Bạn đang xem bài viết 185 Đình La Khê, Đền Bia Bà được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đình La Khê có từ đầu thế kỷ XVII. Thờ 2 thành hoàng: Hắc Diện đại vương, Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1989). Vị trí: XQ96+VF, phường La Khê, Q. Hà Đông, TP Hà Nội. Cách BĐX Bờ Hồ: 13km, hướng 7h. Trạm bus lân cận: 405-407 Quang Trung (xe 01, 02, 21a, 27, 33, 37, 57, 62, 78, 105), KĐT An Hưng – Tố Hữu (19, 22c, BRT01).
Lược sử
Đình làng La Khê được xây dựng từ đầu thế kỷ XVII và đại trùng tu vào thế kỷ XVIII. Trong cung cấm có thờ Nhị vị thành hoàng: Hắc Diện đại vương và Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa. Tương truyền đó là hai vị thần đã giúp dân trừ ác và đào ngòi nối sông Nhuệ với sông Đáy ở chỗ làng Vạn Phúc để vùng đất này trở nên trù phú. Con ngòi đó về sau được đặt tên là Phúc Khê (suối Phúc) và ngôi chùa xây ven bờ bên kia cũng mang tên Phúc Khê Tự, dân quen gọi là chùa Ngòi.
Tam quan nội đình La Khê. Photo ©NCCong 2014Nội dung bia Bà ghi sự tích một hoàng phi của vua Mạc Thái Tông (1530—1540). Bà tên thật là Trần Thị Hiền, sinh vào mùa xuân năm 1511 tại làng La Ninh [1] xuất thân từ một gia đình nhiều đời có người làm quan trong triều Lê sơ. Thân phụ bà là Đô lực sĩ Thiết sơn bá Trần Chân [2]. Năm 1527 đời vua Mạc Thái Tổ, bà mới 16 tuổi đã được chọn làm phi cho thái tử Mạc Đăng Doanh. Năm 1530, thái tử nối ngôi, bà vào ở Đệ nhị cung.
Xem: Sân đình La Khê. Panorama ©NCCong 2014
Năm 1532 bà sinh được hoàng tử (thứ 5 trong triều). Sau đó bà bị bệnh hậu sản, năm 1538 phải về quê nhà nghỉ dưỡng, tuy có các ngự y chạy chữa tận tình song vẫn không khỏi và qua đời mùa đông năm ấy ở tuổi 28. Vua vô cùng thương tiếc, cho an táng trọng thể tại cánh đồng Đa Bang. Năm 1539 quan Tả Thị lang Bộ Lễ Nguyễn Tiến Thanh và Hiệu lý Viện Hàn lâm Bùi Hoằng đã đồng soạn văn bia cho lăng mộ bà.
Chính điện đền Bia Bà. Photo ©NCCong 2014Bia Bà trải gần bốn thế kỷ đứng ở ngoài đồng, đến mùa xuân 1913 mới bị đổ do đất lún. Một người không rõ tên tuổi đã sao chép văn bia và đưa vào cuốn thần phả của làng. Ít lâu sau bia được dựng như cũ. Đến thập niên 1980 bia lại đổ, dân làng đưa về sân đình. Theo nguyện vọng của nhân dân, Ban quản lý di tích làng La Khê đã hưng công dựng đền thờ Bà ở ngay bên phải sân đình và đặt bia vào trong.
Năm 1989 đình La Khê, chùa Diên Khánh và chùa Phúc Khê nằm trong một quần thể địa chỉ du lịch tâm linh đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Kiến trúc
Trải qua nhiều thế kỷ đầy chiến tranh và biến động xã hội, ngôi đình La Khê không còn nguyên vẹn. Hình thức thiết trí xưa kia khá đơn giản, thiên về bào trơn đóng bén đấu vuông, không có nhiều hoa văn. Các bức tường, cột hiên được xây bằng gạch Bát Tràng miết mạch to, đầu hồi bít đốc. Đó là kiểu kiến trúc chủ yếu sử dụng gạch và vôi vữa, thường gặp ở thời Nguyễn.
Tòa đại bái đình La Khê. Photo ©NCCong 2014Năm 1997 dân làng La Khê khởi công trùng tu tòa đại bái 7 gian, năm 2002 lại tiếp tục sửa sang hai tòa trung cung và hậu cung. Tòa đại bái và trung cung xây theo hình chữ “Nhị”, toà hậu cung có kết cấu hình chữ “Đinh”. Tất cả nội thất đều được trang hoàng rực rỡ.
Khuôn viên của đình La Khê ngày nay rộng khoảng 8000m2, các sân đều lát gạch đỏ. Ngôi đình nhìn thẳng qua dải sân về một nguyệt hồ ở hướng nam với hàng lan can đá bao quanh và các tượng linh thú soi bóng trên mặt nước.
