiên được nở giòn tan).

– Cho ức gà vào chảo có dầu nóng rồi chiên ức gà đến khi vàng đều hai mặt, gắp ra để lên trên giấy thấm dầu.

– Tiếp tục pha nước mắm làm sốt chua cay mặn ngọt cho món gà chiên: nước mắm, đường, ớt bột và 1 thìa canh nước sôi hoà cho tan đều trong một bát. Tiếp theo, cho phần nước mắm vào chảo và đun đến khi hỗn hợp nước mắm sốt chua cay mặn ngọt sệt lại.

– Ức gà sau khi chiên và bớt nóng, dùng dao sắc rồi nhẹ nhàng khía thành tường miếng thịt vừa phải và rưới nước sốt sao cho phủ đều lên bề mặt của miếng thịt gà.

– Thịt ức gà bên trong thơm mềm, phía da bên ngoài được chiên vàng giòn, hoà quyện cùng mắm sốt chua cay mặn ngọt, tạo lên một món gà sốt mắm hoàn hảo.

VỊT NƯỚNG CHAO

Nguyên liệu:

– 2 miếng thịt vịt hay đùi vịt hoặc 1/2 con vịt

– Gia vị: 2 muỗng canh chao 1 muỗng canh xì dầu 1 muỗng cà phê dầu hào 1 muỗng canh đường 1 muỗng cà phê ớt bột, tỏi băm trộn chung trong 1 cái chén 1/2 muỗng cà phê tiêu 1/2 muỗng cà phê muối.

Cách làm:

Vịt rửa sạch với nước muối pha loãng và gừng giã nhuyễn… Khứa vài đường lên miếng thịt. Cho thịt vào tô cùng 1/2 gia vị phía trên, để 30 phút cho thịt thấm.

Xếp thịt lên vỉ .Lò nướng làm nóng trước 15 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Cho vỉ thịt vào nướng mỗi bên 15 phút.

Qua 15 phút lấy thịt ra quét thêm 1 lớp gia vị, và cho lại lò nướng 10 phút. Bạn quét sốt 2 lần và nướng như thế. Thịt chín có màu đẹp thì tắt lò.

Lấy vỉ thịt ra và thái miếng vừa ăn.

Vịt nướng chao thái lát cho ra dĩa, có xà lách và dưa leo. Món này ăn với cơm rất ngon.

CÁ LÓC NHỒI THỊT HẤP

Nguyên liệu:

– Cá lóc

– Thịt nạc xay

– Mọc – Nấm mèo, hành tím, hành lá – Miến – Rau sống ăn kèm – Các gia vị thông thường

Cách làm:

Cá làm sạch, rút xương sống, không mổ bụng, rồi đem cá đi rửa bằng giấm cho khử mùi tanh cho cá, sau đó rửa lại thật sạch để ráo.

Nấm mèo ngâm nở, rửa sạch, cắt sợi nhuyễn. Hành tím băm nhuyễn. Miến ngâm mềm cắt khúc. Rau thơm ăn kèm rửa sạch để ráo.

Trộn tất cả nguyên liệu trên cùng thịt và mọc, nêm một ít hành nêm, một muỗng café nước mắm ngon, tiêu xay, bột ngọt và trộn thật đều rồi nhồi vào trong thịt cá. Để khoảng 15 phút cho cá ngấm.

Lót hành tây vào đáy đĩa rồi cho cá lên sau đó đem hấp chín. Khi cá chín, cho hành lá và ớt cắt sợi lên trên và bày ra đĩa thật đẹp mắt.

Cá lóc nhồi thịt hấp sẽ ngon hơn khi ăn kèm rau sống cuốn bánh tráng.

Theo Khampha

9 Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Mâm Cỗ Chay Truyền Thống Cúng Phật Ngày Rằm Tháng Giêng

Mâm cỗ cúng luôn luôn có đĩa trái cây đi kèm. Một đĩa thường gồm 5 loại trái cây khác nhau, màu sắc khác nhau. Đó là tập tục từ xưa của người Việt ta, là không thể thiếu đĩa trái cây và hoa tươi trên bàn thờ gia tiên.