Du khách từ đường làng bước vào cổng nghi môn rồi đi theo con ngõ rộng ven hồ này qua phương đình sẽ đến một sân dài, trước mặt là tam quan nội và toà đại bái của đình, bên phải sân có chùa Diên Khánh. Đền bia Bà ở bên trái, toà tiền tế 5 gian được xây kiểu 2 tầng 8 mái, phía trước cũng để mở rất thoáng như kiến trúc chung của hầu hết khu đình. Toà tiền tế, trung cung và hậu cung nằm song song theo hình chữ “Tam”. Cách một khoảng sân ở cả hai phía bên hông ngôi đền là dãy nhà phục vụ du khách và tín đồ tới thăm.
Khám thờ Đại vương ở đình La Khê. Photo ©NCCong 2014Di sản
Hiện tại, đình La Khê lưu giữ được khá nhiều di vật có giá trị nghệ thuật cao như án giang, hương án, kiệu, hoành phi, câu đối v.v.. Trong tòa trung cung đặt hai cỗ long ngai, bài vị của Đức Ông và Đức Bà nhị vị thành hoàng được tạo tác công phu, tỉ mỉ. Ngoài hai tấm bia Bà và bia Thánh sư, còn có 28 đạo sắc phong của vua chúa các triều đại xưa ở Việt Nam, cũng là những chứng tích lịch sử quý hiếm.
Vốn là địa điểm du lịch văn hóa và lịch sử lâu đời, từ khi có tấm bia Bà chuyển đến và được xây dựng thành một ngôi đền thờ thì nơi đây càng nổi tiếng linh thiêng. Hằng ngày có nhiều khách thập phương đến dâng lễ cầu lộc, đặc biệt vào các dịp Tết và Hội đình làng La Khê, được tổ chức từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng âm lịch.
Trong sân đình còn có “Bia ghi dấu địa điểm xét xử đầu tiên của Tòa án nhân dân tại Bắc Bộ” để kỷ niệm một sự kiện lịch sử diễn ra tại đây ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Công trình ở phía bên phải đền bia Bà và được khởi công xây dựng ngày 05-8-2013. Ngày 20-4-2014, chính quyền trung ương và địa phương đã làm lễ khánh thành Đài kỷ niệm này.
Ban thờ Nhị vị thành hoàng. Photo ©NCCong 2014Di tích lân cận
Chú thích [1] La Ninh xưa thuộc huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây, vì huý kị tên Duy Ninh của vua Lê nên đổi là thôn La Khê. Nay là phường La Khê, thuộc quận Hà Đông, TP Hà Nội. [2] Trần Chân từng giúp cha nuôi là quận công Trịnh Duy Sản cùng đại thần Nguyễn Hoàng Dụ lật đổ vua Lê Tương Dực. Năm 1516 hai cha con Trần Chân, Trần Lực bị giết hại và an táng gần chùa Ngòi. Mấy năm sau lại được minh oan, truy phong tước Dũng quận công cho cha và tước bá cho con.
Bài Khấn Đức Thánh Bà Ở Bia Bà La Khê Hà Đông Hà Nội.
Bài khấn đức thánh bà ở Bia Bà La Khê Hà Đông Hà Nội.
Cứ vào dịp rằm tháng bảy, trước tết và nhất là sau tết, nếu ai có dịp đi lễ bia Bà ở La Khê Hà Đông thì thấy mọi người đên lễ rất đông, hầu như ai cũng muốn Bà để ý cho năm mới mọi sự được như ý, mấy bàn lễ người ta bầy lễ rất nhiều. Gần đấy có những người phụ nữ già làm nghề khấn thuê, ai không biết khấn cứ thuê người ta khấn hộ, khấn xong người khấn gieo quẻ xin âm dương. Vài lần vào bia Bà tôi thấy những người phụ nữ khấn thuê không giống như những hướng dẫn được ban Quản Lý khắc vào bia đá,sau khi họ khấn xong họ gieo tiền xu trên cái đĩa con tôi thấy rằng: – Ai gieo cũng được một đồng xấp đồng ngửa cả Và mọi người khi thấy kết quả ấy, phấn khởi lắm Vì rằng ít người chuẩn bị bài khấn trước khi đến Bia Bà nên tôi chép ra để mọi người chuẩn bị trước khi đi. Nam mô a di đà phật, Nam mô a di đà phật,Nam mô a di đà phật, Tấu lậy Mạc Triều Đông Cung Hoàng Hậu,Nhị vị Vương Cô, Cộng đồng các quan. Hôm nay là ngày tháng năm tín chủ con tên là ngụ tại địa chỉ Thành tâm dâng lễ hương hoa ( Thanh bông,Hoa quả, Đẳng vật, xin cầu nguyện Ngài chứng minh,chứng giám,phù hộ độ trì cho toàn thể gia đình chúng con được mạnh khỏe tứ thời vô hạn,làm ăn phát đạt, con tấu lạy( Đức bà nhị vị Vương Cô, cộng đồng các quan) Xá lầm xá lỗi,phù hộ độ trì cho gia đình chúng con, được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Con Nam mô a di đà phật,Con Nam mô a di đà phật,Con Nam mô a di đà phật,
Tag :Bia Bà,La Khê, Hà Đông,Hà Nội.