Tùy vào hoàn cảnh, phong tục của từng gia đình, vùng miền mà chọn lựa các loại trái cây thích hợp. Mỗi loại trái cây đều mang cho mình những ý nghĩa riêng.

Một đĩa bánh in (hay còn gọi là oản)

Loại bánh này người miền Trung và miền Nam hay gọi là bánh in, còn người miền Bắc gọi với cái tên khác lạ là “oản”. Bánh in là món ăn không thể thiếu vào ngày cúng Phật 15 tháng Giêng. Những chiến bánh in được làm với nhiều kiểu khác nhau, gói trong những miếng giấy màu xanh đỏ của ngũ hành, làm nổi bật thêm mâm cỗ cúng Phật.

Bánh in (Oản) được làm từ đường kính, bột nếp. Để oản thơm ngon, người làm thường thêm vani và nước hoa bưởi. Do đó, đây là món ăn cổ truyền không thể thiếu được trong mâm cỗ cúng Phật.

Chè trôi nước

Đĩa xôi gấc thắm đỏ may mắn

Ngoài được làm từ nguyên liệu gạo nếp, quả gấc, dừa nạo, nước cốt dừa, đường trắng khiến món ăn thơm ngon hơn đem lại may mắn cho muôn nhà.

Tại sao lại là xôi gấc mà không phải là xôi nào khác. Đơn giản màu đỏ của xôi gấc thể hiện tinh hoa, may mắn tràn ngập vì vậy mà xôi gấc từ lâu đã là món ăn truyền thống của ngày rằm đầu năm.

Một đĩa chả lụa chay

Thay vì món mặn là chả lụa, giò thủ thì các bà các mẹ xưa đã thay vào đó món chả lụa chay. Cách làm chả lụa chay rất đơn giản từ các nguyên liệu váng đậu, tỏi tây, lá chuối cùng nhiều gia vị khác như muối, đường, tiêu, hạt nêm…

Chả giò chay chiên giòn

Mâm cúng cỗ Phật trở nên sang trọng và đầy đủ hơn như muốn cả năm được no đủ, đong đầy.

Chỉ cần nguyên liệu từ các loại rau củ quả cắt nhỏ và chiên bằng dầu thực vật là bạn đã có thể gói được chiếc chả giò chay vàng ruộm ăn không ngấy nhìn rất bắt mắt.

Cải thìa sốt nấm

Mâm cỗ cúng cũng cần đầy đủ các món canh mặn, và chả giò chay được coi là món truyền thống vào ngày này. Chả giò chay là món ăn truyền thống mang tinh túy của người Việt khi đặt lên mâm cỗ cúng Phật ngày rằm đầu năm.

Với nguyên liệu gồm rau cải chíp, dầu hào, dầu mè, nấm hương là bạn đã có thể có đĩa rau xào thanh đạm.

Đậu hũ tẩm bột chiên giòn

Đây là món canh xào thường có mặt trong mâm cỗ chay truyền thống của mỗi gia đình. Là một món ăn thanh đạm, có thể giúp gia đình bớt ngán sau Tết.

Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 loại đậu hũ ngon, chút bột bắp, bột ngũ cốc, muối và hạt tiêu đen, đường… là đã có thể có 1 đĩa đậu hũ tẩm bột chiên giòn ra đĩa.

Canh nấm chay

Một đĩa đậu hũ tẩm bột chiên giòn cũng khiến cho mâm cỗ chay thêm bắt mắt và tăng hương vị.

Canh nấm chay được nhiều gia đình Hà Nội làm từ hạt sen đã thông tâm. Ngoài ra có thêm cà rốt, các loại nấm, rau mùi. Đây là bát canh cực thanh đạm, dễ ăn.

St

Ngoài những món ăn trên, một tô canh khác không thể thiếu được trong mâm cỗ chay ngày rằm là canh nấm chay. Canh nấm cung cấp đạm cho bữa ăn chay mà không sợ thiếu chát dinh dưỡng.Mâm cỗ cúng Phật ngày rằm tháng Giêng hàng năm không thể thiếu một trong các món ở trên. Mâm cỗ cúng có đầy đủ thì may mắn sẽ đến với gia đình bạn!

Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng Không Thể Thiếu Những Món Ăn Này

Mâm cúng Rằm tháng Giêng được nhiều gia đình chuẩn bị cầu kì với đầy đủ các món. (Ảnh: Nhang Xanh).

Cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng đầy đủ nhất

Ông bà ta vốn có câu: “Lễ cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” để nói về sự quan trọng của ngày Tết Nguyên tiêu trong tâm thức của người Việt.

Tết Nguyên tiêu vốn là một trong những ngày lễ lớn trong năm, chỉ sau Tết Nguyên đán và còn được quan niệm là “ăn Tết lần 2”. Bởi vậy, việc chuẩn bị mâm cúng trong dịp Rằm tháng Giêng rất quan trọng. Trước là tưởng nhớ công ơn các cụ sau là con cháu “thụ lộc”.

Mâm cúng Rằm tháng Giêng thường bao gồm mâm cúng gia tiên và mâm cúng Phật. Đối với mỗi loại mâm này gia chủ cần chú ý phải chuẩn bị khác nhau.

Mâm cúng gia tiên

Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, gồm 4 bát và 6 đĩa với tổng cộng là 10 món ăn trong một mâm.

Trong đó, 4 bát gồm: bát canh măng ninh xương, bát canh bóng, bát canh miến và bát canh mọc. Gia chủ không cần sử dụng bát quá to mà vừa phải cũng thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên.

6 đĩa bao gồm: thịt gà luộc (hoặc thịt lợn luộc), chân giò luộc (hoặc giò chả), nem thính (hoặc đĩa thịt xào), dưa muối, xôi (bánh chưng) và nước chấm.

(Ảnh: Nhang Xanh).

Gọi ý các món ăn trong mâm cung gia tiên cụ thể như sau:

Gà luộc: Trong mâm cúng mặn nào cũng không thể thiếu được gà luộc. Đây là món ăn cổ truyền xuất hiện trong các mâm cơm của người Việt.

Xôi gấc (hoặc bánh chưng): tượng trưng cho sự nảy nở, sinh sôi của vạn vật muôn loài. Xôi gấc có màu đỏ không chỉ khiến mâm cúng trở nên bắt mắt hơn mà theo quan niệm dân gian màu đỏ của xôi gấc sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.

Chân giò luộc (hoặc chả giò): theo phong tục cổ truyền của người Việt, chân giò lợn là một thức quan trọng trong mâm cúng, mong muốn cho năm mới được đầy đủ, sung túc hơn. Song vì món chân giò lợn kỳ công chế biến nên giờ đây, nhiều gia đình đã thay bằng món giò chả.

Nước chấm: đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.

Hành muối: Dưa món thường được chuẩn bị trước Tết Nguyên Đán, nên trong việc chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Rằm đầu năm sẽ nhanh gọn hơn rất nhiều.

Đối với người dân miền Nam, trong mâm cơm cúng còn bổ sung thêm món thịt kho tàu và canh khổ qua.

Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở.

Như vậy, mâm cúng gia tiên dịp Rằm tháng Giêng có đầy đủ các màu sắc, mùi vị sẽ tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm, an lành và xua đi những vận xui trong năm mới.

Mâm cúng Phật

Mâm cúng Phật là mâm cỗ chay với sự xuất hiện của các loại trái cây, món ăn chay nhằm hướng đến sự thanh tịnh, bao dung với muôn loài theo giáo lý của nhà Phật.

Mâm cúng Phật hài hòa màu sắc ngũ hành. (Ảnh: Nhang Xanh).

Điểm đặc biệt trong mâm cúng Phật dịp Rằm tháng Giêng là màu sắc của các lễ vật tượng trưng cho ngũ hành. Trong đó: màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, trắng của hành thủy và vàng hành kim.