Share this:
Like this:
Like
Loading…
Related
Trackback URL
Văn Khấn Tại Đền Cô Tư Ỷ La
Văn khấn tại đền cô Tư Ỷ La- Cô Tư Địa Phủ
Tứ phủ thánh cô có một cô bé theo hầu mẫu Thượng Ngàn tại vùng đất Tuyên Quang. Cô chính là cô Tư Ỷ La, xếp hàng thứ 4 trong tứ phủ thánh cô.
Thần tích cô Tư Ỷ La
Trong Thập nhị vị Thánh Cô, cô Tư Ỷ La đứng thứ tư. Tương truyền cô chính là con gái vua Đế Thích chính cung. Theo lệnh vua cha, cô theo hầu Mẫu Thượng Ngàn tại đất Tuyên Quang. Sau này, khi mẫu giá ngự ở đó, người ta lập đền Mẫu Ỷ La nên cô cũng được gọi là Cô Tư Ỷ La. Cô Tư được gọi là Cô Tư Ỷ La là theo địa danh của nơi thờ Cô.
Văn khấn tại đền cô Tư Ỷ La- Cô Tư Địa Phủ
Mẫu đặc biệt yêu quý và cho phép cô hầu cận bên mình. Có nhiều ý kiến cho rằng cô hầu cận bên Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai. Tuy nhiên, chính xác theo sử sách ghi chép lại thì cô hầu cận bên mẫu Thượng Ngàn. Như vậy, chúng ta có thể hiểu Cô Tư Ỷ La và Cô Tư tại đền Chầu Bà Đệ Tứ là hai cô khác nhau.
Ngoài ra Cô Tư Ỷ La còn có một danh hiệu khác là Cô Tư Tứ Tổng Tây Hồ. Danh hiệu này cho thấy có thể cô Tư đã từng giáng xuống vùng đất Tây Hồ, Hà Nội rong chơi, và điển hình nhất là hiện nay vẫn có ban thờ Cô Tư tại đình Tứ Liên; một ngôi đình cổ nằm ở gần Phủ Tây Hồ, Hà Nội.
Đền thờ cô Tư Ỷ La
Tương truyền, Cô Tư Ỷ La không có đền thờ riêng. Cô được thờ chung điện với mẫu Ỷ La, tọa lạc tại thành phố Tuyên Quang. Nơi đây cũng được coi là điện thờ chính của cô. Ngoài ra, như đã nói ở trên, Cô Tư còn được thờ vọng trong Đình Tứ Liên, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Giá hầu cô Tư Ỷ La
Hiếm khi thấy Cô Tư Ỷ La ngự giá về đồng. Do vậy, khó có thể nói về trang phục cũng như cung cách cô về. Tuy nhiên theo phỏng đoán thì có thể khi hầu giá Cô Tư Ỷ La thường mặc xiêm áo màu vàng nhạt hoặc màu xanh, cô có thể khai cuông và múa hồi hầu Mẫu.
Văn khấn tại đền cô Tư Ỷ La- Cô Tư Địa Phủ
Văn khấn tại đền cô Tư Ỷ La- Cô Tư Địa Phủ
“Hương thơm thấu chín tầng trời
Cô Tư thượng ngự chính nơi bản đền
Hội đàn thập nhị cung tiên
Cô Tư ngự áo hoa hiên dịu dàng
Khăn thêu long phượng sắc vàng
Hoa trâm cài tóc khuyên vàng đeo tai
Nhiễu thêu, cườm đính, phượng hài
Quạt trầm e thẹn đan đài bước ra
Tả trỗi nhạc hữu dâng hoa
Quần tiên hội nghị đàn ca vang lừng
Xe rồng từ chốn thiềm cung
Cô tư hạ giá ngự đồng thoắt ngay
Phút đâu khói toả mây bay
Cô tư loan giá ngự rầy thung dung
Cô thương đệ tử thanh đồng
Đắng cay mấy nỗi nặng lòng thế gian
Đường trường cách trở gian nan
Khuyến người tu đức vẻ vang muôn đời
An khang trường thọ rạng ngời
Phúc trời lộc bể độ người hữu tâm
Xoè hoa đôi cánh quạt trầm
Quạt cho tan biến tham sân khổ nàn
Xoè hoa đôi cánh quạt vàng
Quạt cho bốn chữ an khang thọ trường
Xoè hoa đôi cánh quạt hương
Quạt cho bát hướng tứ phương thái hoà
Phúc lành đưa đến gần xa
Quân thần đồng thuận âu ca thái bình
Thoắt thôi giở gót thu hình
Địa tiên hoa phủ hoàng đình ngự chơi
Tấu lên Địa Mẫu chính ngôi
Giở về trần giới rong chơi Tây Hồ
Sớm sương lác đác lờ mờ
Chiều chơi lên tới Tam Cờ Ỷ La
Phủ Giày trảy hội tháng ba
Sòng Sơn tháng chín kiệu hoa sẵn sàng
Thỉnh Cô trắc giáng bản đàn
Khuông phù đệ tử an khang thọ trường”.