Lễ vật dâng cúng trong mâm cỗ cúng Phật thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu.

Ngoài ra, trong mâm cỗ cúng Phật, nhiều gia đình thường có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.

Rằm tháng Giêng – Tết Nguyên tiêu có ý nghĩa gì?

Tết Nguyên tiêu – rằm tháng Giêng vốn bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng qua thời gian, đã trở thành một nét văn hoá tín …

Rằm tháng Giêng 2020: Những điều kiêng kỵ không thể bỏ qua

Để có một năm Canh Tý thuận lợi, tránh được vận hạn, ông cha ta quan niệm có những điều kiêng kỵ dịp rằm tháng …

Rằm tháng Giêng là Tết gì?

Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, đây là một trong những lễ quan trọng của người Việt.

Bà Nội Trợ Đảm Đang Làm Mâm Cỗ Chay Rằm Tháng Bảy Không Thể Thiếu 5 Món Ngon Dễ Làm Dưới Đây

Trong bất cứ mâm cỗ nào của người Việt, món xôi là món chay không thể thiếu khi cúng tổ tiên. Chính vì vậy, theo truyền thống nhà nhà thường nấu xôi đỗ xanh để trên mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy.

Đĩa xôi mềm dẻo, thơm nức mũi, hạt gạo nếp trắng tinh xen đều là hạt đỗ xanh bở mềm là gợi ý hoàn hảo cho mâm cỗ truyền thống của người Việt.

Để nấu xôi đỗ xanh, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây: 1,5 bát gạo; 0,5 bát đỗ xanh đã bỏ vỏ (có thể cho ít, nhiều tùy theo sở thích); ½ thìa muối; 2 thìa đường / 1 thìa mật ong; 1/3 bát con nước cốt dừa (nếu có)

Cách nấu xôi đỗ xanh: Gạo và đỗ cho ra thau, đổ nước ấm ngập mặt gạo và đỗ. Ngâm trong vòng 4-5 tiếng (hoặc trước khi đi ngủ ngâm gạo đỗ, sáng hôm sau nấu) nếu có thời gian, còn không thì 3 tiếng cũng được. Gạo ngâm trước sẽ giúp xôi dền, dẻo, mềm hơn rất nhiều đó bạn.

Gạo đỗ sau khi ngâm nở to hơn, đem vo nhẹ, xóc, để ráo nước. Cho muối, đường/mật ong vào xóc đều để gạo ngấm rồi đổ gạo vào chõ đồ chín. Khi xôi đã chín tới lần 1, bạn mở chõ ra để đảo đều nước cốt dừa vào xôi rồi hấp tiếp khoảng 15 phút nữa là chín.

Xới xôi ra khuôn rồi ép thành khuôn có hoa văn đẹp mắt để cúng tổ tiên.

Ngoài ra, các chị em thành thị không có chõ, có thể tận dụng lò vi sóng hoặc nồi cơm điện để nấu xôi.

2. Nem chay

Nem chay là món ăn thứ hai không thể thiếu trong mâm cỗ cúng truyền thống vào ngày Rằm tháng Bảy của các gia đình Việt.

Nguyên liệu làm nem chay gồm: Miến dong, mộc nhĩ, củ đậu, nấm hương, nấm rơm, rau thơm, rau sống, bánh đa nem loại nhỏ cùng các loại gia vị cơ bản.

Cách làm nem chay: Trộn mộc nhĩ, miến dong, củ đậu, nấm hương, nấm rơm, hành lá và đỗ tương vào với nhau, nêm thêm 1/4 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa bột ngọt, 1/2 thìa tiêu sao cho vừa ăn để làm nhân nem. Nhúng bánh đa qua nước có pha chút đường để bánh mềm, trải bánh ra đĩa rồi gói nem.

Nem gói xong cho ra đĩa, trước khi rán bạn cho dầu vào chảo thật nóng già, vặn lửa nhỏ và chiên vàng đều từng chiếc nem, khi nem đã chín vàng, vớt nem ra cho vào đĩa có giấy thấm dầu. Trong lúc chờ nem chín, bạn chuẩn bị pha nước chấm nem.

Món nem chay ngon khi được ăn kèm với nước chấm và rau sống rất thơm ngon, lạ miệng và hợp vị.

3. Nộm đu đủ

Với mâm cúng ngày Rằm tháng Bảy, có thêm món nộm đu đủ sẽ mát ruột, đỡ ngán.

Nguyên liệu làm món nộm đu đủ gồm: Đu đủ, cà rốt nạo sợi, chanh, ớt, dấm, tỏi, đường, bột nêm, nước mắm chay, lạc rang giã đập dập, rau thơm, kinh giới.

Cách làm nộm đu đủ như sau: Cho chút muối trắng vào đu đủ, cà rốt đảo đều cho mềm rồi rửa sạch với nước lọc, vắt kỹ cho khô. Pha nước mắm chua, cay, mặn ngọt cùng tỏi ớt băm nhỏ. Cho đu đủ vào tô, trộn đều nước mắm và rau thơm cắt nhỏ, khi ăn bày ra đĩa rắc lạc và trang trí với ớt tươi.

4. Đậu phụ sốt rau củ

Đậu phụ sốt rau củ là không chỉ là món ăn chay rất tốt cho sức khỏe mà còn là món được nhiều người yêu thích chế biến cho mâm cỗ chay Rằm tháng Bảy.

Để nấu được món này cần chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết sau: Đậu phụ non: 1 hộp; Thịt xay: 200 g; Đậu Hà Lan: 50 g; Cà rốt: ½ củ; Tỏi: 3 nhánh; Bột năng: 2 thìa canh.

Cách nấu món đậu phụ sốt rau củ như sau: Phi thơm tỏi rồi cho thịt xay vào đảo đều đến khi thịt chín rồi thêm 2 thìa canh dầu hào. Tiếp tục cho cà rốt vào đảo đều khoảng 2 phút. Cho thêm chút nước, đun với lửa vừa.

Khi cà rốt mềm thì cho thêm đậu Hà Lan vào cùng với bột năng đã pha nước. Nước sốt có độ sánh thì đun thêm khoảng 2 phút nữa, nêm nếm cho vừa ăn và tắt bếp. Thái đậu phụ đã trần qua nước sôi thành miếng vuông, rưới nước sốt lên trên bề mặt đậu là món ăn đã hoàn thành.

5. Canh ngô nấm

Mỗi mâm cỗ chay cúng Rắm tháng Bảy đều nhất định phải có 1 món canh. Canh ngô nấm là món ăn chay được nhiều người yêu thích vì vừa ngọt mát, dễ chế biến lại dễ ăn.

Nguyên liệu làm canh ngô nấm gồm: 1 bắp ngô ngọt; 1 gói nấm thập cẩm các loại (nấm kim châm, đùi gà, bào ngư, đông cô). Bột nêm chay, muối, hành lá.

Cách làm món canh ngô nấm như sau: Bắp ngọt bóc vỏ, bỏ râu, rửa sạch, chặt khúc cỡ 1 đốt ngón tay. Nấm các loại cắt bỏ chân, ngâm sơ trong nước có pha chút muối khoảng 30 phút. Sau đó rửa sạch, vớt ra rổ để ráo. Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Bắc nồi nước, nước sôi nêm chút bột nêm chay. Sau đó cho bắp ngọt vào nấu chín. Khi bắp chín, thả các loại nấm ở trên vào đun sôi thêm khoảng 3-4 phút cho nấm chín kỹ, nêm nếm vừa ăn. Tắt bếp, cho canh ra bát tô, rắc chút hành lá xắt nhỏ ở trên là được.

Tùng Anh (th)

Cập nhật thông tin chi tiết về 2 Món Canh Chay Ngon Tuyệt Không Thể Thiếu Trong Mâm Cúng Rằm Tháng 7 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!