Văn Cúng Lễ Tại Đình, Đền, Miếu, Phủ
Bài văn khấn cúng tại Đình đền miếu phủ
1. Ý nghĩa đi lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ
2. Cách sắm lễ khi đi lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ
3. Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu
4. Văn khấn ban Công Đồng
5. Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu
6. Trình tự dâng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ
7. Cách hạ lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ
8. Những lưu ý khi đi lễ đền chùa đầu năm
Các bài văn khấn ở Đình, Đền, Miếu, Phủ để thể hiện lòng thành kính các vị Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu. Đây là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.
1. Ý nghĩa đi lễ Đình, Đền, Miếu, Phủ
Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.
Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.
Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.
Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…
2. Cách sắm lễ khi đi lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ
Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
1. Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…
2. Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.
3. Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng).
Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.
4. Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần… Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang:
5. Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
6. Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…
3. Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hương tử con là:…………………………………………………………………………….. Tuổi………………………
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..(Âm lịch)
Hương tử con đến nơi (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
4. Văn khấn ban Công Đồng
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế
– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu
– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
– Con lạy Tứ phủ Khâm sai
– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
– Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử con là:………………………………………………………………..Tuổi…………………..
Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Phục duy cẩn cáo!
5. Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu
Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng
– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền khung cao Thượng đế.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.
– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hương tử con là:………………………………………………………………… Tuổi…………………
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………
Hôm nay là ngày…… tháng……năm…….(Âm lịch)
Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)………chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
6. Trình tự dâng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ
Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình. Gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cáo lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Kế đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.
Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.
Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.
Thứ tự khi thắp hương:
Thắp từ trong ra ngoài
Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.
Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.
Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén.
Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.
Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.
Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.
Đọc văn khấn
Khi tiến hành lễ dâng hương bạn đã có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng cũng được. Và khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.
Các bạn có thể tham khảo các mẫu văn khấn trong phần trình bày ở trên để nắm được nên đọc văn khấn loại nào cho phù hợp với từng Đền, Chùa.
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi tiến hành lễ dâng hương bạn có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng cũng được.
Khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.
7. Cách hạ lễ ở Đình, Đền, Miếu, Phủ
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ của ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.
Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
8. Những lưu ý khi đi lễ đền chùa đầu năm
Theo quan niệm của người phương Đông thì ở nơi thờ tự linh thiêng, sự giản dị, tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu. Những bộ đồ màu sắc nhã nhặn sẽ là lựa chọn lý tưởng. Bạn nên tránh những loại quần áo nhiều dây dợ, tà dài thướt tha rất dễ gây vướng víu ở những nơi đông đúc như các đền chùa ngày đầu năm.
– Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, Tam Bảo.
– Không sử dụng đồ của chùa như ăn uống, thụ lộc nên lưu công đức dù ít hay nhiều.
– Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.
– Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.
– Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.
– Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào Tam Bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc Tam Bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào Tam Bảo.
– Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…
– Hoa tươi lễ Phật thường là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa hồng, hoa cúc… tuyệt đối không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
– Quả chín dâng lên ban thờ tốt nhất là các loại quả như chuối, thanh long, nho, bưởi, táo, hồng, đu đủ, hồng xiêm…
– Tuyệt đối không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.
– Tại chùa, không để tiền thật lẫn tiền âm phủ lên ban thờ hay mâm lễ.
– Tại đình đền có thể đặt tiền âm phủ nhưng không nên đặt tiền thật.
Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp của người Việt Nam trong những ngày đầu năm mới, các bạn nên tham khảo bài cúng khi đi chùa để biết cách hành lễ khi đi chùa. Ngoài ra đầu năm mới nhiều gia đình cũng thường làm lễ dâng sao giải hạn để tiêu trừ tai họa mong một năm mới gặp nhiều may mắn.
Cập nhật thông tin chi tiết về 185 Đình La Khê, Đền Bia Bà trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!